Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

(TIỂU LUẬN) bài THU HOẠCH NGHIÊN cứu THỰC tế TRUNG cấp lý LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH CHỦ đề vấn đề KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH tại TỈNH lâm ĐỒNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 38 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỀN GIANG

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRUNG
CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

CHỦ ĐỀ:

VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

Họ tên học viên: Nguyễn Công Khanh
Đơn vị công tác: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
Lớp: Trung cấp lý luận – hành chính
mở tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang – K1
Khoa hướng dẫn: Khoa Xây dựng Đảng
Tiền Giang, tháng 7 năm 2022


TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỀN GIANG

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRUNG
CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

CHỦ ĐỀ:

VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY
Họ tên học viên: Nguyễn Công Khanh
Đơn vị công tác: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
Lớp: Trung cấp lý luận – hành chính
mở tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang – K1


Khoa hướng dẫn: Khoa Xây dựng Đảng

Tiền Giang, tháng 7 năm 2022


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
GIẢNG VIÊN 1: ..............................................................................................
GIẢNG VIÊN 2: ..............................................................................................
NHẬN XÉT CHUNG:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

ƯU ĐIỂM:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

HẠN CHẾ:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

ĐIỂM TRUNG BÌNH (số và
chữ): ..................................................................

...........................................................................................................................

GIẢNG VIÊN 1

GIẢNG VIÊN 2


MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.

Lý do chọn vấn đề nghiên cứu...........................................................1

2.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................2

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................... 2

5.

Kết cấu của bài thu hoạch..................................................................3

PHẦN B: NỘI DUNG...................................................................................... 3

I.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................3
1.

Đặc điểm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay......................3
2.

Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt,

tỉnh
Lâm Đồng hiện nay...................................................................................6
3.

Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố

Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay..................................................................13
II.

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ...................................................................19
1.

Những giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà

Lạt,
tỉnh Lâm Đồng hiện nay..........................................................................19
2.

Kiến nghị......................................................................................... 23


III. VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ.........................25
Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với bản thân trong thực
hiện
nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị đang công tác.........................25
1.

Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với địa phương, cơ
quan,
đơn vị đang công tác...............................................................................28
2.

PHẦN C: KẾT LUẬN....................................................................................45


NỘI DUNG THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Lâm Đồng là nơi hội tụ của 47 dân tộc anh em, cùng với các dân tộc bản
địa như K’Ho, Mạ, Chu Ru… và các cư dân từ khắp mọi miền đất nước đã mang
theo truyền thống văn hóa, trình độ phát triển, phong tục tập quán, tín ngưỡng
khác nhau làm nên vùng đất giàu di sản. Là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng với các địa điểm nổi
tiếng thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch, trong đó phải kể đến Thành
phố Đà Lạt, một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước, với khơng
khí trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi được mệnh danh là “Thành phố ngàn
thông”, “Thành phố Hoa”, “Thành phố sương mù” hay “Thành phố mùa xuân”,...
Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt ln có sức quyến rũ đặc biệt với du khách
trong và ngoài nước bởi nét mộng mơ, nên thơ với cái lạnh ban đêm, sương mù
buổi sớm, với những cánh rừng thông bao trùm thành phố và những truyền

thuyết tình yêu thật lãng mạn,... tất cả đã tồn tại từ rất lâu và góp phần tạo nên
cốt cách và tâm hồn người Đà Lạt. Môi trường tự nhiên của Đà Lạt có cảnh quan
đặc sắc của vùng cao ngun xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ quanh năm và hệ
thống hồ, thác, rừng thông... là những yếu tố đặc biệt quan trọng và là tiền đề cho
du lịch thành phố phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tự
nhiên ở Đà Lạt đang là một bài tốn khó cho các nhà quản lý. Được đi thực tế
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, tôi thật sự quan tâm tới thực trạng khai
thác tài nguyên du lịch tại Lâm Đồng hiện nay. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài
“Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay” nhằm
tìm hiểu các vấn đề ảnh hưởng đến việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du
lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần làm cho Đà Lạt mãi
xứng đáng là một trong những đô thị du lịch quan trọng của khu vực Tây
Nguyên và của cả nước.

1


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt “ngàn hoa” nổi tiếng, có
LangBiang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam và đầu tiên
tại khu vực Tây Nguyên, cùng nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, nhiều
năm qua đã đi vào tâm trí của nhiều người dân trong và ngoài nước như một
vùng đất của miền du lịch hiền hòa, thanh lịch, mến khách.
Dịch COVID-19 diễn ra trong năm 2020, 2021 đã ảnh hưởng nặng nề
đến nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các khu điểm du lịch và các hoạt
động kinh doanh dịch vụ, khiến doanh thu ngành du lịch giảm mạnh; nhưng
năm 2022 lại mở ra nhiều cơ hội để ngành du lịch Đà Lạt phát triển theo xu
hướng bình thường mới.

