Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Triệu chứng và thuốc điều trị suy nhược thần kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.64 KB, 6 trang )

Triệu chứng và thuốc điều trị suy
nhược thần kinh

Tỷ lệ bệnh suy nhược thần kinh ngày càng tăng cùng với nhịp sống hối hả
trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập. Theo một số tác giả thì suy nhược thần
kinh là một sản phẩm không thể tránh khỏi của nền văn minh và là một căn bệnh
mang tính toàn cầu.
Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh
chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây
nên. Bệnh suy nhược thần kinh được xác định là do căn nguyên tâm lý gây nên (có
tác giả gọi là bệnh tâm căn suy nhược). Căn nguyên tâm lý (chấn thương tâm thần,
stress) rất đa dạng, là những căng thẳng tâm lý cấp tính hay mạn tính kéo dài như
những tổn thất về người và của đột ngột, những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình
và trong công tác hay lao động trí óc căng thẳng kéo dài, tham vọng không thành...
Ngoài bệnh suy nhược thần kinh, trong thực hành lâm sàng còn gặp hội
chứng suy nhược thần kinh sau các bệnh thực thể như: chấn thương sọ não, vữa xơ
động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh lý dạ dày tá tràng, tăng huyết áp,
nội tiết (đái tháo đường, Basedow...) và sau một số bệnh nhiễm khuẩn...
Cơ chế bệnh sinh của suy nhược thần kinh đến nay chưa được rõ ràng, cần
tiếp tục nghiên cứu. Theo I.P. Paplov, hưng phấn và ức chế là hai quá trình hoạt
động của vỏ não, khi quá căng thẳng quá trình hưng phấn hay ức chế, hoặc quá
căng thẳng tính linh hoạt của hai quá trình hưng phấn và ức chế, đều gây nên trạng
thái suy nhược thần kinh. Ngoài ra, suy nhược thần kinh còn liên quan đến loại
hình thần kinh: bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện ở những người có loại
hình thần kinh trung gian không thăng bằng và loại hình thần kinh yếu.
Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng suy nhược thần kinh chủ yếu là các triệu chứng chủ
quan của người bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý và một số bệnh nội
khoa. Các dấu hiệu sớm thường là nhanh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, ăn
kém ngon, ngủ không sâu giấc.
Đến giai đoạn điển hình có các triệu chứng sau:


Bệnh nhân thường kêu ca phàn nàn, mệt mỏi, dai dẳng tăng lên sau một cố
gắng trí óc hoặc một cố gắng tối thiểu về thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả
năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp.
Bệnh nhân kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích,
nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn
nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc.
Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc
giảm.
Đau đầu: bệnh nhân đau âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ,
thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm
theo chóng mặt, choáng váng.
Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, hay có mộng, dễ đánh thức
và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, nếu mất ngủ kéo dài thấy quầng mắt bị
thâm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt.
Giảm trí nhớ: bệnh nhân giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là
trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới.
Rối loạn thần kinh thực vật như hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh,
khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi
mắt, giảm hoạt động tình dục, di mộng tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ
giới.
Các triệu chứng trên kéo dài có tính dai dẳng, hay tái phát, nghỉ ngơi thư
giãn hồi phục ít hay không hồi phục.
Nếu là hội chứng suy nhược thần kinh bệnh nhân còn thấy biểu hiện bệnh
lý ở các cơ quan như gan, dạ dày, thần kinh, tim mạch...
Điều trị
Khi thấy các triệu chứng trên bệnh nhân cần đến phòng khám chuyên khoa
để được tư vấn, xét nghiệm tìm và chữa các bệnh lý nội ngoại khoa gây hội chứng
suy nhược thần kinh. Nếu bệnh do căn nguyên tâm lý gây nên thì phải có biện
pháp giải quyết và loại trừ căn nguyên tâm lý, tuỳ kinh nghiệm của bác sĩ và điều
kiện của bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp phù hợp.

Thuốc điều trị suy nhược thần kinh
Bệnh nhân không nên tự dùng thuốc mà cần có sự hướng dẫn của thầy
thuốc để sử dụng cho hợp lý, tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Các thuốc tác động lên cơ chế sinh bệnh như các thuốc có tác dụng lên quá
trình hưng phấn hệ thần kinh: sulbutiamine (arcalion) hoặc asthenal uống sau ăn
sáng. Nếu uống vào buổi trưa hoặc tối có thể gây mất ngủ, nếu uống vào lúc đói có
thể gây cồn cào, khó chịu vùng thượng vị.
Các thuốc khác có tác dụng chữa triệu chứng, tùy từng bệnh nhân khác
nhau có thể chỉ định cho các thuốc khác nhau. Các thuốc hay được các bác sĩ
khuyên dùng là:
- Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: piracetam, ginkgo biloba...
- Thuốc an thần, trấn tĩnh: nên dùng các thuốc có tác dụng an thần nhẹ, trấn
tĩnh. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường gây quen thuốc nên sử dụng cần thận
trọng.
- Thuốc giảm đau: hay dùng là các dẫn chất của paracetamol: các thuốc này
có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng bất lợi là độc với gan nếu dùng liều cao và
thường xuyên. Khi sử dụng nên dùng xa bữa ăn, uống với nhiều nước.
- Các vitamin: đừng quan niệm vitamin là các thuốc bổ mà sử dụng tùy
tiện. Đây là nhóm thuốc cung cấp các yếu tố vi lượng, có tác dụng tới quá trình
chuyển hoá của cơ thể đồng thời nó cũng có tác dụng phụ không tốt nếu ta dùng
quá liều và không đúng chỉ định.
- Các thuốc y học cổ truyền: tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi
(rotunda),...

×