Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong một thời đại tiên tiến,
đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Hòa nhập chung cùng với
sự phát triển chung của thế giới. Việt Nam đã thu hái được những thành tự
đáng kể đến trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển cộng đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội, phát triển cộng đồng nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho người dân, xóa
bỏ khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội.
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một trong những vấn đề quan trọng và
cần được ưu tiên hàng đầu, bởi vì một cộng đồng muốn văn minh, hạnh
phúc, bình đẳng thì trước hết đó phải là một cộng đồng khỏe mạnh. Đặc biệt
là đối với tình hình nước ta hiện nay, một đất nước bước vào con đường hội
nhập, cơ hội phát triển rất dồi dào nhưng cũng không ít những thách thức.
Nhận thức đúng đắn vấn đề phát triển cộng đồng nói chung và chăm sóc
sức khỏe sinh sản nói riêng, Đảng và Nhà nước ta trong những năm trở lại
đây đã đầu từ về vốn, kỹ thuật, nguồn nhân lực nhằm kiện toàn mạng lưới
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong đó công tác chăm sóc sức khỏe thiết yếu
và khám chữa bệnh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng bên cạnh
đó công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và khám chữa bệnh ở nước ta hiện
nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, cơ chế quản lý rắc rối,
sự thiếu thốn cơ sở vật chất kỹ thuật cộng với sự thiếu trách nhiệm của người
dân đã làm nảy sinh rất nhiều hậu quả đáng tiếc.
1
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
1
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Nghiên cứu ,tìm hiểu thực trạng trên có ý nghĩa rất quang trọng. Tìm
hiểu thực trạng chung và phân tích một số trường hợp cụ thể, điển hình
cho sự vi phạm các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe sinh sản làm cho chúng
ta nhận thức được mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và đưa ra những giải
pháp cụ thể, hữu hiệu. Vì vậy từ những quan sát thực tế của người dân tôi
quyết định nghiên cứu “ tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của
đồng bào Tà ôi, xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với hy
vọng góp một phần nhỏ công sức của mình trong việc phát triển cộng
đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn cơ sở nói riêng và nước ta
nói chung.
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn, mới hơn
về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cộng đồng.
Đồng thời kết quả nghiên cứu này cũng là tài liệu cũng làm sáng tỏ một
số lý thuyết về thực trạng, nguyên nhân cũng như giải pháp chăm sóc sức
khỏe sinh sản. Đây là một lý thuyết quan trọng trong phát triển cộng đồng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với nhà nước: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch
định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách về chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội, phát triển cộng đồng. Đặc biệt là các chương trình chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho người dân.
- Đối với Ban chấp hành Đảng ủy, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế
nói chung, xã A Đớt nói riêng những thông tin sẽ giúp cho quá trình hoạch
định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược, biện pháp trong
công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.
2
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
2
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
-Đối với bản thân: Thông qua đợt thực tế này tôi được đi sâu tìm hiểu
thực tiễn để nghiên cứu rõ hơn tình hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng-
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Là cơ hội tốt để có thể áp dụng những kiến thức
được học, những kinh nghiệm thầy cô truyền dạy cũng như những bài học
rút ra từ chuyến thực tế vào thực tiễn được tốt hơn. Đó cũng chính là những
hành trang quý báu giúp ích cho quá trình công tác sau này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Từng bước khắc phục những hạn chế của công tác chăm sóc sức khỏe
cho cộng đồng, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản
ngày một tốt hơn.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có hiệu quả.
- Tìm hiểu mô tả tình hình, thực trạng chăm sóc sức khỏe cho người dân
ở cơ sở thực tế.
- Tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới việc chăm sóc, tư vấn,
giáo dục vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Tìm hiểu thái độ, nhu cầu của người dân về giáo dục, tư vấn chăm sóc
sức khỏe sinh sản.
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiên các chương trình,
dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người
dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Thái độ, nhận thức của người dân về vấn đề này.
3
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
3
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người dân tại địa bàn xã A Đớt
- Cán bộ y tế, cán bộ dân số, các ban ngành liên quan tới công tác chăm
sóc sức khỏe cộng đồng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: địa bàn xã A Đớt
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2008 đến 2014
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Báo cáo này sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình
nghiên cứu vấn đề “ tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của đồng
bào người Tà ôi xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
“ Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác- LêNin, chủ nghĩa duy vật biện
chứng và giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua
lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng chủ nghĩa duy vật lịch sử và
sự mở rộng của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống
xã hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu xã hội cũng như
các hình thức sinh hoạt xã hội”.
Vì vậy, khi nhìn nhận và đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các giải
pháp về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ta cần xem xét nó với các quá
trình xã hội khác, phải tìm ra và phân tích được nguyên nhân cũng như nhân
tố tác động tới vấn đề đó.
5.2. Các phương pháp khác
5.2.1. Phương pháp quan sát
4
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
4
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Trong thời gian thực tế tại địa phương xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế tôi đã tiến hành quan sát điều kiện kinh tế- xã hội, điều kiện
sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ của người dân trên địa bàn xã.
Việc quan sát này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá được thực
trạng, nguyên nhân cũng như đưa ra những giải pháp cho việc chăm sóc sức
khỏe sinh sản của cộng đồng được tốt hơn.
