Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Điều tra dịch tễ học tình hình Viêm gan B và Viêm gan C của người dân tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.69 KB, 11 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Điều tra dịch tễ học tình hình nhiễm
viêm gan B và viêm gan C của người dân
tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang
Trần Hữu Bích(*),Trần Vũ (**),Nguyễn Kim Ngân (**)

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) cao trên thế giới. Theo Bộ Y tế năm 2004,
có khoảng 12 - 16 triệu người nhiễm HBV, số người nhiễm HBV mạn tính khoảng 10 triệu người. Nhằm
xác định tỷ lệ hiện mắc HBV và HCV trong cộng đồng, thực trạng dự phòng viêm gan và mối liên
quan giữa một số hành vi cá nhân và can thiệp y tế với tình trạng mắc HBV và HCV, Hội Y tế công
cộng Việt Nam cùng với Bệnh viện K đã thiết kế và triển khai một nghiên cứu cắt ngang từ tháng 8
đến tháng 12 năm 2008 trên quần thể từ 15-60 tuổi thông qua chọn mẫu xác suất nhiều giai đoạn ở
hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang thuộc hai tỉnh/thành phố Hà Nội và Bắc Giang. Kết quả cho thấy
tỷ lệ nhiễm HBV và HCV chung của Sóc Sơn và Lạng Giang lần lượt là 8,0 % và 2,7%. Tỷ lệ nhiễm
HBV và HCV ở Sóc Sơn cao hơn so với Lạng Giang, lần lượt là 9,5% so với 6,5% đối với HBV và 4,5%
so với 0,5% đối với HCV. Tỷ lệ đối tượng nhiễm cả hai virut viêm gan B và C là 0,3%. Thực trạng tiêm
phòng VGB tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang chưa cao (10%). Ba hành vi nguy cơ phổ biến nhất
được coi là liên quan đến tình trạng nhiễm virut viêm gan B (VGB) và viêm gan C (VGC) là dùng chung
bơm kim tiêm (BKT), dùng chung kim châm cứu và dùng chung bàn chải đánh răng. Tại Lạng Giang,
phân tích đơn biến cho thấy, những người nhận máu có khả năng có HBsAg cao gấp 6,3 lần người
không nhận máu từ người khác (OR=6,3). Những người đã từng được phẫu thuật/mổ xẻ có khả năng
mang anti HCV cao gấp 13,4 lần so với người chưa từng được phẫu thuật/mổ xẻ.
Từ khóa: viêm gan B, viêm gan C, dịch tễ học viêm gan, đường lây truyền viêm gan, nhóm nguy cơ
cao, yếu tố nguy cơ lây nhiễm viêm gan

Epidemiological investigation of HBV and
HCV infection among people in Soc Son and
Lang Giang districts
Tran Huu Bich(*), Tran Vu (**), Nguyen Kim Ngan (**)


Viet Nam is among the countries with high prevalence of Hepatitis B virus (HBV). According to data
announced in 2004 by Ministry of Health, there were approximately 12 -16 million HBV infected
people and nearly 10 million people who have to live with the chronic infection. To identify the

18

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

prevalence of HBV and HCV in the community, the prevention status and related issues raised
between the risk factors and two viral infection types, the Vietnam Public Health Association in close
collaboration with Vietnam National Cancer Hospital have conducted a cross - sectional study in
Soc Son district (Ha Noi suburban) and Lang Giang district (Bac Giang province) from August to
December, 2008. The study employed a multistage random sampling of 15 - 60 years old residents in
those two districts. The results reveal that the overall 15-60 year-old HBV and HCV infection
prevalence in two mentioned districts was 8 % and 2.7 %, respectively. The proportion of HBV
infection in Soc Son was evidently higher than that in Lang Giang (9.5% compared to 6.5%) while
the HCV prevalence in Soc Son was 4.5% and 0.5% in Lang Giang. The proportion of people living
with both HBV and HCV infection was 0.3%. Immunization rate with VGB in those two districts was
pretty low - 10%. Three main risk behaviors found to be associated with HBV and HCV infection were
needle sharing, acupuncture needle sharing and sharing tooth brushes. According to univariate
analysis, in Lang Giang, those who were blood receivers were 6.3 times more likely to have HbsAg
than those who did not receive blood (OR=6.3). Similarly, those who have ever been involved in
surgery were 13.4 times more likely to have anti-HCV than those who have not.
Keywords: Hepatitis B, Hepatitis C, Hepatitis epidemiology, transmission of hepatitis, high risk
groups, risk factors for hepatitis transmission.

Tác giả

(*) TS. Trần Hữu Bích, giảng viên khoa Dịch tễ học - Trường Đại học Y tế Công cộng, 138 Giảng Võ,
Ba Đình, Hà Nội. Email:
(**) Hội Y tế công cộng Việt Nam, 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Email:
- CN. Trần Vũ, Cán bộ chương trình
- CN. Nguyễn Kim Ngân, Cán bộ chương trình

1. Đặt vấn đề
Viêm gan B (VGB) và viêm gan C (VGC) là
những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh gan mạn
tính trên thế giới, đặc biệt là xơ gan và ung thư gan.
90% trẻ sơ sinh nhiễm vi-rút VGB trong 1 năm đầu
đời sẽ tiến tới viêm gan B mãn tính; 30 đến 50% trẻ
bị nhiễm trong quãng thời gian từ 1 đến 4 năm đầu
đời và 25% người trưởng thành nhiễm vi-rút VGB
sẽ chết vì các chứng bệnh ung thư liên quan đến
VGB. Vi-rút VGB lây truyền qua đường máu trong
đó đường lây truyền từ mẹ sang con là đường lây
truyền nguy hiểm nhất (WHO). Vi-rút này tồn tại
bên ngoài môi trường cơ thể người tới 7 ngày vì vậy
khả năng lây nhiễm của nó cao gấp 50 đến 100 lần
so với HIV. Các yếu tố nguy cơ như sử dụng bơm
kim tiêm không an toàn, truyền máu, tình dục là
nguyên nhân lây nhiễm viêm gan cao tại các quốc
gia đang phát triển [10]. Theo những nghiên cứu

