Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chuyên đề 5 - trách nhiệm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.5 KB, 9 trang )

Chuyên đề 5 (câu 17)
“CSR- đó không còn là những hành
động thiện nguyện tự phát theo tiếng
nói của lương tri hay những đóng góp
theo phong trào nữa, mà nó đã là một
phần chiến lược không thể tách rời của
doanh nghiệp”
Phạm Phú Ngọc Trai, nguyên TGĐ Pepsico Việt nam.
Hãy phân tích quan điểm trên.
Đôi nét về Phạm Phú Ngọc Trai
Ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch của Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn
cầu GIBC – Global Integration Business Consultants, kiêm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn đối
ngoại PepsiCo Đông Nam Á.
Từ đây, ông Trai chính thức trở thành Chủ tịch của Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội
nhập Toàn cầu GIBC – Global Integration Business Consultants, đồng thời tiếp tục hỗ trợ
PepsiCo ở vị trí Chủ tịch Hội đồng Cố vấn đối ngoại PepsiCo Đông Nam Á.
Khởi đầu sự nghiệp từ vị trí một chuyên viên xuất nhập khẩu của Bộ Ngoại thương,
sau đó là Phó giám đốc Công ty FoodexCo quận 3, Chủ tịch hội đồng quản trị Tribeco,
Tổng giám đốc SP.Co, Phạm Phú Ngọc Trai được biết đến nhiều hơn ở cương vị Tổng
Giám đốc PepsiCo Đông Dương, một trong những CEO người Việt hiếm hoi của một tập
đoàn đa quốc gia. “Cái duyên” của ông với tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới này
bắt đầu từ vị trí Giám đốc điều hành của một nhà máy đóng chai, và cũng là đối tác của
PepsiCo.
Sau đó, trên cương vị lãnh đạo của PepsiCo Đông Dương, những đóng góp to lớn của
ông Trai đã giúp PepsiCo đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận mà điển hình nhất là sự
thành công của các sản phẩm như Twister, Sting, Aquafina hay Poca trên thị trường Việt
Nam, mang lại doanh số ấn tượng và lợi nhuận bền vững.
Nhờ đó, trong 5 năm qua, PepsiCo Việt Nam đã 4 lần vinh dự nhận giải thưởng
DMK (Donald M. Kendall) – giải thưởng danh giá nhất của PepsiCo toàn cầu dành cho
những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong năm. Bên cạnh những thành công về
mặt kinh doanh, PepsiCo dưới sự lãnh đạo của Phạm Phú Ngọc Trai còn là một công ty


có nhiều hoạt động xã hội tích cực đối với cộng đồng.
Ông đặc biệt chú trọng đến CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp), và bằng những nỗ lực của mình và các cộng sự, ông đã xây dựng
hình ảnh một PepsiCo ấn tượng, gần gũi và thân thiện thông qua các chương trình tình
nguyện, những hoạt động hợp tác và hỗ trợ các tổ chức từ thiện, những chương trình học
bổng hỗ trợ sinh viên và các chương trình phát triển tài năng trẻ…
Ông đã có một câu nói rất hay đó là “CSR-Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đó
không còn là những hành động thiện nguyện tự phát theo tiếng nói của lương tri hay
những đóng góp theo phong trào nữa, mà nó đã là một phần chiến lược không thể
tách rời của doanh nghiệp.”
1. CSR là gì?
- Hội đồng Thương mại Thế giới định nghĩa : “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
là sự cam kết trong việc ứng xử một cách hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh
tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng
như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”.
- Theo Ngân hàng thế giới: “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về
giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển
nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát
triển chung của xã hội”.
- Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là
những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt
được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với
xã hội”.
2. Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp
ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn
cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ,

phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế
nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực
sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm
với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên
môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo
quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá
và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng,
an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và
cạnh tranh.
Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và
phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã
hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp - mà đại diện là
người quản lý, điều hành - với những điều kiện ràng buộc chính thức.
Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích
tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp
những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư,
v.v… Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các
hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được
thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
- Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp
phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.
Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi
trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những
hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ
bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) điều tiết cạnh tranh;

(2) bảo vệ người tiêu dùng;
(3) bảo vệ môi trường;
(4) an toàn và bình đẳng;
(5) khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi
được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách
nhiệm pháp lý của mình
- Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi
và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ
thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì
các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc
nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và
xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật.
Các công ty phải đối xử với các cổ đông và những người có quan tâm trong xã hội
bằng một cách thức có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn
của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức là vô cùng quan trọng. Vì đạo đức là một phần
của trách nhiệm xã hội, nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết,
tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ đông và hiểu biết về
bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những
nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của
công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam
cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
- Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái)
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi
và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã
hội. Ví dụ như, thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình
thức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyện của công ty đó.
Những đóng góp có thể trên bốn phương diện:

(1) Nâng cao chất lượng cuộc sống;
(2) San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ;
(3) Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên; và
(4) Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.
Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng
đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách
nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng
cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng
đồng và phúc lợi xã hội. Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể cho giáo
dục, nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các công ty không chỉ trợ
giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước, mà họ còn tham gia gánh vác trách
nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối
khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội.
Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các
doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài
những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý
sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội, thì nó không thể không
ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho
hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu
điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.
3. Tầm quan trọng của CSR:
 Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ
những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi
lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng v.v.
 Người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính
phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với
quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng.
 Những DN không tuân thủ CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường
quốc tế
 Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững"

