HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
HPG
Học phần:
Phân tích kỹ thuật trong đầu tư
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Bình
Sinh viên thực hiện:
Trịnh Minh Hiếu
Mã sinh viên:
5093101348
Khóa:
9
Khoa:
Kinh tế
Chuyên ngành:
Đầu tư
Hà Nội, Tháng 5 năm 2021
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ 4
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................ 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.................5
1. Tổng quan về kinh tế thế giới.........................................................................5
2. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam.................................................................... 5
3. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam........................................... 6
a) Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 3 năm gần đây (Từ năm 2018 đến
đầu năm 2021)
...................................................................................................................................
6
4. Phân tích thị trường VN-Index trong 3 năm gần đây (Từ năm 2018 đến đầu
năm 2021).........................................................................................................12
b)
Thị trường VN-Index qua các năm................................................................12
5.
Phân tích thị trường VN-Index thông qua các đường chỉ báo..................17
c)
Sử dụng đường MA:......................................................................................17
d)
Sử dụng đường chỉ báo sức mạnh RSI:.........................................................18
e)
Sử dụng đường chỉ báo MACD:.....................................................................19
f)
Sử dụng dải Bollingger:.................................................................................20
6.
Tổng quan ngành thép...................................................................................20
g)
Ngành thép thế giới.......................................................................................20
h)
Ngành thép Việt Nam....................................................................................21
7.
Triển vọng ngành thép.............................................................................25
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG QUY TẮC ĐẦU TƯ.........................................................26
8.
Xây dựng bộ quy tắc giao dịch và chiến lược giao dịch.............................26
i)
Bộ quy tắc giao dịch......................................................................................26
9.
Chiến lược giao dịch................................................................................28
10.
Phương pháp đầu tư giá trị của WARREN BUFFET....................................29
Phương pháp giao dịch cổ phiếu theo mơ hình CANSLIM của WILLIAM J.
O’NEIL...............................................................................................................31
11.
12.
Bộ chỉ báo kỹ thuật...................................................................................34
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ............................................36
13.
CTCP Tập đồn Hịa Phát (HOSE: HPG)......................................................36
j)
Hồ sơ Doanh nghiệp......................................................................................36
k)
Thơng tin thành lập........................................................................................36
l)
Trụ sở chính...................................................................................................37
m)
Cổ phiếu niêm yết và lưu hành......................................................................37
n)
Đại diện theo pháp luật..................................................................................37
o)
Cơ cấu lao động.............................................................................................38
14.
Công ty con, liên kết, liên doanh...............................................................38
15.
Triển vọng cơng ty....................................................................................39
16. Phân tích SWOT........................................................................................39
17. Phân Tích Cơ Bản HPG..............................................................................41
p)
Tổng quan xu thế ngành sau Covid-19:..........................................................41
q)
HPG tổng quan 2020......................................................................................42
r)
HPG cơ cấu tài sản-định giá...........................................................................43
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỔ PHIẾU HPG............................................44
18.
Xu hướng giá cổ phiếu HPG......................................................................44
19.
Xác định bộ chỉ số phân tích kỹ thuật phù hợp.........................................45
s) Đường chỉ báo MACD........................................................................................45
t) Bolinger Band HPG..............................................................................................48
u) Đường Chỉ báo RSI..............................................................................................50
v) Đường chỉ báo MA ( MA20; MA30; MA50; MA100 )..........................................53
w) Chỉ báo DMI (DI+ và DI-).....................................................................................55
x) Chỉ báo ADX.........................................................................................................58
y) Dự đoán xu hướng cổ phiếu HPG trong thời gian tới.........................................61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU HPG.....................................61
Khuyến nghị về biến động thị trường (Vnindex)................................................61
Khuyến nghị về định giá cổ phiếu HPG..............................................................62
Khuyến nghị về giao dịch dựa trên biểu đồ kỹ thuật..........................................63
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em muốn cảm ơn thầy vì đã giới thiệu mơn học Phân Tích Kỹ Thuật
cho em. Nó thật sự đã cho em một con đường rất rộng, và em cũng đã có thể tự
tin hơn nhiều. Mặc dù hiện tại em chưa có nhiều động lực lắm nhưng em biết sẽ
đến lúc mình cần thể hiện gì đó, lúc ấy em sẽ khơng qn thầy đâu. Vâng, em
cũng chỉ muốn cảm ơn thầy thôi ạ, à ngồi ra em cũng muốn cảm ơn vì thầy đã
chọn hình thức thi này ( thầy cho bọn em chọn ), nó cho em nhiều thời gian để ơn
lại kiến thức và làm bài thật tốt cho thầy.
