MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................1
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 2
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................2
2. Điểm mới của sáng kiến........................................................................................2
II. NỘI DUNG..........................................................................................................3
1. Thực trạng về vấn đề kết hợp dạy học theo phương pháp nhóm với sử dụng
bài tập sáng tạo ở trường trung học phổ thông hiện nay..............................................3
1.1 Về vấn đề sử dụng bài tập sáng tạo theo phương pháp dạy học nhóm của
giáo viên trong dạy học vật lí...................................................................................3
1.2 Về vấn đề tiếp cận bài tập sáng tạo đối với học sinh:......................................4
2. Các giải pháp tổ chức dạy học theo nhóm chương “động lực học chất điểm”
vật lí 10 cơ bản thơng qua việc xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo.........................5
2.1. Khái niệm bài tập sáng tạo...............................................................................5
2.2. Dấu hiệu nhận biết bài tập sáng tạo................................................................5
2.3. Tác dụng của bài tập sáng tạo trong dạy học theo phương pháp nhóm đối
với việc tích cực hóa và phát triển tư duy học sinh...............................................6
2.4. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo................................................7
2.5. Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương "động lực học chất điểm" vật lí
10 cơ bản........................................................................................................................... 8
2.6. Quy trình thiết kế bài dạy học tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo trong
phương pháp dạy học nhóm.................................................................................14
2.7. Thiết kế mẫu một số bài dạy học theo phương pháp nhóm với việc tăng
cường sử dụng bài tập sáng tạo.............................................................................17
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................25
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm...................................................................25
2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến..........................................................................26
3. Kiến nghị, đề xuất................................................................................................26
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là phát triển
được tư duy, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở mỗi học sinh.
Điều đó được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục
phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn...”
Lí luận và thực tiễn dạy học đều cho thấy, dạy học theo phương pháp nhóm
và việc sử dụng linh hoạt các bài tập sáng tạo có nhiều ưu điểm trong việc phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc tổ chức dạy học bằng
phương pháp nhóm làm cho mỗi học sinh bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ
của mình đối với mỗi nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó được tập thể uốn nắn, điều
chỉnh, phát triển ý thức tổ chức kỷ luật, kĩ năng hợp tác tương trợ, ý thức cộng
đồng ... hoạt động học tập theo phương pháp nhóm cũng giúp cho học sinh quen
dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên,
nhất là khi phải giải quyết vấn đề gay cấn, địi hỏi óc sáng tạo hoặc xuất hiện nhu
cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ học tập nhất định; Với
những tính chất và đặc thù riêng, bài tập sáng tạo có tác dụng khơng nhỏ trong việc
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong dạy học vật lí, bài tập
sáng tạo giúp học sinh có thể phát hiện ra những vấn đề ngoài những dữ kiện đề bài
đã cho ... Có thể nói, việc tổ chức dạy học theo phương pháp nhóm kết hợp với việc
tăng cường sử dụng các bài tập sáng tạo là một hướng đi tốt trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học ở trường phổ thơng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
bơ mơn vật lí, đáp ứng những u cầu của xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học mơn vật lí, tơi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức
dạy học theo nhóm chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 cơ bản thơng
qua việc xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo".
2. Điểm mới của sáng kiến.
Trong những năm qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và việc tổ chức hoạt động nhận thức
cho học sinh đã được nhiều thầy cơ quan tâm. Tuy nhiên do mục đích nhắm tới
những chủ đề kiến thức khác nhau, cho nên đến tại thời điểm hiện tại vẫn chưa có
sáng kiến nào đề cập đến việc phối kết hợp giữa phương pháp dạy học nhóm với
việc sử dụng các bài tập sáng tạo để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh như đề tài đang nghiên cứu.
2
Sáng kiến đã đưa ra được quy trình xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo
trong một bài học và trong một chương. Từ đó tiến hành soạn thảo một số bài tập
sáng tạo trong chương “động lực học chất điểm” lớp 10 cơ bản.
Sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất quy trình thiết kế bài dạy học tăng cường
sử dụng bài tập sáng tạo trong phương pháp dạy học nhóm. Từ đó, thiết kế hồn
chỉnh một số giáo án dạy học chương “động lực học chất điểm” vật lí 10 cơ bản theo
quy trình đã đề xuất.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng về vấn đề kết hợp dạy học theo phương pháp nhóm với
sử dụng bài tập sáng tạo ở trường trung học phổ thông hiện nay
Thông qua việc trao đổi thông tin với các giáo viên và học sinh trong
trường, tôi nhận thấy:
1.1 Về vấn đề sử dụng bài tập sáng tạo theo phương pháp dạy học nhóm
của giáo viên trong dạy học vật lí.
Nhiều giáo viên và học sinh chưa nhận thức rõ thế nào bài tập sáng tạo, vai
trò của bài tập sáng tạo trong dạy và học, từ đó trong tiến trình dạy học giáo viên
khơng mạnh dạn tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo.
Nhiều giáo viên vẫn mơ hồ, đồng nhất giữa bài tập sáng tạo và bài tập lý
thuyết mức độ khó, do đó việc tổ chức dạy học nhóm có sử dụng bài tập sáng tạo
chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Một điểm cần lưu ý là hiện nay đa số giáo viên
thường tổ chức dạy học bài tập nói chung và bài tập sáng tạo nói riêng chủ yếu
bằng phương pháp thuyết trình. Theo đó, giáo viên ra bài tập cho học sinh, để thời
gian cho học sinh làm bài rồi tiến hành giải bài tập trên bảng mà không phát huy
tính tích cực, tự lực cũng như năng lực sáng tạo của học sinh. Nhiều học sinh tỏ ra
rất nhàm chán với phương pháp dạy học này của giáo viên, do vậy, kĩ năng giải bài
tập vật lí, kĩ năng tiếp cận bài tập sáng tạo của học sinh còn nhiều hạn chế.
Trong các giờ nghiên cứu tài liệu mới cũng như những giờ học giải bài tập
hiện nay, giáo viên rất ít cho học sinh làm việc theo nhóm. Trong khi đó, học sinh
thích được tham gia thảo luận với nhóm khi giải quyết một vấn đề mà giáo viên
đặt ra. Thực tiễn dạy học cho thấy, học sinh cảm thấy thoải mái hơn, hiểu bài tốt,
làm bài tốt hơn khi làm việc theo nhóm.
Hiện nay, nhiều giáo viên cịn sử dụng phương pháp dạy học nhóm một
cách máy móc, sơ sài, thiếu sự tính tốn, chuẩn bị kĩ lưỡng và cịn mang tính
phong trào, chủ yếu là để đối phó với áp lực của việc đổi mới phương pháp dạy
học mà bộ giáo dục và đào tạo đang phát động. Nhiều giáo viên không nắm rõ
phương pháp giảng dạy, còn học sinh thiếu và yếu về các kĩ năng hợp tác nhóm.
Do vậy, tình trạng giáo viên cho học sinh thảo luận một cách hình thức, các học
3
sinh trong nhóm làm việc ỉ lại các học sinh giỏi, không gây hứng thú trong học
tập.
Ở nhiều trường phổ thông không sử dụng bài tập sáng tạo vào việc kiểm tra,
đánh giá học sinh. Điều đó làm giáo viên ít chú ý đến xây dựng bài tập sáng tạo,
và khơng có động lực để tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học.
