Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.56 KB, 41 trang )

Báo cáo tổng hợp
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
TỈNH BẮC GIANG
1 - Điều kiện tự nhiên
1.1 - Vị trí địa lý kinh tế
Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21
0
07’ đến 21
0
37’ vĩ độ bắc; từ 105
0
53’
đến 107
0
02’ kinh độ đông; là tỉnh miền núi có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh
phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam
giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp
tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. Đến nay,
tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố (thành phố Bắc Giang), trong đó có 6
huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, với 229 xã, phường, thị trấn. Vị trí của tỉnh
nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh)
rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Trung tâm Bắc Giang cách Thủ
đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km; cách
sân bay quốc tế Nội Bài 60 km; cách cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130 km.
Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm
khoảng 23 – 24
0
C, nhiệt độ thấp nhất : 4
0
C, nhiệt độ cao nhất 39


0
C . Độ ẩm không
khí trung bình 83%. Địa hình phong phú bao gồm cả miền núi, trung du, đồng
bằng, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học. Địa chất, thuỷ văn thuận lợi cho
việc phát triển các khu công nghiệp lớn.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 3.822 km
2
(bình quân: 413 người/ km
2
) trong
đó có 124 ngàn ha đất nông nghiệp; 129 ngàn ha đất lâm nghiệp, 90 ngàn ha đất
chuyên dùng, 420 đất nuôi trồng thuỷ sản. Đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất
nông, lâm nghiệp, gần 35 ngàn ha. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đô
thị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng. Đây là thế mạnh của tỉnh trong
việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông
nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản. Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
1
Báo cáo tổng hợp
Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn;
hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng
các sân gôn, khu nghỉ dưỡng...
Đến nay, đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác
nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây
dựng... Một số mỏ than đã được khai thác ở quy mô lớn.
So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối
thuận lợi: Có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ)
quan trọng của Quốc gia chạy qua. Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội
50km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn
lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là điều

kiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà
Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu
kinh tế trong nước và quốc tế. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi các huyện
Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập gặp quốc lộ 4A (Lạng Sơn) đi ra cảng
Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 279
từ Hạ Mi (Sơn Động) đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quóc lộ 1A. Quốc lộ 37 từ
Lục Nam đi Hòn Suy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về
cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt
Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các huyện Yên
Thế, Lạng Giang và Lục Nam. Đường sông (có sông Thương, sông Cầu và sông
Lục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347km, trong đó chiều dài đang khai thác
là 189 km, tàu thuyền có thể đi lại được quanh năm, đây là những điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn
của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung
tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao
đẳng, Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại,
giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
2
Báo cáo tổng hợp
đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản
hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.
Hình 1.1. BẢN ĐỒ TỈNH BẮC GIANG
Nguồn: NXB Bản Đồ
1.2 - Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen
kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc
Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng độ cao trung bình 100 ÷
150m độ dốc từ 10 ÷15

0
. Địa hình trung du có thuận lợi về phát triển cây công
nghiệp và cây ăn quả.
Vùng miền núi bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên
Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chính
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
3
Báo cáo tổng hợp
của địa hình núi cao là bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao khá lớn,
độ cao trung bình từ 300- 400m, độ dốc trung bình từ 20÷ 30
0
. Có thể trồng cây
ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi)
là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng
vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
1.3 - Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Việt
Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa Xuân và
mùa Thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 24
0
C, tháng 2 có
nhiệt độ thấp nhất khoảng 16
0
C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ khoảng 29
– 30
0
C. Độ ẩm không khí trung bình 83%.
Chế độ gió: Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và