Đồn đã được đi nghiên cứu thực tế tại Thành phố Đà Lạt trong 5 ngày –
từ ngày 15/6/2022 đến ngày 19/6/2022 với các địa điểm như sau: Dinh Bảo
Đại (Dinh 1) - King Palace; Nhà ga Đà Lạt hay ga xe lửa Đà Lạt; Langbiang đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt; Đường hầm đất sét; Thiền Viện Trúc Lâm trên
núi Phụng Hoàng; Thác Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Hiện nay, việc phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh
Lâm Đồng nói chung vẫn cịn nhiều bất cập như tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá, các khu di tích và danh lam thắng
cảnh rơi vào tình trạng hoang tàn và đổ nát.…Do vậy, việc tìm hiểu những
Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay sẽ giúp
xác định được những thuận lợi và khó khăn từ đó có góc nhìn tồn diện về
ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng và rút ra những bài học vận dụng vào việc
phát triển ngành thương mai, dịch vụ, du lịch tỉnh Tiền Giang.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Bài thu hoạch sử dụng các phương pháp tiếp cận thực tế chủ yếu như sau:

4.1.

Phương pháp nghiên cứu các tư liệu

2


Thu thập thơng tin, tài liệu về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu trên địa bàn

nghiên cứu thực tế; kết hợp tham quan các địa điểm trong lịch trình và thu
thập tư liệu từ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của thành phố Đà Lạt.
4.2.

Phương pháp phỏng vấn

Thu thập thông tin bằng phương pháp nghe thuyết minh từ người giới thiệu
tại các khu du lịch, trao đổi trực tiếp với những người hướng dẫn viên vụ du lịch
từ đó có thể khai thác những thơng tin, những sự kiện có liên quan về quản lý,
điều hành khu du lịch và tìm hiểu thêm các thơng tin qua mạng internet.

4.3.

Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát, ghi nhận và chụp hình những hoạt động diễn ra tại
các điểm tham quan giúp bản thân nhớ kĩ, hiểu sâu. Qua đó, giúp bản thân
phát triển khả năng quan sát, tư duy khái quát và ngôn ngữ truyền đạt.
5. Kết cấu của bài thu hoạch
Trong bài thu hoạch thực tế tại thành phố Đà Lạt ngoài phần Mở đầu và
Kết luận thì phần Nội dung của bài gồm 3 mục chính: Thực trạng vấn đề
nghiên cứu, Giải pháp kiến nghị và Vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế.

3


PHẦN B: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.


Đặc điểm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

hiện nay 1.1. Khái quát chung về thành phố Đà Lạt
1.1.1. Lịch sử hình thành
Đà Lạt là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên
Lâm Viên hùng vĩ, cao 1.500m so với mực nước biển. Đà Lạt có khí hậu khá
mát mẻ, trong lành, rất thích hợp cho hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ
dưỡng. Nhà thám hiểm người Pháp, Alexandre Yersin, đã phát hiện ra vùng
đất nguyên sơ này vào năm 1893.

Ảnh 1: Chân dung Bác sĩ Yersin - người tìm ra Đà Lạt

Xung quanh tên gọi Đà Lạt có nhiều cách giải thích khác nhau. Theo
tiếng dân tộc thuộc nhóm K’ho tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ “Đạ Lạch”, là tên
gọi của đoạn suối thuộc dòng suối Cẩm Lệ, chảy từ hồ Than Thở tới thác
Cam Ly ngày nay. “Đạ” hay “Đak” nghĩa là “nước” hay “suối” theo ngơn ngữ
của người K’ho, cịn “Lạch” là tên một bộ tộc K’ho sống ở vùng cao nguyên
Langbiang, nơi có con suối chảy qua. Như vậy Đạ Lạch nghĩa là “con suối
của người Lạch”.
Đà Lạt nổi tiếng với những thác nước, những hồ nước thơ mộng và những
rặng thông già, xanh mướt uốn quanh con đường đi vào thành phố. Về những hồ
nổi tiếng ở Đà Lạt thì ta có thể kể tới những hồ như: Hồ Than thở, hồ Xuân

3


Hương, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Chúng đều nằm trong thành
phố với những nét thơ mộng, lãng mạn và đi cùng với tên gọi của những hồ
này là những câu chuyện, những truyền thuyết xa xưa vơ cùng độc đáo.
1.1.2. Vị trí địa lý