Với thời lượng 45 phút một tiết dạy như hiện nay, giáo viên rất khó truyền
tải các dạng bài tập vật lí nói chung, bài tập sáng tạo nói riêng cũng như phương
pháp giải cụ thể. Nhiều học sinh chưa hài lòng với lượng kiến thức tiếp thu được
so với chương trình kiểm tra. Điều đó gây nên tình trạng dạy thêm và học thêm
như hiện nay.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí đối với giáo viên
vẫn cịn rất nhiều hạn chế, giáo viên ít sử dụng hoặc sử dụng khơng hiệu quả
những hình ảnh, mơ hình, video clip… do đó hiệu quả giảng dạy khơng cao.
1.2 Về vấn đề tiếp cận bài tập sáng tạo đối với học sinh:
Đặt trưng của mơn vật lí ở trường phổ thơng là hầu hết kiến thức đều liên
quan đến thực tiễn, do vậy nếu đưa vào dạy học những bài tập liên quan đến thực
tế cuộc sống thì học sinh rất hứng thú khi học tập. Trong phương pháp dạy học
nhóm sử dụng bài tập sáng tạo học sinh sẽ phát huy được nhiều khả năng: tính
sáng tạo, nhạy bén, mềm dẻo, linh hoạt… những kĩ năng này thực sự cần thiết cho
khả năng hội nhập của học sinh vào xã hội sau này. Tuy nhiên trong thực tế dạy
học hiện nay học sinh ít có cơ hội tiếp cận với bài tập sáng tạo, hoặc nếu có thì học
sinh rất lúng túng để hình thành cách giải quyết vấn đề.
Học sinh thường giải bài tập vật lí sau khi được quan sát bài tập mẫu của
giáo viên do đó thường lúng túng, bộc lộ ngay những hạn chế khi tiếp xúc với
những bài tập sáng tạo. Do đó nếu thường xuyên giải những bài tập lý thuyết
thông thường học sinh sẽ bị gị bó vào một khn mẫu cố định do đó khơng phát
huy được tư duy sáng tạo.
Trình độ học sinh ở một số trường phổ thơng cịn yếu, khả năng tiếp thu bài
rất kém nên việc sử dụng bài tập sáng tạo để dạy học vật lí cũng bị hạn chế.
Áp lực thi cử nặng nề, học gì thi nấy nên học sinh ít chú trọng đến những
bài tập chú trọng đến tư duy sáng tạo. Học sinh chỉ chú trọng giải những bài tập lý
thuyết thông thường sát với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá nên
về lâu dài khả năng nhạy bén, sáng tạo của học sinh không phát huy hiệu quả cao
nhất.
Qua những nhận định trên tôi nhận thấy, việc nghiên cứu dạy học về bài tập
sáng tạo theo phương pháp dạy học nhóm mang một ý nghĩa thiết thực đối với
giáo viên, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học trong trường
4
trung học phổ thông hiện nay. Bài tập sáng tạo sẽ góp phần phát triển tư duy của
học sinh, tạo hiệu quả cao trong dạy học nhóm. Sự kết hợp giữa việc đưa bài tập
sáng tạo vào tổ chức dạy học nhóm là điều cần thiết và tỏ ra có hiệu quả trong dạy
học vật lí.
2. Các giải pháp tổ chức dạy học theo nhóm chương “động lực học chất
điểm” vật lí 10 cơ bản thơng qua việc xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo.
2.1. Khái niệm bài tập sáng tạo.
Bài tập sáng tạo là bài tập xây dựng nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực tư
duy sáng tạo cho học sinh.
Bài tập sáng tạo là bài tập mà giả thuyết khơng có thơng tin một cách tường
minh liên quan đến hiện tượng hay q trình vật lí, có những đại lượng vật lí được
ẩn dấu, điều kiện bài tốn khơng chứa đựng hay chỉ dẫn trực tiếp về phương pháp
giải hay kiến thức vật lí cần sử dụng. Bài tập sáng tạo đòi hỏi ở học sinh tính nhạy
bén trong tư duy, khả năng tưởng tượng (bản chất của hoạt động sáng tạo), vận
dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết vấn đề trong những tình
huống mới, hồn cảnh mới; học sinh phát hiện ra những điều chưa biết, chưa có.
Đặc biệt, bài tập sáng tạo yêu cầu khả năng đề xuất, đánh giá ý kiến riêng của bản
thân học sinh.
2.2. Dấu hiệu nhận biết bài tập sáng tạo.
Bài tập sáng tạo và bài tậplt thơng thường có sự phân biệt rõ theo mơ hình
sau:
Bài tập luyện tập
Bài tập sáng tạo
- Có phương pháp giải.
- Đi tìm phương pháp giải.
- Áp dụng các kiến thức xác định đã - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo từ
biết để giải.
những kiến thức cũ.
- Dạng bài tập theo khuôn mẫu nhất - Không theo khuôn mẫu nhất định.
định.
- Tình huống mới.
- Tình huống quen thuộc.
- Có tính phát hiện.
- Có tính tái hiện.
- u cầu khả năng đề xuất, đánh giá.
- Không yêu cầu khả năng đề xuất,
đánh giá.
Ví dụ bài tập luyện tập:
Một khẩu súng đồ chơi trẻ con
thường dùng để bắn viên đạn bằng nhựa.
Viên đạn bắn theo phương xiên góc và
có tầm bay xa là L em hãy xác định vận
tốc ban đầu của viên đạn.
5
Ví dụ bài tập sáng tạo:
Mơt khẩu súng đồ chơi trẻ con
thường dùng để bắn viên đạn bằng nhựa.
Em hãy thiết kế phương án để đo vận tốc
viên đạn khi vừa rời khỏi nòng súng, nêu
các phương án thực hiện và cách xác định
kết quả.
2.3. Tác dụng của bài tập sáng tạo trong dạy học theo phương pháp
nhóm đối với việc tích cực hóa và phát triển tư duy học sinh.
Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
phát huy tinh nhạy bén, linh động trong tư duy. Kiến thức sẽ được nắm vững thật
sự, nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng hồn thành vào những bài tập lí
thuyết hay thực hành.
Hình thành kiến thức mới (kể cả cung cấp các kiến thức thực tiễn), ôn tập
những kiến thức đã học, củng cố kiến thức cơ bản của bài giảng. Một đơn vị kiến
thức mới, học sinh chỉ có thể ghi nhớ khi được luyện tập nhiều lần.
Phát triển tư duy vật lí. Trong thực tiễn dạy học, tư duy vật lí của học sinh
thường hiểu là kĩ năng quan sát hiện tượng vật lí, phân tích một hiện tượng phức
tạp thành những bộ phận thành phần và xác lập ở trong chúng những mối liên hệ
giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và của các đại lượng vật
lí, dự đốn các hệ quả từ các lí thuyết và áp dụng được kiến thức của mình. Trừ
một số bài tập đơn giản chỉ đề cập đến một hiện tượng vật lí thì đa số các hiện
tượng nêu lên trong những bài tập là phức tạp. Để giải được chúng, phải phân tích
hiện tượng phức tạp ấy thành các bài tập đơn giản. Đồng thời trong quá trình giải
quyết các tình huống cụ thể nêu lên trong bài tập, học sinh phải vận dụng các thao
tác tư duy để tìm hiểu, giải quyết vấn đề và rút ra kết luận cần thiết. Nhờ thế, tư
duy được phát triển và năng lực làm việc tự lực của học sinh được nâng cao.
Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, đặc biệt là giúp phát hiện
trình độ phát triển trí tuệ, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong
học tập đồng thời giúp họ vượt qua những khó khăn và khắc phục các sai lầm đó.
Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Vật lí là một
mơn học liên quan đến nhiều hiện tượng trong đời sống. Những kiến thức vật lí
cũng được ứng dụng trong kĩ thuật và cuộc sống hàng ngày. Học sinh khi giải bài
tập vật lí là tìm đến bản chất của các vấn đề đó và áp dụng nó giải quyết các vấn
đề của cuộc sống.
2.4. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo.
2.4.1. Qui trình xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo trong một bài học.
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức.
Nội dung kiến thức của hệ thống bài tập sáng tạo phải bám sát chương trình
sách giáo khoa và đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của bộ giáo dục và
đào tạo ban hành. Trong việc xây dựng bài tập sáng tạo cần chú ý những kiến thức
trọng tâm, sự liên hệ giữa các kiến thức trong những giờ học trước và những giờ
học kế tiếp.
6
Bước 2: Phân tích mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, kiến thức và kĩ
năng.
Xác định nhiệm vụ, vị trí của các bài tập sáng tạo trong tiến trình dạy học.
Xác định số lượng bài tập sáng tạo cần sử dụng trong các khâu của tiến trình dạy
học.
Bước 3: Thu thập thông tin để biên soạn hệ thống bài tập.
Thu thập thông tin bao gồm: sách giáo khoa, sách bài tập, các sách tham
khảo, báo, tạp chí... Và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn giáo dục đang xảy ra trong
cuộc sống. Giáo viên phải đọc nhiều, suy nghĩ tìm tịi những yếu tố, những mối
liên hệ cơ bản trong việc xây dựng bài tập sáng tạo, từ đó tổng hợp và biên soạn
bài tập sáng tạo phù hợp. Số liệu thu thập nhiều thì việc biên soạn càng nhanh
chóng và có chất lượng.
Bước 4: Tiến hành biên soạn bài tập.
Soạn từng bài và đưa ra gợi ý phương án giải và phải sắp xếp các bài tập
theo các dấu hiệu nhận biết, trình tự từ dễ đến khó, từ suy luận đến tính tốn…
Bước 5: Kiểm tra, rà soát lại nội dung bài tập.
Kiểm tra kĩ lại hệ thống bài tập sáng tạo dùng trong bài học đã thực sự phù
hợp với bài học hay chưa, có đem lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp dạy học
thông thường hay không. Sau mỗi tiết dạy giáo viên rút kinh nghiệm để biên soạn
bài tập sáng tạo hồn thiện hơn cho những bài học sau.
2.4.2. Qui trình xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo trong một chương.
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức.
Nội dung kiến thức của hệ thống bài tập sáng tạo phải bám sát chương trình
sách giáo khoa và đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của bộ giáo dục và
đào tạo ban hành. Trong việc xây dựng bài tập sáng tạo cần chú ý những kiến thức
trọng tâm, sự liên hệ giữa các kiến thức trong những bài học trong chương.
Bước 2: Phân tích mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, kiến thức và kĩ
năng. Qua đó xác định nhiệm vụ, vị trí của các bài tập sáng tạo từng bài học của
chương. Xác định số lượng bài tập sáng tạo cần sử dụng trong các bài học.
Bước 3: Thu thập thông tin để biên soạn hệ thống bài tập
Thu thập thông tin bao gồm: sách giáo khoa, sách bài tập, các sách tham
khảo, báo, tạp chí... Và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn giáo dục đang xảy ra trong
cuộc sống. Giáo viên phải đọc nhiều, suy nghĩ tìm tịi những yếu tố, những mối
liên hệ cơ bản trong việc xây dựng bài tập sáng tạo, từ đó tổng hợp và biên soạn
bài tập sáng tạo trong chương cho phù hợp. Số liệu thu thập nhiều thì việc biên
soạn càng nhanh chóng và có chất lượng.
7
Bước 4: Tiến hành biên soạn bài tập.
Soạn bài tập sáng tạo cụ thể trong từng bài học của chương, đưa ra gợi ý
phương án giải và phải sắp xếp các bài tập theo các dấu hiệu nhận biết, trình tự từ
dễ đến khó, từ suy luận đến tính tốn…
Bước 5: Kiểm tra, rà soát lại nội dung bài tập.
Kiểm tra kĩ lại hệ thống bài tập sáng tạo dùng trong chương đã thực sự phù
hợp với từng bài học ,và đạt được hiệu quả hơn so với phương pháp dạy học thông
thường hay không. Sau mỗi tiết dạy giáo viên rút kinh nghiệm để biên soạn bài tập
sáng tạo hoàn thiện hơn cho những chương sau.
2.5. Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương "động lực học chất điểm"
vật lí 10 cơ bản.
Dựa trên quy trình xây dựng bài tập sáng tạo kết hợp với nghiên cứ kiến
thức chương “động lực học chất điểm”, tôi đã xậy dựng được hệ thống gồm 56 bài
tập sáng tạo của 7 dạng bài tập sáng tạo khác nhau.
2.5.1. Bài tập có nhiều cách giải.
Bài 1: Một vật A đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc v0 A 4 m s
thì va chạm với vật B đang đứng yên. Sau va chạm vật A bật trở lại với vận tốc
v A 1 m , còn vật B chuyển động tới vận tốc vB 2 m . Biết khối lượng vật A là
s
s
mA 2kg . Hãy tính khối lượng của vật B.
Bài 2: Cho một tấm ván dài và một miếng gỗ, em hãy tìm các cách xác định
hệ số ma sát trượt giữa tấm ván và miếng gỗ. Bố trí thí nghiệm trong từng trường
hợp và tính tốn các kết quả?
Bài 3: Một vật có khối lượng m1 đã biết hãy tìm cách xác định khối lượng
của vật m2 chưa biết. Dụng cụ thí nghiệm tuỳ ý chọn, nêu phương pháp thực
nghiệm để xác định khối lượng m2.
Bài 4. Cho hai lực có độ lớn lần lượt là F 1 = 3 N, F2 = 4 N. Tính độ lớn hợp
lực của hai lực đó trong các trường hợp sau:
a)
Hai lực cùng giá, cùng chiều. .
b)
Hai lực cùng giá, ngược chiều.
c)
Hai lực có giá vng góc.
d)
Hướng của hai lực tạo với nhau góc 600
8
2.5.2. Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi.
Bài 1 : Một vật khối lượng 2 kg nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số
ur
ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,25. Ta tác dụng vào một lực F song song mặt bàn.
Cho g 10 m s 2 . Tính gia tốc của vật nếu :
a. Lực F 4 N .
b. Lực F 6 N .
c. Lực F Fmst .
Bài 2: Một đồn tàu hỏa có khối lượng tổng cộng 200 tấn đang chuyển
động thẳng đều với vận tốc 36km/h trên đường sắt nằm ngang thì một số toa cuối
của đồn tàu có khối lượng tổng cộng 20 tấn bị tách khỏi đồn tàu.
a.Tính gia tốc của phần đầu tàu bị tách ra.
b.Tính gia tốc phần cuối tàu bị tách ra.
Bài 3: Một vật đặt trên sàn có khối lượng m = 10kg, hệ số ma sát nghỉ bằng
hệ số ma sát trượt có giá trị = 0,1. Hỏi lực ma sát tác dụng lên vật và gia tốc của
vật là bao nhiêu nếu tác dụng lên vật một lực theo phương nằm ngang có độ lớn:r
F
a. 15N.
b. 5N.
c. 10N.
