Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối của Chi nhánh Kymdan Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Cao su Sài Gòn Kymdan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.79 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CHI
NHÁNH HÀ NỘI THUỘC CÔNG TY CỔ PHẨN CAO SU SÀI GÒN KYMDAN....11

1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh Hà Nội thuộc công ty Cổ phần Cao su
Sài Gịn Kymdan..........................................................................................11
2. Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân
phối của chi nhánh.......................................................................................24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI THUỘC CÔNG TY CỔ PHẨN
CAO SU SÀI GÒN KYMDAN.............................................................................................40

1. Xu hướng vận động của môi trường và định hướng hoạt động của chi
nhánh............................................................................................................40
2. Phương hướng phát triển hệ thống kênh phân phối của chi nhánh..........42
3. Hệ giải pháp phát triển hệ thống đại lý của chi nhánh Kymdan Hà Nội. 46
KẾT LUẬN.............................................................................................................................51

Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................................52

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

1

Lớp: QTKDTM_48D




Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GĐ: Giám đốc
BHSP: Bảo hành sản phẩm
QLĐL: Quản lý đại lý
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của chi nhánh giai đoạn 2006 – 2009
Bảng 2 : Doanh thu thuần của chi nhánh giai đoạn 2006- 2009
Bảng 3: Tình hình nộp ngân sách nhà nước
Bảng 4: so sánh các chỉ tiêu về sản phẩm của một số Công ty
Bảng 5: Số lượng đại lý của Chi nhánh
Biểu đồ 1: Biểu đồ phân bố đại lý theo địa giới hành chính của Chi nhánh
Biểu đồ 2: Biểu đồ phân phối của Kymdan so với đối thủ
Hình 1: Dạng kênh phân phối trực tiếp
Hình 2: Dạng kênh phân phối gián tiếp
Hình 3: Cây mục tiêu của Chi nhánh
Hình 4: Sử dụng ma trận SWOT để tiến hành phân tích

LỜI MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

2

Lớp: QTKDTM_48D



Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
không những quan tâm đến sản xuất sản phẩm gì mà cịn phải quan tâm đến
việc cung ứng sản phẩm ra thị trường như thế nào. Do đó việc tổ chức hệ
thống kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động marketing tổng thể
của doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng. Phân phối là một trong những
tham số Marketing hết sức quan trọng bên cạnh những tham số khác như sản
phẩm, giá cả và xúc tiến hỗn hợp. Thông qua phân phối doanh nghiệp có thể
thiết lập được các lợi thế cạnh tranh trên nền tảng thế mạnh và các nhân tố
thành công của doanh nghiệp cũng như của ngành hàng. Hiện nay trong quá
trình thực hiện hoạt động kinh doanh các chiến lược như quảng cáo, giảm giá
bán, khuyến mãi chỉ có lợi thế trong ngắn hạn đối với doanh nghiệp bởi các
doanh nghiệp khác cũng có thể nhanh chóng thực hiện theo làm cho các chiến
lược kể trên giảm bớt tác dụng. Cạnh tranh bằng hệ thông phân phối là xu thế
của kinh tế thị trường. Nghiên cứu, phát triển hệ thống phân phối rộng khắp
và tiếp cận được thị trường mục tiêu không những tạo được lợi thế cạnh tranh
lớn trên thương trường mà còn giúp DN đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh
tranh.
Trong giai đoạn vừa qua, Chi nhánh Kymdan Hà Nội thuộc Công ty Cổ
phần Cao Su Sài Gịn Kymdan đã khơng ngừng phát triển hệ thống kênh phân
phối để quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra tốt nhất và đến nay chi nhánh có
hệ thống kênh phân phối lớn nhất miền Bắc trên thị trường nệm. Thông qua
hệ thống kênh phân phối, chi nhánh Hà Nội nói riêng và tổng cơng ty nói

chung đã quảng bá thương hiệu của mình đến đơng đảo người tiêu dùng trong
nước và quốc tế.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

3

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Tuy vậy, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và một số nhân tố khác
nên hoạt động của kênh phân phối có phần kém hiệu quả, dẫn đến doanh thu
trong giai đoạn vừa qua của công ty không được như ý muốn.
Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, quá trình mở cửa hội nhập
diễn ra nhanh chóng mở ra rất nhiều cơ hội bên cạnh đó cũng có rất nhiều
thách thức. Chi nhánh phải đối mặt với nhiều các đối thủ cạnh tranh mạnh có
hệ thống phân phối rộng và hiệu quả. Do đó việc tổ chức lại và phát triển hệ
thống kênh phân phối của chi nhánh nhằm giúp hệ thống kênh phân phối hoạt
động hiểu quả là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chi
nhanh trong giai đoạn sắp tới. Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Kymdan
Hà Nội nhận thấy được sự cấp thiết của vấn đề đối với chi nhánh, do vậy tôi
chọn đề tài : “Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối của Chi nhánh
Kymdan Hà Nội thuộc Cơng ty cổ phần Cao su Sài Gịn Kymdan” để làm
chuyên đề thực tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Chuyên đề “Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối của Chi nhánh
Kymdan Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Cao su Sài Gịn Kymdan” nhằm tìm
hiểu hoạt động kinh doanh, phân tích, đánh giá hiện trạng và các đặc điểm cơ
bản của hệ thống kênh phân phối của chi nhánh trong một số năm gần đây từ
đó phát hiện ra những mâu thuẫn những điều bất hợp lý cũng như điểm mạnh
điểm yếu của hệ thống kênh phân phối của chi nhánh. Trên cơ sở lý luận và
thực tiễn, chuyên đề đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý và
phát triển hệ thống kênh phân phối của chi nhánh Kymdan Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu hệ thống kênh phân phối của chi
nhánh Kymdan Hà Nội trong một số năm gần đây, nghiên cứu những tồn tại
hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển hệ thống kênh phân phối.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

