ĐẶT VẤN ĐỀ
Học sinh trường trung học phổ thông nằm trong khoảng 16 tuổi đến 18
tuổi, theo Tổ chức Y tế Thế giới lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên,
là những người chưa trưởng thành nhưng cũng không còn thơ ấu.
Hai nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến của vị thành niên là tình trạng có
thai sớm và tình trạng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, do các hành
vi quan hệ tình dục không được hướng dẫn hay kiểm soát. Sức khỏe sinh sản
của vị thành niên lúc này đứng trước nhiều mối đe dọa. Xu hướng quan hệ
tình dục sớm ở tuổi này ngày càng gây ra nhiều vấn đề xã hội trầm trọng như:
mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm
HIV/AIDS… Chính vì những lý do ấy, các em cần được quan tâm và giáo
dục sức khoẻ từ sớm để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan để các em ít dược
tiếp xúc với các dịch vụ sinh sản. Cần làm cho các trẻ vị thành niên biết được
những điều cơ bản về chức năng bộ phận sinh dục, những hành vi tình dục an
toàn, những nguy cơ của quan hệ tình dục không lành mạnh và hậu quả
nghiêm trọng của việc có quan hệ tình dục quá sớm. Nhưng việc tiếp xúc với
sức khoẻ sinh sản ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông còn nhiều hạn chế.
Chúng ta còn ít truyền đạt thông tin về các loại kiến thức về tình dục, về sinh
lý và hành vi tình dục, về các biện pháp tránh thai đối với lứa tuổi vị thành
niên. Ngày nay trẻ em tiếp xúc rất sớm với đủ mọi loại thông tin trên sách
báo, truyền hình, điện ảnh, trong gia đình, tại nhà trường cũng như ngoài xã
hội nếu chúng ta không giáo dục đúng nhiều khi đưa đến những hậu quả sai
lầm [1].
Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi học sinh là một việc lớn, phức
tạp, tế nhị không phải chỉ có cán bộ nhân viên ngành y tế mà đòi hỏi cả xã
1
hội, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường và cả gia đình cùng phối
hợp thực hiện.
Tuy nhiên việc tiếp xúc với các dịch vụ sức khoẻ sinh sản của lứa tuổi
học sinh vẫn còn nhiều vướng mắc, Vì sao học sinh vẫn chưa có kiến thức
đầy đủ về sức khoẻ sinh sản, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ sức
khoẻ sinh sản của học sinh tại trường Hai Bà Trưng- Thành phố Huế”
Với mục tiêu sau: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các
dịch vụ sức khoẻ sinh sản.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Có thể nói vị thành niên (VTN) là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng
nhất của cuộc đời, nó có thể là bệ phóng để sinh sản ra những ngưởi trẻ tuổi
đầy tự tin nếu được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng
tương lai tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội [12], [13], [14].
Hoặc đây có thể là một thời gian mà mọi thứ đều sai lầm, mọi hứa hẹn
và khả năng của họ đều bị đánh mất nếu sai lệch về ý thức hành vi [13].
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang người lớn,
đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẻ và phức tạp nhất của cuộc đời
mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi
bao gồm: Sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan
hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về
tâm lý so với lứa tuổi khác [12], [13], [17].
Vị thành niên cũng giống như những con bướm đang lớn dần từ con
nhộng. Họ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy tiềm năng nhưng rất
mỏng manh. Vì vậy họ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, được sống trong một
môi trường an toàn và thuận lợi để có thể lớn lên và trưởng thành.
Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO) vị thành niên nằm trong độ tuổi từ
10-19, được chia thành 3 thời kỳ phát triển:
- Thời kỳ VTN sớm: từ 10-13 tuổi
- Thời kỳ VTN giữa: từ 14-16 tuổi
- Thời kỳ VTN muộn: từ 17-19 tuổi [2], [9], [10].
3
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ DẤU HIỆU TUỔI DẬY THÌ
1.2.1. Đặc điểm của tuổi dậy thì
Trong đời người từ nhỏ đến lúc trưởng thành ai cũng phải trải qua tuổi
dậy thì, đó là thời kỳ đặc biệt của những biến đổi đột ngột, mạnh mẽ về tâm
lý, sinh lý, đánh dấu giai đoạn hình thành giới tính, đồng thời với sự phát triển
hoàn thiện của cơ thể, xuất hiện trong tâm tư, tình cảm suy nghĩ của mỗi
người [15], [22].
Tuổi dậy thì thường diễn ra trong khoảng thời gian 2 đến 5 năm [9], [22].