gió mùa Đông Bắc về mùa đông.
Thuỷ văn: Bắc Giang có hệ thống sông, hồ khá dày, trong tỉnh có 3 sông
lớn chảy qua là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam.
Theo số liệu điều tra tại 2 trạm thuỷ văn là Bắc Giang và Cầu Sơn cho
thấy: Mực nước sông trung bình tại trạm Cầu Sơn là 2,18m, mực nước trung bình
mùa lũ 4,3m. Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin = 1m
3
/s. Lưu lượng lũ lớn nhất
Qmax = 1.400m
3
/s. Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Bắc Giang 6,2- 6,8m thường
xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9.
Diễn biến nhiệt độ: Các số liệu về diễn biến nhiệt độ không khí qua các
năm của Bắc Giang cho thấy nhiệt độ trung bình của các năm ít thay đổi, số tháng
có nhiệt độ không khí dưới 15
0
C không có, số tháng có nhiệt độ trên 27
0
C là 4
tháng, các tháng còn lại nhiệt độ trung bình khoảng 24
0
.
Về độ ẩm, ở Bắc Giang các tháng mùa khô cũng luôn có độ ẩm không khí
từ 74- 80%, độ ẩm trung bình trên 80%, một số tháng trên 85%.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có
xu thế giảm dần năm 2001 là 1684 mm, năm 2004 là 1.097 mm tháng 11, 12, 1, 2
năm 2001 bình quân 25 mm, nhưng tháng 11, 12, 1, 2 năm 2004 bình quân chỉ có
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
4
Báo cáo tổng hợp

15 mm. Bình quân những tháng mưa nhiều của năm 2004 so với năm 2001 cũng
giảm nhiều.
Biến động về số giờ nắng: Trong các năm là không nhiều (từ 1.590 đến
1.812 giờ). Chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Ngoài các đặc điểm trên, Bắc Giang còn chịu ảnh hưởng của gió Tây nam
khô nóng (không nhiều) và gió mùa Đông Bắc khô lạnh có năm có sương muối.
Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, một số huyện miền núi như Yên Thế,
Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xẩy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè.
2 - Tiềm năng và nguồn lực
2.1- Nguồn nhân lực
Tổng số người trong độ tuổi lao động tính đến năm 2006: 1.002.360
người, chiếm 63%.
Lao động bổ sung hàng năm và nhu cầu việc làm:
- Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm bình quân là 35.200 người,
qua tuổi lao động: 9.700 người.
- Số lao động cần sắp xếp việc làm mới hàng năm bình quân 22.500 người.
Trong đó: Lao động phổ thông chưa qua đào tạo có nhu cầu việc làm là: 5.000
người, số học sinh tốt nghiệp các trường là 13.500 người, thất nghiệp năm trước
chuyển sang và phát sinh trong năm là 4.000 người.
Tổng số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế trong
những ngành kinh tế quốc dân: 851.120 người (nữ: 428.970 người, chiếm tỷ lệ
50,4%). Trong đó:
- Chia theo thành thị, nông thôn: Thành thị: 69.780 người, nữ 35.250 người
(chiếm 50,52%); Nông thôn: 781.340 người, nữ: 393.720 người (chiếm 50,48%).
- Chia theo ngành sản xuất: Nông - lâm nghiệp 72,49%; Công nghiệp và
xây dựng 11,68%; Thương mại - dịch vụ 15,83%.
- Chia theo thành phần kinh tế: Nhà nước: 6,41%; Tư nhân: 2,17%; Cá thể,
hộ gia đình: 90,61%; có vốn đầu tư nước ngoài: 0,56%.
- Chia theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động(từ đủ 15 đến đủ 59 tuổi):
+ Nhóm đủ 15- 34 tuổi: 406.410 người ( bằng 47,75%).

SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
5
Báo cáo tổng hợp
+ Nhóm 35 - 44 tuổi: 242.230 người (bằng 28,46%).
+ Nhóm 45 – đủ 59 tuổi: 202.480 người (bằng 23,79%).
Tiền lương bình quân: Lương bình quân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay từ 800 đến 1.000.000
đồng/người/tháng. Với lao động quản lý thì cao hơn tuỳ thuộc vào vị trí công việc.
Cơ cấu lao động qua đào tạo:
Tổng số lao động qua đào tạo năm 2006 là: 254.731 người , trong đó:
- Công nhân kỹ thuật không có bằng: 33.831 người;
- Công nhân kỹ thuật có bằng: 34.868 người;
- Sơ cấp, chứng chỉ nghề: 77.244 người;
- Trung cấp chuyên nghiệp: 54.478 người;
- Cao đẳng, Đại học trở lên: 54.760 người (Trong đó: Tiến sỹ 9; Thạc sỹ
353).
Nguồn đào tạo và khả năng cung ứng lao động:
Số học sinh tốt nghiệp lớp 12 bình quân hàng năm : 22.600 người trong đó
đi học Đại học, Cao đẳng, THCN và học nghề : 11.440 người. Số học sinh tốt
nghiệp lớp 12 chưa đi đào tạo bình quân hàng năm: 11.160 người. Luỹ kế đến nay là
30.500 người.
Hiện nay nếu nhà đầu tư có nhu cầu tuyển dụng lao động để đào tạo và sử
dụng thì có thể cung ứng 30.500 người là học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 chưa qua
đào tạo.
Các cơ sở dạy nghề có thể mở rộng quy mô nâng cao năng lực đào tạo có
thể đáp ứng 10.000 người được đào tạo nghề điện tử, tin học cung ứng cho nhà
đầu tư trong năm đầu tiên.
Số người của tỉnh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp hàng năm là
5.000 người trong đó về tỉnh hơn 3.000 người mỗi năm. Một số đã tốt nghiệp ra
trường có việc làm không phù hợp, muốn chuyển đổi việc làm ( (từ 10.000 đến