5.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Lựa chọn, phân loại thu thập các số liệu thông tin cơ bản về địa
phương từ các công trình nghiên cứu, các dự án đã triển khai, các văn bản
chính thức liên quan. Báo cáo tình hình chăm sóc sức khỏe hàng năm về
thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp trong công tác chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu thực tế và cá
nhân, hộ gia đình, chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản. Thông qua các cuộc điều tra từ địa phương, phỏng vấn
sâu, phỏng vấn có bảng hỏi.
5.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu
- Đọc và phân tích tài liệu liên quan đến chiến lược chăm sóc sức khỏe
sinh sản Việt Nam giai đoạn năm 2008 đến năm 2014.
- Đọc và phân tích một số tài liệu về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Đọc và phân tích “ Báo cáo đánh giá hoạt động y tế năm 2013 và kế
hoạch phát triển y tế năm 2014”.
- Dựa trên những số liệu thu thập được từ địa phương và kết quả của
việc điều tra thực tế.
5.2.4. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu
Đây là phương pháp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
cũng như rủi ro có thể xảy ra trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho người dân.
5
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
5
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
5.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Phỏng vấn những hộ tai địa bàn, phỏng vấn các cán bộ y tế, người làm
công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cộng đồng.
Thông qua phỏng vấn biết được tâm tư và nguyện vọng của nhân dân,
cũng như những thuận lợi và khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho cộng đồng của cán bộ y tế.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về lý thuyết
Cung cấp thêm những thông tin về tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho đồng bào người Tà ôi, xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua đó, người dân có thể tham khảo và nắm bắt thêm thông tin.
Trong đề tài này, lý giải những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn
trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cộng đồng, những điểm
mạnh, điểm yếu, những tiềm năng vốn có của cộng đồng. Từ đó đưa ra
những phương pháp cụ thể thích hợp.
6.2. Về thực tiễn
Sử dụng các phương pháp vào nghiên cứu vấn đề vào thực tế để tìm
hiểu và đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng tại địa bàn địa phương.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đồng bào Tà ôi, xã A Đớt,
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên cần được triển khai, khắc phục nhu cầu cung cấp tìm hiểu những
thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản của chị em là rất lớn.
Đa số người dân đã được cung cấp và có sự hiểu biết nhất định về
những thông tin chăm sóc sức khỏe. Nhưng không ít bộ phận người dân
thiếu kiến thức, thiếu thông tin và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các
dịch vụ y tế. Đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn toàn xã, phần nào hạn chế tỷ lệ nạo
phá thai, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, tăng
tỷ lệ người dân sử dụng các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình,
6
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
6
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân
trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.
8. Bố cục nghiên cứu
Phần 1: phần mở đầu
Phần 2: phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Chăm sóc sức khỏe sinh sản của đồng bào Tà ôi
Chương 3: Công tác xã hội với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của
đồng bào Tà ôi
Phần 3: Phần kết luận, khuyến nghị và lượng giá quá trình thực tế
7
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
7
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
nhân dân đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi đó là nhiệm vụ quan
trọng trong việc phát triển cộng đồng. Đặc biệt là trong những năm gần đây
công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản luôn được chú trọng và coi đó là nhiệm
vụ và chiến lược trong việc nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe của các
bà mẹ trong và sau khi sinh. Nhằm đóng góp vào chiến lược phát triển chăm
sóc sức khỏe cũng như phát triển kinh tế xã hội chung của nước ta. Nhiều
chương trình dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân được triển
khai và tiến hành. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21. Thủ tướng chính
phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản năm
2001 đến năm 2012 nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho người dân.
Những năm gần đây huyện A Lưới nói chung và xã A Đớt nóí riêng đã
đẩy mạnh việc lập kế hoạch, triển khai nhiều chiến dịch truyền thông vận
động lồng ghép các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa
gia đình cho người dân.
Mặc dù trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở xã A Đớt đã gặt
hái được nhiều thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó còn không ít những khó
khăn, hạn chế cần được giải quyết.
Việc thực hiện chuyên đề “tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho` đồng bào Tà ôi xã A Đớt, huyện A Lưới” với mong muốn góp phần
đưa ra những nguyên nhân lý giải được thực trạng công tác chăm sóc sức
khỏe sinh sản và tìm ra những giải pháp cụ thể giải quyết những tồn tại trên
địa bàn xã A Đớt.