Em xin chân thành cảm ơn.
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích Kỹ thuật là phương pháp được sử dụng để phân tích giá cả, dự báo
xu hướng và đánh giá triển vọng của thị trường. Cơ sở của phân tích kỹ thuật là
bảng giá. Phân tích kỹ thuật là phương pháp dự báo biến động giá trong tương lai
dựa trên những biến động giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.
Đây là phương pháp dự báo nên phân tích kỹ thuật khơng đưa ra một dự báo
hồn tồn chính xác mà chỉ ra cho nhà đầu tư những dự báo về điều có khả năng
xảy ra. Phân tích Kỹ thuật khơng nghiên cứu lý do của các thay đổi về giá cả mà
nghiên cứu hiện trạng giá và xu thế biến động giá trong tương lai.
Khi sử dụng phân tích kỹ thuật nhà đầu tư thường sử dụng các chỉ báo như:
Đường xu hướng, khối lượng giao dịch, sóng Elliott, đường MACD, Ngưỡng kháng
cự - hỗ trợ, đường MA, dải bollinger,..
Nền tảng phân tích kỹ thuật trong chứng khoán sẽ dựa vào: lý thuyết Dow,
trong đó nói rằng giá cổ phiếu đã phản ánh tất cả mọi thứ có thể ảnh hưởng đến
cơng ty như tâm lý, chính sách, kết quả kinh doanh .v.v
Đầu tư là 1 q trình đơn giản nhưng khơng dễ dàng, đòi hỏi bạn phải đưa ra
những quyết định đánh giá giữa mức rủi ro và lợi nhuận. Tức là khả năng mất tiền,
mất bao nhiêu; hay khả năng kiếm lời, kiếm bao nhiêu?
Phân tích kỹ thuật có thể trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để chọn được cổ
phiếu hồn hảo và đưa ra quyết định mua bán chính xác?”
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Tổng quan về kinh tế thế giới
Năm 2020 là một năm với đầy những biến động, từ dịch bệnh kéo đến các nạn
đói do sự thiếu hụt lương thực, các vấn đề xã hội đến sự sụt giảm thê thảm
của các ngành như dịch vụ hay thương mại…. Tuy nhiên, sau khi có sự xuất
hiện của vaccine cùng với chiến lược tiêm chủng hiệu quả ở một số quốc gia,
nền kinh tế đã có những điểm hồi đáng kể. Theo Ngân hàng Thế giới, tăng
trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến tăng 4% trong năm 2021 sau khi giảm 4,3%
trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận
định, nền kinh tế toàn cầu sau khi tăng trưởng âm 3,5% vào năm 2020, dự kiến
sẽ tăng 5,5% vào năm 2021.
Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings (FR), đều điều chỉnh tăng dự
báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 so với các dự báo trước đây. Cụ thể,
IMF và FR dự báo GDP thế giới năm 2020 ở mức -4,4%, và -3,7%, tăng 0,5 và
0,7 điểm phần trăm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, dự báo tăng
trưởng của Trung Quốc đạt 2,1%, Hoa Kỳ giảm -3,5%, Khu vực đồng Euro giảm
7,4%, Nhật Bản giảm 5,4%, In-đô-nê-xi-a giảm 2,2%, Ma-lai-xi-a giảm 6,0%,
Thái Lan giảm 7,8%, Phi-li-pin giảm 8,5% và Xin-ga-po giảm 6,2%.
2. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và
hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa
phát triển kinh tế – xã hội”, chúng ta đã đạt được những thành công không hề
nhỏ, Việt Nam vẫn dạt được những con số tăng trưởng mặc dù là thấp nhất trong
giai đoạn 2011-2020 nhưng với ảnh hưởng của dịch bệnh thì đó vẫn là một điều
đáng mơ ước khi nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới.
Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á
có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước
ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ
USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ
4 trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan
509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2011-2020
Đối với ngành dịch vụ, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ giảm 1.2% trong 6
tháng đầu năm 2020 so với cùng kì 2019, nhưng sau đó 6 tháng sau lại có sự
phục hồi nhaanh chóng với 6.2%, Bán bn và bán lẻ tăng 5,53% so với 2019,
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%. Khu vực công nghiệp
và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%. Ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tiếp tục đong vai tro chu chôt với mức tăng 5,82%. Chỉ số sản xuất
công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản
xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất sản phẩm
điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương
ứng là 27,1%; 14,4%; 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo
tăng trưởng khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung
ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào.
3.
Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
a)
Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 3 năm gần đây (Từ năm 2018
đến đầu năm 2021)
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng năm 2018, VIC và Vincom Retail (VRE) đều
giảm mạnh trong phiên khớp lệnh đóng cửa phiên cuối năm. VIC giảm sàn
6,9% xuống còn 95.300 đồng/cp, trong khi VRE giảm 4,5% xuống 27.900
đồng/cp, không những thế hàng loạt cổ phiếu blue-chips trên thị trường
chứng khoán bất ngờ bị bán tháo khiến chỉ số Vn-Index đảo chiều, chốt ở mức
892,54 điểm, giảm 9,32% so với cuối năm 2017.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018:
Hành động leo thang của Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã ảnh
hưởng mạnh đến dịng vốn vào thị trường chứng khốn tồn cầu. Bắt đầu từ
Trung Quốc, sau đó đến Mỹ giảm điểm mạnh đã ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam,
7 phiên trong năm TTCK Việt Nam giảm hơn 3% trong đó có phiên giảm hơn 5%.
Mức thấp nhất thiết lập trong năm là 880,85 điểm ngày 30/10. 19/12, Vn-Index
giảm hơn 6,6% từ đầu năm. Từ vị trí thị trường chứng khốn tăng trưởng mạnh
nhất thế giới, Việt Nam có thời điểm trở thành thị trường giảm mạnh nhất thế
giới. Quy mơ vốn hố thị trường cổ phiếu đã đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng
12,7% so với năm 2017, ngoài ra giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ
đồng/phiên. Trên thị trường trái phiếu, giá trị niêm yết đạt
1.122 nghìn tỷ đồng, về cơ bản vẫn giữ được mức sôi động với giá trị giao dịch
đạt 8.834 tỷ đồng/phiên.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019:
Kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2019, VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7%,
qui mơ vốn hóa thị trường tăng 10,7% so với cuối năm 2018, đạt 4.4 triệu tỉ
đồng. Số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu đạt hơn 2,36
triệu tài khoản, tăng 8,1%, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước
ngoài tăng 12,8%. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đến cuối năm 2019
đã đạt 90.860 tài khoản. Tính đến cuối năm 2019, tồn thị trường có 493 mã
trái phiếu Chính phủ niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.154 nghìn tỉ đồng, tăng
6% so với cuối năm 2018. Thanh khoản thị trường đạt hơn 9.000 tỉ đồng mỗi
phiên, tăng 4% so với bình qn năm 2018. Tính đến ngày 6/12/2019, nhà đầu
tư nước ngồi đã mua rịng 7.983 tỷ đồng cổ phiếu và mua ròng 13.034 tỷ
đồng trái phiếu.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020:
Chỉ số VN-Index năm 2020 vượt 1.100 điểm, đạt 1.103,87 điểm, tăng mạnh tới
67% so với thời điểm thấp nhất cùng năm, tăng 14,9% so với thời điểm cuối
năm 2019; chỉ số HNX-Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020
và tăng 98,1% so với cuối năm 2019. Thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà
tăng trưởng, có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn
tỷ đồng. Quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, giá
trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên. Số tài khoản
nhà đầu tư trong nước mở mới năm 2020 đạt 393.659 tài khoản, tăng 94%.