13.000 người) có thể làm việc cho nhà đầu tư.
Ngoài ra sẽ có hàng vạn lao động của tỉnh Bắc Giang đang làm việc ở các
nơi trong cả nước sẽ có thể trở về để lao động tại Bắc Giang nếu nhà đầu tư có
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
6
Báo cáo tổng hợp
chính sách tiền lương hấp dẫn. Nguồn lao động cũng có thể đến từ các tỉnh lân
cận như: Bắc Ninh,Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh…
2.2 - Tiềm năng về đất
Kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997 -2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, hiện trạng tài nguyên đất của Bắc Giang cụ thể như sau.
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất
Đơn vị tính: ha
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
Loại đất Năm 2000 Năm 2005
Tổng diện tích tự nhiên 382.200 382.331
I. Đất nông nghiệp 243.628 257.504
1. Đất sản xuất nông nghiệp 123.723 123.973
2. Đất lâm nghiệp 110.600 129.164
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.542 4.226
4. Đất nông nghiệp khác 6.763 140
II. Đất phi nông nghiệp 79.398 90.040
1. Đất ở 11.603 21.039
2. Đất chuyên dùng 54.892 50.037
3. Các loại còn lại 12.894 18.964
III. Đất chưa sử dụng 59.183 34.787
1. Đất bằng chưa sử dụng 3.063 2.152
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 55.126 31.967
3. Núi đá không có rừng cây 994 668
7

Báo cáo tổng hợp
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang
Tình hình biến động đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
Trong giai đoạn 1997-2005 tổng số diện tích đất nông nghiệp, và đất lâm
nghiệp có rừng chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác là 16.927 ha. Đất
khai hoang đưa vào sản xuất nông-lâm nghiệp được 46.209 ha, trong đó cho sản
xuất nông nghiệp là 21.382 ha và lâm nghiệp là 3.533 ha
Về chất lượng đất
Kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có
các loại đất chính sau:
- Đất Feralit trên núi trung bình: Diện tích 200ha, chiếm 0,1% diện tích tự
nhiên. Phân bố ở độ cao > 700m thuộc 2 dãy An Châu, Yên Tử. Đất có tầng mùn
dày chủ yếu ở dạng mùn thô, tầng đất mỏng, độ dốc lớn, đá lộ nhiều, thành phần cơ
giới nhẹ.
- Đất Feralit mùn trên núi thấp: Diện tích 28.530 ha, chiếm 7,5% diện tích
tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Đất
chủ yếu phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch sét, tầng đất trung bình nhiều đá
lẫn, dễ bị xói mòn.
- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá sa thạch: Diện tích76.400 ha chiếm
20% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Lục Nam, Sơn Động. Tầng đất
mỏng, thành phần cơ giới trung bình, đất bị xói mòn mạnh.
- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá phiến thạch sét. Diện tích
83.910ha, chiếm 22% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động,
Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Tầng đất từ trung bình đến mỏng
thành phần cơ giới trung bình.
- Đất phù sa cổ: Diện tích 8.880ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên. Phân bố
chủ yếu ở hạ lưu sông Lục Nam và các huyện vùng trung du.
- Đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 8.170 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên
Phân bố ở ven các sông, suối chính trong tỉnh. Tầng đất dày độ phì nhiêu cao giầu
dinh dưỡng. Đây là đối tượng chính để trồng cây nông nghiệp.

SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
8
Báo cáo tổng hợp
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Diện tích 176.110 ha, chiếm 46% diện
tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên
Dũng , Lạng Giang. Đây là đối tượng chủ yếu để canh tác nông nghiệp. Đất giàu
dinh dưỡng tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Nhìn chung,
đất đai của tỉnh được hình thành chủ yếu trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch
và phù sa cổ. Có tầng đất trung bình, đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nơi khô cằn,
khả năng giữ nước kém.
Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất chưa
sử dụng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là trên 40 ngàn ha, và gần 10 ngàn
ha vườn gia đình có thể cải tạo thành vườn có giá trị kinh tế. Hiện nay, hệ số sử
dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên.
năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới
vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất là 1,3 -
1,4 lần so với năng suất hiện nay.
2.3 – Tài nguyên nước
Mạng lưới sông hồ, đê điều, cảng của tỉnh Bắc Giang
- Trên địa bàn tỉnh có 3 dòng sông chảy qua: Sông Thương, Sông Cầu,
Sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 Km (hiện đang khai thác vận tải 187km).
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
9
Báo cáo tổng hợp
+ Sông Thương: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 87 Km, trong đó đoạn khai
thác vận tải dài 63 Km.
+ Sông Lục Nam: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 150 Km, trong đó đoạn
khai thác vận tải dài 30 Km.
+ Sông Cầu: Đoạn chảy qua Bắc Giang 110 Km, trong đó đoạn khai thác
vận tải dài 85Km.

- Hệ thống bến cảng, kho bãi: Hiện tại, Bắc Giang có 3 hệ thống cảng là
Cảng Trung ương, cảng chuyên dùng và cảng địa phương.
- Cảng Á Lữ (Cục Đường sông quản lý): Nằm trên địa bàn thành phố Bắc
Giang, diện tích 2ha, 01 kho có diện tích 4.440m
2
, một bãi chứa than, năng lực
bốc xếp 150.000 tấn đến 200.000 tấn.
- Cảng chuyên dùng: Cảng của Công ty Đạm và Hoá chất Hà Bắc, năng lực
bốc xếp 70.000 tấn – 100.000 tấn.
- Cảng xăng dầu: của Tổng công ty xăng dầu quản lý sử dụng.
- Cảng địa phương: Là các bến bãi tự nhiên để phục vụ xếp dỡ hàng hoá bao
gồm cảng: Lục Nam, Đình Kim, Bến Tuần, Bến Nhãn, Đông Xuyên... đây là cảng tự
nhiên, không có phương tiện bốc xếp, năng lực thông qua nhỏ từ 3.000 tấn – 5.000
tấn.
- Công trình đê điều: có 4 hệ thống đê chống lũ, tổng chiều dài đê cấp 3
và đê cấp 4A dài 233,2 km, trong đó các tuyến đê Tả sông Cầu, Tả Hữu Thương,
Cổ Mân thuộc đê cấp 3 dài 151,7 km, các tuyến đê Hữu sông Lục Nam, đê Tả cầu
Ba Tổng, Hữu Thương Ba Tổng, đê Dương Đức, đê Tả Hữu Lái Ngiên thuộc đê
cấp 4A dài 81,5 km, ngoài ra còn 23 tuyến đê bối với chiều dài 105,5 km, cụ thể
các đê như sau: Đê sông Tả Cầu dài 81,8 km, trong đó có 60 km đê do trung ương
quản lý, có 41 cống dưới đê; Đê Hữu sông Thương dài 41,8 km có 29 cống và 9
kè dưới đê; Đê Tả sông Thương - Cổ Mân dài 68 km (Tả sông Thương dài 47 km,
đê Cổ Mân dài 21 km), có 26 cống dưới đê Tả sông Thương và 17 cống dưới đê
Cổ Mân; Đê Hữu sông Lục Nam dài 15 km có 14 cống và 1 kè dưới đê.
Tỉnh còn có hệ thống sông, suối xen kẽ nổi tiếng trong vùng như: hồ Cấm
Sơn (Lục Ngạn) rộng gần 3.000 ha, các hồ Khuôn Thần, làng Thum, Lòng
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
10
Báo cáo tổng hợp
Thuyền (Lục Ngạn), suối Nứa (Lục Nam), sông Sỏi (Yên Thế)…, mỗi hồ rộng

