Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đồ uống có caffeine gây nguy hiểm cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.58 KB, 5 trang )

Đồ uống có caffeine gây
nguy hiểm cho trẻ




Trẻ uống nhiều nước ngọt, nước tăng lực có gas và caffeine dễ bị
rối loạn thần kinh, tim mạch, thậm chí chậm phát triển chiều cao nếu
dùng thời gian dài.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bàng, Phó khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà
Nội, cho biết những biểu hiện bất thường đầu tiên của trẻ do uống nước chứa
caffeine làm tim đập nhanh. Cha mẹ thường khó nhận biết dấu hiệu này để
ngừng cho con uống.
Có thể gây nhiều bệnh
Chồng chị Hoa ở Linh Đàm, Hà Nội có thói quen uống cà phê mỗi tối.
Chính vì thế, Tuấn, cậu con trai ba tuổi, cũng biết uống cà phê do sự nuông
chiều của bố. Mấy ngày nay, Tuấn bị tiêu chảy, chị Hoa cố ép con uống thật
nhiều nước, nhưng cậu bé chỉ đòi uống nước ngọt có gas và cà phê nhiều
hơn bình thường. Hậu quả là cả ngày hôm đó, Tuấn hay leo trèo, quấy nhiễu
và có biểu hiện kích động, không chịu đi ngủ.
Chị Hoa đưa con đến bệnh viện khám, các kết quả xét nghiệm đều
bình thường, Tuấn không có bất kỳ tổn thương nào. Theo các bác sĩ, cậu bé
có biểu hiện tim đập nhanh, tinh thần hưng phấn quá mức do uống nhiều cà
phê.
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh
dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, caffeine có trong rất nhiều đồ uống
thông dụng như trà, cà phê, là chất gây kích thích, tăng hưng phấn cho hệ
thần kinh trung ương. Nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng, các đồ uống
trên không có hại cho trẻ dù uống nhiều, thường xuyên.
Trung tâm từng tiếp nhận những đứa trẻ chưa ăn dặm hay quấy khóc,
ít ngủ dù khám không thấy bệnh lý. Chỉ khi khai thác kỹ thông tin về chế độ


sinh hoạt, ăn uống của người mẹ, các bác sĩ mới biết, người mẹ dù đang cho
con bú nhưng vẫn thường xuyên uống cà phê. Trẻ đã bị hấp thụ lượng
caffeine này khi bú sữa mẹ.
“Đối với trẻ nhỏ, do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh, đồ uống
có caffeine khiến thần kinh trẻ luôn trong trạng thái hưng phấn thái quá. Nếu
dùng trong thời gian dài, hàm lượng caffeine vượt quá mức cho phép có thể
gây tai biến”, bác sĩ Hải nói
Còn tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng, cho biết
nhiều loại nước giải khát không tốt cho trẻ còn vì có gas và hàm lượng
đường cao. Đây là nguyên nhân làm giảm sự hấp thu canxi, khiến trẻ có thể
bị thiếu canxi, đầy bụng. Bên cạnh đó, lượng đường làm tăng nguy cơ béo
phì, sâu răng ở trẻ.
Trẻ dưới 15 tuổi không nên dùng
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm phân tích, caffeine được hấp thụ rất nhanh
sau khi uống, phân bố toàn cơ thể. Ở người lớn, tác dụng của nó kéo dài 6-
12 giờ, thời gian bán hủy là 6-8 giờ. Ở trẻ nhỏ, thời gian chuyển hóa chậm
hơn tùy theo lứa tuổi, còn thời gian bán hủy kéo dài hơn 24 giờ.
Theo các chuyên gia y tế, caffeine có thể ảnh hưởng đến thần kinh và
tim mạch của trẻ như gây mất ngủ, quấy khóc, tim đập nhanh. Triệu chứng
ngộ độc cấp sớm nhất là trẻ kém ăn, run rẩy, kích thích, rối loạn tiêu hóa.
Nếu ngộ độc nặng hơn, trẻ sẽ có biểu hiện tăng đường huyết, lơ mơ, co giật,
phù phổi…
Do đó, các chuyên gia khuyên phụ huynh không nên cho trẻ uống
nước ngọt quá nhiều. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi tốt nhất không nên dùng đồ uống
có caffeine.
Đối với loại nước có gas, không nên cho trẻ uống trước hoặc ngay sau
bữa ăn. Nên uống xa bữa ăn và với một lượng nhỏ. Các bà mẹ đang trong
thời kỳ cho con bú cũng không dùng nước uống có caffeine. Tuyệt đối
không dùng loại nước có gas, caffeine nhằm thay thế nước khi trẻ mắc bệnh
hoặc ăn kém.


×