Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế: Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện nếp sống văn hóa, phong trào văn hóa văn nghệ ở các khu dân cư thuộc xã minh thanh, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.71 KB, 13 trang )

UBND TỈNH TUYÊN QUANG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Chủ đề:
Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện nếp sống văn hóa,
phong trào văn hóa văn nghệ ở các khu dân cư thuộc xã Minh
Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Họ và tên: Lục Văn Quyết
Tổ: 3
Lớp: K101

Tuyên Quang, tháng 12/2017

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề nghiên cứu
Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả
của sự giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá của các nước trên thế giới để không
ngừng hoàn thiện và phát triển. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ cứu nước, với đường lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta, văn hoá Việt Nam
tiếp tục được phát huy và đã góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của nhân
dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với xu thế hội
nhập quốc tế, Đảng ta đã đề ra phương hướng, chiến lược cùng các nhiệm vụ và
giải pháp để lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xác định văn hoá vừa là mục tiêu


vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII đã xác định quan điểm chỉ đạo cơ bản:
“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”, đề ra phương hướng “Làm cho văn hoá thâm
sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người vào từng gia đình,
từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và
quan hệ con người tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trìnhđộ dân
trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, tiến vững
chắc lên Chủ nghĩa xã hội”. Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”, …Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu
nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội thì không thể có sự phát
triển kinh tế xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu
văn hoá, vì mục tiêu xã hội công bằng văn minh, con người phát triển toàn diện.

2


Vì vậy xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá là nội dung quan
trọng trong đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ta, đặc biệt trong thời kỳ
mở cửa hội nhập quốc tế: “Hoà nhập nhưng không hoà tan”, xây dựng một nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ tầm quan trọng của
công tác này mà tôi chọn chủ đề: “Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện
nếp sống văn hóa, phong trào văn hóa văn nghệ ở các khu dân cư thuộc xã
Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài tiểu luận cuối
khoá của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Với phạm vi của một đề tài, người viết chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu, nghiên

cứu thực trạng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, phong trào văn
hóa, văn nghệ và gia đình văn hoá của xã Minh Thanh năm 2017. Đồng thời đưa ra
các giải pháp cụ thể để xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá của xã
Minh Thanh nói riêng và nơi mình sinh sống và công tác nói chung trong bối cảnh
đất nước đang tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng lý luận, phương pháp luận nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp
thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh...
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Một số nét khái quát về xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.
* Về điều kiện tự nhiên
Minh Thanh là xã miền núi ở phía Đông bắc huyện Sơn Dương, là xã có điều
kiện kinh tế Đặc biệt khó khăn, xã cách trung tâm Thị trấn Sơn Dương 12 km. Phía
Bắc giáp xã Trung Yên, Phía Đông giáp xã Tân Trào, Phía Tây giáp xã Bình Yên,
Phía Nam giáp xã Tú Thịnh

3


Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.308,46 ha. Xã có 14 thôn, dân số có
1.494 hộ, 5.879 khẩu, gồm 8 dân tộc gồm: dân tộc Tày; Nùng; Dao; Kinh; Cao
Lan; Sán dìu; Mông; Hoa.
Di tích lịch sử (DTLS): có trên 36 điểm DTLS (7 Di tích nhà nước cấp bằng,
5 Di tích Cấp Bộ cấp bằng, 9 Di tích cấp tỉnh) Các Di tích đầu tư xây dựng như:
Bộ công an, Bộ công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa thể thao và
Du lịch, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam, Ngân hàng quốc gia Việt Nam.... Di tích Đèo chắn, Đình Thanh