4

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

4. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu hệ thống kênh phân phối của Chi nhánh Kymdan
Hà Nội thuộc Công ty cổ phần cao su Sài Gòn trong giai đoạn 2006 – 2009.
5. Tổng quan về lý thuyết liên quan đến đề tài
5.1 Tổng quan về kênh phân phối

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối, tùy theo
quan điểm nghiên cứu, ứng dụng. Xét trên khía cạnh sở hữu, thì phân phối
hàng hóa được hiểu như là một dãy các quyền sở hữu hàng hóa khi chuyển
qua các tổ chức khác nhau. Xét trên khía cạnh người tiêu dùng thì phân phối
hàng hóa được hiểu đơn giản là di chuyển hàng hóa qua nhiều trung gian giữa
người tiêu dùng và người sản xuất sản phẩm.
Theo giáo trình Marketing thương mại- Chủ biên PSG.TS. Nguyễn Xuân
Quang – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 2007, khái niệm về kênh
phân phối được hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá
trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất (hoặc tổ chức đầu nguồn) đến tay
người sử dụng.
Trong bài viết này khái niệm kênh phân phối được hiểu theo quan điểm của
marketing “ kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc
lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào q trình đưa hàng hóa từ người sản
xuất tới người tiêu dùng”. Khái niệm này được trình bày trong giáo trình
Marketing căn bản – Chủ biên GS.TS. Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản Đại
học kinh tế quốc dân, giáo trình Marketing căn bản – Philip Kotler Dịch, giáo
trình Quản trị kênh phân phối – Chủ biên TS. Trương Đình Chiến – Nhà xuất
bản Thống kê. Theo như quan điểm của marketing thì một nhóm các tổ chức
và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng
cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng cơng nghiệp, để họ có thể mua và sử
dụng.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

5

Lớp: QTKDTM_48D



Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Các doanh nghiệp cũng như các thành viên nằm trong hệ thống kênh phân
phối của doanh nghiệp tồn tại và phát triển theo một cấu trúc nào đó nhằm
thực hiện một hay một số các chức năng dưới đây:
- Giới thiệu thông tin về sản phẩm dịch vụ của cơng ty
- Kích thích tiêu thụ
- Tiếp xúc, thiết lập quan hệ
- Thích ứng, hồn thiện sản phẩm
- Thương lượng
- Lưu thơng hàng hóa
- Tài chính trang trải chi phí
- Chấp nhận rủi ro
5.2 Cấu trúc kênh phân phối
Cấu trúc kênh phân phối là việc thiết lập một tổ chức các thành viên nhằm
thực hiện các chức năng phân phối được phân bố cho họ. Cấu trúc kênh phân
phối được xác định bởi ba yếu tố sau: nhiệm vụ và các hoạt động trung gian
phải thực hiện, loại trung gian được sử dụng và số lượng các trung gian. Các
dạng kênh phân phối doanh nghiệp có thể sử dụng được phân loại và lựa chọn
theo các tiêu thức trực tiếp, gián tiếp hay dài, ngắn.
 Theo tiêu thức trực tiêp/gián tiếp
 Kênh phân phối trực tiếp: Trong dạng kênh này doanh nghiệp
không sử dụng người mua trung gian để phân phối hàng hóa. Lực
lượng bán hàng của doanh nghiệp (kể cả đại lý có hợp đồng) chịu
trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận người sử dụng hàng hóa.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang


6

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Hình 1: Dạng kênh phân phối trực tiếp
Doanh nghiệp

Lực lượng bán hàng
của doanh nghiệp

Đại lý

Khách hàng



Kênh phân phối gián tiếp là dạng kênh mà trong đó doanh

nghiệp bán hàng của mình cho người sử dụng thơng qua các người mua
trung gian.
Hình 2: Dạng kênh phân phối gián tiếp