điều tra mới tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi-rút viêm
gan B (HBV) ở nước ta là 15- 20% dân số, được xếp
vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao nhất
thế giới [4][5]. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay chưa
có nhiều nghiên cứu tìm hiểu tỷ lệ nhiễm, đặc điểm

dịch tễ học của hai loại nhiễm khuẩn nói trên một
cách có hệ thống. Tỷ lệ bội nhiễm hai loại nhiễm
khuẩn trên cũng là vấn đề đáng quan tâm nhưng
chưa có số liệu ở nước ta.
Từ thực trạng nghiêm trọng về tác hại của viêm
gan tới sức khỏe con người và đặc biệt tỷ lệ nhiễm
viêm gan cao tại Việt Nam trong khi các nghiên cứu
dịch tễ học về vấn đề này còn khá hạn hẹp, Hội Ytế
Công cộng Việt Nam dưới sự hỗ trợ về kinh phí,
nguồn lực của Bệnh viện K và trường Đại học Y tế
Công cộng, đã thực hiện nghiên cứu dịch tễ học về
tình hình nhiễm VGB và VGC của người dân tại hai
huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và Lạng Giang (Bắc
Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

19


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Giang). Nghiên cứu được triển khai trong giai đoạn
từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2008.
Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng nhiễm vi rút VGB và vi rút
VGC của người dân trong độ tuổi từ 15-60 ở hai
quận/huyện thuộc hai tỉnh/thành Hà Nội và Bắc
Giang và các yếu tố liên quan nhằm góp phần xây
dựng kế hoạch phòng chống ung thư gan ở Việt
Nam đến năm 2010.
Mục tiêu cụ thể:

- Xác định tỉ lệ hiện nhiễm HBV và HCV của
người dân trong độ tuổi từ 15-60 tại hai quận/huyện
thuộc hai tỉnh/thành Hà Nội và Bắc Giang.

thống với bước nhảy k=2 trên 100 hộ gia đình trong
danh sách tất cả các hộ gia đình của 2 tuyến tổ dân
phố/cụm dân cư/thôn. Cuối cùng, chọn ngẫu nhiên
một đối tượng trong hộ gia đình từ 15 đến 60 tuổi.
Việc chọn ngẫu nhiên này sử dụng phương pháp
chọn dựa vào bảng Kish. Bảng Kish là bảng bao
gồm số thứ tự của hộ gia đình và số thành viên của
hộ. Dựa trên chữ số cuối cùng của mã hộ gia đình
và tổng số thành viên phù hợp (trong độ tuổi từ 15
- 60) của hộ gia đình để tìm ra số thứ tự của người
được phỏng vấn.
Nghiên cứu sử dụng cỡ mẫu cần thiết để điều tra
về tình hình dịch tễ học của HBV. Áp dụng công
thức tính cỡ mẫu:

- Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học về tình
trạng nhiễm HBV và HCV của người dân trong độ
tuổi từ 15-60 ở hai quận/huyện thuộc Hà Nội và
Bắc Giang.
- Mô tả một số yếu tố liên quan như nhận máu,
phẫu thuật/mổ xẻ, dùng chung bàn chải đánh răng,
kim châm cứu, bơm kim tiêm...với tình trạng nhiễm
HBV và HCV.
- Đề xuất một số giải pháp phòng chống nhiễm
HBV và HCV trong cộng đồng.


2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích đã được
sử dụng nhằm thỏa mãn các mục tiêu của nghiên
cứu đề ra. Đối tượng nghiên cứu là người dân có độ
tuổi từ 15-60 tuổi, tự nguyện tham gia nghiên cứu
và có khả năng giao tiếp thông thường. Phương
pháp chọn mẫu nghiên cứu là chọn mẫu ngẫu nhiên
nhiều giai đoạn. Đây là việc tiến hành chọn mẫu
tuần tự theo từng cấp, mỗi cấp sẽ chọn và xây dựng
một cỡ mẫu riêng. Trong nghiên cứu này, mẫu được
chọn theo từng cấp từ cấp huyện đến cấp xã, cấp tổ
dân phố và cấp hộ gia đình. Phương pháp chọn mẫu
này được sử dụng nhằm đáp ứng cho tính vó mô của
nghiên cứu, là cuộc điều tra trên phạm vi rộng tại
hai huyện lớn. Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu
này còn có nhiều thuận lợi khi xây dựng dàn chọn
mẫu, giảm chi phí thu thập dữ liệu do các đơn vị
điều tra tập trung ở bậc chọn mẫu.
Giai đoạn 1 lập danh sách các xã thị trấn thuộc
hai huyện và chọn ngẫu nhiên 1 xã, 1 thị trấn trong
hai huyện. Giai đoạn hai chọn ngẫu nhiên đơn giản
để lấy ra 2 tuyến tổ dân phố/cụm dân cư/thôn trong
mỗi thị trấn/xã. Giai đoạn 3 chọn ngẫu nhiên hệ

20

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

2


n =

Z 1 - α/2 p(1-p)
2
d

Trong đó:
n = Cỡ mẫu
p = 0,15 (tỷ lệ nhiễm vi rút HBV, tham khảo một số nghiên cứu)
Z21 - α/2 = 1,96 (Mức ý nghóa α = 0,05)
d = 0,05 (Sai số tối đa cho phép)

Nhằm đảm bảo đủ cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ,
tỷ lệ từ chối được ước tính là 5%. Như vậy cỡ mẫu
cần thiết tối thiểu để điều tra tại mỗi quận/huyện là:
392 + 392 x 0,05 = 412 người và cỡ mẫu cần thiết
cho mỗi xã/thị trấn = 412/2 = 206 người.
Sau nghiên cứu, tổng số đối tượng được phỏng
vấn của nghiên cứu tại hai huyện là 814 đối tượng.
Tuy nhiên, khi tổ chức xét nghiệm, những đối tượng
không đồng ý hoặc ra muộn sẽ không tham gia xét
nghiệm. Vì vậy, đối tượng tham gia xét nghiệm là
779 đối tượng. Hai huyện Sóc Sơn (thuộc Hà Nội)
và Lạng Giang (thuộc Bắc Giang) được lựa chọn là
địa bàn nghiên cứu do Hà Nội có tỷ lệ ghi nhận ung
thư gan cao (10-15% dân số) của miền Bắc và bên
cạnh đó nhằm đảm bảo tính khả thi của nghiên cứu.