Bài 4: Một khúc gỗ có khối lượng là 2kg,
kéo khúc gỗ bởi lực F có độ lớn 10N dọc theo phương chuyển động của
khúc gỗ. Tìm gia tốc của khúc gỗ trong các trường hợp sau:
a. Khúc gỗ chuyển động không ma sát trên sàn nằm ngang.
b. Khúc gỗ chuyển động trên sàn nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,1.
c. Khúc gỗ chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng khơng có ma sát.
d. Khúc gỗ chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng có hệ số ma sát k = 0,1.
e. Khúc gỗ được kéo lên mặt phẳng nghiêng khơng có ma sát.
g. Khúc gỗ kéo chuyển động lên mặt phẳng nghiêng với hệ số ma sát k =
0,1.
Bài 5: Một ơ tơ có trọng lượng PM =50000N chuyển động với vận tốc không
đổi v = 10m/s qua cầu. Tìm áp lực của ơ tơ tác dụng lên cầu khi ơ tơ đi qua điểm
chính giữa cầu trong các trường hợp:
a. Cầu phẳng nằm ngang.
b. Cầu vồng lên với bán kính cong r = 50m.
c. Cầu lõm xuống với bán kính r = 50m.
9
d. Ơ tơ chuyển động trịn đều trên đường trịn nằm ngang bán kính r = 50m
với vận tốc v = 10m/s. Tìm lực ma sát của mặt đường tác dụng lên ô tô.
Bài 6: Một xe tải chở một cái hòm, chạy trên đường nằm ngang. Trong mỗi
trường hợp sau đây hãy chỉ rõ xe có tác dụng lực ma sát nghỉ lên hịm khơng? Nếu
có thì lực đó phụ thuộc vào những yếu tố nào và có chiều như thế nào?
a. Xe đứng yên.
b. Xe chuyển động thẳng đều .
c. Xe chuyển động chậm dần đều.
d. Xe chuyển động nhanh dần đều.
Bài 7: Khối lượng của vật trên mặt đất là 60kg. Đưa vật đó cùng hai loại
cân: cân lò xo và cân đòn lên Mặt trăng, khi đó cân được bao nhiêu kg?
r nào
Bài 8: Bạn ném thẳng đứng một quả bóng phía dưới lên trên. Thời gian
F
sẽ lớn hơn: lúc bóng bay lên hay bay xuống?
Bài 9. Một chiếc xe có khối lượng 20 kg,
chuyển động không ma sát trên một mặt
phẳng ngang. Trên xe đặt một hòn đá khối lượng 2kg , hệ số ma sát giữa xe
với hòn đá là 0,25. Tác dụng một lực kéo có phương nằm ngang lên hịn đá. Xác
định gia tốc của hòn đá và của xe, lực ma sát của hòn đá và xe trong các trường
hợp:
a. Lực kéo 20,0 N.
b.Lực kéo 2,0 N.
2.5.3. Bài tập thí nghiệm
Bài 1: Em hãy trình bày phương pháp để có thể đo hệ số ma sát trượt, ma
sát nghỉ và ma sát lăn giữa bánh xe ô tô và mặt đường.
Bài 2: Xác định hệ số ma sát trượt giữa đầu gậy nhẹ, cứng và sàn với dụng
cụ là một thước đo góc.
Bài 3: Dùng lực kế xác định khối lượng của một vật có trọng lượng lớn hơn
giới hạn đo của lực kế nhưng không quá gấp đôi. Cho dụng cụ và vật liệu: lực kế,
vật nặng, dây treo.
Bài 4: Có một bàn quay nằm ngang và một miếng gỗ. Em hãy tìm cách xác
định hệ số ma sát giữa miếng gỗ và bàn?
Bài 5: Một vật có chiều cao lớn hơn nhiều so với chiều rộng của đáy, tác
dụng lên vật một lực theo phương nằm ngang ở độ cao h so với mặt sàn. Hãy tìm
phương án xác định hệ số ma sát giữa vật và sàn.
Bài 6: Em hãy tìm phương án xác định vận tốc ban đầu của viên đạn được
bắn ra từ khẩu súng đồ chơi trẻ em với dụng cụ:
10
a. Chỉ có một chiếc thước dây đềximét.
b. Chỉ có một đồng hồ bấm giây.
Bài 7: Trên mặt hồ lặng gió, một người đứng trên một chiếc thuyền nhẹ,
anh ta muốn xác định khối lượng của chiếc thuyền đó. Anh ta phải làm như thế
nào khi trong tay chỉ có một sợi dây.
Bài 8: Xác định lực căng lớn nhất của một dây cước, dùng để câu cá. Dụng
cụ: Một giá thí nghiệm, một dây cước có đường kính 0,1 đến 0,2mm, thước thẳng,
những quả nặng có khối lượng từ 0 đến 1kg.
Bài 9: Tiến hành thí nghiệm chứng tỏ lực ma sát nghỉ có giá trị, phương,
chiều phụ thuộc vào ngoại lực tác dụng. Cho dụng cụ là một lực kế, một mẫu gỗ
hình hộp, một sợi dây.
Bài 10: Tiến hành thí nghiệm chứng tỏ bất cứ vật nào cũng có qn tính:
Vật đứng n-Vật chuyển động thẳng-Vật chuyển động cong. Trình bày cách làm
và giải thích.
Bài 11: Hãy nghiên cứu bằng thực nghiệm sự phụ thuộc của lực ma sát vào
áp lực của vật. Hãy tự lựa chọn thiết bị mà em có. Biểu diễn sự phụ thuộc ấy bằng
bảng và bằng đồ thị.
Bài 12: Cho các thiết bị: lò xo, hộp quả cân, thước thẳng, giá vạn năng. Hãy
đo độ cứng của lò xo bằng các cách có thể với các thiết bị trên. Đánh giá tính ưu
việt của mỗi phương án đo.
2.5.4. Bài tập cho dữ kiện không tường minh.
Bài 1: Trong dân gian trước đây thường dùng câu “ vụng chẻ khỏe nêm” để
nói về tác dụng của cái nêm trong việc chẻ củi. Nêm là một vật cứng có tiết diện
hình tam giác nhọn, được cắm vào khúc củi như trên hình 13.9. Tại sao gõ mạnh
búa vào nêm thì củi bị bửa ra?
Bài 2: Ở Phần Lan có cuộc thi ném điện thoại, ai ném xa nhất thì trở thành
người thắng cuộc, theo các em những yếu tố nào quan trọng trong phương pháp
ném để trở thành người thắng cuộc?
Bài 3: Tại sao ở nhiều nước lại bắt buộc người lái xe và những người ngồi
trong xe khốc một vịng dây qua ngực, hai đầu móc vào ghế ngồi?
Bài 4: Một xe khối lượng 5 tấn chuyển động thẳng, tăng tốc đều từ trạng
thái nghỉ và đạt vận tốc 2m/s sau khi đi được quãng đường 10m, gia tốc của xe là
0,5m/s 2 . Xác định lực kéo của động cơ.
Bài 5: Ở độ cao nào trên trái đất, trọng lượng tác dụng vào vật chỉ còn bằng
1
so với khi vật ở trên mặt đất.
4
11
Bài 6: Đo hệ số ma sát trượt giữa một nam châm và một tấm sắt phẳng, có
thể chọn thêm dụng cụ tuỳ ý. Nêu phương pháp tiến hành đo hệ số ma sát trong
trường hợp nói trên?
Bài 7: Em hãy thiết kế một gia tốc kế để đo gia tốc của ơ tơ?
Bài 8: Có một giếng mỏ rất sâu khơng có nước. Làm thế nào để đo độ sâu
của giếng nếu em chỉ có một chiếc đồng hồ có kim giây và một hịn đá nhỏ?