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
8
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
8
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Xã A Đớt thuộc vùng phía Nam, huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế,
phía Đông giáp xã A Roàng, phía Tây và phía Nam giáp bản Ka lô huyện Cơ
Lum, tỉnh Xê Koong, nươc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp 2
xã Hương Lâm và Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xã được
thành lập thành lập tháng 8 năm 1958 luôn có truyền thống lịch sử vẻ vang
trong quá trình dựng nước và giữ nước và đặc biệt là trong quá trình xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh, từng
bước phát triển đi lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng sau thời kỳ đất
nước giải phóng cho đến nay. Mảnh đất A Đớt là nơi cư trú có 4 anh em dân
tộc sinh sống đó là: Tà ôi, Katu, Mường, Kinh. Cán bộ và nhân dân A Đớt
luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, có ý chí đấu tranh kiên cường bất
khuất, cần cù sáng tạo trong lao động sáng tạo trong lao động, sản xuất. Sống
đoàn kết sống chan hòa như anh em trong một nhà. Hòa chung với các anh
em dân tộc trên toàn huyện vượt qua mọi khó khăn khắc nghiệt… Trong quá
trình đi lên với từng thời kỳ cách mạng, thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và sau hòa bình lập lại
năm 1975 và trong thời kỳ đổi mới đi lên của đất nước mà Đảng và Bác Hồ
kính yêu đã lựa chọn. A Đớt là mảnh đất sản sinh ra nhiều những người con
ưu tú có chí khí cách mạng sẵn sàng cống hiến hy sinh vì sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương, đất nước trong các cuộc
chiến tranh xâm lược của kẻ thù và được Đảng, Nhà nước ghi công và phong
tặng nhiều danh hiệu cao quý đó là: Anh hùng liệt sỹ 11 đồng chí, gia đình
có công với cách mạng… Tháng 6 năm 1999 cán bộ và nhân dân xã được
Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, đó là phần thưởng cao quý và là một vinh dự lớn của toàn Đảng
toàn dân trong xã nhà. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam xã A Đớt được
thành lập ngày 03-02-1961. Chi bộ gồm có 3 đồng chí Đảng viên, do đồng
9
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
9
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
chí: Nghi( cán bộ người Kinh được cấp trên điều về hoạt động tại xã) làm Bí
thư chi bộ. Mặc dù số lượng Đảng viên còn ít( chỉ có 3 đồng chí) nhưng chí
khí cách mạng luôn dâng trào trong trái tim của người chiến sĩ cộng sản và
từ đó tổ chức Đảng ngày càng được phát triển vững mạnh và đội ngủ Đảng
viên ngày một lớn mạnh, kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng ở xã đi lên
cùng huyện góp phần xứng đáng vào truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng
bộ huyện A Lưới nói riêng, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
1.3. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.Vị trí địa lý
Xã A Đớt, huyện A Lưới là xã thuộc khu vực vùng phía Nam của huyện
gồm các xã: A Roàng, Đông Sơn, Hươn Lâm, Hương Phong. Phía Đông giáp
A Roàng, phía Tây và phái Nam giáp bản Kalo huyện Ko Lùm, tỉnh Xê
Koong nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc giáp 2 xã Hương
Lâm và Đông Sơn. Cách trung tâm huyện khoảng 30 km vùng đồi núi của
huyện A Lưới, có dốc đường Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt chảy qua
Biên giới Việt – Lào mốc Đại 666. A Đớt có vị trí địa Lý quan trọng không
chỉ đối với huyện A Lưới mà còn đối với phía miền Tây tỉnh Thừa Thiên
Huế. Là nơi có cửa khẩu quốc gia A Đớt- Tà Vàng thông thương với nước
bạn Lào, có con đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã và là con đường
nối liền thông suốt từ Bắc vào Nam, đồng thời được tỉnh Thừa Thiên Huế và
nhà nước xác định là khu kinh tế thương mại của huyện A Lưới và tỉnh Thừa
Thiên Huế, cách trung tâm huyện A Lưới 35 km, cách thành phố Huế 97 km.
Đây là một vùng đất có nhiều bề dày lịch sử đấu tranh truyền thống cách
mạng trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược về xây dựng quê hương từ
sau khi đất nước thống nhất từ 1975 cho tới nay.
Đất đai của xã có tổng diện tích là 1,789 ha đất tự nhiên, phần lớn là
rừng nguyên sinh trong đó rừng già chiếm khá lớn, toàn diện tích có 4 loại
đất, diện tích đất xa quản lý là 862,88 ha trong đó đất sản xuất là 266,38 ha,
10
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
10
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
đất ở 200 ha, đất nuôi trồng thủy sản 36,5 ha, đất trồng cây công nghiệp lâu
năm 360 ha.
1.3.2. Địa hình
Địa hình huyện A Lưới nói chung và xã A Đớt nói riêng cao về phía
Tây- Tây nam, thấp dần về phía Đông nam. Nơi đây có một nền địa chất khá
phức tạp với 2 nhóm đá chính là: nhóm đá trầm tích hỗn hợp, nhóm đá biến
chất. Địa hình xã A Đớt nằm trên một vùng thung lũng dãi đất tương đối
bằng phẳng có dồi núi xung quanh bao bọc với độ cao trung bình so với mặt
nước biển là 700m. Trong vùng có hai địa hình chủ yếu là: Phức hệ núi tập
trung ở địa phận các thôn: A tin, La tưng, Chỉ hòa; phức hệ đồi ở địa phạn
thôn Ba Rít, A Đớt, Ka vin, A ro, Chi lanh. Địa bàn xã A Đớt là nơi thượng
nguồn có suối Ba lạch, Tam lanh, A sáp đổ về sông A sáp chảy về địa phận
xã Hương Lâm. Phần núi đồi tập trung ở phía Tây cao dần lên, ở đây có các
sườn đồi thoai thoải nghiêng ở mức 30
o
nên lượng đấttừ các tỉnh đồi núi khi
mưa xuống trôi chảy đọng lại ở ven chân đồi nên thích hợp cho việc trồng
các loại cây công nghiệp như: Quế, keo lai, keo lai tượng, tràm, cao su Nơi
đây còn là khu vực có trữ lýợng khoáng sản nhý vàng.