2.1. Định nghóa biến
Nghiên cứu được tiến hành ở mức hộ gia đình,

bao gồm việc thu thập các thông tin chung về hộ gia
đình và đối tượng nghiên cứu. Trong đó, thông tin
chung về hộ gia đình được mô tả bằng các biến nhân
khẩu học (tuổi, giới, nghề nghiệp,tình trạng hôn
nhân, trình độ học vấn), số thành viên trong độ tuổi
15 - 60 và tiền sử xét nghiệm VGB, VGC. Biến


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

HBsAg là biến nhị phân, mô tả việc có hay không
phát hiện ra HBsAg trong huyết thanh của một
người chứng tỏ người đó có HBV và có khả năng
truyền bệnh cho người khác. Tương tự với biến Anti
HCV được định nghóa là khi xét nghiệm máu xác
định có kháng thể HCV trong huyết thanh. Các biến
về hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm viêm
gan B và C bao gồm: từng tiêm thuốc/truyền dịch,
nhận máu, hiến máu, dùng chung bơm kim tiêm, sử
dụng bơm kim tiêm. Các biến hành vi nguy cơ đều
có các lựa chọn từ không bao giờ, "1 lần", "2-3 lần",
"nhiều hơn 3 lần" (các lựa chọn được nhóm lại thành
lựa chọn "Đã từng" khi phân tích các câu hỏi về
hành vi nguy cơ).

hiện nhằm mô tả các đặc điểm nhân khẩu học và
tình hình mắc HBV, HCV cũng như sự phân bố của
các yếu tố nguy cơ tiềm tàng với tình trạng bệnh của
người dân sống tại địa bàn nghiên cứu. Kiểm định
khi bình phương, hồi quy logistic được thực hiện

nhằm kiểm định một số mối liên quan giữa các hành
vi nguy cơ tiêm thuốc truyền dịch, dùng chung bơm
kim tiêm, truyền máu, phẫu thuật mổ xẻ với nhiễm
HBV và HCV. Mức ý nghóa 0,05 được lựa chọn cho
kiểm định thống kê. Tỷ suất chênh OR bao gồm OR
thô và OR được hiệu chỉnh với một số yếu tố nhiễu
tiềm tàng (tuổi, giới, trình độ học vấn) được lựa
chọn là đơn vị đo lường sự kết hợp giữa hai yếu tố.

2.2. Thu thập và xử lý số liệu
Thông tin liên quan đến tình trạng nhiễm HBV
và HCV được thu thập thông qua xét nghiệm huyết
thanh xác định sự hiện diện của kháng nguyên bề
mặt HbsAg và kháng thể kháng HCV bằng test sàng
lọc. Trong khi đó các thông tin liên quan đến tình
trạng nhiễm viêm gan nói chung cũng như các thực
hành phòng chống nhiễm viêm gan được thu thập
thông qua phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi định lượng.
Để đảm bảo và kiểm soát chất lượng nghiên
cứu, quá trình thu thập số liệu được giám sát chặt
chẽ thông qua qui trình đảm bảo và kiểm soát chất
lượng số liệu. Bộ công cụ thu thập số liệu được cán
bộ Hội Y tế công cộng xây dựng với sự hỗ trợ kỹ
thuật của các chuyên gia của Trường Đại học Y tế
công cộng. Nhóm nghiên cứu xây dựng Tài liệu tập
huấn cho điều tra viên (ĐTV) và tập huấn trong 1
buổi. Sau đó, ĐTV xuống cộng đồng để thử nghiệm,
một vài ĐTV có kỹ năng hỏi chưa đạt được nhóm
nghiên cứu rút kinh nghiệm và đi kèm trong ngày
thu thập số liệu đầu tiên cho đến khi kỹ năng của

họ được cải thiện. Trong quá trình ĐTV thu thập số
liệu, 6 nghiên cứu viên đi cùng giám sát 10% trường
hợp với mỗi ĐTV. Những trường hợp ĐTV không
tuân theo hướng dẫn của bộ câu hỏi, nghiên cứu
viên sẽ chỉnh sửa và rút kinh nghiệm ngay. Ngoài
ra, trong hai ngày cuối ở thực địa, 10% số phiếu
được nghiên cứu viên trực tiếp hỏi lại để kiểm tra
lại thông tin. Các nghiên cứu viên xây dựng bộ nhập
liệu và một nhóm sinh viên của Trường đại học y tế
công cộng được giao nhập số liệu bằng phần mềm
Epidata.
Phần mềm Stata 9.0 được sử dụng trong phân
tích số liệu bao gồm các phân tích mô tả được thực

- Sau khi kết thúc phỏng vấn, ĐTV đưa cho đối
tượng một phiếu hẹn xét nghiệm. Chỉ những người
có phiếu hẹn mới được tiến hành xét nghiệm. Đối
tượng được thuyết phục để đến xét nghiệm sớm
trong vòng 24 giờ sau phỏng vấn.

2.3. Quy trình xét nghiệm

- Nhóm nghiên cứu đề nghị chính quyền địa
phương bố trí một địa điểm lấy máu xét nghiệm
chung, thường là trạm y tế xã. Một ĐTV trực tại địa
điểm xét nghiệm. Khi đối tượng mang phiếu hẹn
xét nghiệm đến, ĐTV này kiểm chứng đúng đối
tượng đã được xét nghiệm bằng cách hỏi một số
thông tin trong bộ câu hỏi. Nếu xác đinh đúng, đối
tượng này sẽ được lấy máu ven để làm xét nghiệm.

- Mẫu máu của đối tượng được xét nghiệm tại
chỗ bằng test xét nghiệm nhanh: SD bioline HBsAg
(độ nhạy 99%, độ đặc hiệu 100%) để tìm kháng
nguyên bề mặt HBsAg và SD bioline HCV (độ nhạy
99%, độ đặc hiệu 99,4%) để xác định kháng thể
kháng HCV trong huyết thanh của đối tượng. Kết
quả nhận được sau 15 - 20 phút.
- Mẫu máu dư của đối tượng được tiêu hủy ngay
sau mỗi buổi xét nghiệm để đảm bảo an toàn.