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao
nguyên Lâm Viên, có độ cao so với mặt nước biển là 1.500m và diện tích tự
nhiên là 393,29 km2, phía bắc thì giáp với Lạc Dương, phía tây thì giáp với
huyện Lâm Hà, cịn phía nam và phía đơng thì giáp với huyện Đơn Dương,
cách Tp. Hồ Chí Minh 293 km về phía Nam. Địa hình Đà Lạt được phân
thành hai dạng rõ rệt: Địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi. Địa hình
núi được phân bố quanh vùng cao ngun trung tâm thành phố. Chính vì có
một vị trí hồn hảo như vậy nên Đà Lạt chứa đựng những tinh hoa mà hiếm
nơi nào có. Khơng phải nơi nào cũng giống như Đà Lạt được ưu ái ẩn mình
trên một mảnh đất cực kì lí tưởng ở Việt Nam. Một mảnh đất với cảnh thiên
nhiên rừng núi giống như một bức tranh chốn tiên cảnh đẹp thơ mộng.

Ảnh 2: Một góc Đà Lạt buổi
sáng 1.1.3. Thời tiết và khí hậu
Có thể nói Đà Lạt là thành phố có khí hậu tuyệt vời nhất nước Việt Nam
ta. Buổi sáng Đà Lạt se lạnh, buổi trưa bầu trời trong xanh, buổi chiều đơi khi âm
u. Ngồi ra có lúc lại xuất hiện vài cơn mưa nhẹ và có những cơn mưa phùn

4


rơi nặng hạt. Cịn buổi tối thì se se lạnh, sương mù giăng kín những con
đường đi.

Ảnh 3: Sương sớm tại Đà Lạt
Nhiệt độ trung bình tại Đà Lạt khơng q 20-21 độ C. Những tháng
mùa đơng thì nhiệt độ khơng dưới 10 độ C. Chính vì thế du khách mọi miền
gần xa đến với Đà Lạt không đơn giản chỉ để thưởng lãm cảnh đẹp. Mà còn
muốn được tận hưởng cái khơng khí mát mẻ trong lành đơi chút se se lạnh ở
nơi đây. Ở Đà Lạt có 2 mùa phân biệt rõ rệt. Đó là mùa mưa và mùa nắng,

mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 4, lượng mưa trung bình năm là 1.562 mm và độ ẩm 82%.
1.1.4. Văn hóa và con người Đà Lạt
Đà Lạt mang một nét đẹp về văn hóa mà khiến bao nhiêu nguời phải
say lịng. Vì ở đây mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc đồng bào tây nguyên.
Nào là người M’nông, Ê đê, K’ho,... Mỗi dân tộc gắn với mỗi nền văn hóa rất
đẹp và cũng rất độc đáo. Tất cả những điều đó đã tạo nên một nét đẹp huyền
thoại nơi núi rừng tây nguyên nổi danh khắp mọi miền từ bao đời nay.
Con người Đà Lạt hiền hòa, thân thiện và mến khách. Như những sắc
màu e ấp của cánh hoa mai anh đào nên dù đi nơi nào, dù ai xuôi ngược, ai đã
từng sinh sống tại Đà Lạt, từng đến Đà Lạt cũng đều nhớ cái vốn cởi mở
thanh lịch và mến khách của người Đà Lạt.
5


Sống trong một vùng khí hậu mát mẻ quanh năm, tạo cho con người Đà
Lạt niềm vui, sự hiền hòa, thơng thái, góp phần tạo cho Đà Lạt một nét đẹp
tinh tế và chân thật nhất với con người Đà Lạt.
1.2.

Tình hình nghiên cứu thực tế
1.2.1. Thuận lợi

Đồn đi thực tế đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên
Trường Chính trị Tiền Giang cùng những thơng tin, chia sẻ quý báu của
hướng dẫn viên Công ty TNHH MTV Lữ hành Phương Nam. Bên cạnh đó, sự
mến khách của người dân địa phương, sự ưu ái của thời tiết cùng thiên nhiên
tại các điểm tham quan, nghiên cứu đó là những thuận lợi trong q trình đi
nghiên cứu thực tế.
Đoàn đã được đến nghiên cứu thực tế tại Thành phố Đà Lạt với các địa

điểm như sau: Dinh Bảo Đại (Dinh 1) hay còn được gọi là King Palace; Nhà
ga Đà Lạt hay ga xe lửa Đà Lạt; Langbiang - đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt;
Đường hầm đất sét; Thiền Viện Trúc Lâm trên núi Phụng Hoàng; Thác
Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác.
1.2.2. Khó khăn
Thời gian học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham quan thực tế, nghiên cứu
viết bài thực tế, thu thập các thông tin còn hạn chế. Việc tổ chức đi thực tế chủ
yếu là tham quan, chưa có cơ hội được tiếp cận sâu sát, trải nghiệm cuộc sống
thực tế cùng người dân địa phương.
Hành trình di chuyển từ Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang đến điểm
nghiên cứu thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng khá xa (hơn 500km) làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, tinh thần học tập, nghiên cứu của học viên.
2.

Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt,

tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế
cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức
hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tài nguyên du lịch
6


được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên
và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.
Với nhiều lợi thế thiên nhiên ban tặng và sức sáng tạo của con người
cùng văn hóa bản địa đặc sắc Lâm Đồng đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho
du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh sự ưu đãi về địa hình, khí hậu, cảnh
quan, nơi đây cịn sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng như:
Khơng gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa Lâm Đồng

thuộc Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun (được UNESCO cơng
nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2005); Bộ
Mộc bản triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Khu biệt điện Trần Lệ Xuân - Đà
Lạt (được UNESCO cơng nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức
Thế giới - Memory Of the World).

Ảnh 4: Giao lưu văn hóa cồng chiêng tại chân núi LangBiang
Những di tích cấp quốc gia và cấp địa phương như: hồ Xuân Hương, hồ
Than Thở, thung lũng Tình Yêu, núi Langbiang, kiến trúc ga Đà Lạt, kiến trúc
Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay những tài nguyên trên chưa được khai thác
một cách có hiệu quả trong phát triển du lịch cho nên tính hấp dẫn của di sản
văn hóa đối với du khách chưa được phát huy. Việc khai thác các tài nguyên
du lịch ở phạm vi thành phố Đà Lạt vẫn còn khá đơn điệu, trùng lặp và mang
tính thời vụ.
7


1.3.

Dinh Bảo Đại (Dinh 1) hay còn được gọi là King Palace

Dinh 1 của vua Bảo Đại được xây dựng vào năm 1940, nằm tọa lạc trên
một ngọn đồi cao 1.550 mét so với mực nước biển. Xung quanh dinh được
bao bọc bởi những tán rừng thông xanh bạt ngàn, có tuổi đời khá lâu. Ngồi
vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây, Dinh 1 còn sở hữu một cơng
trình kiến trúc đồ sộ có tuổi đời rất lâu. Khi nhìn vào chẳng khác gì một tịa
lâu đài nguy nga và tráng lệ.
Dinh 1 Đà Lạt có rất nhiều khung cảnh đẹp, nhiều khu tiểu cảnh và vườn
hoa rực rỡ sắc màu. Điểm ấn tượng làm du khách chú ý chính là hai hàng cây

tràm cổ thụ và con đường đá dẫn vào dinh. Ngoài ra, dinh cịn được bao phủ
bởi một cánh rừng thơng rộng 18 hecta.

Ảnh 5: Bức tranh toàn cảnh tuyệt đẹp của Dinh 1 Đà Lạt - Dinh Bảo
Đại 1.4. Nhà ga Đà Lạt hay ga xe lửa Đà Lạt
Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà thì khơng thể khơng nhắc đến ga
Đà Lạt. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938, là nhà ga
cổ nhất cịn lại ở Việt Nam.
Năm 2001, ga được Bộ Văn
hóa Thơng tin cơng nhận là di
tích kiến trúc cấp quốc gia. Nhà
ga có kiến trúc vừa duyên dáng
vừa độc đáo, là sự kết hợp hài
hòa giữa kiến trúc phương Tây

Ảnh

6:

Gaxe

lửa

ĐàLạt

với kiến trú
cnhà rơng
Tây
Ngun,
có hình dáng như núi

LangBiang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m.

8


1.5.

Langbiang - đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt

Đỉnh LangBiang ở Đà Lạt sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ,
được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt. Núi LangBiang thực chất gồm hai núi là
núi Ông cao 2.124m, núi Bà cao 2.167m so với mặt nước biển. Bên cạnh đó,
nơi đây cịn sở hữu một ngọn đồi Ra-đa cao 1.929m.

Ảnh 7: Chân núi LangBiang
Tương truyền cái tên LangBiang bắt nguồn từ câu truyện tình của chàng
K’lang (con trai tù trưởng bộ tộc Lát) và người con gái tên H’biang (con gái tù
trưởng bộ tộc Chil) làm xúc động bao du khách đặt chân đến đây. Do khác bộ tộc
nên nàng H’biang khơng cưới được chàng K’lang, vì vậy hai người đành lấy cái
chết để giữ trọn tình cảm và phản đối luật tục khắt khe. Khi K’lang và H’biang
mất, cha của H’biang vô cùng hối hận và đã thống nhất các bộ tộc người Lát,
Chil, Sré… thành chung một dân tộc K’Ho. Ngọn núi cao ở làng La Ngư
Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là LangBiang

-

tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.
Khi đến với khu du lịch Lang Biang du khách sẽ có thể sử dụng xe Jeep

để lên đỉnh núi và tận hưởng cảm giác mạo hiểm vô cùng thú vị. Khi lên đến

đỉnh núi các du khách có thể nhìn tồn cảnh Đà Lạt, có thể nhìn thấy khung
cảnh thiên nhiên vô cùng hung vĩ như kết hợp với sương mù nơi đây đã làm
cho khung cảnh trở nên huyền ảo như chốn bồng lai.
9


Ảnh 8: Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi LangBiang
Bên cạnh đó, nơi đây cịn cho khai thác các loại hình du lịch như giao
lưu, đốt lửa trại và uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu
chuyện và văn hoá của dân tộc.
1.6.