La, Sân bay lũng cò..... Di tích Dân chính đảng đã khảo sát thiết kế chuẩn bị xây
dưng....
* Về kinh tế, văn hóa, xã hội
- Phát triển dịch vụ thương mại chiếm khoảng 1% số hộ trên toàn xã.
- Tình hình kinh tế xã hội chủ yếu sống bằng nghề sản xuất Nông - Lâm
nghiệp và chăn nuôi, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng dịch vụ thương mại, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng
cao.
- Tình hình kinh tế xã hội phát triển. Về thu ngân sách: tổng thu tại địa bàn
theo kế hoạch giao năm 2017: 314.020.000 đồng, xã đã xây dựng kế hoạch thu chi tiết
và giao đến từng thôn để tổ chức thu. Kết quả đã thực hiện 11 tháng năm 2017:
280.936.715đ/ 314.020.000 đạt 89,46 % kế hoạch.
- Văn hóa xã hội: có nhiều chuyển biến tiến bộ, các chính sách an sinh xã
hội, giải quyết việc làm, chăm lo người có công với cách mạng đầy đủ, kịp thời.
Tăng cường công tác tuyên truyền, tham giai các giải đấu thể thao, hội diễn văn
nghệ quần chúng khu vực và cấp huyện đều tham gia có giải..., chất lượng giáo
dục của xã được nâng lên, tỉ lệ học sinh các bậc học đỗ tốt nghiệp hàng năm cao từ
96-99% (trên địa bàn xã có 5 đơn vị trường học). Trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc
gia về y tế
* Về tổ chức bộ máy chính quyền của địa phương
4


Xã Minh Thanh được bố trí 21 người theo Quyết định số 11/2017/QĐUBND, ngày 22/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, tại thời điểm
30/11/2017 có 21 cán bộ, công chức, trong đó cán bộ xã 10 người; công chức xã 11
người
Hội đồng nhân dân: Nhiệm kỳ 2016-2021 gồm có Thường trực 02 người
(Chủ tịch và phó chủ tịch; 02 ban Kinh tế và Pháp chế, tổng số 27 đại biểu được
bầu từ 6 đơn vị bầu cử)
- Số lượng tổ chức cơ sở đảng: Đảng bộ xã Minh Thanh có 18 chi bộ (trong

đó: 14 chi bộ nông thôn; 03 chi bộ trường học; 01 chi bộ cơ quan xã).
- Số lượng đảng viên: 252
- Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ, Nông
dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Người cao tuổi, hội Cựu
giáo chức….
2. Thực trạng của việc thực hiện nếp sống văn hóa, phong trào văn hóa
văn nghệ ở các khu dân cư của xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang.
* Việc cưới:
Đã được thực hiện theo đúng Luật hôn nhân và gia đình, hướng dẫn tại
Thông tư số 04/2011/TT - BVHTTDL của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.
Có thể khẳng định việc cưới là một việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người,
có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc. Do vậy, việc cưới cần được kế thừa có chọn lọc
những giá trị truyền thống dân tộc đồng thời đảm bảo phù hợp đời sống chung và
sự phát triển hiện nay của xã hội.
Trên cơ sở các nội dung của Quy ước của thôn, xã về việc cưới “Trang trọng
- Lành mạnh - Tiết kiệm” việc cưới trên địa bàn xã cũng giảm được các lễ thức
không cần thiết và còn lại 02 lễ thức: Lễ hỏi và Lễ cưới.
Việc tổ chức Lễ cưới linh đình hầu như không còn, tránh được gây áp lực
cho họ hàng, anh em, bạn bè trong việc bắt buộc tham gia đám cưới và chuẩn bị
tiền mừng cho tương xứng với quy mô của đám cưới.