Bài 9: Em hãy thiết kế sơ bộ về các kích thước của một xe cần cẩu có thể
nâng được một vật có khối lượng 2 tấn biết cần cẩu có độ cao 5 mét. Giả thiết rằng
xe sau khi thiết kế có thể nâng vật nói trên cả khi cần cẩu nằm ngang. Cho biết xe
có dạng hình hộp chữ nhật đồng chất làm bằng thép có khối lượng riêng là . Giả
thiết khối lượng của cánh tay cần cẩu là không đáng kể.
Bài 10: Làm thế nào để kiểm tra xem chiếc cân đồng hồ của người bán hàng
ngồi chợ có chính xác khơng khi trong tay em chỉ có chai nước khống 0,5 lít
bằng nhựa. Xác định đúng khối lượng của thực phẩm để người bán hàng không thể
bán sai cho em.
2.5.5. Bài tập nghịch lí, nguỵ biện.
Bài 1: Một lát bánh mì một mặt phết pate, mặt cịn lại để không được tung
lên cao nhiều lần. Hỏi khi rơi, mặt nào có số lần hướng xuống đất cao hơn? Giải
thích vì sao?
Bài 2: Một xe tải và một xe con va chạm với nhau trên đường, xe con hư
hỏng nhiều hơn. Liệu xe tải tác dụng lực lớn hơn xe con? Giải thích.
Bài 3: Một HỌC SINH nói rằng cả viên gạch sẽ rơi nhanh gấp đôi nửa viên
gạch vì trái đất hút nó với một lực gấp đơi. Một HỌC SINH khác nói rằng cả viên
gạch rơi chậm hơn nửa viên gạch vì nó có qn tính gấp đơi. Hãy giải thích xem ai
đúng.
Bài 4: Một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 Niu tơn thì lực do
ngựa tác dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải thích
tại sao ngựa lại có thể kéo được xe chuyển động.
Bài 5: Người ta tác dụng vào khúc gỗ một lực hướng vào tường thì thấy
khúc gỗ vẫn đứng yên. Hiện tượng đó có trái với định luật I khơng? Có trái với
định luật II không?
Bài 6: Dùng lực kế để xác định trọng lượng của một vật lớn hơn giới hạn
đo của lực kế?
Bài 7: Một sợi dây chịu được lực căng tối đa là 80N, hỏi sợi dây có bị đứt
không trong các trường hợp sau.
a. Hai người cầm hai đầu sợi dây mỗi người kéo với lực là 50N
12
b. Một đầu dây buộc vào cây và hai người cầm một đầu dây mỗi người kéo
với lực 50N.
Bài 8: Một quả cầu nặng được treo bởi một sợi dây mảnh và phía dưới quả
cầu cũng được buộc bởi sợi dây giống như sợi dây treo quả cầu, khi làm thí
nghiệm cho thấy kết quả như sau.
- Nếu kéo từ từ sợi dây phía dưới quả cầu thì sợi dây treo quả cầu bị đứt.
- Nếu giật mạnh dây dưới quả cầu thì dây dưới quả cầu bị đứt.
Hãy giải thích hiện tượng trên.
Bài 9: Một khối đồng chất được treo bằng một dây treo. Người ta cắt đứt
dây treo. Hỏi tại thời điểm ban đầu, phần trên hay phần dưới của vật có gia tốc lớn
hơn?
Bài 10: Một vật được đặt trên một giá đỡ nằm ngang. Người ta rút giá đỡ đi
một cách đột ngột. Hỏi phần nào của vật có gia tốc lớn nhất: phần trên hay phần
dưới của vật?
Bài 11: Một người đứng yên trên bàn cân và giơ hai tay lên trời. Hỏi số chỉ
của cân thay đổi như thế nào nếu hai tay của người đó chuyển động có gia tốc
xuống dưới?
Bài 12: Một cân đĩa một phía là đĩa và các quả cân, phía bên kia treo một
hịn bi, lúc đầu cân thăng bằng. Để nguyên đĩa cân và các quả cân, hòn bi, người ta
đưa một cốc nước để nhúng hòn bi cho ngập hoàn toàn trong nước. Hỏi lúc này
cân thăng bằng nữa không?
2.5.6. Bài tập “hộp đen”.
Bài 1: Em hãy làm thí nghiệm để xác định cấu trúc bên trong của con lật
đật? Khơng được tháo nó ra.
Bài 2: Trong một bình cầu thủy tinh kín có một bọt khí hình cầu. Hãy tìm
cách xác định đường kính của bọt khơng khí (khơng được phá vỡ bình cầu đó).
Bài 3: Một hình lập phương bằng đồng ngun chất, trong đó có một lỗ
hổng em hãy tìm cách để xác định thể tích của phần lỗ hổng đó, dụng cụ thí
nghiệm có thể tuỳ ý chọn. Nếu vật có hình dạng bất kỳ ta có thể xác định được thể
tích phần lỗ hổng trong vật khơng?
Bài 4: Các nhà địa lí khi thăm dò địa chất tại một khu vực tiến hành thí
nghiệm như sau. Người ta tiến hành đo gia tốc rơi tự do tại các vị trí khác nhau
trên trái đất (ở cùng một độ cao). Khi nơi nào có gia tốc rơi tự do của các vật đột
nhiên tăng thì phía dưới (trong lịng đất) thường có các mỏ kim loại nặng, ở những
nơi có gia tốc rơi tự do của các vật đột nhiên giảm trong lòng đất thường có mỏ
các chất nhẹ như thạch cao, dầu mỏ. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
13
2.5.7. Bài tập nghiên cứu, thiết kế.
Bài 1: Môt khẩu súng đồ chơi trẻ con thường dùng để bắn viên đạn bằng
nhựa. Em hãy thiết kế phương án để đo vận tốc viên đạn khi vừa rời khỏi nòng
súng, nếu các phương án thực hiện và cách xác định kết quả.
Bài 2: Chế tạo một lực kế sử dụng tính đàn hồi của một lò xo. Chia độ lực
kế theo đơn vị Niu tơn.
Bài 3: Hãy nêu phương án thiết kế một cái cân để đo khối lượng trong môi
trường không trọng lượng.
Bài 4: Xe lao xuống dốc (nơi đường dốc, núi) nếu bị hỏng phanh sẽ rất
nguy hiểm. Hãy đề xuất giải pháp cứu nạn cho xe tại những nơi như vậy.
Bài 5: Ném một vật trên mặt đất với vận tơc càng lớn thì vật đi càng xa,
nhưng vận tốc có giới hạn và có giá trị v0.
a. Phải ném với vận tốc v0 làm với phương ngang một góc bao nhiêu để vật
đi được một đoạn đường dài nhất trước khi rơi xuống đất?
b. Khi cho vận tốc lớn nhất là 8km/s thì vật sẽ chuyển động như thế nào?
Biết khối lượng Trái đất là 6.1024kg, bán kính Trái đất là 6400km.
2.6. Quy trình thiết kế bài dạy học tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo
trong phương pháp dạy học nhóm.
Thiết kế bài dạy học là công việc quan trọng và cũng là bắt buộc của giáo
viên trước khi tổ chức hoạt động học tập cho học sinh ở trên lớp. Việc này bao
gồm việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để xác
định các mục tiêu dạy học, lựa chọn kiến thức cơ bản kiến thức trọng tâm, dự kiến
các cách thức tạo nhu cầu tiếp thu kiến thức cho học sinh, xác định các hình thức
tổ chức dạy học, các phương pháp và phương tiện phương pháp thích hợp, xác
định hình thức củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào việc tiếp nhận kiến thức
mới hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Khi thiết kế bài dạy học, giáo viên
cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo một qui trình thích hợp, bao gồm các
bước cơ bản:
Xác định mục tiêu bài dạy học.