Đường hầm đất sét

Đường hầm đất sét Đà là cơng trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ
năm 2010 và nay đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của “tiểu Paris Việt
Nam”. Đường hầm đất sét nằm trong quần thể khu du lịch Tuyền Lâm, tỉnh
Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt.

Ảnh 9: Quang cảnh một góc đường hầm đất sét
Du lịch ở Đà Lạt ngày càng phát triển, nhiều khu vui chơi mới mọc lên
rất nhiều, nhưng đường hầm đất sét lại mang đến một nét độc đáo riêng thu
hút nhiều khách du lịch đến thăm. Toàn bộ khu du lịch được xây dựng tỉ mẩn
10


chăm chút đến từng góc nhỏ, mỗi góc hiện lên đều mang theo những tài hoa
và tâm huyết của người sáng tạo.
1.7.


Thiền Viện Trúc Lâm trên núi Phụng Hoàng

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1993 đến
năm 1994 thì hồn thành, trong đó có sự đóng góp ý kiến quan trọng của cố
kiến trúc sư nổi tiếng Ngơ Viết Thụ người đã có rất nhiều cơng trình kiến trúc
nổi tiếng như Dinh độc lập, Chợ Đà Lạt, nhà thờ Phú Cam,…

Ảnh 10: Sơ đồ tổng thể Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam, thiền viện Trúc Lâm Đà
Lạt hấp dẫn du khách bởi khung cảnh non nước hữu tình với khơng gian bình
n và thanh tĩnh. Đây cũng là địa điểm tín ngưỡng tơn giáo được nhiều du
khách trong và ngoài nước quan tâm với qui mô lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng.
Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hồng,
phía trên Hồ Tuyền Lâm.
Điểm đặc sắc ở thiền viện chính là vườn hoa, trong vườn, có rất nhiều
lồi hoa q như Thiên điểu, Phù dung,… tất cả đều do các sư sưu tầm đem
về tự ươm trồng và chăm sóc.

11


Được bao bọc bởi những rừng thông xanh trên ngọn đồi cao nên Thiền
viện Trúc Lâm Đà Lạt có một bầu khơng khí trong lành và dễ chịu. Ngồi ra
thiền viện cịn có những cơng trình kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn của
phật giáo.

Ảnh 11: Bên ngoài chánh điện
1.8. Thác Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác
Nhắc đến vùng cao nguyên ngàn hoa, người ta không chỉ biết đến một

miền đất đẹp phong cảnh hữu tình cùng với khí hậu trong lành và mát mẻ, hay
là những cung đường nhuộm hồng sắc hoa Mai anh đào dưới những tán lá
thơng bạc ngàn. Mà cịn là những con thác hùng vĩ và xinh đẹp như thác Cam
Ly, thác Prenn, thác Đambri và đặc biệt đó là thác Pongour Đà Lạt – hay còn
gọi là thác 7 tầng danh tiếng hùng vĩ bậc nhất.

Ảnh 12: Thác Pongour hùng vĩ
12


Thác Pongour Đà Lạt được nhắc đến với danh xưng “Nam Thiên Đệ Nhất
thác” do chính vua Bảo Đại sắc phong. Đến năm 2000, Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch quyết định cơng nhận nơi đây là di tích lịch sử và thắng cảnh Quốc gia.

3.

Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay
3.1.

Kết quả đạt được và nguyên nhân

3.1.1. Kết quả đạt được
Theo báo cáo số 238/BC- UBND ngày 24/11/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ giải pháp
năm 2022 cho biết:
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động thương mại,
dịch vụ đều bị ảnh hưởng; cụ thế:




Về du lịch, dịch vụ:

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lây lan nhanh trên cả nước đã tác động
tiêu cực đến ngành du lịch, dịch vụ.
Tổng khách du lịch đạt 2.075,5 ngàn lượt khách, giảm 48,1% so với cùng
kỳ 2020; trong đó: khách quốc tế 21,5 ngàn lượt khách (KH 150 ngàn lượt
khách), đạt 14,3% kế hoạch, giảm 82,1%; khách qua đăng ký lưu trú 1.794,3
ngàn lượt người (KH 4.015 ngàn lượt), đạt 44,7% kế hoạch, giảm 50,8%.
Theo báo cáo số 53/BC- UBND ngày 31/3/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội quý I năm
2022; nhiệm vụ giải pháp 9 tháng cuối năm 2022, cho biết:



Về chỉ tiêu kinh tế:

Khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 1.570.796 lượt, tăng 48,7% so với
cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 8.160 lượt, tăng 3,7%, khách nội địa
1.562.636 lượt, tăng 49%.



