Rễ cây ruột gà - Ba kích
Cây Ruột gà là một trong số cây đặc sản của vùng Á Đông, trong đó có Việt Nam,
tên khoa học Radix Morindae officinalis. Rễ cây ruột gà là vị thuốc Ba kích trong
Đông y. Xin giới thiệu với bạn đọc một số tóm lược về Ba kích để ứng dụng vào
thực tế.
@ TRÊN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
* Tác dụng trên huyết áp: Tuỳ thuộc vào nống độ của thuốc thử và cách thử (tiêm
hay uống), nói chung liều cao mới có tác dụng hạ huyết áp. Trên thực nghiệm tác
dụng hạ huyết áp chưa rõ, trên người có lẽ phải ở tình trạng mà theo Y học cổ
truyền là dương hư, Ba kích mới thể hiện được tác dụng hạ áp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phần nào trùng hợp với kết quả của các tác
giả khác đã tiêm cho chó với liều Ba kích có nồng độ cao trên 20% mới gây hạ
huyết áp. Trong cơ chế tác dụng nên quan tâm hiện tượng ức chế tim ếch, cô lập
gây giảm biên độ co bóp (P < 1%) ở nồng độc 20% và cao hơn. Hình ảnh điện tâm
đồ cũng cho thấy cần thiết xem xét lại giá trị của tác dụng hạ huyết áp của Ba kích.
Mặc dầu huyết áp giảm (có tính chất tạm thời), nhưng thí nghiệm mạch ếch cô lập
chỉ mới cho kết quả có xu hướng dãn mạch mà thôi (dãn chưa rõ).
Vậy cần thiết thăm khám và có chẩn đoán bệnh của những bệnh nhân này (theo
đông y) để có hướng nghiên cứu mới. Chúng tôi có ý kiến đề nghị không nêu tác
dụng hạ áp của Ba kích một cách chung chung như một số tài liệu đã công bố.
* Trong bào chế công nghiệp có cần thiết loại bỏ lõi Ba kích không?
Tuy rằng công trình mới nghiên cứu sơ bộ nhưng vẫn có giá trị gợi ý rằng lõi cũng
có thành phần hoá học và tác dụng dược lý tương đối rõ rệt. Do đó vẫn cần lưu ý
tham khảo nội dung y học cổ truyền, đồng thời không nên xem thường nội dung
đó. Không vội nghĩ rằng lõi gỗ không có tác dụng gì dẫn đến việc sử dụng thiếu
thận trọng. Có lẽ tác dụng "gây phiền" trong y học cổ truyền khi nói đến các loại
lõi là tác dụng ảnh hưởng trên hệ tim mạch? Do đó trước mắt vẫn nên tôn trọng
kinh nghiệm cổ truyền là loại bỏ lõi khi dùng Ba kích theo cổ truyền. Hoặc hạn chế
tối đa khối lượng lõi trong thuốc.
Chúng tôi thấy:
Thành phần Ba kích Fe = 7,5mg%, Ca < 1mg%, Cu < 1mg%, Zn = 0.
Phần lõi chúng tôi đã phát hiện thêm các hoá chất khác mà từ trước chưa thấy nói
đến. Phần nghiên cứu này cần được nghiên cứu sâu thêm. Các công trình nghiên
cứu về xơ của củ Sắn dây (Cát căn) ở nước ngoài đã lưu ý chúng ta cần quan tâm
đến các phần "ít quan trọng" này của dược liệu để ứng dụng vào công tác chế biến
các dược liệu có lõi như thiên môn, mạch môn
* Hai loại tím và trắng: Trên sắc ký lớp mỏng loại tím cho số vết và độ đậm của
vết nhiều hơn loại trắng. Khi nước ngoài thu mua họ chỉ mua loại màu tím. Nên
nghiên cứu sâu hơn sự khác biệt hai loại này và tìm nguyên nhân vì sao để có
những biện pháp hữu hiệu cho ta luôn có Ba kích tím, góp phần tiêu chuẩn hoá
dược liệu nói chung và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nói riêng.
* Tác dụng làm tăng nhóm - SH tự do: Đây được xem là một phát hiện mới về
tác dụng chống oxy hoá của Ba kích, cần được nghiên cứu thêm để khẳng định và
phát huy.
Thí nghiệm ở chuột nhắt trắng uống nước sắc phần thịt Ba kích cho thấy hàm
lượng nhóm – SH tự do g/01ml huyết tương cho thấy:
- SH lô chứng 2,70 0,85 g/01ml huyết thanh chuột
- SH lô trị 3,60 0.31 g/01ml huyết thanh chuột
P < 1%
Có thể tạm sơ bộ giải thích do sự có mặt của selen trong Ba kích.
Cần lưu ý việc bảo quản Ba kích vì ta đã thấy Ba kích của Viện đặc sản rừng tác
dụng khác biệt (mạnh hơn) so với Ba kích Viện Đông y. Tham khảo tài liệu của
các tác giả khác, ta thấy nói riêng về thành phần vitamin C chỉ có ở loại tươi,
không có ở loại khô.
@ TRÊN LÂM SÀNG
Qua nhận xét sơ bộ của chúng tôi nên lưu ý:
- Chỉ mới thấy rõ hơn tác dụng của Viên Ba kích là đã "kích" sức bền "dẻo dai"
trong hoạt động tình dục. Tuy rằng hiện tượng này còn tản mạn, nhưng cũng đã gợi
ý cho chúng ta cần có công trình nghiên cứu về "phân biệt tính chất kích dục khác
nhau của các vị thuốc nằm trong nhóm tráng dương để chữa liệt dương của Đông
y" để sử dụng chúng an toàn, hợp lý hơn và thu được kết quả mong muốn.
- Để dùng Ba kích an toàn và hợp lý hơn cần lưu ý không tuỳ tiện kích dục:
a. Đặc tính của Ba kích tuy nằm trong nhóm ôn thận nhưng Ba kích có tác dụng
phát tán, thích hợp chứng đau nội hàn do hàn tà từ bên ngoài gây nên.
b. Kiêng kỵ: Phàm thận hư, nóng trong, hoặc hư hoả bốc lên mắt kém, kèm nhèm
cấm dùng! Người nóng, khát nước, miệng đắng, táo bón, nước tiểu đỏ xẻn đều cấm
dùng.