Lựa chọn kiến thức cơ bản, cấu trúc kiến thức cơ bản.
Xác định các phương pháp dạy học.
Xác định hình thức tổ chức dạy học.
Xác định hình thức củng cố và vận dụng các kiến thức mà học sinh vừa tiếp
nhận, giao nhiệm vụ về nhà.
Dựa trên những yêu cầu chung thiết kế bài dạy học như trên, tôi đã xây
dựng các bước thiết kế bài dạy học với nội dung tổ chức dạy học nhóm thơng qua
việc tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo như sau:
14
2.6.1. Xác định mục tiêu của bài học
Mục tiêu bài học là sự cụ thể hoá và lượng hoá các mục tiêu cụ thể của môn
học về cả ba lĩnh vực kiến thức, kĩ năng, tình cảm và thái độ mà học sinh cần phải có
được sau mỗi bài học. Trong quá trình thiết kế tiến trình dạy học, để sử dụng hệ thống
bài tập sáng tạo một cách có hiệu quả, giáo viên cần vạch ra mục tiêu bài học rõ ràng,
cụ thể, phù hợp với khả năng và điều kiện dạy học của lớp, của trường. Từ mục tiêu
bài học, giáo viên lựa chọn những bài tập sáng tạo phù hợp nhằm thực hiện có hiệu
quả tiến trình bài dạy. Từ đó, giáo viên có thể dễ dàng tổ chức hoạt động dạy học
cũng như kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh một cách tốt hơn.
2.6.2. Xác định nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của mỗi bài.
Kiến thức cơ bản là những kiến thức vạch ra được bản chất của sự vật, hiện
tượng. Trong vật lí phổ thơng, đó là những khái niệm, các định luật vật lí, các
thuyết vật lí, ứng dụng của vật lí trong đời sống và sản xuất… để xây dựng một hệ
thống bài tập sáng tạo phong phú và ưu việt, giáo viên cần phải xác định đúng kiến
thức trọng tâm của mỗi bài, mỗi phần. Từ kiến thức trọng tâm, giáo viên lựa chọn
những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc truyền đạt kiến thức được tốt hơn, giúp
học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.
Giáo viên phải có cái nhìn khái qt tồn bộ chương trình và mối liên hệ “móc
xích” giữa chúng. Từ đó những kiến thức trọng tâm mới được xác định cụ thể, rõ nét
nhất. Điều này sẽ tránh được tình trạng làm lỗng kiến thức, ảnh hưởng đến chất lượng
dạy học. Ngồi ra tránh tham lam, ơm đồm kiến thức hoặc q “tóm lược” sgk, khơng
đảm bảo truyền thụ đầy đủ cho học sinh các nội dung kiến thức cần thiết.
Lưu ý, khi lựa chọn kiến thức trọng tâm cần phải hết sức quan tâm đến trình
độ của học sinh, biết học sinh đã ghi nhớ, phân biệt… vững vấn đề gì, cần bổ
sung, cải tạo hoặc phát triển những kiến thức nào. Việc cấu trúc lại nội dung bài
học phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi kiến thức vật lí mà các tác giả
sách giáo viên đã xây dựng.
2.6.3. Xác định phương pháp dạy học.
Là bước quan trọng trong quá trình soạn thảo tiến trình tổ chức dạy học. Nó có
tính quyết định đến việc th nhận thức, đối tượng học sinh, những điều kiện vật chất
của trường, lớp; năng lực, thói quen, kinh nghiệm của giáo viên…
Tuy nhiên, khi sử dụng ực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học.
Để xác định phương pháp dạy học cho một bài cụ thể cần căn cứ vào: mục
tiêu, nội dung, các giai đoạn của quá trình.
Bài tập sáng tạo cần chú trọng đến việc tăng cường sử dụng các phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng
cao chất lượng dạy học. Ở mỗi phương pháp dạy học cụ thể, giáo viên cần lựa
15
chọn bài tập sáng tạo phù hợp nhằm phát huy vai trị của nó trong giảng dạy.
2.6.4. Dự kiến tổ chức các hoạt động dạy học.
Ở mỗi bài, tiến trình dạy học bao gồm nhiều hoạt động học tập. Trong mỗi
hoạt động cần đề ra các mục tiêu cụ thể, chi tiết. Đặc biệt, hoạt động học tập phải
có tác dụng phát huy đến mức cao nhất tính chủ động sáng tạo và thu hút được sự
tham gia của tất cả học sinh trong lớp.
Tùy vào từng bài học cụ thể để giáo viên lựa chọn bài tập sáng tạo sao cho
phù hợp.
2.6.5. Lựa chọn bài tập liên quan trong hệ thống bài tập sáng tạo.
Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của mỗi bài mà giáo viên lựa
chọn bài tập sáng tạo trong hệ thống bài tập sáng tạo sao cho phù hợp, có hiệu quả
tốt. Cụ thể, giáo viên xem xét sao cho bài tập sáng tạo mình thu thập sử dụng đặt
vào khâu nào trong tiến trình dạy học là phù hợp nhất, có hiệu quả tốt nhất, tránh
trường hợp lạm dụng đưa bài tập sáng tạo tràn lan vào bài giảng, vừa làm mất
nhiều thời gian vừa làm lỗng trọng tâm bài dạy và có thể không tạo hứng thú học
tập cho học sinh.
2.6.6. Xác định hình thức củng cố và tập vận dụng các kiến thức mà học
sinh vừa tiếp nhận, giao nhiệm vụ về nhà.
Xác định hợp lí hình thức củng cố và tập vận dụng kiến thức mà học sinh
vừa tiếp nhận là bước cuối cùng của quá trình thiết kế bài dạy học. Căn cứ vào đó,
giáo viên kiểm tra xem mục tiêu của bài học đã đạt được ở mức độ nào. Củng cố
còn đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh trong giờ học.
Giáo viên nên tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo trong giai đoạn này để học sinh
khắc sâu thêm kiến thức, đồng thời phát huy tính sáng tạo, linh động của học sinh.
2.6.7. Thiết kế giáo án và xây dựng bài giảng sử dụng bài tập sáng tạo đã
chọn
Sau khi đã lựa chọn được một số bài tập sáng tạo mà mình tâm đắc, giáo
viên phải suy nghĩ thiết kế giáo án theo ý đồ dạy học của mình sao cho hợp lý để
phát huy hiệu quả tốt nhất của bài tập sáng tạo.
2.7. Thiết kế mẫu một số bài dạy học theo phương pháp nhóm với việc
tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo.
Vận dụng các biện pháp tăng cường sử dụng bài tập sáng tạo trong phương
pháp dạy học nhóm, trên cơ sở qui trình thiết kế bài dạy học. Dưới đây là phần
giới thiệu 2 bài dạy vật lí trong chương “động lực học chất điểm” lớp 10. Bao
gồm:
Bài 1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện căn bằng của chất điểm.
Bài 2: Ba định luật niu tơn (tiết 2) - Định luật III niu tơn
16
Giáo án bài 1:
Bài : TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CĂN BẰNG
CỦA CHẤT ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt, đối chiếu, so sánh được những đặt điểm của lực, hợp lực.
- Phân tích được hợp lực của các lực có giá đồng qui và phân tích một lực
thành các lực thành phần có phương xác định.