hàng trăm ha với dáng vẻ đặc trưng riêng về sinh thái của mình. Có hồ chứa hoặc
đang triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ nhưng vẫn thu hút hàng vạn du
khách tới thăm. Suối Mỡ (Lục Nam) là một thắng cảnh có di tích văn hoá hấp
dẫn, đang tiếp tục xây dựng thêm các cơ sở dịch vụ…
2.4 - Tài nguyên rừng.
Theo kết quả kiểm kê đất đai ngày 01/01/2005 của Sở Tài nguyên – Môi
trường, năm 2005 diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 129.164,53ha (chiếm
33,78% diện tích tự nhiên), trong đó đất rừng tự nhiên có 69.610,56ha, đất rừng
trồng có 59.553,97 ha
Hệ thực vật rừng khá phong phú, thành phần thực vật chủ yếu nằm trong
kiểu phụ miền thực vật Nam Trung Hoa – Bắc Việt Nam với thảm thực vật rừng
thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới. Trên địa bàn tỉnh có 276 loài cây gỗ, 136
chi của 57 họ thực vật. Ngoài ra còn có 452 loài cây dược liệu thuộc 53 chi của
28 họ cây cỏ, dây leo…Rừng ở Bắc Giang hiện còn có nhiều loài quý hiếm có giá
trị kinh tế cao, cũng như trong nghiên cứu khoa học như táu mật, sến, giẻ, trám,
pơ mu, thông tre, thông nàng, gụ, lim xanh, xoan đào, gió lá nhỏ…
Về trữ lượng rừng, nhìn chung thấp, toàn tỉnh có 1.648 ha rừng tự nhiên có
trữ lượng trên 120m
3
/ha (cấp III), 4.890 ha rừng tự nhiên có trữ lượng 100-120m
3
/
ha (cấp IV), 14.052 ha rừng tự nhiên có trữ lượng 50-60m
3
/ha, 1.195 ha rừng hỗn
giao gỗ, tre có trữ lượng bình quân 45m
3
goox, 4.000-5.000 cây tre nứa/ha và 48
ha rừng tre, nứa có trữ lượng 4.000-5.000 cây/ha.
Hệ động vật rừng khá đa dạng, theo số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh ( chủ

yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử) có khoảng 226 loài, 81 họ và 24 bộ,
trong đó có nhiều loại thú quý như cu ly lớn, voọc đen, tê tê, chó sói, gấu ngựa,
báo gấm, beo, sơn dương, sóc bay lớn, sóc bay đen trắng, khỉ đuôi lợn, khỉ vàng.
2.5 - Tài nguyên khoáng sản
Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát hiện và ghi nhận được 68
mỏ và điểm mỏ, với 15 loại khoáng sản khác nhau như: than đá, sắt, đồng, barit,
kaolin, sét gạch ngói, sét gốm, cát cuội sỏi,.... Cụ thể:
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
11
Báo cáo tổng hợp
Khoáng sản nhiên liệu:
Than đá: Có 16 mỏ và điểm mỏ than, tổng trữ lượng 113,582 triệu tấn. Mỏ
Đồng Rì có quy mô lớn (107,313 tr.tấn); 7 mỏ khác có triển vọng: Bố Hạ, Đèo
Vàng-Bến Trăm, Đông Nam Chũ, An Châu, Nước Vàng, Hạ My, Đồng Thông.
Khoáng sản kim loại: Có 18 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng nhỏ, không tập
trung. Gồm có: Quặng sắt (1 mỏ, trữ lượng 0,503 triệu tấn, chất lượng thấp); Chì-
kẽm (có 4 điểm mỏ, ít triển vọng); Quặng đồng (7 mỏ và điểm quặng, tiềm năng
dự báo 5.226 ngàn tấn quặng, hàm lượng đồng thấp, quy mô nhỏ); Vàng (3 điểm
sa khoáng, 2 điểm vàng gốc, trữ lượng tài nguyên 1.035 kg; Thuỷ ngân (1 điểm
quặng, không có triển vọng, không cần đầu tư đánh giá)
Khoáng chất công nghiệp: Có 09 mỏ và điểm mỏ, chủ yếu là mỏ quy mô
nhỏ. Có tiềm năng hơn cả là khoáng sản barit (5 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng 615
ngàn tấn, chất lượng trung bình). Ngoài ra còn có Kaolin (01 điểm mỏ, tài nguyên
dự báo khoảng 13 triệu m
3
); Than bùn (02 mỏ, trữ lượng 168,5 ngàn tấn); Fenspat
(01 điểm mỏ, trữ lượng 591,5 ngàn tấn, chất lượng thấp).
Khoáng sản vật liệu xây dựng: Có 25 mỏ và điểm mỏ.
- Sét gạch ngói: có 16 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng tài nguyên là 365 tr.m
3