3. Kết quả nghiên cứu
Trên địa bàn nghiên cứu tại hai huyện Lạng
Giang và Sóc Sơn, tổng số đối tượng tham gia phỏng
vấn là 814 đối tượng. Có 525 đối tượng nữ giới
chiếm 64,5% gần gấp đôi so với 289 đối tượng nam
giới chiếm 35,5%. Thực tế cho thấy, năm 2008
cũng là năm tỷ số giới tính chung của Việt Nam có
biến động lớn. Mặt khác, xu hướng sinh con thứ 3
tăng theo báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chính sách
kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế (2005 - 2008) có

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Soá 14 (14)

21


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

thể là một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này.
Tỷ lệ nam giới ở Sóc Sơn (32,13%) thấp hơn so với

ở Lạng Giang (39%) một cách có ý nghóa thống kê.
Từ tổng số 814 người được phỏng vấn, 779 người đã
tham gia lấy máu xét nghiệm tình trạng nhiễm HBV
và HCV ở cả hai địa bàn nghiên cứu. Trong tổng số
779 người có 388 người ở Sóc Sơn và 391 người ở
Lạng Giang. Còn lại, trong nghiên cứu có 35 đối
tượng (tại Sóc Sơn (9/215), xã Tiên Dược (7/199),
thị trấn Vôi (8/200) và xã TânThanh (1/200) không
lấy máu xét nghiệm sau khi được phỏng vấn, chiếm
tỷ lệ 4,3%.

3.1. Tình trạng nhiễm HBV và HCV của
người dân trong độ tuổi từ 15 - 60 trên địa
bàn nghiên cứu.
Khi tìm hiểu sự phân bố tỷ lệ đối tượng có
HBsAg và Anti-HCV theo địa bàn tại 2 huyện Sóc
Sơn và Lạng Giang, kết quả so sánh cho thấy có sự
chênh lệch giữa hai huyện này.

Tỉ lệ phân bố theo
địa điểm nghiên cứu

VGB tại hai huyện này chưa cao. Tiêm vacxin
phòng nhiễm VGB thường được chỉ định cho những
người chưa nhiễm HBV. Đây được coi là biện pháp
thực hành có hiệu quả trong phòng chống nhiễm
HBV trong cộng đồng.
Bảng 1. Tình hình tiêm phòng HBV tại hai huyện
Sóc Sơn và Lạng Giang


Phân bố tỉ lệ có HBsAg và Anti HCV theo địa bàn nghiên cứu

10,0%

Biểu đồ 2. Phân bố tỷ lệ đối tượng hiện có virus
viêm gan B và anti HCV theo loại nhiễm

9,5%

9,0%
8,0%
7,0%
6,0%

6,4%
4,9%

Sóc sơn

5,0%
4,0%
3,0%
2,0%
1,0%

Lạng Giang

0,5%

0,0%

HBsAg

Anti- HCV

Loại nhiễm

Biểu đồ 1. Tỷ lệ đối tượng có HBsAg và Anti-HCV
theo địa bàn nghiên cứu

Kết quả biểu đồ 1 cho thấy, khi so sánh tỷ lệ
hiện nhiễm giữa 2 địa bàn điều tra, tỷ lệ anti-HCV
ở Sóc Sơn cao hơn ở Lạng Giang (4,9% so với 0,
5%). Sự chênh lệch này có ý nghóa thống kê với p
< 0,001. Tuy nhiên, tỷ lệ HBsAg ở Sóc Sơn (9,5%)
cao hơn so với Lạng Giang (6,4%) nhưng sự khác
biệt này không có ý nghóa thống kê với p = 0,105.
Kết quả biểu đồ 2 cho thấy, trong quần thể
nghiên cứu, tỷ lệ các đối tượng dương tính với cả 2
loại xét nghiệm không cao và chỉ chiếm 0,3%. Có
2/62 người nhiễm HBV có kết quả dương tính với
xét nghiệm tìm anti HCV, chiếm tỷ lệ 3,2% trong
số những người nhiễm HBV.
Thực trạng tiêm phòng vi-rút VGB tại hai huyện
Sóc Sơn và Lạng Giang cho thấy việc dự phòng
22

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng VGB ở cả hai
địa bàn nghiên cứu là 10%. Tỷ lệ tiêm phòng ở Sóc

Sơn là 15,3%, cao hơn so với ở Lạng Giang là 4,5%
một cách có ý nghóa thống kê với p<0,001.
Tình hình tiêm phòng HBV trong quần thể
nghiên cứu ở nam là 11,1% cao hơn so với ở nữ là
9,4%. Tuy nhiên, như đã phân tích ở tình hình chung
của hai huyện, phân bố giới tính ở nhóm nữ cao gần
gấp đôi so với nam. Kiểm định Khi bình phương cho
thấy sự khác biệt giữa hai tỉ lệ này là không có ý
nghóa thống kê.
Trong các nhóm trình độ học vấn, các đối tượng
có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên có tỉ lệ tiêm
phòng cao hơn so với những đối tượng có trình độ
học vấn thấp hơn. Tỷ lệ tiêm phòng HBV ở nhóm
Trung cấp là 16,9%, Đại học/Cao Đẳng là 15% vaø


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

khối sau Đại Học là 16,7%. Trong khi đó, tỷ lệ này
ở nhóm tiểu học là 7,1%, nhóm THCS là 6,7% và
nhóm PTTH là 11,7%. Tổng số người mù chữ trong
quần thể nghiên cứu nhỏ (7 người) tỷ lệ tiêm phòng
HBV trong nhóm này là 12, 5%. Tỷ lệ tiêm phòng
HBV trong các nhóm trình độ học vấn có sự chênh
lệch, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghóa về
mặt thống kê.

3.2. Tỷ lệ hiện nhiễm HBV và HCV của
người dân trong độ tuổi từ 15-60 tại hai
huyện Sóc Sơn và Lạng Giang phân bố theo

nhóm tuổi và giới tính.