- Tự đề xuất các phương án thí nghiệm.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới
tổng hợp và phân tích lực .
- Thực hiện được các thí nghiệm liên quan đến tổng hợp và phân tích lực
3. Thái độ
- tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, thực hiện thí nghiệm trong bài học.
- hứng thú, say mê khi tiếp cận với những bài tập sáng tạo.
- tự lực, tự tìm tịi, nghiên cứu… những vấn đề liên quan bài học trong thực
tế và đời sống.
* sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức:
II. Phương pháp chủ đạo:
Sử dụng phương pháp dạy học nhóm, phương phápnvđ kết hợp với một số
phương pháp dạy học khác.
1. Giáo viên
- chuẩn bị các thí nghiệm ở hình 13.3, 13.4 sgk .
- chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ…
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Tiến hành thí nghiệm 13.3. Nhận xét.
………………………………………………………………………………………
2. Trình bày qui tắc tổng hợp lực. Trả lời C1,C2
………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 2
Cho hai lực có độ lớn lần lượt là F1 = 3 N, F2 = 4 N. Tính độ lớn hợp lực của hai
lực đó trong các trường hợp sau:
Hai lực cùng giá, cùng chiều.
Hai lực cùng giá, ngược chiều.
17
Hai lực có giá vng góc.
d) Hướng của hai lực tạo với nhau góc 600
………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực
20N thì hợp lực của 2 lực cịn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
a) 4N
b) 20N
c) 28N
d) 16N
………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N.
Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ?
a) 25N
b) 15N
c) 2N
d) 1N
2. Học sinh
ôn lại các kiến thức về lực đã học ở các lớp dưới .
IV. Tiến trình hoạt động dạy học
1.ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tổ chức dạy bài mới:
* đặt vấn đề:
Tại sao khi chơi kéo co, những người tham
gia ở hai đội phải kéo cùng một lúc?
khi khiên một cái tủ, một cái giường…
nặng.
Vì sao người ta hơ “ một, hai, ba” và nhấc lên một lần?
Khi đốn cây lớn, muốn cây đổ về phía nào
người ta khéo léo điều chỉnh hai đầu
dây buộc vào thân cây. Vì sao?
(đưa bài tập sáng tạo vào tình huống đặt vấn đề)
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm của lực, hợp lực (mục tiêu: phân biệt,
đối chiếu được những đặt điểm của lực, hợp lực)
Hoạt động của giáo viên
Giáo viên chia nhóm nhỏ thơng thường
và giao nhiệm vụ chính cho học sinh trong
hoạt động tìm hiểu về lực. Giáo viên cho các
nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm,
nhận pht1 đã chuẩn bị sẵn. Học sinh làm thí
nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
18
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi 1: qua thí nghiệm các nhóm
vừa thực hiện, cho biết vec tơ lực được biểu
diễn như thế nào?
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm tổng hợp lực (mục tiêu: trình bày
được cách thức tổng hợp lực theo qui tắc)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
giáo viên cho học sinh quan sát
Học sinh trả lời
hình 13.2 và phát biểu thế nào là tổng hợp
Học sinh tiến hành thí
lực.
nghiệm.
Giáo viên chia nhóm nhỏ thơng
Học sinh trả lời.
thường và giao nhiệm vụ chính cho học
sinh trong hoạt động tìm hiểu thí nghiệm
tổng hợp lực. Giáo viên cho các nhóm
trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm, nhận
pht 2 đã chuẩn bị sẵn. Học sinh làm thí
uu
r
uur
nghiệm xác định hợp lực của F1 và F2
Câu hỏi 2: từ thí nghiệm thực hiện
ở trên rút ra được kết luận gì?
hoạt động 3. Tìm hiểu qui tắc tổng hợp lực .(mục tiêu: học sinh rút ra
nhận xét về qui tắc tổng hợp lực)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
19
Giáo viên cho học sinh phát biểu
qui tắc tổng hợp hai lực đồng qui.
Câu hỏi 4:
Nếu phải tổng hợp nhiều lực đồng
qui thì vận dụng qui tắc này như thế
nào?
Giáo viên vẽ hình minh họa, cho
học sinh trình bày qui tắc đa giác.
Hoạt động 4. Tìm hiểu phân tích lực (mục tiêu: vận dụng kiến thức để
giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới phân tích lực)
Hoạt động của giáo viên
Giáo viên tiếp tục cho học
sinh làm việc nhóm nhỏ thơng
thường.
Câu hỏi 5: giáo viên cho học
sinh phân tích lực như hình 13.8
sgk. Nêu thêm một vài ví dụ về
phân tích lực trong đời sống.
Hoạt động của học sinh
học sinh hoạt động nhóm và trả
lời vào phiếu học tập.
4. Củng cố và giao nhiệm vụ:
+ giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi ở phần đặt vấn đề?
+ giáo viên cho học sinh phân biệt được những thế nào là tổng hợp lực,
phân tích lực. Cho ví dụ
+ giáo viên cho học sinh làm bài tập sáng tạo sau:
trong dân gian trước đây thường dùng câu “vụng chẻ khỏe nêm” để nói
về tác dụng của cái nêm trong việc chẻ củi. Nêm là một vật cứng có tiết diện hình
tam giác nhọn, được cắm vào khúc củi như trên hình 13.9. Tại sao gõ mạnh búa
vào nêm thì củi bị bửa ra?
-----------------Giáo án bài 2:
20
Bài : BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN (Tiết 2)
ĐỊNH LUẬT III NIU TƠN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Lliên hệ được rằng tác dụng cơ bao giờ cũng diễn ra theo 2 chiều và lực
tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
- Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức của định luật iii newton.
- Phân biệt được các đặc điểm của cặp lực - phản lực.
- Phân biệt được cặp lực trực đối cân bằng và trực đối không cân bằng.
2. Kĩ năng
- Vận dụng định luật iii newton để giải thích một số hiện tượng liên quan
đến sự bằng nhau về độ lớn và trái chiều của cặp lực - phản lực.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, thực hiện thí nghiệm trong bài
học.
- Hứng thú, say mê khi tiếp cận với những bài tập sáng tạo.
- Tự lực, tự tìm tịi, nghiên cứu… thêm những vấn đề liên quan bài học
trong thực tế và đời sống.
* sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức:
II. Phương pháp chủ đạo
Sử dụng phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học nêu vấn đề kết
hợp với một số phương pháp dạy học khác.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Dụng cụ thực nghiệm như trong sgk .
1.
Làm thử, kiểm tra cẩn thận các thực nghiệm trước khi lên lớp
2.
Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ
3.
Chuẩn bị một vài đoạn video về các ví dụ và bài tập sáng tạo có liên
quan đến định luật iii newton
4.
Máy vi tính, máy chiếu đa năng và một số thí nghiệm mơ phỏng hỗ
trợ cho bài giảng.
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Tiến hành thí nghiệm 16.3. Quan sát số chỉ hai lực kế. Nhận xét.
………………………………………………………………………………………
2. Trình bày ngắn gọn phương pháp xác định khối lượng dựa vào tương tác.
21
………………………………………………………………………………………
3. Phát biểu định luật 3 Niu-tơn. Cho vài ví dụ cụ thể minh họa. Giải thích.
………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Thế nào là hai lực trực đối, đặc điểm hai lực trực đối?.
………………………………………………………………………………………
2. So sánh hai lực trực đối và hai lực cân bằng? cho ví dụ minh họa.
………………………………………………………………………………………
2. Học sinh
Ôn lại các kiến thức về định luật 1 và định luật 2 newton .