Về thương mại, dịch vụ:

Du lịch: Khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 1.570.796 lượt, tăng 48,7%

so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 8.160 lượt, tăng 3,7%, khách nội địa

13


1.562.636 lượt, tăng 49%; khách qua lưu trú 820.000 lượt, tăng 44,4%.
Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa;
doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 980 tỷ đồng,
giảm 1,0% so với cùng kỳ; vận tải hành khách 316,7 tỷ đồng, giảm 17%; vận
tải hàng hóa 551,8 tỷ đồng, tăng 12,3%.
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch, chú trọng khai thác cả khách du
lịch trong nước và quốc tế, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID19 nên số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng có sự sụt giảm mạnh. Tính đến
ngày 31-10-2020, số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 2,658 triệu
lượt khách (giảm 53,9% so với cùng kỳ năm 2019); khách đến tham quan,
nghỉ dưỡng ước đạt 4 triệu lượt khách (giảm 44,1% so với cùng kỳ năm
2019). Phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành
kinh tế động lực của tỉnh, tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn
tỉnh đạt trên 37%; đến năm 2030, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh, phát triển theo hướng chất lượng cao và bền vững.
Ngày 13/6, Phòng Văn hóa Thơng tin TP Đà Lạt cho biết, từ đầu tháng 6
tới nay, tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước đạt
500.000 lượt, tăng 22,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Khách nội địa ước
khoảng 494.000 lượt, tăng 23 lần so cùng kỳ năm 2021 (qua lưu trú 344.500
lượt khách). Khách quốc tế cũng bắt đầu tăng trở lại với 6.000 lượt, tăng 13,3
lần so cùng kỳ năm 2021 (qua lưu trú 5.500 lượt khách).
Luỹ kế trong gần 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước đạt trên 2,8 triệu lượt, tăng 56,2% so cùng
kỳ năm 2021, đạt 62,7% kế hoạch năm 2022. Trong đó, khách quốc tế ước đạt
22.500 lượt, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021; khách nội địa ước đạt trên
2,7 triệu lượt, tăng 56,1%.
Hạ tầng khu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng ngày càng phát triển, tồn tỉnh hiện
có 2.470 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 457 khách sạn từ 1 - 5 sao (37

khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao); 48 đơn vị kinh doanh lữ hành - vận chuyển du
lịch (33 doanh nghiệp lữ hành quốc tế); 36 khu, điểm tham quan du lịch và 3
14


sân golf được đầu tư, khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan
miễn phí khác như: các danh lam thắng cảnh tự nhiên, các cơng trình kiến
trúc, các cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ…
Xuất phát từ xu hướng phát triển du lịch của thế giới và trong nước, nhu
cầu du lịch của người dân, cũng như từ những lợi thế so sánh trong phát triển của
tỉnh Lâm Đồng, tại Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16-11-2016, của Tỉnh ủy
Lâm Đồng, “Về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; Kế hoạch số 7021/KHUBND, ngày 21-8-2020, của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, về triển khai thực
hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng” và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI,
nhiệm kỳ 2020 - 2025, du lịch được xác định là ngành kinh tế động lực của tỉnh,
trên cơ sở phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên và mơi trường, góp phần quan trọng vào phát triển
kinh tế - xã hội. Những định hướng này mở ra cho ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng
một hướng phát triển mới với nhiều tiềm năng và cơ hội.

Lâm Đồng xác định phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện
đại, có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế sự trùng lặp với các địa phương có tiềm
năng tương đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, tạo ra sự hấp dẫn
và chất lượng, làm gia tăng giá trị và thương hiệu du lịch của Lâm Đồng.
3.1.2. Nguyên nhân
Lâm Đồng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu ơn
hịa và mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ thống hồ, rừng,
đồi núi, mà cịn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội…, có giá trị
cao về truyền thống, bản sắc và văn hóa tâm linh.

Người dân Lâm Đồng có truyền thống cần cù, sáng tạo, có khả năng nhạy bén
trong kinh doanh và lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, người dân Lâm Đồng
cũng vơ cùng thân thiện và hiếu khách. Những yếu tố “địa lợi, nhân hòa”
mang đến cho Lâm Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình
du lịch riêng có của mình, từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với
cộng đồng, 15


du lịch lễ hội - sự kiện, du lịch sinh thái, du lịch canh nông cho đến du lịch thể
thao mạo hiểm.
Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động truyền thơng, xúc tiến, quảng bá du
lịch; hỗ trợ bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; tổ chức các sự kiện văn hóa,
du lịch phù hợp trên địa bàn thu hút khách; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số
trong ngành du lịch.
Đồng thời dựa trên lợi thế về văn hóa của địa phương, ngành có chương
trình cụ thể để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Trải qua thời
gian ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã khiến nhân lực của ngành du lịch phải
chuyển đổi ngành nghề nên Đà Lạt cũng cần tăng cường công tác đào tạo,
nâng cấp, duy trì chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ đảm bảo đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của du khách.
3.2.