Dấu hiện quan trọng nhất là ở nam giới là lần xuất tinh đầu tiên, có kinh
nguyệt lần đầu tiên ở nữ. Như vậy đủ có thể gây có thai [25].
Tuổi dậy thì sinh học là cơ bản nhưng đó là một quá trình mà tác động
xã hội, gia đình trong quá trình đó rất khác nhau. Vì vậy tuổi bắt đầu dậy thì
(10-13 tuổi) mối quan tâm là làm cho đối tượng tìm hiểu sự phát triển của có
thể như là một tiến trình phát triển tự nhiên. Giữa tuổi dậy thì (14-16 tuổi) là
tuổi phải quan tâm nhiều nhất về tâm lý và tác động xấu của xã hội, cuối tuổi
dậy thì (17-19 tuổi) là tuổi hướng về xã hội, chịu nhiều ảnh hưởng, tác động
của bạn bè và quyết định chí hướng tương lai của vị thành niên [15].
1.2.2. Những dấu hiệu dậy thì trong cơ thể bạn gái:
1.2.2.1. Phát triển chiều cao
Sự phát triển hình thể này thường bắt đầu vào khoảng 10-11 tuổi, đạt
đỉnh cao 12-13 tuổi, kết thúc 14-15 tuổi, thường thì sau 18 tuổi không có phát
triển thêm về chiều cao [15], [17].
1.2.2.2. Vú phát triển
Tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực đầy lên làm cho đôi vú nhú lên và
ngày càng đầy đặn.
Đầu tiên là quầng vú (vùng sẩm quanh nấm vú) đầy lên, sẩm lại. Sau đó
núm vú nhô ra, bầu vú nhú lên nhòn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong quá
4
trình phát triển của vú, có thể vú này phát triển nhanh hơn vú kia một chút,
hoặc đôi khi thấy ngứa hoặc đau tức. Bạn đừng lo điều đó không phải là bất
thường [15], [22].
1.2.2.3. Sự phát triển của khung chậu
So với bạn trai, ở tuổi dậy thì các bạn gái có khung chậu rộng hơn [15].
1.2.2.4. Sự phát triển của lông mu và nách
Cơ thể bạn gái bắt đầu mọc lông nách và lông mu, lông mọc ở vùng bẹn
nhưng giới hạn trên là đường thẳng không vượt qua vòm mu, đó là điều khác
biệt với hệ thống của nam giới [17].
1.2.2.5. Sự hoạt động của các tuyến bã và tuyến mồ hôi tạo ra mùi của cơ
thể và trứng cá.
Việc tăng Androgen trong tuổi dậy thì ở cả nam và nữ dẫn đến việc tăng
độ đầy của da, kính thính, sự phát triển của tuyến bã, thường thì các tuyến này
phát triển nhanh hơn các ống dẫn ra bề mặt của da, kết quả là các lỗ bị bịt lại
gây viêm nhiễm, biểu hiện bằng trứng cá và các mụn mủ.
1.2.2.6. Thay đổi giọng nói
Tiếng nói trở nên trong trẻo, nhẹ nhàng [15].
1.2.2.7. Hoàn chỉnh sự phát triển của cơ quan sinh dục
- Âm hộ Các môi bé và âm vật tăng dần sắc tố.
Môi bé phát triển, không bị môi lớn che như ở trẻ em.
- Âm đạo lớn hơn, thành âm đạo dày hơn. Môi trường âm đạo chuyển từ
kiềm sang acid.
- Thành tử cung trở nên đầy hơn và hoàn thiện hơn, tỷ lệ giữa cổ tử cung
và thân tử cung thay đổi. Ở trẻ em, phần cổ và phần thân dài như nhau, nay
thân phát triển hơn hai lần cổ.
- Buồng trứng chứa khoảng nữa triệu noãn nguyên thủy lúc sinh ra, ở
tuổi dậy thì thì mỗi chu kỳ kinh sẽ có một nang chín rụng [4], [15].
5
1.2.2.8. Bắt đầu hành kinh
Có bạn bắt đầu hành kinh từ năm 10 tuổi, có bạn đến tận 17,18 tuổi: Đây
là dấu hiệu hệ sinh dục bắt đầu hoạt động. Hoạt động này theo chu kỳ: dài
khoảng 21-35 ngày trung bình 28 ngày. Bắt đầu hành kinh là bắt đầu một chu
kỳ, số ngày ra kinh hoảng từ 3-5 ngày, cũng có bạn kéo dài tới 7 đến 8 ngày
[15] từ khi bắt đầu có kinh nguyệt là có khả năng sinh sản ở đối tượng này
[12], [17].