5


Trong thách cưới và Lễ cưới không còn thuốc lá, thuốc lào giảm được một
phần chi phí cho gia đình và mọi người, tránh được các bệnh do thuốc lá gây ra.
Như vậy, trong việc cưới tại xã đã được tổ chức rất “Trang trọng'', rất “Lành
mạnh'' và “Tiết kiệm''. Có được điều này các lãnh đạo của thôn và xã tổ chức tuyên
truyền nhiều, qua nhiều kênh khác nhau như qua hệ thống loa truyền thanh, qua sự

vận động của các ban ngành đoàn thể, qua các quy chế của Ban vận động.
* Việc tang:
Việc tang thể hiện mối quan hệ, tình cảm thiêng liêng của con người, là nghi
thức bày tỏ đau buồn tưởng nhớ của người sống đối với người đã mất. Tổ chức
tang lễ cần chu đáo, trang nghiêm văn minh tiết kiệm và nghĩa tình.
Nhằm giữ gìn, kế thừa văn hoá truyền thống dân tộc và phù hợp với nếp
sống văn minh hiện nay, việc tang tại xã thường được tổ chức theo những bước cơ
bản như: Tổ chức lễ viếng và đưa tang.
Khi gia chủ có yêu cầu, cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, tổ
chức xã hội tại địa phương cùng với gia đình lập Ban tang lễ để phối hợp giúp đỡ
gia chủ tổ chức việc tang cho chu đáo.
Lễ viếng và đưa tang được điều hành bởi Ban tang lễ và gia chủ. Các đám
tang đều có nhạc hiếu và được quy định giờ nghỉ cụ thể. Nhiều gia đình đã tổ chức
đám tang tại nhà tang lễ, Nhà quàn bệnh viện, việc hoả táng cũng được nhân dân
lựa chọn ngày càng nhiều. Hiện nay trên địa bàn không còn các hủ tục như lăn
đường, khóc mướn, bắt tà, trừ ma nhưng vẫn còn tồn tại việc đốt đồ vàng mã, cỗ
bàn linh đình trong lễ tang, trong ngày cúng 3 ngày, 49 ngày hay 100 ngày hay lợi
dụng tang lễ để chơi cờ bạc thâu đêm...
Nhìn chung việc tang trên địa bàn xã được tổ chức tương đối tốt, đã kế thừa,
chọn lọc được những giá trị văn hoá dân tộc đồng thời phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh hiện nay.
* Phong trào văn hóa văn nghệ
Ngay từ đầu năm Uỷ ban nhân dân xã đã xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu về
công tác phát triển văn hoá đến các thôn, Phân công cán bộ, công chức xã phụ

6


trách các thôn đôn đốc thực hiện kế hoạch. Phát triển văn hoá văn nghệ gắn với
xây dựng con người mới, gia đình làng xã, xây dựng nông thôn mới.

Toàn xã có 17 đội văn nghệ với trên 200 thành viên, tham gia các hoạt động giao
lưu nhân các ngày lễ lớn trong năm, xã có 01 đội văn nghệ tuyên truyền của xã phục vụ
các nhiệm vụ chính trị của địa phương và tham gia các hội thi do huyện, tỉnh tổ chức đạt
nhiều thành tích cao, ngoài ra còn phục vụ nhân dân trong xã nhân dịp kỷ niệm ngày
Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày 20/10, Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư 18/11,
ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12...
Phong trào văn hoá văn nghệ thường xuyên được duy trì. Tuy nhiên nguồn
kinh phí cho hoạt động không có, chủ yếu từ nguồn xã hội hoá nhân dân đóng góp,
các diễn viên là những người nông dân lao động sản xuất, do tính chất mùa vụ
công việc của nhà nông thường xuyên bận rộn nên chưa dành nhiều thời gian cho
các hoạt động văn hoá văn nghệ, những người làm công tác văn hoá văn nghệ cấp
thôn chưa được đào tạo kiến thức cơ bản. Vì vậy còn ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng của hoạt động văn hoá văn nghệ của thôn và của xã.
3. Giải pháp của việc thực hiện nếp sống văn hóa, phong trào văn hóa
văn nghệ ở các khu dân cư thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang
Ban chỉ đạo thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã chỉ
đạo thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc
vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Tăng
cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền được coi đây là
một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư tưởng đảng viên, gắn với xây dựng con
người mới, gia đình làng xã, xây dựng nông thôn mới.
Uỷ ban nhân dân xã tiếp tục triển khai lồng ghép với các chương trình kinh tế
- xã hội của xã. Triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ

7



Chính trị (Khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ
hội.
Uỷ ban nhân dân xã hằng năm luôn chú trọng công tác sơ kết, tổng kết nhằm
động viên và khen thưởng kịp thời các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong thực
hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tuyên
truyền trực quan bằng băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ,
tuyên truyền trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các Câu lạc bộ
và trong các cuộc họp nhân dân tại thôn; tổ chức tuyên truyền thực hiện Quy chế nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang, Đề án xây dựng nông thôn mới đến cán bộ,
đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân.
Ủy ban mặt trận tổ quốc xã và đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo bám sát Quy chế
hoạt động của Ban chỉ đạo, chủ động trong việc phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ
quan.
Duy trì các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao 14 thôn, 03 đơn vị trường
học, tham gia các cuộc thi đấu và hội thi do huyện tổ chức hàng năm, phát triển mạnh về
thể thao (Môn bóng chuyền hơi nam, nữ).
4. Phương hướng vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức tiếp thu vào
lĩnh vực mình công tác.
Trường Trung học cơ sở Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là một
trường nằm ở phía Nam của huyện Sơn Dương, Năm học 2047 - 2018 trường có 25 cán
bộ, giáo viên, 368 học sinh, có 01 Chi bộ Đảng, 01 tổ chức Công đoàn, 01 Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, 01 liên đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, 11 chi đội.
Bản thân tôi là Phó bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng nhà trường, ngay từ đầu năm
nhà trường đã xây dựng kế hoạch dựa trên các khung tiêu trí, trong đó việc thực hiện
nếp sống văn hóa, phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ quan là một việc luôn được
Chi bộ, Ban giám hiệu quan tâm, là cốt lõi làm chuẩn mực để cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên lấy đó làm mục tiêu để phấn đấu và đạt được. Bồi dưỡng các
kỹ năng thiết lập giao tiếp ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với
8



học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên và khách đến liên hệ công tác tại nhà
trường. Tạo các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp
với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội, và điều kiện thực tế của địa phương, để thu
hút và giáo dục toàn diện đối với người học, góp phần xây dựng môi trường học
tập an toàn và thân thiện.
Biết được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hoá văn nghệ
trong trường học, hàng năm nhà trường đã triển khai một số nội dung sau:
– Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học làm những chuẩn mực, giá trị
và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc,
học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận
động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Thông
qua việc thực hiện bộ Quy tắc của nhà trường nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử
của cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong
mỹ tục; tạo môi trường thân thiện gần gũi đối với học sinh. Có nếp sống cởi mở
văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với
các bậc phụ huynh, đồng nghiệp, khách….
- Xây dựng hệ thống khẩu hiệu tuyên truyền trong nhà trường: Khẩu hiêụ
thông điệp chính của nhà trường, trong phòng học, trong phòng hội đồng (phòng
họp)
– Tổ chức đội xung kích thường xuyên luyện tập về công tác thể dục thể thao,
văn hoá văn nghệ góp phần nâng cao thể lực, giáo dục thế chất cho học sinh và xây
dựng môi trường an toàn, thân thiện.
– Tổ chức thi đua chấm điểm về môi trường học tập trong và ngoài lớp của
giáo viên và học sinh tại các lớp. Tổ chức thi giao lưu văn nghệ của học sinh giữa
các khối lớp, các chuyên đề phát triển vận động với các bài tập thể dục thể thao.