Xã A Đớt có nhiều thuận lợi về mặt địa chất, địa hình với sự hình thành
của các lớp cảnh quan: Phụ lớp nui thấp, phụ lớp đồi cao và phụ lớp thung
lũng đã thật sự là động lực thúc đẩy địa phương phát triển không những về
mặt kinh tế mà còn thuận lợi về, mặt giao thông.
1.3.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn
A Đớt cũng như các xã trong huyện A Lưới nằm trong khu vực chuyển
tiếp của khí hậu Đông và Tây trường sơn nên mùa mưa ở đây thường đến
sớm và kết thúc muộn. Lượng mua trung bình năm ở A Lưới là 3.242mm.
Nhiệt độ trung bình năm là 21.5 độC. Độ ẩm là 8,79% và chỉ số ẩm ướt trung
bình là 3.65%. Với ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu ở A Đớt mang tính
chất nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát và mùa đông lạnh. Do lượng mua
lớn và đọ che phủ của thảm thực vật khá tốt nên tạo nhiều sông suối, nước
11
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
11
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
chảy quanh năm phục vụ tốt cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
trong vùng. Tuy nhiên vùng A Đớt hằng năm, ngoài những thiệt hại đáng kể
về mưa, gió lốc thì còn có thiệt hại lớn về kinh tế do các đợt mua to gây ra
độ dốc của địa hình, lòng sông, suối lớn làm khả năng tập trung nước truyền
tụ về hạ lưu nhanh nên lũ thường xuất hiện bất nghờ, rất nguy hiểm cho con
người, gia súc, hoa màu và nhà cửa. Trong mùa khô có các dòng chảy sông
suối trên địa bàn thường xuất hiện, lượng dòng chảy khô nhất là các tháng
2,3,4,5 gây hạn hán đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản cua nhân dân. Vì nằm đầu khu vực thung lũng nên độ dài của ngày từ lúc
mặt trời mọc đến mặt trời lặn kéo dài khoảng 11 đến 12 giờ đồng hồ. Đó là
những điều kiện tạo ra sự đồng đều giữa các tháng về năng lượng bức xạ mặt
trời cũng như mọi sự sống trên mảnh đất A Đớt. Như vậy khó khăn không
phải nhỏ nhưng A Đớt vẫn là một địa bàn miền núi có nhiều thế mạnh, tiềm
năng để phát triển kinh tế xã hội.
1.3.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên lâm thổ sản ở xã A Đớt cũng như các xã trong huyện A
Lưới có động vật quý hiếm như: Khỉ, hươu nai, sơn dương, gấu, vượn, lợn
rừng, công, trỉ, vẹt Nhiều dược liệu giá trị như: Nấm, linh chi, sâm, trầm
hương nhiều lâm sản, gỗ quý như: Gõ, đồi, trường, chùa mây song, mật
gấu, mật ong, lông nhím, bao tử nhím, răng lợn rừng Nguồn tài nguyên
thiên nhiên vô tận này phục vụ cho con người trên mọi phương diện kinh tế,
y tế, đời sống, làm nhà ở Là nguồn dự trữ cho cuộc sống của con người, tài
nguyên khoáng sản ở đây tuy chưa có những phát hiện mới do không có điều
kiện khảo sát nhiều nhưng khả năng cho thấy trên địa bàn xã có trữ lượng
vàng lớn là điều kiện thuận lợi để khai thác nâng cao thu nhập cho đời sống
của nhân dân. Trong cấu trúc địa hình của xã đồi núi chiếm một bộ phận
quan trọng, diện tích sản xuất của xã với sự tích tụ hàng năm cho phép trồng
các loại cây công nghiệp ngắn ngày như ngô,các loại đậu, chuối, ớt còn đất
12
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
12
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
đồi núi phía Tây sẽ cho người dân một nguồn lợi lớn từ các loại cây công
nghiệp như: keo, tràm, cao su
1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.4.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ, quá trình thực hiện đã có bước phát triển các chỉ tiêu kế
hoạch cơ bản đạt, có một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra, bộ mặt nông thôn
có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng cơ sở từng bước phát triển, mức độ tăng
trưởng kinh tế khá ổn định.
- Nông nghiệp
Có nhiều tiến bộ, nhất là chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đúng hướng đi
của xã nhà và đã nâng cao chất lượng giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất và chăn nuôi, nên năng xuất một số cây, con năm sau
cao hơn năm trước, đặc biệt là năng xuất lúa nước từ 46 tạ/ha năm 2009,
tăng lên 53 tạ/ha năm 2014, có nơi đạt 55 tạ/ha.
Tổng diện tích gieo trồng 307.97 ha, trong đó diện tích lúa nước x2 vụ
252,2 ha, lúa cạn 17,5 ha, diện tích ngô 11 ha, diện tích sắn 17 ha, diện tích
chuối 27,5 sào diện tích rau màu các loại 10 ha, nét mới là phục hóa một số
diện tích đất màu chuyển thành đất ruộng nước. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ
của Nhà nước và nhân dân tự chủ động đưa giống cấp I vào sản xuất, nên
năng xuất bình quân đạt 53 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 638,72
tấn/năm, tăng 125,37 tấn so với cùng kỳ năm 2009, bình quân lương thực
đầu người đạt 285,9 kg/người/năm, tăng 24,3 kg/người/năm so với cùng kỳ
năm 2009.