1.2.3. Những dấu hiệu dậy thì trong cơ thể bạn trai
1.2.3.1. Sự phát triển của lông mu
Xuất hiện ở độ tuổi 10 đến 15. Lông mu trở nên thô hơn, sẫm màu, quăn
hơn nhiều và có thể mọc cao lên phía bụng [15].
1.2.3.2. Sự phát triển của tinh hoàn
Thường bắt đầu ở độ tuổi 10 đến 13,5 và được hoàn thiện ở độ tuổi 14,5
đến 18, trong thời kỳ này tinh hoàn to lên, da bìu có màu đỏ và nhăn nheo.
Những thay đổi bên trong của tinh hoàn bao gồm tăng kích thước của các ống
sinh tinh, sự thay đổi các tế bào trên thành ống và bắt đầu sản xuất tinh trùng
[15], [17].
1.2.3.3. Phát triển của hình thể dương vật
Sự phát triển của dương vật bắt đầu ở độ tuổi 10,5 đến 14.5 và hoàn
thiện ở độ tuổi 12,5 đến 16,5 kích thước của dương vật tăng lên trong thời
gian này [15].
1.2.3.4. Sự phát triển của lông, râu
Lông ở nơi khác thường xuất hiện sau khi lông mu phát triển hai năm.
Râu bắt đầu mọc ở góc mép rồi lan ra khắp phía trên của mỗi trên. Sau đó đến
phần trên của má, vùng dưới của môi và cằm. Số lượng lông ở mặt do di
truyền quyết định [15], [22].
6
1.2.3.5. Thay đổi về giọng nói
Sự thay đổi về giọng nói thường diễn ra từ từ và tương đối muộn, nó
thường chia làm hai giai đoạn:
-Sự thay đổi giọng sớm, trước khi xuất tinh lần đầu tiên
- Rồi trở nên trầm, sau khi có lông nách và chiều cao phát triển tối đa [15].
1.2.3.6. Phát triển các tuyến bã và tuyến mồ hôi
Gây nên mùi của cơ thể và mụn trứng cá, là mối quan tâm phổ biến ở
nhiều thanh niên (do tăng Androgen) [15].
1.2.3.7. Xuất tinh lần đầu có nghĩa là bắt đầu gây có thai
Thường xuất hiện sau khi tinh hoàn phát triển một năm, ở độ tuổi 14,5 đến
15 và bắt đầu có khả năng gây có thai cho nữ giới nếu quan hệ tình dục [15].
1.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA SỨC KHOẺ SINH SẢN
- Chăm sóc phụ nữ khi mang thai, chăm sóc bà mẹ và trẻ trong khi sinh
và sau khi sinh.
- Kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai
- Nạo hút thai an toàn và giảm tác hại của việc nạo hút thai.
- Phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây qua đường
tình dục (LTQĐTD), nhiễm HIV/AIDS.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) đối với vị thanh niên [15], [17],
[22].
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ
THÀNH NIÊN
1.4.1. Các yếu tố thuộc về bản thân vị thành niên
1.4.1.1. Tuổi
Ngày nay do ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, bởi cuộc sống hiện đại, tuổi vị
thành niên dài hơn trước đây: tuổi dậy thì có kinh đến sớm hơn, tuổi lấy vợ
lấy chồng muộn hơn [15].
7
1.4.1.2. Tình trạng văn hóa
Tuổi học đường lứa tuổi VTN cũng dài hơn trước đây, tình yêu tuổi học
đường, tình dục trước hôn nhân mà lại không có kiến thức để bảo vệ dẫn đến
có thai ngoài ý muốn làm cho các bạn gái phải bỏ học để lấy chồng hoặc phải
đi nạo thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong tình trạng cơ thể còn bị người
yêu ruồng bỏ [15], [17], [22].
1.4.1.3. Tình trạng kinh tế
Sự kết hôn của các bạn nam, nữ trong điều kiện chưa chưa có công ăn
việc làm, đời sống hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến SKSS vị thành niên.
Sự kết hôn sớm làm cho các bạn gái sớm trở thành những người mẹ khi
chính bản thân họ chưa đủ độ tuổi trưởng thành làm ảnh hưởng đến bản thân
họ, đến những đứa con và hạnh phúc gia đình [15].
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
1.4.2.1. Các ảnh hưởng của văn hóa truyền thống
Nền văn hóa truyền thống Á Đông với quan điểm “Nam nữ thụ thụ bất
tương thân” với chuẩn mực “chữ trinh đáng giá nghìn vàng” cho đến nay
không còn thích hợp với tư duy và lối sống hiện đại.