TTCK phái sinh đạt khối lượng giao dịch bình quân là 156.852 hợp đồng/phiên,
tăng 77% so với bình qn năm 2019. Tính tại thời điểm 31/12/2020, khối
lượng mở OI toàn thị trường đạt 40.339 hợp đồng, tăng 143% so với cuối năm
2019.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Việt Nam năm 202 1 :
Trải qua năm 2020, nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhưng vẫn
được đánh giá là một trong những nước có sức chống chịu và phục hồi tốt
nhất trên thế giới. Trở thành điểm đến an tồn cho khơng chỉ những cơng dân
với mục đích trú ẩn mà còn là một điểm sáng cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán năm 2020
đạt 413.700 tỷ đồng, quy mơ vốn hóa của thị trường cổ đạt 84,1% GDP năm
2020. Bước sang năm 2021, 1-4-2021, chỉ số VN-Index bất ngờ tăng mạnh,
tăng 24,66 điểm (2,07%) lên 1.216,1 điểm, vượt đỉnh cũ 1.204,33 điểm, ngày
5-4, VN-Index tăng 12 điểm (1%) lên 1.236 điểm, được đánh giá là một trong
nững sàn giao dịch tăng trưởng mạnh nhất do liên tục tăng điểm.
Chỉ số VN-Index khởi đầu tích cực trong tháng 4.2021 với việc chinh phục mức
đỉnh lịch sử 1.204 điểm và duy trì xu hướng tăng điểm trong nửa đầu tháng 4,
đạt mức cao nhất 1.268 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời tăng mạnh trong giai
đoạn cuối tháng 4, kéo chỉ số nhanh chóng lùi về vùng hỗ trợ 1.200 - 1.210
điểm.Bước sang tháng 5, làn sóng COVID-19 thứ 4 đang nhen nhóm ở một số
địa phương cần phải theo dõi sát sao. Đối với rủi ro lạm phát, chỉ số giá nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất đã tăng 4,64% trong 4 tháng đầu
năm. Theo nhận định từ các chuyên gia, CPI sẽ quay trở lại mức tăng trưởng
dương trong tháng 5. Tuy nhiên, mức độ tăng dự đốn khơng cao do tỷ trọng
của giá dầu trong rổ CPI hiện tại chỉ ở mức 3,6-4,1%, khiến cho các nhà sản
xuất khó có thể tăng giá đầu ra tương ứng với giá dầu vào, chưa kể đến các
chính sách bình ổn giá của chính phủ. Mặt khác, mùa đại hội cổ đơng 2021 vừa
qua cho thấy xu hướng tăng vốn của các doanh nghiệp niêm yết và điều này
cũng thể hiện khá rõ ở 2 nhóm có vốn hóa lớn nhất là ngành ngân hàng và bất
động sản. Đây có thể là những động thái giúp hỗ trợ cho thị trường từ nay tới
cuối năm. Chun gia phân tích của Cơng ty chứng khoán VNDIRECT cũng đưa
ra dự báo tăng trưởng GDP có thể cải thiện mạnh lên mức 7,5% so với cùng kỳ
trong quý 2/2021 với điều kiện không để dịch COVID-19 bùng phát trong nước.
Dự báo lạm phát bình qn q 2/2021 có thể chạm ngưỡng 4 - 5% do giá
xăng dầu trong nước tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Margin đang ở mức
cao, một số cơng ty chứng khốn đã vượt trần cho vay ký quỹ. Theo thống kê,
hơn 30 công ty chứng khốn trên thị trường tính đến 31.3.2021 đã cho nhà
đầu tư vay hơn 110.000 tỷ đồng, là mức cao kỷ lục của chứng khoán Việt Nam.
Margin cao tiềm ẩn rủi ro lớn khi thị trường điều chỉnh.
VNDIRECT dự báo chỉ số VN-Index dao động trong vùng từ 1.160 - 1.260
điểm trong tháng 5.2021. Đồng thời khuyến cáo nhà đầu tư nên chủ động hạ
tỷ trọng cổ phiếu về ngưỡng an tồn để giảm thiểu rủi ro.
4.