Kết quả biểu đồ 4 cho thấy, tỷ lệ hiện mắc
HBsAg ở nữ giới tại hai huyện Lạng Giang và Sóc
Sơn cao hơn nam giới ở các nhóm tuổi từ 30-39 và
40-49, thấp hơn ở nhóm 15-20 tuổi và 49-60 tuổi.
Trong nhóm nam, phân bố HBsAg khá đồng đều ở
các lứa tuổi thể hiện qua sự chênh lệch về tỷ lệ
hiện mắc HBsAg giữa nhóm, cao nhất (10,1%) so
với nhóm thấp nhất (6,5%) chưa đến 4%. Trong khi
đó, ở nhóm nữ, phân bố tỷ lệ HBsAg theo nhóm
tuổi có sự chênh lệch; nhóm có tỷ lệ mắc cao nhất
là nhóm 40-49 tuổi (10,3%) chênh so với nhóm có
tỷ lệ mắc thấp nhất là nhóm 49-60 tuổi (2,7%) tới
7,6%. Sự khác biệt này có ý nghóa về mặt thống kê
với p = 0,05.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến lây nhiễm
HBV và HCV

Biểu đồ 3. Phân bố tỷ lệ hiện mắc anti HCV theo
nhóm tuổi và giới tính

Kết quả biểu đồ 3 cho thấy, tỷ lệ mang anti
HCV tại hai huyện ở nữ giới cao hơn nam giới trong
tất cả các nhóm tuổi. Trong nhóm nữ, sự khác biệt
về tỷ lệ mang anti HCV giữa các nhóm tuổi là
không đáng kể (nhóm có tỷ lệ mắc cao nhất là 4,9%
so với nhóm có tỷ lệ thấp nhất là 2,7%). Trong
nhóm nam, do số người mang anti HCV thấp (chỉ có

2 đối tượng) nên việc so sánh tỷ lệ không có ý nghóa.

Biểu đồ 5. Phân bố tần số tiêm thuốc/truyền dịch
tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang.

Nhìn chung, tiêm thuốc/truyền dịch là các thực
hành phổ biến liên quan đến lây nhiễm HBV và
HCV. Kết quả biểu đồ 5 cho thấy tỷ lệ này ở Lạng
Giang cao hơn so với ở Sóc Sơn (lần lượt là 84,4%
và 65,3%). Trên cả quần thể nghiên cứu, 73,7% đối
tượng được phỏng vấn đã tiêm thuốc/truyền dịch ít
nhất một lần.
Việc nhận máu từ người khác không phổ biến
trong nghiên cứu này, số người nhận máu truyền chỉ
chiếm 1,97% trong tổng số người được hỏi.

Biểu đồ 4. Phân bố tỷ lệ đối tượng hiện có HBsAg
theo nhóm tuổi và giới tính

Ba yếu tố nguy cơ liên quan đến lây nhiễm
HBV và HCV khác cũng được y văn chỉ ra là dùng
chung BKT, dùng chung kim châm cứu và dùng
chung bàn chải đánh răng.
Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Soá 14 (14)

23


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |


Trong tổng số đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ từng
sử dụng chung BKT là 28,4%. Tỷ lệ từng dùng
chung BKT với tần suất nhiều hơn ba lần khá cao,
tương ứng ở Lạng Giang là 30,1% và Sóc Sơn là
8,4%. Sự chênh lệch này cho thấy việc sử dụng
chung BKT ở Lạng Giang là phổ biến hơn ở Sóc
Sơn. Những đối tượng nghiên cứu ở Lạng Giang chủ
yếu đều đã sử dụng chung BKT trên 3 lần.
Bảng 2. Phân bố tần suất các hành vi nguy cơ theo
địa bàn nghiên cứu

chải đánh răng, có khoảng 40% đối tượng được hỏi
trả lời rằng họ đã từng sử dụng chung bàn chải đánh
răng. Hành vi sử dụng chung bàn chải đánh răng
phổ biến ở Lạng Giang hơn ở Sóc Sơn, với tỷ lệ
tương ứng là 29,7% so với 41%.
Khoảng hai phần ba số đối tượng trong nghiên
cứu chưa từng trải qua việc phẫu thuật hay mổ xẻ.
Tỷ lệ từng phẫu thuật một lần ở Sóc Sơn cao hơn so
với ở Lạng Giang (19% và 16%) có ý nghóa thống
kê với p<0,05.

3.4. Mối liên quan giữa một số hành vi nguy
cơ với tình trạng có HBsAg và anti HCV tại
hai địa bàn nghiên cứu.
Các thực hành được y văn cho là có liên quan
nhiều đến việc lây nhiễm HBV và HCV bao gồm
tiêm chích, truyền dịch, các can thiệp ngoại khoa và
đặc biệt là nhận truyền máu từ người khác, tạo nên
sự lây nhiễm chéo.

3.4.1. Mối liên quan giữa một số hành vi nguy cơ
với tình trạng có HbsAg và anti HCV tại Sóc Sơn
Bảng 3. Mối liên quan giữa việc nhận máu với việc
mang anti HCV tại Sóc Sơn

Có 199 đối tượng đã từng châm cứu. Trong đó,
hơn 60% cho biết họ đã từng dùng chung kim châm
cứu với người khác. Đặc biệt, có tới gần 18% cho
biết họ từng dùng chung kim châm cứu nhiều hơn
ba lần tính đến thời điểm nghiên cứu.
Bên cạnh các thực hành chăm sóc y tế là các
hành vi có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HBV
trong cộng đồng như xăm trổ, dùng chung bàn chải
đánh răng, dao cạo râu cũng như có quan hệ tình
dục với nhiều người. Trong nghiên cứu này, hành vi
xăm trổ không phổ biến trong cộng đồng nghiên
cứu, chiếm tỷ lệ 3% và tương đương nhau ở hai địa
bàn nghiên cứu. Đối với việc sử dụng chung bàn
24

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

Khi phân tích thô, những người được phân vào
nhóm nhận máu là những người từng nhận máu từ 1
lần trở lên. Mặc dù kết quả cho thấy sự khác biệt về
việc mang anti HCV ở hai nhóm nhận và không
nhận máu; những người đã từng nhận máu có khả
năng mang anti HCV cao gấp 2,5 lần so với những
người không nhận máu. Tuy nhiên sự kết hợp này
không có ý nghóa thống kê (p = 0,39 > 0,05). Mặc

dù vậy, với khoảng tin cậy 95% rộng (0,3-21,1) có
xu hướng nghiêng về sựï kết hợp dương tính cho ta
gợi ý về sự thiếu hụt mẫu nghiên cứu trong việc đảm
bảo sự kết hợp có ý nghóa thống kê giữa việc nhận
máu với lây nhiễm HCV. Nhận máu được cho là yếu
tố có liên quan đến mang HBsAg. Tuy nhiên, trong