Tuy nhiên quá trình chuyển đổi đã và đang mang đến nhiều điều không
có lợi cho SKSS vị thành niên do các yếu tố sau đây:
- Bản thân các bạn trẻ thích khám phá điều mới, thích mình có lối sống
“hiện đại”.
- Trong khi cha mẹ lại quá bận rộn với công việc, ít chú ý đến giáo dục
nhân cách, tình dục cho trẻ, né tránh, không muốn trao đổi cởi mở, chỉ dẫn tận
tình cho trẻ, và sợ rằng “vẻ đường cho hươu chạy”.
- Giáo dục giới tính cho giới trẻ trong trường học đang ở giai đoạn thí
điểm còn hạn chế vì chưa thống nhất về chủ trương [15], [17], [22].
8
1.4.2.2. Giáo dục về bình đẳng giới
- Giáo dục về bình đẳng giới cho vị thành niên chưa được quan tâm
ngay cả bình đẳng giới trong quan hệ tình dục cũng chưa được đề cập tới, dẫn
đến những hậu quả cho các bạn gái nhiều hơn, nhất là việc cưỡng bức tình
dục hiện nay cũng là một vấn đền cần đặc biệt quan tâm.
- Sự bình đẳng giới trong quan điểm, thích con trai hơn con gái cũng đưa
đến tình trạng trong các gia đình nếu khó khăn các bạn gái thường phải bỏ học
để kiếm sống do trình độ văn hóa, vị thế của các bạn gái thường thấp hơn.
- Chỉ số liên quan đến phát triển thế giới (GDI) Việt Nam xếp thứ 101.
Trong số…nước trên thế giới (UNDP -1997), do đó chúng ta cần phải cố gắng
nhiều về bình đẳng giới trong phát triển.
- Giáo dục kỷ năng sống chưa được quan tâm (ví dụ các kỹ thuật về xác
định giá trị, kỷ năng kiên định, từ chối kỷ năng giao tiếp, ứng xử, kỷ năng ra
quyết định v.v…) Các kỷ năng tâm lý xã hội này ảnh hưởng rất lớn đến
SKSSVTN [15], [17], [22].
1.5. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Cùng với sự phát triển về thể chất tâm thần, sinh lý trong giai đoạn này
cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong sự nghiệp phát triển của lứa tuổi này. Chính những thay đổi này đã hình
thành nên một nhân cách riêng biệt, khác hẳn với các tuổi khác. Nó được thể
hiện qua rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực tạo nên những nét đặc trưng riêng về
tâm sinh lý của tuổi VTN [17], [22].
1.5.1. Về học tập
Bắt đầu có ý thức, có mong muốn tiến bộ, nhưng có lòng tự trọng cao
nên dễ tự ái, thái độ đối với học tập chóng thay đổi, từ tích cực đến tiêu cực,
có trách nhiệm đến thờ ơ lãnh đạm.
9
1.5.2. Về giao tiếp
Ở lứa tuổi này rất thích quan hệ với người lớn và mong muốn có mối
quan hệ bình đẳng, được tôn trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân đưa đến
xung đột mâu thuẩn, nếu bị chỉ trích phê bình, dễ tạo ra trạng thái bất bình,
bướng bỉnh đồng thời ít tin tưởng vào người lớn và làm cho việc giáo dục
kém tác dụng. Với bạn bè cùng tuổi cần có sự tôn trọng, bình đẳng, chân
thành, trung thực, có khuynh hướng thích làm bạn với đối tượng nhiều người
tôn trọng hoặc cùng sở thích.
1.5.3. Về trí tuệ
Khả năng phân tích tổng hợp phát triển, trí nhớ cũng thay đổi về thể chất,
tuy nhiên nó phụ thuộc vào sự chú ý, nghĩa là đối tượng cần phải có sự hứng
thú để kích thích các em phát triển về tư duy.
1.5.4. Về sinh sản
Diễn ra khá phức tạp, đặc điểm bày bị ảnh hưởng bởi sự phát dục và sự
thay đổi các cơ quan nội tạng trong cơ thể VTN như sau:
- Thường hay mơ mộng tưởng tượng
- Vui buồn nhạy cảm, dễ kích động, ham thích những điều mới lạ.
- Chưa có khả năng đánh giá và kiểm soát những hành vi tình dục nên dễ
tạo ra những lệch lạc trong quan hệ tình dục.
- Ở lứa tuổi này bắt đầu có cảm giác kích dục. Khi quan hệ với các bạn
khác giới thực ra đây chỉ là một cách để trẻ muốn biểu lộ những lo lắng về
tình dục, muốn tìm hiểu thế giới của con người [17], [22].