Phân tích thị trường VN-Index trong 3 năm gần đây (Từ năm 2018 đến đầu
năm 2021)
b)
Thị trường VN-Index qua các năm
Việt Nam liên tiếp là thị trường chứng khoán tăng tốt nhất thế giới sau 3 tháng
đầu năm 2018. Ảnh: IndexQ
Ngay sau khi củng cố vùng giá 1.100 điểm, VN-Index tiếp tục tiến lên 1.150
điểm và đến cuối tháng 3, ngày 9/4, mức kỷ lục mới với VN-Index được xác lập
tại 1.204 điểm-con số cao nhất của chỉ số này trong gần hai thập kỷ. Tuy nhiên,
sau khởi đầu êm ả trong quý 1, diễn biến thị trường trở nên kém tích cực kể từ
đầu quý 2 do những lo ngại về chiến tranh thương mại leo thang trên toàn thế
giới. Chỉ số Vn-Index từ vùng đỉnh 1.200 điểm đã "lao dốc" xuống vùng 900
điểm trong ba quý cuối năm, Vn-Index trong năm 2018 là khá lớn và nằm trong
top 10 chỉ số chứng khốn có biến động mạnh nhất trên Thế giới.
Thống kê trong năm 2018 cho thấy, Vn-Index có 38 phiên giao dịch có mức
biến động trên 2% so với phiên trước, bao gồm 17 phiên tăng trên 2% và 21
phiên giảm trên 2%.
Diễn biến chỉ số VN-Index trong năm 2018. Ảnh: VNDirect
Năm 2019, trên TTCK cơ sở, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có những tháng
sơi động, song nhìn chung thị trường chỉ phục hồi nhẹ khi VN -Index ngày 30/6
dừng ở mức 949,94 điểm, tăng 6,4% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, 6 tháng
cuối năm, diễn biến của thị trường đã có chuyển biến tương đối rõ rệt, VNIndex có những thời điểm vượt mức 1.000 điểm và đạt đỉnh 1024,91 điểm vào
ngày 6/11. Đến đầu tháng 12, mặc dù thị trường có xu hướng đi xuống so với
những tháng trước đó, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng cao hơn 6 tháng đầu năm.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/12, VN-Index đạt 963,56 điểm, tăng 8% so với cuối
năm 2018. Như vậy, mặc dù chỉ số VN-Index có những diễn biến phức tạp,
song nhìn chung TTCK Việt Nam phục hồi tương đối so với thời điểm cuối năm
2018.
TTCK Việt Nam đã đóng cửa năm 2020 với mức hồi phục ấn tượng, tăng xấp xỉ
15% so với cuối năm 2019 và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng
khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới. Kết thúc năm 2020, chỉ số VN Index vượt
1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất
của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019. Như vậy chốt cả
năm 2020, VN-Index tăng 142,88 điểm, tương ứng tăng 14,86%, mức tăng gần
15% của VN-Index trong năm 2020 là gấp đôi mức tăng 7,7% của chỉ số này
trong cả năm 2019.
Diễn biến chỉ số VN-Index trong năm 2020:
Xu thế tăng được kỳ vọng áp đảo trong năm 2021 với VN-Index mục tiêu cao
nhất 1.355 - 1.425 điểm, tăng gần 30% so với 2020 dựa trên giả định chính là:
Tăng trưởng thu nhập doanh nghiệp ước đạt 19% và P/E mục tiêu cao nhất 19
- 20x trên kỳ vọng nền kinh tế duy trì đà phục hồi tốt. Thị trường chứng khoán
năm 2020 đã tăng mạnh, hiện P/E hiện hành của Vnindex cuối năm 2020 ở
mức 17,6x, cao hơn 10% so với trung bình P/E 5 năm (16,0x).
Diễn biến chỉ số VN-Index trong năm 2021:
Kết thúc phiên giao dịch 1-4-2021, chỉ số VN-Index bất ngờ tăng mạnh, tăng
24,66 điểm (2,07%) lên 1.216,1 điểm, qua đó xác lập mức đỉnh mới trong lịch
sử hơn 20 năm hình thành thị trường chứng khốn Việt Nam, vượt đỉnh cũ
1.204,33 điểm ghi nhận trong năm 2018. Thanh khoản trong phiên này đạt hơn
22 nghìn tỷ (gần một tỷ USD) và tương đương với nhiều phiên trước đó. Khơng
dừng lại ở đó, những ngày tiếp theo thị trường tiếp tục hưng phấn khi xác lập
thêm một đỉnh lịch sử mới trong phiên ngày 5-4, VN-Index tăng 12 điểm (1%)
lên 1.236 điểm. Với mức tăng dồn dập, VN-Index được ghi nhận là một trong
những chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất châu Á. VN-Index xác lập đỉnh cao
nhất 20 năm khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn giữa việc xả hàng chốt lãi hoặc
găm cổ phiếu chờ thị trường tiếp tục tăng. Thị trường tới đây sẽ có những điều
chỉnh, nhưng nhìn chung sẽ khởi sắc với những nhóm cổ phiếu bluechips bứt
phá mạnh với hàng loạt mã tăng điểm như BVH, FPT, GAS, HPG, VIC, MSN,
VNM, HVN, PLX, PNJ, VRE, MWG... Trong nhóm ngân hàng, nhiều mã tăng
mạnh như ACB, BID, CTG, MBB, VCB, VPB, HDB, TCB... Đà tăng cũng lan tỏa
sang các nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, dầu khí, thép...