được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm tôn vinh các doanh
nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập
Lợi ích đem lại từ CSR:
Lợi ích ngắn hạn
 các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR.
Lợi ích dài hạn
 Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín công ty
 tạo ra ưu thế trong cạnh tranh kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
 cải thiện quan hệ trong công việc: khách hàng và các đối tác
 tăng năng suất lao động
Chính vì vậy CSR là một phần chiến lược không thể tách rời của doanh nghiệp vì tầm
quan trọng và lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp.
4. Tình hình hoạt động CSR ở các nước và Việt Nam
4.1 Hoạt động CSR ở các nước phát triển
CSR đã trở thành một phong trào thực thụ và truởng thành, phát triển rộng khắp thế
giới. Nguời tiêu dùng tại các nuớc Âu-Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm dến chất lượng
sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó, có thân thiện với
môi truờng sinh thái, cộng đồng, nhân đạo, và lành mạnh. Nhiều phong trào bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng và môi truờng phát triển rất mạnh, chẳng hạn như phong trào tẩy chay
thực phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản xuất đồ ăn nhanh, nước
giải khát có ga; phong trào thương mại công bằng FairTrade (bảo đảm điều kiện lao động
và giá mua nguyên liệu của nguời sản xuất ở các nuớc thế giới thứ 3), phong trào tẩy
chay sản phẩm sử dụng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao dộng trẻ em (nhằm vào
công ty Nike, Gap), phong trào tiêu dùng theo lương tâm (shopping with a conscience)…
- Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào chương
trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chương trình đã được
thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh,
năng luợng mặt trời, cải thiện nguồn nuớc sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường
học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu
vắc-xin phòng chống AIDS và các bệnh dịch khác ở các nước nhiệt đới, đang phát

triển. Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như TNT,
Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss,
GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, BP,
ExxonMobil…
- Theo tổ chức Giving USA Foundation, số tiền các doanh nghiệp đóng góp cho các
hoạt động xã hội trên tòan thế giới lên đến 13,77 tỷ USD (năm 2005) và gần 1.000
công ty dược đánh giá là “công dân doanh nghiệp tốt”. Nổi bật là trường hợp ngân
hàng Grameen do TS. Muhammad Yunus đã cung cấp tín dụng vi mô cho 6,6 triệu
nguời, trong đó 97% là phụ nữ nghèo ở Bangladesh vay tiền để cải thiện cuộc
sống (ông đã được trao giải Nobel hòa bình năm 2006). Hiện nay, hầu hết các
công ty đa quốc gia đều xây dựng các bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) có tính
chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên của mình trên tòan thế giới. Lợi ích đạt
được qua những cam kết CSR đã được ghi nhận. Không những hình ảnh công ty
được cải thiện trong mắt công chúng và nguời dân địa phương giúp công ty tăng
doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục dầu tư được thuận lợi hơ, mà ngay
trong nội bộ công ty, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng
lên, cũng như các chương trình tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động
cho công ty không nhỏ.
4.2 Hoạt động CSR tại Việt Nam
CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia
đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử và
chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị
trường khác nhau. Do đó, các nội dung CSR được các công ty nước ngòai thực hiện có
bài bản và đạt hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêu
Việt Nam” của công ty Honda -Vietnam; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình đạo tạo tin học Topic64 của
Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng
hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung; chương trình khôi phục thị
lực cho trẻ em nghèo của Western Union
Đối với doanh nghiệp trong nước, các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầu

tiên tiếp cận với CSR. Hầu hết các đơn hàng từ châu Âu- Mỹ- Nhật đều đòi hỏi các doanh
nghiệp may mặc, giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hay
đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm (đối với các xí nghiệp thủy sản) Ngoài ra, nhiều
công ty tư nhân trong nước nắm bắt vấn đề CSR khá nhạy bén. Một số công ty chủ động
thực hiện CSR và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn Mai Linh,
Tân Tạo, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Kinh Đô…
Nhận thức của cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR trong thời
gian gần đây có những phát triển tích cực và nhanh chóng; một phần cũng xuất phát từ
bức xúc của công luận qua những vụ ô nhiễm môi trường; nhiễm độc thực phẩm và gian
lận thương mại nghiêm trọng. Điển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc và
vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam.
Qua đó, có thể thấy được CSR không đơn thuần là các chương trình tự nguyện mà còn là
chiến lược lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cần phải có chiến lược cụ thể, đúng đắn mới
có thể giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị học –PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp
2. Quốc Anh (2006), “Chìa khóa CSR”, Diễn đàn doanh nghiệp điện tử,
www . bi

z n

e w s

. v n , 27/10/2006.
3. Lê Thảo Chi (2008), “Doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng như thế
nào”, Sài gòn giải phóng, các số ngày 4-6/10/2008.
4. />thuong.html
5. />6. />7. />

×