Ôn lại khái niệm và các đặc trưng của vectơ lực.
Iv. Tiến trình hoạt động dạy học
1.ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tổ chức dạy bài mới:
* đặt vấn đề: (đưa bài tập sáng tạo vào tình huống đặt vấn đề)
Giáo viên: một xe tải và một xe con va chạm
với nhau trên đường, xe con hư hỏng nhiều hơn.
Vậy theo các em xe nào tác dụng lực lớn hơn.
Giải thích?
Hoạt động 1: trình bày được sự tương tác giữa các vật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên cho học sinh quan sát
Học sinh trả lời
các hình 16.1, 16.1b.
Cho học sinh nhận xét về các
trường hợp các lực tác dụng.
Câu hỏi 1: qua các trường hợp
trên hãy nhận xét về lực tác dụng của
hai vật ?
Giáo viên tổng hợp các câu nhận
xét, đưa ra nhận xét chung.
Hoạt động 2: thực hiện thí nghiệm xây dựng định luật 3 niu tơn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
22
Giáo viên: hướng dẫn cho học
Học sinh: thực hiện các thí
sinh cách bố trí các thí nghiệm, tổ chức nghiệm, trình bày theo phiếu học tập 1
cho học sinh làm việc theo nhóm đồng
Học sinh phát biểu định luật 3 niu
tâm để thực hiện các thí nghiệm và xử tơn.
lý kết quả.
Câu hỏi 2: nêu phương án bố trí
thí nghiệm để kiểm chứng sự tương tác
giữa hai lò xo?
Giáo viên chỉnh sửa các phiếu
học tập 1, cho học sinh phát biểu định
luật 3 niu tơn.
Hoạt động 3: phân biệt được các đặc điểm của lực và phản lực.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh quan sát hình ảnh,
Thảo luận nhóm nhỏ, phân tích và
gợi ý cho học sinh về tên gọi lực tác phát biểu được đặc điểm cơ bản của lực
dụng, phản lực và đặt điểm của chúng. và phản lực vào pht2.
Câu hỏi 3: so sánh đặt điểm của
hai lực trực đối và hai lực cân bằng, cho
ví dụ minh họa?
Giáo viên chỉnh sửa, hồn chỉnh
câu trả lời của các nhóm.
Hoạt động 4: giải các bài tập vận dụng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tổ chức cho học sinh thảo luận
Thảo luận nhóm, trả lời vào phiếu
nhóm thơng qua phiếu học tập số 3, học tập số 3.
giáo viên định hướng cho học sinh cách
Học sinh thảo luận, đưa ra lời
trả lời.
giải.
Giáo viên thành lập nhóm chuyên
gia, cho cả lớp thảo luận, thống nhất
hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 5: củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
23
Giáo viên cho học sinh tổng hợp lại kiến thức cơ bản đã học.
Giáo viên cho học sinh quan sát lại các hình ảnh ở đầu bài học, thảo luận
nhóm nhỏ 2 người trả lời.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập sáng tạo sau:
một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 niu tơn thì lực do ngựa tác
dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải thích tại sao
ngựa lại có thể kéo được xe chuyển động.
Giáo viên nhận xét tiết học, nhắc nhở công việc về nhà.
---------------------------------------------Thông qua các tiết dạy thực tế tại trường, tôi nhận thấy:
Đối với học sinh, khi giáo viên sử dụng bài tập sáng tạo trong tổ chức dạy
học nhóm, bài học hấp dẫn hơn, có tác dụng tích cực, tạo cho học sinh hứng thú
hơn trong việc chiếm lĩnh nội dung bài học, qua đó phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và đồng
thời nó góp phần hồn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh.
Đối với giáo viên, việc tổ chức dạy học nhóm làm giảm thời gian truyền
giảng, tăng thời gian trao đổi giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập. Sự đa dạng của
bài tập sáng tạo giúp giáo viên có nhiều sự lựa chọn hơn về phương pháp tổ chức
các hoạt động nhận thức của học sinh. Giáo viên chủ động hơn, linh hoạt hơn
trong các giờ dạy.
Trong tiết học, giáo viên tạo khơng khí giờ học sơi nổi, học sinh hào
hứng với các tình huống học tập, tích cực tham gia phát biểu, dự đốn, xây
dựng kiến thức. Học sinh được vận dụng kiến thức vào giải quyết tốt các
nhiệm vụ học tập cuối mỗi bài học. Do đó, qua mỗi bài học học sinh thường
hiểu sâu sắc bản chất của hiện tượng vật lí.
Việc sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học nhóm đã góp phần khắc phục
được tính ì trong tư duy, hướng học sinh tránh lối mòn tư duy và phát huy hiệu quả
khả năng sáng tạo của học sinh .
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra được quy trình xây dựng hệ thống bài tập
sáng tạo trong một bài học và trong một chương. Từ đó tiến hành soạn thảo 56 bài
tập sáng tạo gồm 07 dạng khác nhau trong chương “động lực học chất điểm” lớp
10 cơ bản theo phương pháp dạy học nhóm có sử dụng bài tập sáng tạo để phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
24
Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức chương “động lực học chất điểm” vật
lí 10 cơ bản sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất quy trình thiết kế bài dạy học tăng
cường sử dụng bài tập sáng tạo trong phương pháp dạy học nhóm. Từ đó, thiết kế
hồn chỉnh một số giáo án dạy học chương “động lực học chất điểm” vật lí 10 cơ bản
theo quy trình đã đề xuất.
Thông qua các tiết dạy thực tế trong năm học cho thấy việc tổ chức dạy học
theo nhóm thông qua xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo đã:
Phát huy được tính tích cực, độc lập tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo của học
sinh.
Học sinh hăng say phát biểu xây dựng bài, kiến thức mà các em lĩnh hội
được sâu sắc và vững chắc hơn.
Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn linh hoạt sáng tạo, các em hiểu
sâu sắc hơn bản chất của các hiện tượng vật lí.
Chứng tỏ bài tập sáng tạo có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh, việc đưa bài tập sáng tạo vào hoạt động nhóm đem lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt
động nhận thức của học sinh.
2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến.
Đề tài được áp dụng trong dạy học chương “động lực học chất điểm” Vật lý
lớp 10 cơ bản theo phương pháp dạy học nhóm thơng qua việc xây dựng và sử
dụng bài tập sáng tạo.
3. Kiến nghị, đề xuất.
Để phát huy tốt hiệu quả việc tổ chức dạy học nhóm thơng qua việc xây dựng
và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học vật lý, tôi có một số kiến nghị sau:
Đối với nhà trường:
Quan tâm hơn nữa đối với việc tăng cường cơ sở vật chất trường học, tạo điều
kiện thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong
q trình dạy học.
Cần tạo điều kiện, khuyến khích, động viên về vật chất lẫn tinh thần để giáo
viên chuyên tâm nghiên cứu, đầu tư tạo ra những tiến trình dạy học có chất lượng.
Đối với giáo viên:
Trang bị cơ sở lí luận đúng đắn về việc tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh, xem việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là một nhiệm vụ cấp thiết.
Sử dụng hợp lí bài tập sáng tạo trong dạy học để giúp học sinh nắm rõ
được bản chất vật lý của các vấn đề đã học, để rèn luyện tư duy lôgic của học
sinh và tập cho học sinh biết phân tích bản chất vật lí các hiện tượng, tạo điều
kiện cho việc giải những bài tập tính tốn phức tạp.
25