1.6. DỊCH TỄ HỌC CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ
THÀNH NIÊN
- Hiện nay có thai ở lứa tuổi VTN vẫn khá phổ biến và số lượng ngày
một tăng nhiều ở một số nước phát triển như châu Phi, châu Mỹ La Tinh, do
10
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội, phong tục tập quán tôn giáo và
pháp luật ở mỗi nước khác nhau.
- Theo thống kê ở bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí minh năm
1996 tỷ lệ phụ nữ có thai <20 tuổi là 43.3% theo Hồ Ngọc Điệp điều tra 1999
ở thành phố Hồ Chí Minh, phụ nữ có thai ở lứa tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ
23.5% [17], tỷ lệ này tuy thấp hơn một nước đang phát triển trong khu vực,
nhưng sinh đẻ ở tuổi VTN ảnh hưởng đến SKSS vị thành niên.
1.6.1. Tỷ lệ có thai, nạo hút thai và sinh đẻ ở lứa tuổi vị thành niên
Phụ nữ VTN có thai và sinh đẻ sớm muộn rất khác nhau tùy theo từng
vùng trên thế giới. Ngay trong một nước các tỷ lệ trên cũng thay đổi rất nhiều.
Ở nhiều nước Châu Phi trên một nữa số phụ nữ và ở châu Mỹ La Tinh thì trên
1/3 số phụ nữ đã có trước tuổi 20 [5].
Tỷ lệ sinh đẻ ở VTN cũng thay đổi tùy theo từng nước: ví dụ những năm
cuối của thập kỷ 80 có 31% những phụ nữ trẻ ở Ai Cập sinh con trước tuổi 20
so với 13% phụ nữ ở Tunisia [1], [5].
Những điều tra gần đây ở châu Mỹ La Linh và vùng biển Caribe cho
thấy 1/5 đến 2/3 số trẻ sinh đã được thụ thai trước kết hôn. Ở Indonesia 1/5 số
trẻ cũng được thụ thai trước cưới ở phụ nữ 20-25 tuổi không kể cưới hay
không cưới. Tỷ lệ có thai ở VTN ở nhiều nước khá cao. Ở 6 nước châu Phi
thai nghén không dự định giao động từ 50-90% trong số VTN chưa có chồng
và 25-40% trong số VTN có chồng. Ở vùng châu Mỹ La Linh và vùng biển
Caribe khoảng 40-50% trẻ em sinh ra của VTN là không dự định [5].
Số nạo phá thai nhiễm trùng trong thiếu nữ 15-19 tuổi được ước tính là
khoảng 5 triệu trong tổng số 50 triệu ca phá thai hàng nămTỷ lệ nạo phá thai
ở nước ta hiện nay đang còn rất cao. VTN có vẻ trưởng thành sớm hơn và các
hoạt động tình dục cũng lớn. Do đó nạo phá thai cảu VTN cũng chiếm 1 tỷ lệ
khá cao.
11
Theo thống kê chính thức, năm 1995 cả nước ta có chừng 1,4 triệu ca
nạo hút thai và 10 tháng đầu năm, con số này là 1.009 triệu ca nạo phá thai
trong đó dưới 20 tuổi chiếm chừng 1/5 tổng số [5], [17].
1.6.2. Những vấn đề sức khoẻ sinh sản như bệnh lây qua đường tình dục
của vị thành niên [4]
Theo đánh giá của WHO thì hằng năm có trên 25 triệu người mới bị
nhiễm các bệnh LTQĐTD mà tỷ lệ cao nhất là ở tuổi 20.24, thứ hai là 15-19
tuổi. Người trẻ là nhóm có nguy cơ cao của loại bệnh này bởi họ có hàng loạt
quan hệ tình dục mà lại ít dùng bao cao su (BCS) nhiều người lây truyền, mắc
AIDS từ khi còn ở tuổi này. Nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD là AIDS thì chung
cho cả nam lẫn nữ nhưng cao hơn [5], [11], [15].
Theo đánh giá của WHO thì hằng năm có thêm 25 triệu người mới bị lây
nhiễm các bệnh LTQĐTD mỗi năm. Nghiên cứu trên phạm vi nhỏ hơn ở
Kenia, Nigeria, Sierra Leone tỷ lệ thay đổi từ 16-36% ở mỗi thành phố Peru
trong một số trường trung học 23% học sinh có bệnh LTQĐTD và ở mỹ 1/8
VTN đăng ký bệnh LTQĐTD hàng năm [5].