5.
Phân tích thị trường VN-Index thơng qua các đường chỉ báo
c)
Sử dụng đường MA:
Vào tháng 5/2018, MA 20 vad MA 50 cắt nhau có xu hướng đi xuống hình
thành điểm bán, chính xác là biểu đồ đạt đỉnh vào ngày 10/4/2018, nhiều nhà
đầu tư có thể bán tại thời điểm này hoặc ngày 11/5 ( chỉ báo MA cắt nhau) để
thu về lợi nhuận đã mua tại thời điểm xuống giá trước đó trước khi thị trường
đi xuống. Chỉ báo cho thấy điểm cắt lỗ tiếp theo là vào ngày 18/10, nhà đầu tư
hãy cắt lỗ tại thời điểm này trước khi thị trường giảm sâu trong một quãng
thời gian dài. Điểm mua tối ưu tiếp theo mà chỉ báo MA đưa ra là vào ngày
25/5/2020 ngay trước khi thị trường đảo chiều lên cao. Hiện tại vẫn chưa hình
thành điểm bán nào.
d) Sử dụng đường chỉ báo sức mạnh RSI:
Chỉ báo RSI liên tục ra dấu hiệu bán vào các ngày 16/1/2018, 31/1/2018,
12/4/2018, 26/10/2020, 19/11/2020, 8/1/2021 và 22/4/2021 khi RSI
trên đường quá mua 70 đã vòng và cắt xuống.
Và vào các ngày 29/10/2018, 2/1/2019, 10/9/2019, 7/4/2020 khi RSI dưới
đường quá bán 30 đã vòng lên và cắt.
e) Sử dụng đường chỉ báo MACD:
Giữa tháng 4 năm 2018, đường MACD cắt đường tín hiệu đi xuống ra dấu hiệu
bán. Sang đến tháng năm, đường MACD tiếp tục cắt đường tín hiệu từ dưới
biểu đồ tần suất đi lên, MACD cắt đường tín hiệu càng sâu, chỉ báo mua càng
mạnh. Nhà đầu tư nên mua vào thời điểm này để thu lại lợi nhuận cao. Đây
chính là thời điểm thích hợp nhất. Trong khoảng thời gian tiếp sau đó, chỉ báo
mua tại cuối tháng 9 và đầu năm 2019 cũng là khoảng thời gian mà chúng ta có
thể cân nhắc mua thêm. Điểm bán thích hợp nhất là vào đầu năm nay khi
MACD cắt đường tín hiệu từ trên biểu đồ tần suất- dấu hiệu bán cực mạnh.
f) Sử dụng dải Bollingger:
Ngày 29/1/2018, biểu đồ giá xuyên qua dải Bol band phía trên, ra dấu hiệu bán
cho các nhà đầu tư. Giá đập dải trên của Bol và nảy lại ra tín hiệu cân nhắc bán
cho các nhà đầu tư vào khoảng tháng 4/2018. Ngày 26/4/2018, giá một lần nữ
xuyên qua Bol band nhưng là dải bên dưới-dấu hiệu mua. Quãng thời gian sau đó
Bol band trên được bám sát bởi giá, đây là dấu hiệu cho thấy giá sắp tăng, nhưng
thu hẹp dần, dự báo sắp có biến động về giá. Đến phiên giao dịch ngày
18/9/2020, khối lượng giao dịch tăng đột biến, biểu đồ giá đảo chiều đi lên.
6.