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

nghiên cứu này, tỉ lệ có mang HBsAg trong nhóm
nhận máu (9,1%), không thấp hơn nhiều so với
nhóm chưa từng nhận máu (10,9%). Tuy nhiên, sự
kết hợp giữa hai yếu tố này cũng không có ý nghóa
thống kê.
Phân tích đo lường độ mạnh của sự kết hợp
tương tự được tiến hành cho thấy không có mối liên
quan giữa việc dùng chung BKT, phẫu thuật mổ xẻ
và dùng chung kim châm cứu với tình trạng mang
HBsAg tại địa bàn Sóc Sơn.
Tương tự, sự kết hợp cũng không được tìm thấy
khi phân tích xác định mối liên quan giữa dùng
chung BKT, phẫu thuật mổ xẻ, dùng kim châm cứu
với tình trạng mang anti HCV.
Bảng 4. Mối liên quan giữa việc từng được phẫu
thuật/mổ xẻ với anti HCV (+) tại Lạng
Giang

Bảng 5. Mối liên quan giữa việc nhận máu với lây
nhiễm HBsAg tại Lạng Giang

HBsAg
Dương tính
Nhận máu


Tần số

Âm tính

Tỷ lệ %

Tần số

Tổng

Tỷ lệ %

Tần số

Tỷ lệ %

2

Không
Tổng

28,6

5


71,4

7

100

23

6,0

361

94

366

100

25

6,4

366

93,6

391

100


p = 0,016; OR = 6,3; KTC 95% (1,1 – 34,6)

Phaân tích đo lường mối liên quan giữa dùng
chung BKT, mổ xẻ, dùng chung kim châm cứu với
tình trạng mang HBsAg cho thấy không có mối liên
quan giữa các yếu tố này với tình trạng mang
HBsAg.
Tương tự, không có mối liên quan giữa nhận máu
từ người khác, dùng chung kim châm cứu với tình
trạng mang HCV.
Bảng 6. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân
khẩu học của đối tượng điều tra với 3
hành vi nguy cơ tại địa bàn Lạng Giang

3.4.2. Mối liên quan giữa một số hành vi nguy cơ
với tình trạng có HbsAg và anti HCV tại Lạng Giang.
* Bảng 4 đã được thêm giá trị 1 vào mỗi ô nhằm
ước lượng giá trị OR.
Vì trong nhóm không phẫu thuật/mổ xẻ, không
có đối tượng nào dương tính với anti HCV, điều này
được giải thích do cỡ mẫu chưa đủ lớn. Để ước lượng
giá trị OR và không làm ảnh hưởng tới kết quả
nghiên cứu, giá trị 1 được thêm vào mỗi ô. Kết quả
bảng 5 cho thấy, độ mạnh của sự kết hợp (OR) giữa
phẫu thuật/mổ xẻ và tình trạng mang anti HCV
được xác định là 13,4; có ý nghóa thống kê với p =
0,004. Mối liên quan này cho thấy, những người ở
Lạng Giang đã từng được phẫu thuật/mổ xẻ có khả
năng mang anti HCV cao gấp 13,4 lần so với người
chưa từng được phẫu thuật/mổ xẻ.


Bảng 6 thể hiện mối liên quan giữa các hành vi
nguy cơ với một số yếu tố nhiễu tiềm tàng. Hầu hết
các yếu tố nhiễu đều không có mối liên quan với
các biến độc lập, chỉ có biến học vấn có sự kết hợp
với hành vi nhận máu khá mạnh, với OR là 2.

Tỷ lệ nhiễm HBsAg trong nhóm đã từng nhận
máu (28,6%) cao hơn nhóm chưa từng nhận máu
(6,0%). Đo lường sự kết hợp với OR = 6,3 (p =
0,016) cho thấy, những người nhận máu có khả năng
có HBsAg cao gấp 6,3 lần người không nhận máu
từ người khác.

Để kiểm soát những yếu tố nhiễu tiềm tàng tuổi,
giới và trình độ học vấn tác động tới mối liên quan
giữa tình trạng mang HbsAg với yếu tố nhận truyền
máu, mô hình hồi quy đã được sử dụng. Bảng 7 cho
thấy mối liên quan giữa việc từng nhận máu với
mang HBsAg không còn mang ý nghóa thống kê (p

- Nhóm dưới 24 tuổi là nhóm tham chiếu (so với
nhóm trên 24 tuổi)
- Nhóm nam là nhóm tham chiếu (so với nhóm nữ)
- Nhóm trình độ học vấn dưới PTTH trở lên là nhóm
tham chiếu (so với nhóm từ PTTH trở lên)

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

25



| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Bảng 7. Mô hình hồi quy logistic đo lường mối liên
quan giữa nhận truyền máu với tình trạng
mang HbsAg kiểm soát với các yếu tố tuổi,
giới, học vấn.
Mang HBsAg

OR

KTC 95%

P

Từng nhận máu của người khác

4,1

0,7 – 23,2

0,112

Nhóm tuổi

2,6

0,6 – 11,8


0,213

Giới tính

0,5

0,2 – 1,3

0,155

Trình độ học vấn

1,4

0,6 – 3,3

0,425

= 0,112), cho dù sự kết hợp vẫn khá mạnh (OR =
4,1) khi nó được đưa vào mô hình hồi qui logistic.
Mặt khác, khoảng tin cậy rộng (CI 95%: 0,7-23,2)
có xu hướng về phía kết hợp dương tính giữa yếu tố
nguy cơ tiềm tàng với bệnh một lần nữa gợi ý việc
thiếu mẫu nghiên cứu trong phân tích đa biến.