Nguy cơ lớn nhất của BLTQĐTD là giao hợp với nhiều đối tượng hoặc
một đối tượng, nhưng đối tượng ấy lại nhiều bạn tình. Bên cạnh đó một số trẻ
VTN bị lạm dụng tình dục, bao gồm cả trẻ lang thang, những người làm nghề
mại dâm. Đối với trẻ nghiện hút cũng là những thời cơ tốt cho BLTQĐTD và
có thai ngoài ý muốn.
1.7. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
Nước ta là một nước phương đông, trước đây chịu nhiều ảnh hưởng của
tư tưởng phong kiến, vì thế chuyện tình dục vẫn được xem là một vấn đề cấm
kỵ và đều tránh né khi đề cập.
Từ những năm 80 công tác giáo dục giới tính ở nước ta cũng bắt đầu
được đề cập trong một số báo cáo kế hoạch giáo dục hay các buổi sinh hoạt
12
mang tính chất câu lạc bộ (CLB). Đến năm 1998, được sự tài trợ của quỹ dân
số liên hiệp quốc (UNFDA) cùng với sự trợ giúp kỹ thuật của UNESCO khu
vực, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phối hợp cùng viện kế hoạch Giáo dục Việt
Nam thực hiện sự đề nghiệm giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học
sinh lớp 9, 10,11,12 ở nước ta.
Đề án VIE/88/P09 được tiến hành trong 4 năm từ 1998 -1991, cuối đợt
dạy thí điểm ban chủ nhiệm và ban chỉ dạo đề án của các tỉnh đã tiến hành các
công trình nghiên cứu khoa học, thu thập ý kiến học sinh, phụ huynh và giáo
viên, thống kê ý kiến điều tra cho thấy tỷ lệ chấp nhận dạy chương trình giáo
dục đời sống gia đình và giới tính ở học sinh là 90,8%, giáo viên là 94,8% và
cha mẹ là 87,1% chứng tỏ đây là một yêu cầu thực tiễn của xã hội, cần mạnh
dạn khẩn trương, triển khai kịp thời.
Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có chương trình giáo dục giới tính một
cách hệ thống và khoa học như mọi người mong muốn. Tại diễn đàn của hội
KHHGĐ với các cơ quan thông tin về sức khỏe sinh sản VTN - thanh niên
ngày 13.01.2000 GS Phạm Song, chủ tịch hội cho biết đến nay vẫn chưa có
một chương trình cấp bộ hay cấp quốc gia về SKSS và sức khỏe tình dục cho
đối tượng VTN - thanh niên.
Tóm lại, VTN là giai đoạn phát triển của con người, trong đó những thay
đổi về tâm sinh lý diễn ra khá phức tạp. Vấn đề tâm sinh lý cơ thể và nhân
cách đôi khi được bộc lộ như người trưởng thành nhưng trên thực tế thì lứa
tuổi này chưa có sự trưởng thành về cơ thể cũng như về nhân cách.
Do vậy, cần có một lối sống lành mạnh, tiếp thu một nền giáo dục đúng
đắn, khoa học thì sự trưởng thành mỗi ngày một hoàn thiện.
13
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THPT Hai Bà Trưng thành
phố Huế độ tuổi 16-18 tuổi (tuổi VTN).
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại trường THPT - Hai Bà Trưng - Huế
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu
Mẫu toàn bộ, tất cả các em học sinh trường Trung Học phổ thông
(THPT) - Hai Bà Trưng - thành phố Huế .
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi tiến hành lập danh sách học sinh lớp 11 Trường THPT- Hai
Bà Trưng là đơn vị mẫu để chọn. Chúng tôi có được 312 em độ tuổi 17.
2.3.4. Kỷ thuật thu thập thông tin
Các thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
thông qua các công cụ là bộ câu hỏi phỏng vấn. Điều tra viên sẽ hỏi trực tiếp
các em học sinh với các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
2.3.5. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành: 20/12/2008 đến 20/03/2009.
2.4. CÁC NỘI DUNG THU THẬP
Các thông tin thu thập tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
14
2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
-Họ và tên :
- Tuổi:
2.4.2 Trình độ học vấn của người nuôi dưỡng
- Mù chữ
- Tiểu học
- Trung học cơ sở (THCS)
- THPT.
- THCN, CĐ, ĐH.
2.4.3. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của vị thành niên
- Em thấy kinh nguyệt bắt đầu mấy tuổi? (dành cho nữ)
- Em có biết vệ sinh kinh nguyệt không? (dành cho nữ).
- Em có biết chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiều không? (dành cho nữ).
+ Dưới 28 ngày
+ 30-45 ngày
+ Trên 45 ngày.
- Em có biết thời gian hành kinh kéo dài bao nhiêu ngày? (dành cho nữ).
+ 3 ngày
+ 5 ngày
+ Trên 5 ngày.