Tổng quan ngành thép
g)
Ngành thép thế giới
Khi đề cập đến ngành sản xuất thép, Trung Quốc là nước giữ vị thế vượt trội so
với các nước khác trên thế giới, nước này chiếm 49% trong số 1,7 tỷ tấn thép
được sản xuất trên toàn cầu trong năm 2017. Trung Quốc cùng với Liên minh
châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ là 5 nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới.
Một nửa sản lượng thép toàn cầu được sử dụng cho việc xây dựng các tòa nhà và
cơ sở hạ tầng, bao gồm các sản phẩm như dầm và đường ống. Khoảng 16% sản
lượng thép thế giới được sử dụng trong thiết bị cơ khí. Một lượng lớn thép cũng
được sử dụng trong các lĩnh vực ô tô, vận chuyển và vận tải đường sắt. Mỹ là
nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới với tổng giá trị thép nhập khẩu của nước
này trong năm 2017 đạt trên 29 tỷ USD. Theo S&P Global Platts, gần
17% lượng thép nhập khẩu vào Mỹ đến từ Canada. Bên cạnh đó, Hàn Quốc,
Mexico, Brazil và Trung Quốc cũng là những nhà xuất khẩu thép chính sang Mỹ.
Vì vậy, mức thuế mới này có thể vấp phải sự phản đối từ những quốc gia trên.
Ben May – Giám đốc của Oxford Economics cho biết, 88% lượng thép xuất
khẩu của Canada là sang Mỹ trong năm 2016. Tương tự, điểm đến của 3/4 sản
lượng thép xuất khẩu của Mexico cũng là thị trường Mỹ. Trong khi đó, Trung
Quốc sẽ ít bị tác động nếu chính quyến Tổng thống Trump quyết định nâng
thuế thép nhập khẩu bởi Mỹ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu
thép từ Trung Quốc. Sản lượng nhập khẩu thép của Mỹ cũng thay đổi trong
những năm gần đây. Trong năm 2014, lượng thép nhập khẩu của nước này có
giá trị gần 38 tỷ USD, nhưng con số đó đã giảm xuống chỉ cịn hơn 22 tỷ USD
vào năm 2016. Theo Capital Economics, thép và nhôm chiếm khoảng 2%
thương mại thế giới. Con số này có vẻ như khơng lớn.
h)
Ngành thép Việt Nam
Có từ đầu những năm 1960, Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do nước
ngoài hỗ trợ xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Tuy nhiên do
chiến tranh nên cho đến mãi năm 1975, Nhà máy luyện cán Thép Gia Sàng do
Đức giúp mới đi vào sản xuất. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu liên hợp
Gang Thép Thái Nguyên là 100 ngàn tấn/năm. Phía Nam: Các nhà máy do chế
độ cũ xây dựng phục vụ kinh tế thời hậu chiến. Riêng miền Nam được thành
lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện, cán Thép mini của chế độ cũ để lại
ở Tp HCM và Biên Hịa, với tổng cơng suất khoảng 80.000 tấn thép/năm. Giai
đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và
Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, năm 1990, sản lượng Thép
trong nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm.
Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập,
Sản lượng Thép cán năm 1995 đã tăng gấp 04 lần so với năm 1990, đạt mức
450.000 tấn/năm, bằng với mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng năm
trước 1990.
Năm 1992 bắt đầu có liên doanh sản xuất Thép sau khi nguồn cung cấp
chủ yếu từ các nước Đơng Âu khơng cịn nữa.
Tháng 04 năm 1995, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mơ
hình Tổng Cơng ty Nhà nước (Tổng Công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng Công
ty Thép Việt Nam và Tổng Cơng ty Kim khí thuộc Bộ Thương mại.
Phát triển từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế
đất nước lâm vào khủng hoảng, , ngành thép không phát triển được và chỉ duy
trì mức sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm
Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục được
đầu tư mạnh, đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh
cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt
1,57 triệu tấn vào năm 2000, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với
năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển mình của ngành thép với sự ra đời của
4 công ty liên doanh sản xuất thép là , the thi cliên doanh thép Việt Nhật
(Vinakyoei), Việt Úc (Vinausteel), Việt Hàn (VPS) và Việt Nam – Singapore
(Nasteel) với tổng công suất khoảng 840.000 tấn/năm.
Từ 2002 – 2005 nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ
với tổng công suất lên tới trên 6 triệu tấn/năm.