Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Triệu chứng tê nhức chân do đau dây thần kinh tọa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.74 KB, 5 trang )




Triệu chứng tê nhức
chân do đau dây thần
kinh tọa
1. Dây thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới
thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của
chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Dây thần kinh tọa chạy từ thắt lưng xuống bàn chân
2. Triệu chứng
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống
phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1).

Đây là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I, có đặc tính đau
lan theo đường đi của dây thần kinh hông từ thắt lưng xuống mông, dọc theo
mặt sau đùi, xuống cẳng chân, xuyên ra ngón út hoặc ngón cái. Đau dây thần
kinh tọa thường dẫn đến vận động khó, cản trở sinh hoạt hằng ngày.
3. Nguyên nhân :
Do dây thần kinh tọa bị chèn ép:



Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía
ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út.
Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng
xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần
kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị
thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.


Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-
60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó,
rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột là yếu tố
thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng
vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt
lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các
tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương,
thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do
nhiễm khuẩn).
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế
ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể
không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông,
cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể
đái dầm, ỉa đùn.
Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y,
ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian
đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ
ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư
thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và
cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu
có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày
hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về
vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ
trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn
cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết
hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc
có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái

phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.

×