- Tuổi kết hôn cho phép là bao nhiêu đối với nam và nữ.
- Em đã nghe nói quan hệ tình dục chưa?
- Em nhận nguồn thông tin này từ đâu?
+ Nhà trường
+ Tivi, sách báo
+ Cha mẹ
15
+ Bạn bè
+ Cán bộ y tế
+ Khác
- Em có biết biện pháp tránh thai không ?
- Kể tên các biện pháp tránh thai mà em biết.
+ Bao cao su
+ Thuốc tiêm
+ Tính vòng kinh
+ Dụng cụ tử cung
+ Đình sản
+ Xuất tinh ngoài âm đạo
+ Khác
- Em nhận thông tin này từ đâu ?
+ Nhà trường
+ Tivi, sách báo
+ Cha mẹ
+ Bạn bè
+ Cán bộ y tế
- Các em đã mắc các triệu chứng sau chưa ?
+ Ngứa bộ phận sinh dục
+ Đau ở bộ phận sinh dục
+ Đau bụng dưới
+ Rát buốt khi đi tiểu
+ Chảy máu âm đạo bất thường
+ Khác.
- Em làm gì khi có dấu hiệu trên
16
+ Tới cơ sở y tế
+ Nói với cha mẹ
+ Nói với anh chị
+ Nói với họ hàng
+ Tới thầy lang
+ Nói với người khác
- Em có biết các bệnh lây qua đường tình dục không ?
- Em hãy kể bệnh lây qua đường tình dục mà em biết.
+ HIV/AIDS
+ Giang mai
+ Lậu
+ Viêm gan siêu vi B
+ Không biết
+ Khác
- Em nhận thông tin này từ đâu ?
+ Nhà trường
+ Đài, tivi
+ Sách báo, tạp chí
+ Bạn bè
+ Cha mẹ
+ Cán bộ y tế
+ Khác
2.4.4 Một số yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến sự hiểu biết với các câu hỏi
liên quan đến
+Do tâm lí bản thân ngại ngùng
+ Do tâm lí e ngại khi tiếo xúc với dịch vụ
+ Do thiếu thông tin từ bao chí ,ti vi , đài
17
2.5 ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Qua kết quả chúng tôi thu được sẽ tiến hành tập hợp số liệu và phân tích
- Kiến thức hiểu biết chung và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Sự hiểu biết của các em về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ vị thành niên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của các em với dịch vụ sức
khỏe sinh sản .
2.6. XỬ LÝ KẾT QUẢ
- Kết quả phỏng vấn được ở các đối tượng sẽ được trình bày ở dưới
dạng bảng .
- Xử lý kết quả theo phương pháp thống kê Y học .
- Tính theo tỉ lệ % .
- So sánh tỉ lệ giữa nam và nữ.
18
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ NAM VÀ NỮ
Bảng 3.1. Tỷ lệ nam và nữ
Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 130 41,7
Nữ 182 58,3
Tổng cộng 312 100
Trong số 312 học sinh được nghiên cứu có 130 em là nam chiếm tỷ lệ
41,7% và 182 em là nữ chiếm tỷ lệ 58,3%
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
19
Biểu dồ: 3.1. Tỷ lệ nam và nữ
3.2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tôn giáo
Bảng 3.2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tôn giáo
Tôn giáo
Mẫu nghiên cứu.
Số đối tượng Tỷ lệ (%)
Phật giáo 102 32,7
Thiên chúa 45 14,4
Không 165 52,9
Tổng cộng 312 100
Có 102 em theo đạo phật chiếm tỷ lệ 32,7% và không theo tôn giáo nào
chiếm tỷ lệ 52,9%.
3.2.2. Phân bố môi trường sống của mẫu nghiên cứu
Bảng 3.3 Phân bố môi trường sống của mẫu nghiên cứu
Môi trường sống
Mẫu nghiên cứu.
Số đối tượng Tỷ lệ (%)
Với cha mẹ 267 85,6
Với cha 11 3,5
Với mẹ 14 4,5
Cha mẹ kế 4 1,3
Mẹ kế/dượng 3 1
Anh chị em 10 3,2
Họ hàng 2 0,6
Bạn bè 1 0,3
Tổng cộng 312 100
Sống với bố mẹ có 267 em chiếm tỷ lệ đến 85,6%.Có 14 em chiếm
tỷ lệ 4,5% là sống với mẹ.