4. Bàn luận
Tỷ lệ đối tượng có HBsAg trong nghiên cứu này
là 8%, tỷ lệ ở Sóc Sơn cao hơn so với Lạng Giang.
Kết quả này thấp hơn so với hầu hết các nghiên cứu
trên cộng đồng dân cư trước đây như theo nghiên

cứu của Lê Vũ Anh [3] là 11,35%, ở An Giang theo
nghiên cứu của Châu Hữu Hầu [4] là 11% và ở
Thanh Hóa, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân
và Vũ Hồng Cương [6] là 15,98%. Trong khi đó, tỷ
lệ mang anti-HCV là 2,7%, cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của đề tài khoa học công nghệ của Viện
Vệ sinh dịch tễ, Bộ Y tế tại Hà Nội năm 2004
(0.79%) [1]. Theo một nghiên cứu của Hoàng Đăng
Mịch tại Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm HCV trong nhóm
người khỏe mạnh khu vực nội thành là 1,69 % [5].
Kết quả này một lần nữa cho thấy tỷ lệ mang
HBsAg và anti HCV rất khác nhau tùy từng vùng
địa lý, thiết kế nghiên cứu.
Tỷ lệ tiêm phòng HBV tại hai huyện Sóc Sơn và
Lạng Giang chưa cao, chỉ có 10%. Theo tổ chức y
tế thế giới, vắc xin VGB có hiệu lực phòng bệnh
khoảng 95% [8][9]. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng
VGB ở Việt Nam chưa cao do vacxin chỉ được đưa
vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2002
dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Như vậy, thế hệ trẻ được
hưởng lợi ích từ chương trình này không nằm trong
khoảng tuổi được điều tra. Đây có thể là giải thích
cho tỷ lệ tiêm chủng thấp như vậy.
Bội nhiễm HBV và HCV chiếm một tỷ lệ tương
đối trong số các trường hợp bệnh gan trên toàn cầu.
26

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

Hiện chưa có một phác đồ điều trị bội nhiễm

HBV/HCV cụ thể mà phải phụ thuộc vào từng
trường hợp. Trong nghiên cứu này, 2 đối tượng
(0.25%) có kết quả xét nghiệm dương tính với cả
HBsAg và anti-HCV, nghóa là tỷ lệ anti-HCV trong
những người mang HBsAg là 3,2%.
Trong nghiên cứu này, tại địa bàn Lạng Giang,
chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa việc từng
được nhận máu với việc mang HBsAg và giữa việc
từng được phẫu thuật/mổ xẻ với mang dấu ấn của
HCV. Kết quả tìm ra được của nghiên cứu khẳng
định thêm khả năng về việc lây truyền HCV qua
đường truyền máu hay cũng góp phần chỉ ra được
thực trạng chung về công tác này tại Việt Nam.
Tại Lạng Giang, mối liên quan thô giữa nhận
truyền máu với tình trạng nhiễm HBV (huyết thanh
dương tính với HbsAg) được xác định với tỷ số
chênh OR = 6,3. Tương tự mối liên quan thô giữa
phẫu thuật mổ xẻ với tình trạng nhiễm HCV (huyết
thanh dương tính với anti- HCV) được xác định với
OR = 13,4. Tuy nhiên khi được kiểm soát với các
yếu tố nhiễu tiềm tàng như tuổi, giới tính và tình
trạng học vấn, độ mạnh của sự kết hợp giữa nhận
tryền máu và mang HbsAg là 4,1. Điều này có
nghóa là những người nhận truyền máu có khả năng
mang HbsAg(+) cao gấp 4 lần so với những người
không truyền máu. Tuy nhiên mối quan hệ này
không có ý nghóa thông kê với p= 0,11. Mối quan
hệ có xu hướng tưong tự cũng được thể hiện trong
nghiên cứu đo lường mối liên quan giữa truyền máu
với tình trạng nhiễm HBV ở những người khoẻ

mạnh. Tuy nhiên sự kết hợp thu được trong nghiên
cứu này nhỏ hơn và giá trị p lớn hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi (OR thô = 2.11, CI 95%: 0,676,48 và OR điều chỉnh = 1,26; CI 95%:0,36-4,44)
[34]. Mối liên quan giữa phơi nhiễm với máu, phẫu
thuật và tình trạng viêm gan do vius viêm gan C
cũng đã được khẳng định trong nghiên cứu về tình
trạng hiện mắc viêm gan C trong quần thể người
khoẻ mạnh tại Myanmar [21]. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, mặc dù sự kết hợp mạnh được xác
định giữa tiền sử phẫu thuật và viêm gan C trong
phân tích đơn biến, cỡ mẫu nhỏ đã là một cản trở
cho việc khẳng định độ mạnh của sự kết hợp trong
phân tích đa biến.
Nghiên cứu này cung cấp thông tin về tỷ lệ hiện
mắc HBV và HCV trong cộng đồng dân cư, trong
khi hiểu biết về mức độ trầm trọng của vấn đề này
còn chưa nhiều. Phần phân tích mối liên quan giữa


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

các hành vi nguy cơ như dùng chung BKT, dùng
chung bàn chải đánh răng và dùng chung kim châm
cứu; đặc biệt là mối liên quan giữa việc nhận máu
với nguy cơ lây nhiễm HBV và HCV đã đưa ra
những phát hiện quan trọng. Nhưng, chúng ta vẫn
ần thêm nghiên cứu có cỡ mấu lớn hơn và thiết kế
đủ mạnh để khẳng định được mối liên quan có tính
chất nguyên nhân kết quả này. Những thông tin này
có thể là gợi ý cho các chương trình can thiệp dự