Doanh nghiệp


Lực lượng bán hàng
của doanh nghiệp

Đại lý

Các người mua trung gian

Khách hàng

 Theo tiêu thức dài/ngắn

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

7

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

 Kênh phân phối ngắn là dạng kênh phân phối trực tiếp từ doanh
nghiệp đến người sử dụng hoặc có sử dụng người mua trung gian
nhưng khơng có q nhiều người trung gian xen giữa khách hàng
và doanh nghiệp.
 Kênh phân phối dài là dạng kênh có sự tham gia của nhiều loại
người mua trung gian. Hàng hóa của doanh nghiệp có thể được

chuyển dần quyền sở hữu cho một loạt các nhà buôn lớn đến các
nhà buôn nhỏ hơn rồi qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu thụ cuối
cùng.
5.3 Tổ chức kênh phân phối
Tổ chức các kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường là một công
việc quan trọng và phức tạp. Tổ chức kênh phân phối là đưa ra những quyết
định liên quan đến việc phát triển các kênh phân phối mới ở những nơi trước
đó nó chưa tồn tại hoặc để cải tiến các kênh hiện tại. Để tổ chức kênh phân
phối cần thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau
 Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân
phối.
 Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối
 Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối.
 Lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh phân phối
Các phần tử chủ chốt trong kênh phân phối gồm hai nhóm cơ bản:
- Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
- Người mua trung gian.
 Điều chỉnh hệ thống kênh phân phối.
5.4 Tuyển chọn thành viên kênh
Trong quá trình tổ chức hoạt động của kênh phân phối, doanh nghiệp phải
lựa chọn và thu hút những trung gian thương mại cụ thể tham gia và kênh
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

8

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập



GVHD: THS Đinh Lê Hải

phân phối của mình. Việc tuyển chọn dễ hay khó phụ thuộc vào quy mơ
doanh nghiệp và loại sản phẩm mà nó bán. Thông thường các doanh nghiệp
đều phải xác định một tập hợp các tiêu chuẩn để tuyển chọn thành viên kênh
như phương thức kinh doanh, những mặt hàng họ bán, mức lợi nhuận và khả
năng phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác và uy tín, điều kiện kinh
doanh…của họ.
5.5 Khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động
- Tìm ra các nhu cầu và khó khăn của các thành viên kênh: Người điều
khiển kênh để có thể thành cơng trong việc khuyến khích các thành viên họ
cần phải cố gắng tìm hiểu xem những người này cần gì từ các mối quan hệ
trong kênh, những thành viên này có thể gặp các nhu cầu và gặp những rắc rối
hoàn toàn khác với nhà sản xuất.
- Giúp đỡ các thành viên kênh: Các nhà sản xuất cần có những nỗ lực giúp
đỡ các thành viên kênh đáp ứng các nhu cầu và giải quyết các khó khăn của
họ.
- Thực hiện khuyến khích các thành viên kênh.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, phương pháp chuyên gia.
7. Nội dung đề tài
Cơ cấu chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết tập trung vào 2 chương:
Chương 1: Phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của chi
nhánh Hà Nội thuộc công ty Cổ phần Cao Su Sài Gòn Kymdan
Chương 2: Phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống kênh phân
phối của chi nhánh Hà Nội thuộc cơng ty Cổ phần Cao Su Sài Gịn
Kymdan


SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

9

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Do thời gian và trình độ nhận thức cịn hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thơng cảm và những ý kiến đóng
góp của thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo - Th.S Đinh Lê Hải Hà và các anh chị
trong Chi nhánh Kymdan Hà Nội đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn
thành bài viết này.
Hà Nội, ngày 10/05/2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền Trang

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

10

Lớp: QTKDTM_48D



Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH
PHÂN PHỐI CHI NHÁNH HÀ NỘI THUỘC CƠNG TY CỔ PHẨN
CAO SU SÀI GỊN KYMDAN
1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh Hà Nội thuộc cơng ty Cổ phần Cao
su Sài Gịn Kymdan
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh
1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Kymdan
Nệm Kymdan đã tồn tại hơn 55 năm. Vượt qua không gian và thời
gian, các sản phẩm Kymdan không chỉ nổi tiếng được ưa chuộng tại thị
trường trong nước mà cịn có mặt, được đăng ký nhãn hiệu ở hơn 87 quốc gia
và vùng lãnh thổ và hiện nay đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Thành công và
phát triển của nệm Kymdan là kết quả của những nỗ lực tìm tịi và lao động
kiên trì qua 3 thế hệ của gia đình Kymdan.
Cơng ty Kymdan thành lập năm 1954, bắt đầu từ tấm nệm Kymdan đầu
tiên ra đời vào ngày 19/03/1954. Sau đó, Ơng Nguyễn Văn Đan người sáng
lập ra Hãng Kymdan, qua nhiều lần cải tiến nệm cao su thông hơi Kymdan
được cấp bằng sáng chế số 831 ngày 26/09/1962.
Từ 01/02/1999, Công ty Cổ phần Cao su Sài Gòn – Kymdan bắt đầu
hoạt động theo phương thức cổ phần hóa. Cơng ty Kymdan là Doanh nghiệp
tư nhân (ngoài quốc doanh), hoạt động kinh doanh theo mơ hình Cơng ty mẹ Cơng ty con, cổ phần hóa năm 1999 theo hình thức cơng ty gia đình. Cơng ty
Kymdan khơng thuộc loại cơng ty cổ phần đại chúng, không niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khốn cũng khơng tham gia bất kỳ hình thức giao dịch nào
trên sàn OTC. Kymdan có nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi
(rộng 11 hecta), 02 xí nghiệp trực thuộc (Xí nghiệp may xuất khẩu, Xí nghiệp
sản xuất hàng nội thất), 03 công ty con ở nước ngoài, 06 chi nhánh quản lý


SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

11

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

trong nước, hơn 651 cửa hàng và đại lý trong và ngoài nước. Kymdan đã đăng
ký bảo hộ thương hiệu trên 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tên gọi đầy đủ của Công ty Mẹ: Cơng ty Cổ Phần Cao Su Sài Gịn KYMDAN
Tên gọi tắt: Công ty KYMDAN
Ý nghĩa thương hiệu Kymdan: Kỹ nghệ Mousse Đa Ngành
Địa chỉ: 28 Bình Thới, Phường 14, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.8) 38619999, 38657158
Fax: (+84.8) 38657419, 39748376
Mã số thuế: 0301666989
Số tài khoản: 007.100.027626.7
Tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh.
Email:
Website: www.kymdan.com
 Một số chứng nhận và giải thưởng

Giải thưởng WIPO


Đây là giải thưởng của tổ chức Sở hữu

Chứng nhận sản phẩm
kháng cháy do Cục nội thất và
cách nhiệt bang California, Hoa
Kỳ cấp.

Trí tuệ Thế giới của Liên Hợp Quốc
trao tặng cho các doanh nghiệp có sử Chứng nhận sản phẩm kháng cháy do
dụng sáng kiến sáng tạo, tận dụng hệ Cục nội thất và cách nhiệt bang
thống Sở hữu trí tuệ trong chiến lược California, Hoa Kỳ cấp.
sản xuất và phát triển của mình.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

12

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Chứng nhận đạt tiêu chuẩn sinh thái Chứng nhận Phịng Thí nghiệm
và khả năng kháng cháy do
Kymdan phù hợp bộ tiêu chuẩn
Viện ECO (CHLB Đức) cấp.

quốc tế ISO/IEC 17025:2005

Chứng nhận sản phẩm Kymdan đạt

Phịng Thí Nghiệm KYMDAN phù

tiêu chuẩn sinh thái, khơng chứa chất hợp bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC
Nitrosamine và có khả năng kháng

17025:2005 và mang số hiệu VILAS

cháy do Viện ECO (ECO-

207

INSTITUT), CHLB Đức cấp trong
18 năm liền (1993-2010).
Kymdan - 1 trong 10
thương hiệu nổi tiếng nhất Việt
Nam

ISO 9001:2000

Chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý
Tối 5/4/2006 tại Nhà hát lớn Hà Nội, chất lượng ISO 9001:2000 do Quacert
Công ty Kymdan chính thức được trao cấp.
giải “1 trong 10 thương hiệu nổi
tiếng nhất Việt Nam” do Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt
Nam (VCCI) phối hợp với Cty Life

Media và Cty nghiên cứu thị trường
ACNielsen tổ chức.
Thành viên Hiệp hội Chứng nhận sản phẩm đạt 100% cisNgành Công
isoprene và không chứa chất
nghiệp Hàng Nội thất Australia
nitrosamine (là tác nhân gây
ung thư)

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

13

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Kymdan là thành viên Hiệp hội Ngành Chứng nhận sản phẩm đạt 100% cisCông nghiệp Hàng Nội thất Australia isoprene và không chứa chất
(VIC/TAS)

nitrosamine (là tác nhân gây ung thư)
của Công ty Sharp and Howells Pty.
Ltd. (Úc).

Chứng nhận nệm và
gối của công ty
KYMDAN là

mơi trường khơng thích hợp để
cơn trùng lưu trú.

Sản phẩm công
nghiệp chủ lực
của thành phố

Chiều 26/04/2005, sau hai năm xét
Chứng nhận nệm và gối của Công ty chọn, Ban Chỉ đạo Chương trình Phát
Kymdan là mơi trường khơng thích

triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

hợp để côn trùng lưu trú do trung tâm TP.HCM đã chính thức cơng nhận sản
kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2

phẩm công nghiệp chủ lực của 11

cấp ngày 22 tháng 03 năm 2005.

doanh nghiệp, bao gồm: Tân Cường
Thành, Cadivi, Samco, Hữu Liên Á
Châu, Việt Tiến, Acecook Việt Nam,
Tribeco, Liksin, Kymdan, Savimex,
Casumina.