9


– Phối hợp với Ban đại diện phụ huynh, phụ huynh các lớp các ban ngành
đoàn thể xã hội cùng xây dựng môi trường văn hoá văn nghệ trường học. Tăng
cường công tác kiểm tra giám sát công tác xây dựng môi trường văn hoá, biểu
dương khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác
xây dựng và thực hiện môi trường văn hoá trong trường học.
- Đối với giáo viên: Thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong trường
học do nhà trường ban hành. Thực hiện đúng quy định về đạo đức nhà giáo, tham
gia nghiên cứu học hỏi Quy tắc ứng xử văn hoá trên các phương tiện thông tin đại
chúng, qua chị em đồng nghiệp, bạn bè, chủ động sáng tạo lồng ghép các quy tắc
ứng xử văn hoá cho học sinh vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục học sinh
hàng ngày, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện bộ quy tắc
xây dựng môi trường văn hoá tại lớp mình phù hợp với tình hình thực tế của lớp,
địa phương, tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ thế thao do các cấp
phát động và tổ chức.
- Đối với học sinh: Có ý thức tham gia các hoạt động của thầy cô giáo có lồng
ghép nội dung về Quy tắc ứng xử đối với cô, bạn bè và người thân, hào hứng tham
gia vào các hoạt động tập thể văn hoá, văn nghệ của nhóm lớp, nhà trường.

III. PHẦN KẾT LUẬN
Ủy ban Nhân dân xã Minh Thanh đã triển khai thực hiện Kết luận số 51KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW
ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Có sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh
trật tự trên địa bàn xã.
Trong hoạt động, các ban ngành, đoàn thể có sự phối kết hợp nhằm phát huy

sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ, có mối quan hệ chặt chẽ với các
phòng ban chuyên môn của Huyện để được hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ ở xã.
10


Xây dựng nếp sống văn hóa văn nghệ ở cơ sở góp phần xây dựng môi trường
văn hóa xã hội lành mạnh tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Toàn bộ công tác này không ngoài mục
đích vì sự phát triển của con người đối với nếp sống, lối sống, đạo đức, tư tưởng
lành mạnh nhằm xây dựng môi trường chính trị, kinh tế, xã hội lành mạnh, đó
chính là nguồn lực quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Có chính sách đúng đắn phù hợp với lòng dân, được toàn dân các cấp các
ngành ủng hộ tạo được sức mạnh tổng hợp công tác điều hành xây dựng đời sống
văn hóa mà đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa mới đạt kết quả tốt, mới “góp
phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn tình cảm, lối sống
có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm với sự nghiệp đổi mới vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Thực hiện chủ đề “Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện nếp sống văn
hóa, phong trào văn hóa văn nghệ” đã giúp cho tôi nhìn nhận sâu sắc hơn về
công tác xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa ở xã Minh Thanh. Qua thực tế
giúp cho bản thân tôi những điều bổ ích nhất là việc liên hệ giữa lý luận, nguyên
tắc đã học và thực tiễn của xã Minh Thanh vào thực hiện nhiệm vụ cũng như việc
thực hiện nếp sống văn hóa văn nghệ ở cơ quan tôi.
Bản thân tôi, trong khi thực hiện đề tài này, tuy đã có nhiều cố gắng nghiên
cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá so sánh nhưng với những nhận thức và hiểu biết
còn hạn hẹp cũng như khả năng lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết
của chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót và chưa sâu sát. Kính mong quý thầy
cô hướng dẫn và Ban giám hiệu trường chính trị tỉnh Tuyên Quang đóng góp giúp
tôi hoàn thành chủ đề này.

Xin chân thành cảm ơn./.

11


ĐÁNH GIÁ BÀI THU HOẠCH

+ Xác nhận của giảng viên trực tiếp phụ trách:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

(Ký, ghi rõ họ tên)

+ Nhận xét của cặp chấm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

+ Kết quả điểm:
-

Điểm
số:...............................................................................................................................

-

Việt


bằng

chữ:....................................................................................................................

Giảng viên chấm 1
(Ký, ghi rõ họ tên)

Giảng viên chấm 2
(Ký, ghi rõ họ tên)

12


.............................................

.............................................

13



×