13
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
13
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Hình 1.1. Diện tích đất nông nghiệp của người dân xã A Đớt
- Chăn nuôi
Tổng đàn chăn nuôi: 6.107 con, tăng 566 con so với năm 2009.
Tổng đàn gia súc: 1.795 con; Gia cầm: 4.312 con. Trong đó:
+ Đàn trâu: 278 con, giảm 292 con so với cuối năm 2009;
+ Đàn bò: 235 con, giảm 411 con so với cuối năm 2009;
+ Đàn dê: 28 con, tăng 20 con so với năm 2009.
+ Đàn lợn: 1.254 con, tăng 732 con so với năm 2009.
+ Đàn gia cầm: 4.312 con, tăng 509 con so với năm 2009.
- Thủy sản
Tổng diện tích mặt nước ao hồ: 36,5 ha. Tổng sản lượng đàn cá 6 tấn,
giảm 2 tấn so với năm 2009.
- Công tác thú y
14
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
14
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Duy trì thường xuyên công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm theo
đúng định kỳ, Công tác thú y luôn được quan tâm, hàng năm có kế hoạch
tiêm phòng và điều trị cho đàn gia súc, gia cầm, đồng thời chỉ đạo tốt về bảo
đảm vệ sinh chuồng trại, dịch bệnh gia súc, gia cầm ít xảy ra.
- Lâm nghiệp
Hình 1.2. Phủ trọc đồi trống ở xã A Đớt
+UBND xã đã xác định trồng rừng là một trong những thế mạnh mũi
nhọn để phát triển kinh tế và đã có chủ trương trồng rừng, bảo vệ rừng tự
nhiên, rừng tái sinh, đến nay đã trồng được 360 ha, đã khai thác 2/3 diện tích
đã trồng và tiếp tục trồng mới. Chủ yếu bà con tự trồng và các dự án hỗ trợ
đầu tư giống.
+ Bên cạnh đó được tuyên truyền giáo dục cho toàn dân về ý thức bảo
vệ rừng tự nhiên và rừng tái sinh, cơ bản hàng năm dân trong xã đã có ý thức
bảo vệ rừng khá tốt, nên đã giảm dần việc khai thác rừng bừa bãi, trái phép
và giảm hẳn nạn phát rừng làm nương rẫy.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới
15
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
15
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Vận động tuyên truyền nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới theo
hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015 đạt chỉ tiêu kế
hoạch. Đến thời điểm nay xã đã đạt 10/19 tiêu chi xây dựng nông thôn mới.
- Tiểu thủ công nghiệp
Hình 1.3. Người dân Tà ôi đang tiến hành nghề dệt truyền thống
Duy trì tốt ngành nghề truyền thống như: Hợp tác xã Dệt Zèng 64
người, nề 15 người, mộc 17 người, nghề khác như đàn lạt, chổi đót v.v
Hoạt động kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ lẽ 25 người. Các ngành nghề
trên hiện nay đang được củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của nhân dân.
- Xây dựng cơ bản
Trong thời gian qua, trên địa bàn xã việc xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh
tế-xã hội trên địa bàn xã được quan tâm, tích cực xoay chạy tranh thủ các dự
án đầu tư phát triển xây dựng, nên đã xây dựng được một số công trình phúc
lợi trên địa bàn xã, được đầu tư các công trình đường giao thông nông thôn
16
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
16
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
thuộc chương trình gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng công trình
sân, hàng rào và từ vốn huy động quyền góp của nhân dân, các nhà máy, các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, sáp nhập ổn định dân cư trên địa bàn xã,
hiện nay đang triển khai thực hiện lưới điện nông thôn cho 02 thôn La Tưng,
A Đớt và một số cụm dân cư trong thôn do Đoàn KT-QP92 QK 4 đầu tư và
xây dựng.
Hình 1.4. Một góc nhìn ở xã A Đớt
- Về thu chi ngân sách
Phấn đấu đạt và hoàn thành công tác thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm
2014 theo chỉ tiêu huyện giao.
- Tổng thu ngân sách: 2.765.215.000 đ/năm.
+ Thu từ ngân sách cấp trên: 2.760.614.000 đ/năm (đạt 100% theo
chỉ tiêu.)
+ Thu tại địa bàn: 4.601đ
+ Tổng chi ngân sách: 2.760.614.000 đ
17
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
17
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
Từ nguồn vốn trực tiếp xây dựng nông thôn mới của Trung ương, năm 2011
và 2012, đầu tư 13,600 tỷ đồng để xây dựng 7 công trình (1 trường tiểu học,
4 công trình Giao thông, 1 Nhà văn hóa xã và 1 trường Mầm non), các công
trình đang thi công, hoàn thành đúng tiến độ và đã đưa vào sử dụng; năm
2013, đầu tư 10,120 tỷ đồng bổ sung cho 04 công trình xây dựng trong năm
2012 là 5,7 tỷ đồng; xây dựng mới 02 trường mầm non là: 4,42 tỷ đồng.