 Các công ty con và chi nhánh
 Công ty TNHH Kymdan Australia(Kymdan Australia. PTY.LTD.)



78 Nicholson, Footscray, Victoria 3011, Australia



Điện thoại: 1300 KYMDAN, 1300 596326, (+61.3) 9687 2177



Fax: (+61.3) 9687 2755



Email:

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

14

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

 Công ty TNHH Đức (Kymdan Germany GmbH.)


78 Nicholson, Footscray, Victoria 3011, Australia




Điện thoại: 1300 KYMDAN, 1300 596326, (+61.3) 9687 2177



Fax: (+61.3) 9687 2755



Email:
 Công ty TNHH thương mại Kymdan – Quảng Châu



Phòng 2104, cao ốc Quảng Thành, số 228 Đường Thiên Hà, Quận
Thiên Hà, Tp.Quảng Châu, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc



Điện thoại : (+86.20) 8550 5526



Fax : (+86.20) 8423 2681



Email:

 Chi nhánh trong nước:

 Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: 123 (số cũ 512) Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội.
Mã số thuế: 0301666989 001
Số tài khoản: 002.100.045974.1 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Vietcombank Hà Nội).
Điện thoại: (+84.4) 3773 4468, 3773 4469, 3773 4470
Fax: (+84.4) 3773 4596
Email:
 Chi nhánh Hải Phịng:
Địa chỉ: 286 Tơ Hiệu, Phường Hồ Nam, Quận Lê Chân, Tp.Hải Phòng,
Mã số thuế: 0301666989 004
Số tài khoản: 003.1.00.026182.3 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.Hải Phòng (Vietcombank Hải
Phòng).

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

15

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Điện thoại: (+84.031) 395 5370

Email:
 Chi nhánh Hà Tây (cũ) Hà Nội:
Địa chỉ: Cụm Cơng nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hịa, Huyện Ứng Hòa, Hà
Nội.
Email:
 Chi nhánh Đà Nẵng:
Địa chỉ: 42A, Nghi Tàm, P.Thạch Gián Q.Thanh Khê TP.Đà Nẵng
Điện thoại: (+84.0511) 365 0172 - 365 3554
Email:
 Chi nhánh Cần Thơ:
Địa chỉ: 4/9 Đường 30 tháng 4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
Tp.Cần Thơ.
Điện thoại: (+84. 0710) 378 0286 – 378 0287 - 625 0729 - 625 0728
Email:
 Chi nhánh An Giang:
Địa chỉ: 31/5 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, TP.Long Xuyên, An
Giang.
Điện thoại: (+84.076) 394 0283
Email:
1.1.2. Đôi nét về chi nhánh Kymdan Hà Nội
Chi nhánh được thành lập ngày 02 tháng 04 năm 1999 theo giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động chi nhánh số 311305.
Địa chỉ: 123 (số cũ 512) Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội, Việt
Nam.
Mã số thuế: 0301666989 001
Số tài khoản: 002.100.045974.1 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Vietcombank Hà Nội).
Điện thoại: (+84.4) 3773 4468, 3773 4469, 3773 4470
Fax: (+84.4) 3773 4596
- Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh: Chi nhánh Kymdan Hà Nội chịu trách

nhiệm giao dịch, kinh doanh, giới thiệu, phân phối các sản phẩm mang nhãn

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

16

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

hiệu Kymdan tại khu vực này. Điều hành quản lý các Đại lý và Cửa hàng trực
thuộc Chi nhánh và khu vực các tỉnh miền Bắc.
- Cùng với sự thành công của Tổng cơng ty thì chi nhánh Kymdan Hà Nội đã
có được những thành tựu nhất định đóng góp vào sự thành cơng đó và đã
được Tổng cơng ty ghi nhận lại. Chi nhánh đã liên tục nhận được bằng khen
của Tổng công ty trao tặng cho đơn vị xuất sắc do đã hồn thành các chỉ tiêu
mà Tổng cơng ty đặt ra cho chi nhánh
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận của chi nhánh
Hà Nội
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GĐ chi nhánh

Bộ
phận
hành

chính
nhân
sự

Tổ tiếp
thị&
BHSP,
QLĐL

Phịng
kế toán

Kho

Bộ
phận
cửa
hàng

Tổ xe

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Giám đốc chi nhánh do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng và kỷ luật. Giám đốc chi nhánh là đại diện pháp nhân có quyền
cao nhất trong chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về mọi hoạt
động của đơn vị mình quản lý.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