Hạn chế và nguyên nhân

3.2.1. Hạn chế
Một Đà Lạt hiện đại, ngành du lịch liên tục phát triển, song song với đó
là những nguy cơ các di sản bị đe dọa, thiên nhiên bị xâm lấn... thành phố dần
mất đi bản sắc và linh hồn.
-


Về khí hậu

Đà Lạt ngày nay hầu như khơng cịn lạnh nữa. Ngày nay, du khách đến
Du lịch Đà Lạt khơng cịn mặc áo lạnh, chỉ cịn có người sinh sống Đà Lạt
vẫn cịn giữ như một thói quen.
Đà Lạt đang nóng lên với đỉnh nhiệt độ có lúc vượt ngưỡng 30 độ C gây
nên tình trạng oi bức khó chịu.
Việc xây dựng nhà kính mang tính chất phong trào, đại trà với mật độ cao
đã phá vỡ cảnh quan của Đà Lạt, làm tăng hiệu ứng nhà kính. Những năm qua,
nhà kính đã đem lại nhiều giá trị cho người dân. Nhưng việc phát triển "nóng"
nhà kính đã khiến cho cảnh quan, mơi trường của thành phố này bị biến dạng, tác
động tiêu cực đến khí hậu và cảnh quan của thành phố du lịch này.

-

Cảnh quan – Môi trường
16


Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2010 đến nay
Lâm Đồng đã mất 90.000ha rừng. Diện tích che phủ rừng nội ơ của Đà Lạt
đang, hiện nay tồn tỉnh có 60.000 ha diện tích sản xuất nơng nghiệp ứng
dụng cơng nghệ cao, chiếm 21% diện tích canh tác.
Đà Lạt khơng cịn như xưa, ai cũng nhìn thấy. Khơng gian trống mở rộng
tầm nhìn về hướng Langbian mà các kiến trúc sư người Pháp trước kia dự trù
đã và đang dần mất đi. Các cơng trình kiến trúc hiện đại được xây dựng đang
dần che khuất.
Rừng thông là một trong những yếu tố làm nên một Đà Lạt mát mẻ, xinh
đẹp. Những rặng thông trên các đỉnh đồi vẫn là niềm tự hào của thành phố cao
nguyên, là tín hiệu đặc trưng để nhận biết Đà Lạt. Rừng thông là di sản quý

của Đà Lạt. Từ Bảo Lộc đến Đà Lạt, rừng thông dần thưa thớt do nhà cửa
đang lấn lướt.
-

Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông

Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông của Đà Lạt từ chỗ đáp ứng nhu cầu sống,
sinh hoạt của khoảng 1.500 cư dân Đà Lạt (đầu thế kỷ XX); hiện nay, cư dân Đà
Lạt là khoảng 300.000 người thì không thể “chứa” thêm 500.000, 700.000 người
trong một ngày cùng lưu thông, sinh hoạt… Những năm gần đây, nhất là vào các
dịp lễ, tết, đặc biệt vào dịp nghỉ Hè lượng khách du lịch đổ về Đà Lạt tăng đột
biến; thực trạng này dẫn đến sự “quá tải” trên nhiều phương diện.

Ảnh 13: Kẹt xe ở trung tâm thành phố Đà Lạt
17


Trước mắt, cảnh tượng dễ nhận thấy diễn ra gần như hàng ngày là hầu
hết các tuyến giao thông nội thành thường xuyên bị ách tắc, hỗn loạn; tại các
khu, điểm du lịch vì lượng khách tham quan q đơng khiến “quá tải” các
dịch vụ phục vụ du khách, dẫn đến cảnh chen lấn, xô bồ.
Và rồi, rác thải do du khách vứt bừa bãi tại các khu điểm du lịch, trên các
tuyến đường, khu vực công cộng…gây ra sự bát nháo, phản cảm, “khó nhìn”
khiến cư dân bản địa bức xúc...