3.2.3. Đặc điểm trình độ văn hoá của người nuôi dưỡng
Bảng 3.4. Trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá Mẫu nghiên cứu
20
Số lượng Tỷ lệ (%)
Mù chữ, tiểu học 22 7,3
THCS 47 15
THPT 112 35,8
Đại học, cao đẳng 131 41,9
Tổng 312 100
Biểu dồ: 3.2. Trình độ văn hóa
Có 131 người nuôi dưỡng các em học sinh có trình độ Đại học, cao
đẳng chiếm tỷ lệ 41,9%. Có 112 người nuôi dưỡng các em học sinh có trình
độ THPT chiếm tỷ lệ 35,8%. Và 22 người nuôi dưỡng các em học sinh trình
độ mù chữ hoặc tiểu học chiếm tỷ lệ 7,3%.
3.2.4. Đặc điểm về nơi sống của đối tượng
Bảng 3.5. Nơi sống của đối tượng
Nơi sống
Mẫu nghiên cứu
Số lượng Tỷ lệ (%)
Thành phố 199 63,7
Vùng lân cận và 113 36,3
21
nông thôn
Tổng cộng 312 100
Biểu đồ: 3.3. Đặc điểm nơi sống của đối tượng
Các em sống ở thành phố 199 em chiếm tỷ lệ 63,7%, còn lại 113 em
sống ở vùng lân cận và nông thôn chiếm tỷ lệ 36,3%.
3.3. HIỂU BIẾT CỦA CÁC EM HỌC SINH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
3.3.1. Nghe nói về biện pháp tránh thai
Bảng 3.6. Nghe nói về biện pháp tranh thai
Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có biết BPTT: 105 80,7 153 84,1
Không biết BPTT 25 19,3 29 15,9
Tổng cộng 130 100 182 100
- Phần lớn các em biết biện pháp tránh thai có 105 em nam chiếm tỷ lệ
80,7% và 153 em nữ chiếm tỷ lệ 84,1%.
3.3.1.1. Về biện pháp tránh thai mà các em biết
Bảng 3.7. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng uống thuốc
Biện pháp tránh thai Nam Nữ
22
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có biết về uống thuốc
ngừa thai
105 80,7 122 67
Không biết về uống
thuốc ngừa thai
25 19,3 60 33
Tổng cộng 130 100 182 100
Tỷ lệ không hiểu biết về biện pháp tránh thai bằng thuốc đối với nam
giới là 25 trường hợp chiếm tỷ lệ là 19,3%. Tỷ lệ không hiểu biết về biện pháp
tránh thai bằng thuốc đối với nữ giới là 60 trường hợp chiếm tỷ lệ là 33 %.
23
3.3.1.2. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng bao cao su
Bảng 3.8. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng bao cao su
Biện pháp tránh thai
Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có biết về bao cao su 95 73 140 76,9
Không biết về bao cao
su
35 27 42 23,1
Tổng cộng 130 100 182 100
Tỷ lệ em nam có biết về bao cao su là 73%, các em nữ là 76,9%.
3.3.1.3. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung
Bảng 3.9. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung
Biện pháp tránh thai
Nam Nữ
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Có biết về dụng cụ tử cung 20 15,3 54 41,5
Không biết về dụng cụ tử cung 110 84,7 128 58,5
Tổng cộng 130 100 182 100
Hiểu biết về dụng cụ tử cung của các em nam là 15,3%, các em nữ là 41,5%.
3.3.1.4. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng tính vòng kinh
Bảng 3.10. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằngtính vòng kinh
Biện pháp tránh thai
Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có biết về vòng kinh 40 30,8 66 36,2
Không biết vòng kinh 90 69,2 116 63,8
Tổng cộng 130 100 182 100
Số em nam biết về vòng kinh chiếm tỷ lệ 30,8% các em nữ chiếm tỷ lệ 36,2%.
3.3.1.5. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng phương pháp đình sản
Bảng 3.11. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng phương pháp
đình sản nam nữ
Biện pháp tránh thai
Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có biết về phương pháp
đình sản nam nữ
25 19,3 18 9,9
Không biết phương 105 80,7 164 90,1
24
pháp đình sản nam nữ
Tổng cộng 130 100 182 100
Có 25 em nam chiếm tỷ lệ 19,2% và 18 em nữ chiếm tỷ lệ 9,9% về
phương pháp đình sản.
3.3.1.6. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai bằng phương pháp xuất tinh
Bảng 3.12. Hiểu biết về các biện pháp tranh thai thai băng phương
pháp xuất tinh
Biện pháp tránh thai
Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có biết về phương pháp
phương pháp xuất tinh
37 28,5 31 17
Không biết phương
pháp xuất tinh
93 71,5 151 83
Tổng cộng 130 100 182 100
Chỉ có 28,5% em nam và 17% em nữ biết về phương pháp xuất tin
25