.
- Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 3 mỏ cuội sỏi, 1 mỏ cát xây dựng và 22 bãi cát
sỏi lòng sông. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo là 100,679 triệu m
3
.
- Sét gốm: Có 1 mỏ, trữ lượng là 313 ngàn tấn.
- Sét chịu lửa: Có 2 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng là 342,878 ngàn tấn.
- Đá xây dựng: Có 1 mỏ đá Xóm Dõng. Chất lượng đá phù hợp giao thông,
xây dựng. Tài nguyên dự báo khoảng 5 triệu m
3
.
Bảng 1.2.Tổng hợp tiềm năng trữ lượng khoáng sản và tài nguyên dự báo
T
T
Tên khoáng sản
Số mỏ,
điểm
mỏ
Trữ lượng
Đ.V tính
Được xác
định hay dự
báo
Đã
khai
thác
Còn lại
1 Than đá 16 1000 tấn 113.580 2.450 111.132
2 Quặng sắt 1 1000 tân 503 109 394
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48

12
Báo cáo tổng hợp
3 Quặng đồng 7 1000 tấn 5.226 60 5.166
4 Chì kẽm 4 Chưa
5 Vàng 5 Kg 1.035 - -
6 Thuỷ ngân 1 Chưa -
7 Barit 4 1000 tấn 615 150 465
8 Kaolin 2 triệu m
3
13 - 13
9 Than bùn 2 1000 tấn 168,5 - 168,5
10 Fenspat 1 1000 tấn 591,5 - 591,5
11 Sét gạch ngói 16 triệu m
3
365 5 360
12 Cát, cuội, sỏi 5 triệu m
3
100,679 3,6 97,079
13 Sét gốm 1 1000 m
3
313,2 - 313,2
14 Sét chịu lửa 2 1000 m
3
338 250 88
15 Đá xây dựng 1 1000 m
3
5.000 30 4.970
Cộng mỏ, điểm mỏ
68
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Giang

3. Tình hình kinh tế - xã hội
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
13
Báo cáo tổng hợp
Sau gần 34 năm hợp nhất với địa danh Hà Bắc; ngày 01/01/1997, cùng với
một số địa phương trong cả nước, tỉnh Bắc Giang được tái lập. Lúc đó, điểm xuất
phát về kinh tế của tỉnh rất thấp, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 170 USD; nền
kinh tế thuần nông, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm tới
55%, công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém; lao động
trong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao.
Trước những khó khăn, thách thức trên, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân
các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, cụ thể hoá đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước chuyển
biến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ: Kinh tế liên tục tăng trưởng
với tốc độ khá; bình quân hàng năm tăng gần 8,7%/năm; năm 2006 tăng 9,5%, cao
hơn so với bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người tăng hơn 2 lần; cơ cấu kinh
tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 14,5%;
công nghiệp- xây dựng tăng 9,9%; dịch vụ tăng 4,6% so với năm 1997. Công nghiệp
bước đầu có sự khởi sắc, nông nghiệp phát triển theo hướg sản xuất hàng hoá. Thu
ngân sách tăng bình quân hàng năm 24,5%, năm 2006 đạt trên 700 tỷ đồng; xuất
khẩu tăng bình quân hàng năm 26%, năm 2006 đạt trên 80 triệu USD. Các lĩnh vực
giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, TDTT đạt nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân ổn định
và từng bước cải thiện.
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
14
Báo cáo tổng hợp
Trong 10 năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động đạt trên 15 ngàn tỷ
đồng, riêng năm 2006 đạt 3,2 ngàn tỷ đồng. Hàng loạt các công trình giao thông