Ảnh 14: Rác khắp nơi tại các địa điểm công
cộng 3.2.2. Nguyên nhân
Trước hàng loạt quy hoạch tại một số địa điểm ở TP. Đà Lạt cũng như sự
phát triển chóng mặt của thành phố này thì hình ảnh về Đà Lạt thơ mộng xưa
càng khiến người ta phải tiếc nuối. Cái hồn của Đà Lạt không chỉ nằm ở lịch sử


hay những điều xưa cũ nơi đây mà còn hiện hữu trong những quán cà phê lâu
đời, trường học, khu chợ,
rạp chiếu phim cũ…Vết tích
của thành phố cổ yêu kiều in
dấu qua bóng dáng của dinh
thự Bảo Đại, biệt thự của
Hoàng hậu

Nam Phương,

nhà ga xe lửa Đà Lạt, trường
Ảnh 15: Đà Lạt ngày càng vắng bóng những Yersin, khu Hịa Bình.
rừng thơng

18


Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ
sự gia tăng lượng khách du lịch mỗi năm. Đổi lại sự phát triển về mặt kinh tế,
du lịch đại chúng dẫn đến ô nhiễm môi trường, các địa điểm công cộng bị phá
hủy, an ninh trật tự không đảm bảo, nhu cầu về không gian để xây mới các địa
điểm lưu trú đe dọa khu vực tự nhiên và di sản.
Tình trạng khách du lịch tăng cao, không chỉ khu vực cửa ngõ mà nhiều
tuyến đường lớn bên trong TP Đà Lạt, người dân cũng gặp khó khăn trong
việc di chuyển. Đặc biệt, các khu vực vịng xoay ln trong tình trạng đơng
đúc, kẹt xe diễn ra phổ biến.
Vì quá chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao bằng
phương thức trồng trong nhà kính, nhà lưới, tại TP. Đà Lạt nhiều năm qua, các
hộ dân làm nhà kính khắp nơi, phát triển một cách tự do, ồ ạt, mất kiểm soát.

Khắp nội ô thành phố và cả vùng ven, nông nghiệp xanh biến mất, chỉ thấy
tồn màu trắng nhà kính bao phủ, tạo nên tổng thể kiến trúc biến dạng, mất
hẳn vẻ đẹp vốn có.
II. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
1.

Những giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà

Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Để có thể bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng một cách hiệu quả, lâu dài, bền vững,
tùy theo tính chất, đặc thù của từng loại di sản trước mắt ngành du lịch Lâm
Đồng cần phải thực thi một số giải pháp sau đây:
-

Phải kiên quyết trong việc tiến hành giải tỏa lấn chiếm trả lại các khu

vực đã được khoanh vùng bảo vệ.
-

Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, rừng cảnh quan của thắng cảnh,

cải tạo khai thông hệ thống sông suối, xây dựng các hồ lắng, xử lý nước trước
khi chảy về các hồ thác.
-

Khi xây dựng các dự án tôn tạo khai thác phải nghiên cứu, tham khảo

hồ sơ khoa học cụ thể của di tích đã được Bộ phê duyệt khi ra quyết định
công nhận.

19


-

Trước khi phê duyệt và thực hiện các dự án xây dựng cũng như trùng

tu, tơn tạo cần có sự tham vấn, góp ý của các nhà chun mơn có kinh
nghiệm, am hiểu về lĩnh vực bảo tồn di tích và kiến trúc, xây dựng.
-

Mỗi di tích, thắng cảnh phải có phương án bảo vệ, tơn tạo và khai thác

riêng dựa vào những yếu tố đặc thù của chúng. Phải tìm chọn được điểm nhấn
độc đáo, đặc sắc nhất để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt đem lại ấn
tượng cho du khách.
-

Đối với di tích cách mạng kháng chiến: bảo tồn, tơn tạo lại di tích, môi

trường cảnh quan một cách trung thực với thời điểm lịch sử, phục dựng lại
hầm hào, chiến lũy.
-

Đối với các di sản kiến trúc Pháp: Cần giữ nguyên kiến trúc và môi

trường cảnh quan cây xanh xung quanh, các công trình phụ trợ trong khn
viên trước đây của di tích nếu có.
Để phát triển du lịch bền vững, từ năm 2018, Lâm Đồng đã triển khai thực
hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh và tích cực tun

truyền bằng nhiều hình thức. Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt

động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư địa phương
ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trị, vị trí của ngành du lịch; nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức,
kinh doanh du lịch; tham gia quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên - xã hội
trong hoạt động du lịch.
Bên cạnh việc khai thác các loại hình du lịch truyền thống của địa
phương, tỉnh cần tập trung phát triển các loại hình du lịch mới. Việc đầu tư,
phát triển các sản phẩm du lịch có vai trò quan trọng của doanh nghiệp và
người dân. Nhiều dự án du lịch được đầu tư hiện đại và sang trọng, sản phẩm
du lịch độc đáo, cơ bản đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng của khách du
lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Lâm Đồng ngày càng nâng cao
cả về số lượng và chất lượng.
Nhằm phát triển thị trường và thu hút khách quốc tế đến địa phương, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát
20


×