17


Lớp: QTKDTM_48D


Chun đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

Phịng kế tốn: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc quản lý sử
dụng bảo toàn và phát triển phần vốn Tổng cơng ty giao cho. Phịng kế tốn
giúp Giám đốc chi nhánh nắm bắt kịp thời chính xác mọi thơng tin về tình
hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định quản
trị có hiệu quả. Quản lý việc sử dụng các loại vốn, quỹ của Tổng cơng ty theo
quy định của chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của
Tổng cơng ty để lập các kế hoạc tài chính của năm, q nhằm đảm bảo q
trình kinh doanh của cơng ty có hiệu quả.
Phịng hành chính nhân sự: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh
đạo trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo công tác lao động tiền lương
phục vụ cho công tác quản lý của chi nhánh hoạt động thơng suốt và có hiệu
quả.
Tổ tiếp thị & BHSP, QLĐL: Xây dựng kế hoạch phát triển đại lý, theo dõi
giám sát tình hình tiêu thụ của đại lý, bảo hành sản phẩm.
Kho: Lưu giữ và bảo quản sản phẩm.
Tổ xe: Bao gồm hai bộ phân bốc xếp và bảo vệ, chịu trách nhiệm vận
chuyển hàng hóa đến nhà phân phối và khách hàng, bảo vệ tài sản chi nhánh.
Bộ phận cửa hàng: Bán hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, quảng bá
hình ảnh cho cơng ty.
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của chi nhánh Kymdan
1.3.1 Đặc điểm nội tại

a) Đội ngũ cán bộ
Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, chi nhánh Hà Nội có 64 cán bộ nhân
viên, lao động của chi nhánh có đặc điểm là trẻ, khỏe, nhiệt tình và được đào
tạo chính quy, tinh nhuệ. Cơ cấu nhân sự của chi nhánh bao gồm:
- Cán bộ quản lý chiếm 4%, là bộ phận có vai trị chủ chốt trong chi nhánh,
trình độ chun mơn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

18

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

-Nhân viên thị trường chiếm 9% đây là bộ phận đều có trình độ cao đẳng, đại
học về các chuyên ngành kinh doanh trở lên thực hiện các hoạt động kinh
doanh.
- Nhân viên văn phòng chiếm 67% gồm những người làm việc trong bộ phận
hành chính, kê tốn, kinh doanh….của chi nhánh.
- Nhân viên cửa hàng chiếm 11%, đội ngũ này hoạt động tại hệ thống cửa
hàng của chi nhánh.
- Nhân viên bảo vệ và vận chuyển chiếm 9%.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện tại chi nhánh có 10 cửa hàng với mục đích là trưng bày giới thiệu sản
phẩm. Các của hàng được trang trí rất đẹp mắt, trưng bày đủ các kích cỡ đệm

và các loại sản phẩm khác của công ty. Một nhà kho để bảo quản sản phẩm,
đội ngũ vận chuyển bao gồm các nhân viên vận chuyển và đội xe của chi
nhánh khá đông đảo, phương tiện vận tải đủ để cung ứng cho thời điểm mùa
vụ có tần suất cấp hàng cao nhất trong năm. Văn phòng làm việc của chi
nhánh được trang bị hiện đại, với đầy đủ các thiết bị, dụng cụ làm việc văn
phịng, có hệ thống chiếu sáng thơng khí điều hịa phịng chống cháy nổ…
hiện đại. Hệ thống máy móc thiết bị văn phòng đủ để đáp ứng mọi hoạt động
văn phòng và đáp ứng được chức năng giới thiệu sản phẩm.
c) Đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của chi nhánh Kymdan Hà Nội
Chi nhánh Kymdan Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng cơng ty Kymdan có
nhiệm vụ hoạt động kinh doanh trên thị trường miền Bắc. Hoạt động chính
của chi nhánh đó là kinh doanh các sản phẩm đệm, salon, gối, giường…sản
phẩm chính là đệm cao su của Tổng cơng ty.
d) Nguồn lực tài chính của chi nhánh
- Nguồn vốn của chi nhánh: Đối với chi nhánh Kymdan Hà Nội là một đơn
vị trực thuộc Tổng công ty Kymdan, nguồn vốn kinh doanh được cấp Tổng

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

19

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

công ty. Nguồn vốn này có thể coi là nguồn tự có, ưu điểm của nguồn vốn này

là giảm các chi phí khi phải đi vay ngoài, nhưng nhược điểm của nguồn vốn
này là giảm tính năng động của chi nhánh, tăng sự phụ thuộc vào nguồn vốn
của Tổng công ty, không tận dụng được ưu điểm của các nguồn huy động vốn
khác
- Tình hình tài chính của chi nhánh:
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của chi nhánh giai đoạn 2006 – 2009
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu

2006
123.563

2007
140.895

2008
130.781

2009
136.546

Dự kiến 2010
150.000

Nguồn: phịng kế tốn chi nhánh

Nhìn vào bảng ta thấy tình hình tài chính của chi nhánh là rất tốt và phát
triển, tình hình doanh thu tăng qua các năm ngoại trừ năm 2008, do năm 2008
là một năm khó khăn, khủng hoảng kinh tế giá cả tăng cao, khiến cho người

tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
Tuy nhiên năm 2009 tình hình đã được cải thiện trở lại.
e) Đặc điểm của sản phẩm
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, trước khi xây dựng và phát triển
kênh phân phối doanh nghiệp phải xem xét tới đặc điểm sản phẩm của mình,
vì nó có tính chất quyết định tới hình thức của kênh phân phối. Là một chi
nhánh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nội thất nên đặc điểm
của sản phẩm lại càng có vai trị quan trọng trong việc tổ chức hệ thống kênh
phân phối của chi nhánh.
Sản phẩm mà chi nhánh kinh doanh bao gồm các loại: đệm, gối, sanlon,
búp bê…trong đó sản phẩm chính là đệm, các sản phẩm này được sản xuất từ
100% cao su thiên nhiên nguyên chất khơng pha trộn. Sản phẩm có thời gian
sử dụng rất dài nhưng lại khó bảo quản và có sự ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng do đó ngồi việc trong q trình sản xuất phải tn thủ chặt

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

20

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

chẽ các tiêu chuẩn chất lượng bảo quản bao gói cẩn thận thì kênh phân phối
của chi nhánh phải được tổ chức theo tính chất của sản phẩm và bố trí trưng
bày sạch sẽ và có tính thẩm mỹ.

Sản phẩm chủ yếu của chi nhánh là đệm cao su, đây là loại sản phẩm
mang tính chất thời vụ, trước kia người tiêu dùng miền Bắc mua đệm chỉ để
sử dụng vào mùa đông, ngày nay đời sống người dân ngày một nâng cao nên
có xu hướng sử dụng đệm quanh năm.
Sản phẩm Kymdan có thương hiệu nổi tiếng do đó mà giá thành của sản
phẩm cao hơn các loại sản phẩm khác.
1.3.2.Đặc điểm của thị trường và đối thủ cạnh tranh
a) Đặc điểm của thị trường
- Đặc điểm của khách hàng:
 Sản phẩm của cơng ty là sản phẩm cao cấp có thương hiệu nổi tiếng giá
thành cao nên đối tượng khách hàng chính mà cơng ty hướng đến là
những khách hàng có thu nhập cao.
 Khách hàng chủ yếu của công ty là người tiêu dùng sống tại khu vực
thành thị thuộc các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra.
- Đặc điểm thị trường:
 Chi nhánh chịu trách nhiệm bao phủ thị trường miền Bắc, trong đó chủ
yếu là khu vực thành thị. Trong năm 2010, chi nhánh ước tính chiếm
khoảng 16% thị phần miền Bắc.
 Về thị trường miền Bắc: Tập quán tiêu dùng bị ảnh hưởng rõ nét bởi
yếu tố mùa vụ và thu nhập của người tiêu dùng. Thu nhập của người
miền Bắc còn chưa cao, đa số ở mức trung bình, thói quen tiêu dùng
tiết kiệm. Họ thường xem xét rất kỹ các lợi ích mà sản phẩm có thể
đem lại với giá thành mà họ bỏ ra trước khi quyết định mua sản phẩm.
b) Đặc điểm đối thủ cạnh tranh:

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

21

Lớp: QTKDTM_48D



Chuyên đề thực tập




GVHD: THS Đinh Lê Hải

Đối thủ chính của chi nhánh là các hãng nệm như Liên Á, Vạn
Thành, Ưu Việt, Dunlopillo, Everon…sản phẩm của các hãng nệm này
giá thành rẻ hơn sản phẩm của Kymdan. Mức giá mà các đối thủ cạnh
tranh đặt ra là phù hợp với thu nhập của đại bộ phận dân cư.

1.4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn
2006 – 2009
1.4.1. Kết quả về thị trường
Sau hơn 10 năm hoạt động, chi nhánh đã có những phát triển vượt bậc,
từ một doanh nghiệp đi sau chi nhánh đã chiếm lĩnh thị trường miền Bắc
với thị phần là 13%, dẫn đầu về số điểm phân phối so với các đối thủ cạnh
tranh. Hệ thống phân phối của chi nhánh đã vươn rộng tới tất cả 28 tỉnh,
thành phố của miền Bắc với 151 điểm phân phối, số điểm phân phối của
chi nhánh tăng hằng năm. Tuy nhiên hệ thống phân phối mới chỉ dừng lại
ở cấp tỉnh thành phố và thị trấn, vẫn chưa có mặt tại tất cả các huyện, xã
của các tỉnh. Dự kiếm trong thời gian tới chi nhánh sẽ mở rộng hệ thống
phân phối của mình đến cấp xã, huyện.
1.4.2. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận
- Kết quả về doanh thu
Bảng 2 : Doanh thu thuần của chi nhánh giai đoạn 2006- 2009
Chỉ tiêu

Năm 2006
Doanh thu (tỷ đồng)
123,563
Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Năm 2007 Năm 2008
140,895
130,781
14%
- 7%