quan trọng như các quốc lộ 1A mới, 31, 37, 279, các tỉnh lộ 398, 295, 292; các cầu
lớn như: Xương Giang, Vát (Hiệp Hoà), Bố Hạ (Yên Thế), An Châu (Sơn Động),
Chũ (Lục Ngạn), Lục Nam, Bắc Giang, Bến Đám (Yên Dũng)... được đầu tư, nâng
cấp và trên 2.700 km đường giao thông nông thôn được cứng hoá đã tạo điều kiện
thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế; nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng như
các hồ Khe Chão, Khe Đặng (Sơn Động), Lòng Thuyền (Lục Ngạn), Suối Nứa,
Suối Mỡ (Lục Nam), Chồng Chềnh (Yên Thế)....; cùng với hàng trăm km đê, kè,
cống và hệ thống kênh mương được tu bổ, kiên cố hoá đã góp phần thúc đẩy nông
nghiệp phát triển. Bộ mặt đô thị và nông thôn ngày một đổi thay; hạ tầng đô thị và
một số khu dân cư mới được hoàn thành; thị xã Bắc Giang đã trở thành thành phố
thuộc tỉnh; nhiều thị trấn, thị tứ của các huyện được quan tâm đầu tư, nâng cấp trở
nên khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm đạt trên 20%, năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp
đạt 1.723 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 1997. Đáng chú ý, tỉnh đã triển
khai xây dựng 3 khu công nghiệp là: Đình Trám với quy mô 100 ha đã cho thuê
hết đất; Song Khê – Nội Hoàng quy mô 150 ha; Quang Châu quy mô 426 ha đang
tích cực triển khai, cùng 25 cụm công nghiệp, làng nghề, thu hút trên 4,5 ngàn lao
động.
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
15
Báo cáo tổng hợp
Các thành phần kinh tế được quan tâm khuyến khích phát triển. Kinh tế tập
thể có bước củng cố, mở rộng; đến năm 2006, toàn tỉnh đã có 670 hợp tác xã, thu
hút gần 150 ngàn xã viên tham gia. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh; đến nay, có
1.280 doanh nghiệp dân doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện, với tổng số vốn
đăng ký trên 2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với năm 1997, bình quân 1.200
người dân có 1 doanh nghiệp; năm 2006, khối doanh nghiệp tư nhân đã tạo việc
làm cho gần 6 nghìn lao động, nộp thuế cho nhà nước đạt trên 60 tỷ đồng. Kinh tế
cá thể, tiểu chủ phát triển đa dạng, mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh,

bình quân mỗi năm tăng thêm trên 200 trang trại, đưa số trang trại toàn tỉnh đến
nay là 2.562 trang trại. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá, đã có 40
dự án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng mức vốn đăng ký gần 70 triệu USD.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa và từng bước phát triển theo hướng
sản xuất hàng hoá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi. Năng suất lúa tăng từ 32,2 tạ/ha năm 1997 lên 47,8 tạ/ha năm
2006; diện tích, năng suất, sản lượng rau mầu, thực phẩm và các cây công nghiệp
ngắn ngày đều tăng; giá trị thu nhập trên một ha đất canh tác đạt 28 triệu đồng, tăng
gần 2 lần so với năm 1997. Bước đầu đã hình thành một số vùng nông sản hàng hoá
tập trung như: vùng cây ăn quả, với diện tích trên 50 ngàn ha, vùng lúa 105 nghìn ha,
vùng lạc trên 7 nghìn ha và vùng rau, màu thực phẩm trên 21 nghìn ha.... Chăn nuôi
phát triển mạnh, với đàn lợn trên 1 triệu con, đàn bò trên 140 nghìn con, đàn gia cầm
trên 10 triệu con... Đáng chú ý, đã có nhiều mô hình chăn nuôi, trang trại gia súc, gia
cầm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Nhiều nông dân trong tỉnh quan tâm
bàn chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chuyện Việt Nam gia nhập
WTO.
SV: Phạm Văn Tín Lớp: Địa chỉnh 48
16

×