Từ năm 2010, cùng với nguồn vốn của Trung ương (năm 2010 chưa có
nguồn vốn của Trung ương), Tỉnh đã bố trí lồng ghép các nguồn vốn khác để
đầu tư với tổng số vồn: 771,90 tỷ đồng để xây dựng 03 Khu tái định cư, 52
công trình Thuỷ lợi, 303 công trình Giao thông, 02 Nhà văn hoá thôn (nhà
sinh hoạt cộng đồng), 30 công trình Trường học và các công trình phụ trợ, 06
Nhà văn hoá xã, 06 công trình Y tế xã, 01 trụ sở HĐND và UBND xã, 01
công trình Điện.
Theo báo cáo của 7 huyện, thị xã (trừ huyện Phong Điền), các huyện,
thị xã đã đầu tư thực hiện các hạng mục thuộc Chương trình xây dựng nông
thôn mới là 98,96 tỷ đồng; vốn do dân đóng góp bằng tiền và hoa màu, tài
sản trên 125,9 tỷ đồng, trên 12.500 ngày công lao động và 92.000 m2 đất.
Riêng huyện Nam Đông huy động được vốn của tổ chức nước ngoài 2,9 tỷ
đồng và của 01 doanh nghiệp 1 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng cho Công ty chế
biến Cao su đóng trên địa bàn huyện.
Sau ba năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bằng
nhiều nguồn vốn của nhiều chương trình, lồng ghép nhiều dự án đầu tư trong
và ngoài nước nên nhiều công trình thiết yếu như trường học, cơ sở văn hoá,
các công trình trụ sở UBND các xã đã được chỉnh trang, nâng cấp, cải tạo
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc huy động
18
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
18
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các huyện, thị xã và các xã gặp rất nhiều
khó khăn; các doanh nghiệp chưa có nhu cầu đầu tư.
Công tác huy động nguồn lực do dân đóng góp đạt được hiệu quả cao, ở
nhiều địa phương nhân dân đã cống hiến hàng ngàn m2 đất, đóng góp hàng
tỷ đồng để xây dựng đường thôn, đường ngõ xóm, nhà văn hoá thôn, chỉnh
trang tường rào, cổng ngõ, nhà cửa…khang trang sạch đẹp. Tuy nhiên, việc
huy động nguồn lực của nhân dân đóng góp còn hạn chế do vượt quá khả
năng của người dân, đặc biệt ở các xã còn nhiều khó khăn và có tỷ lệ hộ
nghèo cao.
1.4.2. Đặc điểm dân cư
Thành phần dân cư tương đối ổn định, không có sự xáo trộn giữa những
đợt di dân, tái định cư hoạc tăng dân số theo kiểu tự nhiên và cơ học, trong
một thời gian dài trải qua quá trình chung sống, vật lộn với thiên nhiên và
chiến tranh, những cộng đồng dân cư nơi đây đã cố kết lại với nhau trong
một cộng đồng tương đối bền vững, họ là những chủ nhân thực sự của bản
làng cùng đi đến những quyết định đúng đắn khi thực hiện những chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Trước đây, người dân
xã A Đớt vẫn còn thực hiện lối sống du canh du cư, phát nương làm rẩy, săn
bắt thú rừng,tìm kiếm rau củ qủa của núi rừng để sinh sống cho nên đời
sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nghèo nàn,
lạc hậu.
Dân cư xã A Đớt chủ yếu là người Tà ôi chiếm 82%, Ka Tu chiếm 15%,
Mường chiếm 0.1%, Kinh chiếm 0.2% sinh sống sau năm 1957. Theo tổng
điều tra dân số và nhà ở ngày 01.04.2012, dân số toàn xã A Đớt trên địa bàn
xã gồm 4 dân tộc anh em sinh sống, với tổng số hộ là 506 hộ/2.222 khẩu
.phân bố như sau:
19
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
19
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
S
T
T
Thôn
Số
dân
Nam Nữ
Thành phần dân tộc
Tà ôi
Cơ
tu
Mường Kinh
1 A Tin 473 247 226 107 hộ/473 khẩu K K K
2 A Ro 271 128 143 59 hộ/271 khẩu K K 1 hộ/
khẩu
3 Chi Lanh 209 102 107 45 hộ/ 209
khẩu
K K 3 khẩu
4 Ka Vin 220 107 113 47 hộ/ 220
khẩu
K K K
5 Ba Rít 176 92 84 41 hộ/ 176
khẩu
K K K
6 Chi Hòa 331 160 171 75 hộ/ 331
khẩu
K K K
7 A Đớt 320 171 149 74 hộ/ 320
khẩu
K K 5
hộ/28
8 La Tưng 221 119 102 58 hộ/ 221
khẩu
K K K
Tổng cộng
8 thôn
2.222 1.126 1.196
506 hộ/ 2.222
khẩu
K K
6 hộ/
21
khẩu
Sau năm 1973 khi định cư trên quê hương mới và từ đó cho đến nay,
việc tổ chức thực hiện chủ trương định canh định cư của nhà nước. Nhân dân
các dân tộc xã A Đớt ổn định cuộc sống trên quê hương mới, từ đó đến nay
đã tìm được một số kết quả nhất định trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế
xã hội, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước ổn định và phát
triển đi lên. Nhờ có sự lãnh đạo chặt chẽ của huyện ủy-UBND huyện và sự
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan phòng ban của huyện như: phòng nông
nghiệp và phát triên nông thôn huyện, lâm trường A Lưới, hạt kiểm lâm A
lưới… cùng với sự chung tay hỗ trợ giúp đỡ hàng năm của các đơn vị đóng
quân trên địa bàn như: Đoàn kinh tế quốc phòng 92 quân khu 4, đồn biên
20
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
20
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
phòng cửa khẩu A Đớt-đồn biên phòng thừa thiên huế, đời sống kinh tế văn
hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao ,từng bước phát triển đi
lên. Nhân dân ổn định nơi ăn ở và tập trung phát triển sản xuất, chăn nuôi
tích cực tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc giữ vững an ninh
chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Ngày trước, ở A Đớt bộ phận dân cư ở đây có 2 thành phần chính là
thành phần lớp trên và thành phần lớp dưới.
