Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh lao không phải là bệnh di truyền mà là bệnh nhiễm khuẩn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.12 KB, 4 trang )




Bệnh lao không phải là
bệnh di truyền mà là
bệnh nhiễm khuẩn
Trước đây người ta quan niệm lao là bệnh di truyền vì thấy người bị lao thì
trong gia đình cũng có nhiều người bị: ông, bà, cha, mẹ, con cái.
Hơn 100 năm trước đây, Robert Koch đã chứng minh được lao là bệnh
nhiễm khuẩn khi ông tìm thấy trong đờm người lao phổi có loại trực khuẩn
hình que kháng cồn, kháng toan được gọi là trực khuẩn Koch (BK). Trực
khuẩn lao có nhiều loại. Đáng chú ý nhất là các loại sau:

Trực khuẩn lao người là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao ở người.
Trực khuẩn lao châu Phi. Chủ yếu gây bệnh ở vùng Tây Phi châu.
Trực khuẩn lao bò. Chủ yếu gây bệnh cho các động vật có sừng (trâu, bò )
Nếu như trực khuẩn lao người và trực khuẩn lao châu Phi có thể gây nhiều
loại lao trong đó quan trọng nhất là lao phổi thì trực khuẩn lao bò thường là
nguyên nhân của lao ruột, lao da, lao hạch.

Trực khuẩn lao không điển hình là nguyên nhân quan trọng gây lao ở những
người nhiễm HIV/AIDS, những bệnh nhân suy giảm miễn dịch do mọi
nguyên nhân (do mắc các bệnh mạn tính kéo dài như bệnh tiểu đường, suy
gan .vv do cơ thể suy kiệt, suy đinh dưỡng hoặc do nhiễm các loại virus
làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể như nhiễm virus sởi, do điều trị
các thuốc chống ung thư, các thuốc gây suy giảm miễn dịch như azathioprin,
methotrexat, cyclophosphamid do dùng các thuốc chống loại bỏ mảnh
ghép khi ghép tạng: ghép thận, ghép gan , do điều trị corticoid kéo dài, do
mắc bệnh bụi phổi v.v ).
Trực khuẩn lao không điển hình lá các trực khuẩn kháng cồn kháng toan
giống các trực khuẩn lao về mặt hình thái nhưng có đặc điểm sinh học và


khả năng gây bệnh không giống trực khuẩn lao.
Runyon (1959) đã xếp trực khuẩn lao không điển hình thành bốn nhóm:
 Nhóm 1: gồm các trực khuẩn có khả năng sinh sắc tố ngoài ánh sáng.
Đó là M.Kansasii, M.Lucifla vum "trực khuẩn vàng" (nhóm Runyon
1)
 Nhóm 2: gồm các trực khuẩn sinh ra màu sắc sẫm có ánh sáng thì sắc
tố vàng da cam của chúng không thể hiện hoàn toàn (nhóm Runyon 2)
còn gọi là trực khuẩn da cam. Đó là M.Aquae, M.Scrofulaceum
 Nhóm 3: gồm các trực khuẩn không sinh sắc tố (typ Battey, nhóm
Runyon 3). Đó là M.Xenopei
 Nhóm 4: gồm các trực khuẩn mọc nhanh, sau 48 giờ nuôi cấy để phát
triển (nhóm Runyon 4). Đó là M.phlei, M.smegmatis


Các trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình trước thập kỷ 80 của
thế kỷ này ít được chú ý vì không mấy khi gây bệnh ở người. Chỉ những
bệnh nhân bị bệnh bụi phổi, những người điều trị corticoid kéo dài v.v mới
có thể mắc bệnh do các trực khuẩn này gây nên.

Tình hình thay đổi hẳn từ khi đại dịch nhiễm HIV/AIDS lan tràn trên thế
giới.
Nhiễm HIV/AIDS làm suy sụp bộ máy miễn dịch của cơ thể, làm cho bất kỳ
một yếu tố nào trước đó không có khả năng gây bệnh có thể gây bệnh cho cơ
thể.
Các trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình ngày càng gặp nhiều
hơn trong các thể lao ở người AIDS chính vì lý do nói trên.


×