phòng lây nhiễm HBV và HCV cho cộng đồng.
Nghiên cứu sử dụng test kit để phát hiện kháng
thể kháng HCV chứ không xác định trực tiếp sự có
mặt của HCV trong máu. Điều này có thể dẫn đến
một ước lượng thấp hoặc cao của con số nhiễm HCV
trong thực tế. Tuy nhiên, test kit xác định anti HCV
lại phù hợp với những nghiên cứu, làm xét nghiệm
sàng lọc cộng đồng do chi phí thấp.
Bên cạnh các thực hành chăm sóc y tế, các hành
vi được cho là có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm
HBV trong cộng đồng bao gồm xăm trổ, dùng chung
bàn chải đánh răng, dao cạo râu cũng như có quan
hệ tình dục với nhiều người. Trong nghiên cứu này,
hành vi xăm trổ không phổ biến trong cộng đồng
nghiên cứu, hành vi quan hệ tình dục với nhiều
người không phổ biến, xong dự đoán kết quả tìm
được là một ước lượng thấp của con số trong thực tế
do tính xác thực của câu trả lời từ các đối tượng
phỏng vấn không cao vì đây là câu hỏi nhạy cảm.
Một hạn chế nữa của nghiên cứu này là cỡ mẫu
chưa đủ để tìm ra mối liên quan giữa các hành vi
nguy cơ với lây nhiễm HBV và HCV. Các kết quả
phân tích đo lường độ mạnh của sự kết hợp (cả trong
phân tích đơn biến và đa biến) cho thấy có sự kết
hợp mạnh giữa các yếu tố nguy cơ tiềm tàng như
phẫu thuật, nhận truyền máu với hiện mắc viêm
gan B, viêm gan C. Tuy nhiên, các đo lường này đều
có khoảng tin cậy khá rộng thể hiện độ tin cậy của
kết quả thấp là do sự thiếu hụt của mẫu nghiên cứu.
Quan hệ nhân quả giữa các yếu tố truyền máu

và phẫu thuật với tình trạng nhiễm viêm gan cũng
chưa được khẳng định bởi trật tự về mặt thời gian
giữa phơi nhiễm và bệnh không được khẳng định
trong thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên nhóm
hiện mắc.
Các thông tin về tình trạng bệnh và yếu tố nguy
cơ tiềm tàng được thu thập và quản lý từ hai nguồn
khác nhau. Tuy nhiên, nếu biết được trước tình

trạng nhiễm viêm gan B, viêm gan C, những người
mắc bệnh sẽ có khả năng nhớ lại tốt hơn tình trạng
phơi nhiễm của bản thân. Nhất là trong điều kiện
việc tuyên truyền về kiến thức phòng và điều trị
viêm gan được phổ biến trong cộng đồng. Điều này
có thể dẫn đến khả năng hiện diện của sai số nhớ
lại làm độ mạnh của sự kết hợp cao hơn thực tế.
Nghiên cứu được triển khai trên hai địa bàn hẹp
của thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. Vì vậy
việc khái quát kết quả nghiên cứu ra bên ngoài
phạm vi nghiên cứu cần thận trọng.
Đối với chương trình Quốc gia phòng chống ung
thư Bộ y tế, chúng tôi khuyến nghị:
- Cần đẩy mạnh công tác sàng lọc nhiễm viêm
viêm gan B và C, cũng như thiết lập chương trình
theo dõi những người nhiễm VGB và C trong cộng
đồng nhằm xác định nguy cơ dẫn đến xơ gan, ung
thư gan. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp can
thiệp lâm sàng phù hợp đối với người được phát
hiện ung thư gan ở giai đoạn sớm nhằm giảm tỷ lệ
ung thư gan cũng như tử vong do ung thư gan.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm giảm
thiểu các nguy cơ cá nhân có thể dẫn đến lây nhiễm
VGB và VGC như dùng chung bơm kim tiêm, kim
châm cứu trong chăm sóc y tế và dùng chung bàn
chải đánh răng.
- Cần có các chiến lược giảm thiểu khả năng
gây nhiễm HBV và HCV từ các hoạt động chăm sóc
y tế như truyền máu, phẫu thuật ngoại khoa.
Đối với y tế cơ sở và chương trình tiêm chủng
mở rộng: “Cần mở rộng phạm vi đối tượng và tích
cực vận động người dân tiêm vắc-xin phòng VGB
cho những đối tượng trẻ nhỏ và người trưởng thành
không nhiễm HBsAg trong cộng đồng”.
Để khẳng định vai trò căn nguyên của các yếu
tố truyền máu, phẫu thuật ngoại khoa đối với tình
trạng nhiễm HBV và HCV, cỡ mẫu của nghiên cứu
dịch tễ học phân tích tiếp theo như bệnh chứng,
thuần tập phải lớn hơn nữa để tiếp tục khẳng định
tính giá trị đo lường sự kết hợp và mối quan hệ về
mặt thời gian giữa phơi nhiễm và bệnh.
Một khi chương trình sàng lọc viêm gan B và C
được triển khai trong cộng đồng, cấu phần đánh giá
của chương trình cần được thiết kế và triển khai
nhằm khẳng định tính hiệu quả của chương trình
sàng lọc.

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

27



| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Viện Vệ sinh dịch tễ TW (2004), Dịch tễ học phân tử
nhiễm vi rút VGC . Báo cáo đề tài cấp bộ tháng 3/2004.
2. Tiêm vaccin Viêm gan B cho trẻ: Không thể trì hoãn.
Đăng tải tại:
/>rea=58&cat=1461&ID=7027. Ngày truy cập 06/10/2009
3. Lê Vũ Anh (1998). Bước đầu đánh giá tình trạng mang
kéo dài vi rút VGB trong quần thể dân cư Hà Nội. Luận án
Phó tiến sỹ khoa học Y dược, Hà Nội.
4. Châu Hữu Hầu (1995). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ học nhiễm vi rút viêm gan trong cộng đồng dân cư huyện
Tân Châu, tỉnh An Giang. Luận án PTS khoa học Y dược,
Hà Nội.
5. Hoàng Đăng Mịch, Đỗ Trung Phần và cộng sự (2000) . Tỷ
lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở một số nhóm đối tượng tại Hải

28

Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14)

Phòng. [Internet] [Trích dẫn ngày 03/04/2009].
[ />6. Nguyễn Thu Vân (1996), Nghiên cứu sản xuất chất lượng
và hiệu lực của Vac xin VGB điều chế từ huyết tương người
tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ khoa học Y dược, Hà Nội.

Tiếng Anh

7. Khin Pyone Kyi, Myo Aye, Khin May Oo et al (2002).
Prevalence of hepatitis C in healthy population and patients
with liver ailments in Myanmar.
8. WHO (2000). Hepatitis B.
9. WHO (2000). Hepatitis C.
10. Zhannat Z Nurgalivea, F Blaine Hollinger, David Y
Graham et al (2007). Epidemiology and transmission of
hepatitis B and C in Kazakhtan.



×