Thành phần lớp trên gồm những người có uy tín về chính trị, kinh tế có
lí sự sâu sắc đã qua thử thách thành công trong công việc giải quyết các vụ
việc của xã hội được mọi người kính nể và tín nhiệm vì vậy được bầu làm
chủ làng, bản chất của tầng lớp này là phù thuộc vào lao động sản xuất , có
lợi một ít và tiến hành trao đổi hàng hóa bằng vật chất giữa tầng lớp trên và
tầng lớp dưới như trâu, bò, lợn, gà… nhưng khi có cách mạng đến thì xu
hướng chuyển hóa rất nhanh họ tiếp thu và theo cách mạng rất tích cực, họ
ủng hộ của cái vật chất và cho con cháu đi theo cách mạng và kháng chiến
theo cách mạng để tham gia đánh giặc phục vụ chiến tranh chiến đấu để bảo
vệ quê hương tổ quốc.
Nhiều người hiện nay được Đảng và nhà nước ghi nhận công lao cống
hiến của họ và vinh danh họ là thương binh,bệnh binh,thân nhân họ,gia đình
có công với cách mạng .
Thành phần tầng lớp dưới gồm quần chúng nhân dân lao động nghèo là
lực lượng nòng cốt của nhân dân địa phương, là những người có lập trường
chính trị chính thống, kinh tế nghèo khổ sống độc thân. Nhiều người khi có
cách mạng đến thì họ tiếp thu nhanh(cũng cò không ít người tiếp thu
chậm)nhưng khi đã giác ngộ cách mạng thì họ hăng hái đi theo và trung
thành với cách mạng đến cùng.
Cùng sinh sống ở vùng núi dọc trường Sơn. Người Tà oi, ka tu chủ
yếu sống bằngkinh tế nương rẫy, canh tác trên đất dốc, trỉa lúa, trỉa ngô
21
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
21
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
theo mùa, săn bắt thú rừng, đánh bắt cá ở các sông suối trên địa bàn các
vùng lân cận.
Sau khi về định cư tại quê hương mới ổn đinh cuộc sống theo năm
tháng nhờ các chính sách của đảng và nhà nước về khuyến nông, khuyến lâm
về nhân dân địa bàn các dân tộc sống trên địa bàn xã A Đớt đã từng bước
chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Ngày nay hình thức canh tác truyền thống hầu như bỏ hẳn mà thay vào
đó là trồng các giống hoa màu mới phối hợp giữa các hoa màu như sắn,ngô,
khoai, đậu, dưa cà,kiệu…trên các rẫy củ kinh tế vườn nhà theo mô hình
VAC (vườn ao chuồng) và VACR ( vườn ao chuồng rừng)
Hình 1.5. Mô hình kinh tế Vườn, Ao, Chuồng, Rừng của một hộ gia đình
thôn Ba rít, xã A Đớt
Toàn xã có 28 cụm dân cư, 554 hộ và 2.283 nhân khẩu; Trong đó: Nam
1.151, Nữ 1.132. Có 5 dân tộc chung sống gồm: Dân tộc Tà Ôi: 1.841 người,
Cơ Tu: 370 người, Pa Cô 15 người, Mường: 9 người và Kinh 48 người.
22
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
22
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
1.4.3. Văn hóa- xã hội.
1.4.3.1. Giáo dục- đào tạo
Thường xuyên nâng cao chất lượng dạy và học đối với các cấp học, bậc
học. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, đổi mới công tác quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục.
+ Tiểu học: Tổng số học sinh huy động đến lớp có: 200/91 nữ/10 lớp.
Trong đó 100% là con em dân tộc thiểu số. Cuối năm học có: 29 em đạt học
sinh giỏi, đạt 14,5%, học sinh tiên tiến: 55 em, đạt 27,5%, học sinh trung
bình: 110 em, đạt 55%, học sinh yếu 6 em, đạt 3,0% (Chủ yếu rời vào lớp 1).
+ Mầm non: Tổng số cháu huy động đến cuối năm học: 162 cháu/20 nữ.
Nhà trẻ 42 cháu/2 nhóm/20 nữ; Mẫu giáo 119 cháu/5 lớp/20 nữ. Cuối năm
học 95,3% trẻ 5 tuổi đều nắm vững 29 chữ cái và 10 chữ số đã học, 95% các
cháu ở độ tuổi khác nắm vững các kỹ năng thực hành các bộ môn, 95% bé
chăm, 100% bé ngoan, 98% bé khỏe, 45% bé khéo tay.
+ 100% học sinh dang học lớp 9 hệ THCS đều đủ điều kiện học tiếp lớp
10 hệ PTTH, các bậc phụ huynh đều tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em
về thi tốt nghiệp PTTH và chăm lo cho con em theo học tại các trường TC,
CĐ và ĐH.
Con em đang theo học tại các trường từ cấp II trở lên như sau: Cấp II
(THCS) 131 em, Cấp 3 (THPT và GDTX 89 em, Trung cấp 21 em, Cao đẳng
04 em, Đại học 39 em.
+ Công tác khuyến học: Đã kiện toàn Hội khuyến học. Tuy nhiên, hiện
nay công tác khuyến học ở các thôn chưa được quan tâm đúng mức, mang
tính hình thức, vì vậy chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội là chưa cao,
chưa đáp ứng được với yêu cầu đề ra.
+ Trung tâm học tập cộng đồng: Đã mở lớp tuyên truyền pháp luật và
kỹ thuật trồng trọt và chãn nuôi với hõn lýõòt ngýời tham gia tập huấn.
23
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
23
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Đã kết thúc Chương trình xóa mù chữ mở lớp 1,2,3 tại thôn Chi Hòa gắn
với tổng kết năm học đạt kết quả cao mỗi học viên đều biết viết, biết đọc.
1.3.4.2. Y tế, dân số, gia đình và trẻ em
* Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tiếp tục quan tâm.
Các chương trình y tế, phòng chống bệnh xã hội nhìn chung triển khai đúng
kế hoạch và tiến độ đề ra. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ
em dưới 6 tuổi tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác phòng chống dịch được
chú trọng. Công tác tiêm chủng được duy trì thường xuyên.
* Dân số, gia đình và trẻ em: Toàn xã có 8 thôn, 27 cụm dân cư; với 530
hộ và 2.278 nhân khẩu/1.120 Nữ; Phụ nữ từ 15-49 tuổi 640 người. Trong đó:
Phụ nữ từ 15-49 tuổi đã có chồng là: 425 người; Tổng số trẻ sinh ra là 53 em.
Trong đó: Tỷ suất sinh thô:4,20%, không có trường hợp sinh con thứ 3; Tổng
số chết thô: 9 người, chiếm 4,88%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,73%.
Thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số như sau: 8/8
thôn đã đăng ký mô hình cụm dân cư không sinh con thứ 3 trở lên; Tổ chức
sinh hoạt CLB tiền hôn nhân với hơn 450 lượt người tham gia; Tổ chức buổi
nói chuyển nhỏ tại cộng đồng thuộc đề án sàng lọc sơ sinh cho các bà mẹ
đang mang thai với 200 lượt người tham gia và tổ chức 45 buổi triển khai
các văn bản pháp luật đến công tác DS/KHHGĐ, lồng ghép đưa nội dung
chính sách DS/KHHGĐ vào hương ước làng văn hóa.
1.3.4.4. Văn hóa, thông tin, thể dục- thể thao
- Các hoạt động văn hoá thông tin đã tập trung tuyên truyền thực hiện
các nhiệm vụ chính trị, nhất là các ngày lễ lớn của quê hương đất nước. Treo
cờ, băng rôn toàn xã được đồng bộ.
- Việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư. Trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng làng văn hoá và
gia đình văn hoá. Tiến hành đăng ký xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hoá tại
các làng . Thực hiện khá tốt về các nội dung của quy ước làng văn hoá. Hoạt
24
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
24
Niên luận năm 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
động VHVN-TDTT được duy trì khá thường xuyên và liên tục, Tổ chức
thành công Đại hội TDTT lần thứ II của xã và tham gia ngày hội văn hóa,
thể thao và du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X và
đạt được thành tích khá cao. Xây dựng xong đề án bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Tà ôi xã A Đớt giai đoạn 2013 – 2020.
1.3.4.5. Công tác lao động thương binh xã hội
Công tác thực hiện chính sách xã hội; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa,
chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sỹ, người
có công với cách mạng được tăng cường, rà soát các đối tượng có công theo
Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ là 20 đối tượng. Công tác chăm sóc
và bảo vệ trẻ em được chú trọng; Thực hiện tốt công tác chăm lo đến trẻ em,
đặc biệt là quan tâm, động viên, giúp đỡ các trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
Thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách của nhà nước đầy đủ và kịp
thời theo sự ủy nhiệm của cấp trên, không để xảy ra sai xót vi phạm.
1.3.4.6. Công tác tránh lụt và giảm nhẹ thiên tai
UBND xã đã chủ động kiện toàn bộ máy, chỉ đạo các thôn phòng chống
lụt bão có hiệu quả. Thực hiện tốt phòng tránh bão lụt, giảm nhẹ thiên tai.
Huy động và bố trí hợp lý các lực lượng cứu hộ, cứu nạn; trực 24/24 theo
phương án cụ thể về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và địa bàn
được phân công các thành viên phụ trách từng thôn. Khi theo dõi đài, báo, ti
vi và công điện của UBND huyện, BCH PCLB&TKCN xã đã kịp thời Hội ý,
trực 24/24. Huy động 100% lực lượng tại chỗ của xã trực 24/24 để kịp thời
ứng phó với mọi tình huống xẩy ra.
1.3.4.7. Công tác việc làm và an sinh xã hội
Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về
việc dạy nghề tạo công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo, quản lý chỉ đạo chặt
25
SVTH: Nguyễn Thị Giang - CTXH K35
25