Năm 2009
142,546
8,9%

Nguồn: Phịng kế tốn chi nhánh

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần của chi nhánh ln ở mức
cao và được duy trì đều đặn thể hiện: Năm 2006 doanh thu của chi nhánh
là123,563 tỷ đồng, năm 2007 là 140,895 tỷ, năm 2008 doanh thu là 130,781
tỷ và năm 2009 là 142,546 tỷ. Tuy nhiên, doanh thu của chi nhánh bị sụt giảm
đáng kể trong năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng bị đẩy xuống còn -7%. Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

22

Lớp: QTKDTM_48D



Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

nhân chính là do chi nhánh chịu ảnh hưởng trầm trọng của khủng hoảng kinh
tế, sức mua của người dân trong thời kỳ khủng hoảng bị sụt giảm đáng kể.
Hơn nữa, chi nhánh nói riêng và Tổng cơng ty Kymdan nói chung đã có các
chính sách cắt giảm đầu tư nhằm tránh rủi ro trong thời kỳ khủng hoảng, chờ
đợi các cơ hội đầu tư tốt hơn trong các giai đọan sau.
- Kết quả về lợi nhuận của chi nhánh
Trong giai đoạn từ 2006-2009 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân
10%/năm. Năm 2008 chi nhánh không đạt được mục tiêu đề ra về lợi nhuận,
tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của năm 2008 đạt – 7,1%. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do doanh thu của chi nhánh trong năm 2008 bị giảm sút nghiêm
trọng, không đạt yêu cầu đề ra của Tổng công ty và kế hoạch của chi nhánh.
Hơn nữa, do tác động của khủng hoảng kinh tế đã làm cho chi phí họat động
của chi nhánh như: Chi phí nhân cơng, chi phí dịch vụ… tăng cao. Chính
những tác nhân này đã làm cho lợi nhuận của chi nhánh khơng đạt u cầu
trong năm 2008.
1.4.3. Thu nhập bình qn của người lao động
Với mức tăng trưởng bình quân hàng năm tương đối ổn định thì chi nhánh đã
giải quyết được một số lượng việc làm cho khơng ít lao động. Hiện tại, chi
nhánh có khoảng hơn 60 cán bộ nhân viên chính thức với mức thu nhập bình
qn là 5.100.000 đồng/tháng. Mỗi năm chi nhánh đều đóng góp rất lớn vào
ngân sách nhà nước.
Bảng 3: Tình hình nộp ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu
Số nộp


Năm 2006
14,532

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Dự kiến

16,134

16,871

18,432

2010
20,918

11,02%

4,56%

9,2%

13,48%

(tỷ
đồng)

Tỷ lệ

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

23

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

tăng
trưởng
Nguồn: Phòng kế tốn chi nhánh

2. Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh
phân phối của chi nhánh.
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối của chi nhánh
2.1.1 Các nhân tố bên ngoài
- Yếu tố khách hàng: Khách hàng là người có tiếng nói quyết định tới sự
thành cơng của một Cơng ty hay sản phẩm. Do vậy để thành công cần phải
nghiên cứu rõ hành vi của khách hàng mà Công ty hướng tới. Trong quá
trình nghiên cứu hành vi của khách hàng phải trả lời được bốn câu hỏi:
Khách hàng của công ty là ai?, mua sản phẩm ở đâu?, mua khi nào? và
mua như thế nào?. Mỗi hành vi của khách hàng có thể có những ảnh
hưởng khác nhau tới cấu trúc kênh.
Mật độ, khu vực địa lý của khách hàng cũng ảnh hưởng tới việc tổ

chức kênh phân phối của cơng ty. Với những vùng có lượng khách hàng
lớn thì việc sử dụng trung gian là cần thiết, ngược lại những vùng có số
lượng khách hàng nhỏ nhưng quy mô của mỗi khách hàng lớn Công ty nên
bán trực tiếp tránh việc sử dụng nhiều trung gian. Thu nhập, thị hiếu và
thói quen mua hàng của khách hàng có vai trò rất lớn tới việc phân phối
sản phẩm. Các sản phẩm của Chi nhánh thường tập trung vào khách hàng
có thu nhập tương đối cao do vậy hệ thống phân phối của chi nhánh
thường tập trung vào các khu vực thành phố, thành thị vì ở đây mật độ dân
cư đơng và có thu nhập cao hơn các vùng khác. Tuy vậy, Chi nhánh cũng
đang không ngừng phát triển kênh phân phối một cách rộng khắp.
- Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh: Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là
một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng kênh phân phối
của bất cứ cơng ty nào. Nó có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định xây dựng

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

24

Lớp: QTKDTM_48D


Chuyên đề thực tập


GVHD: THS Đinh Lê Hải

kênh phân phối của Chi nhánh. Thị trường đệm Việt Nam là thị trường rất
tiềm năng, có tỷ lệ tăng trưởng cao và gồm nhiều doanh nghiệp tham gia
nên việc cạnh tranh là rất quyết liệt. Ngay từ lúc mới thành lập Chi nhánh
đã nghiên cứu rất kỹ kênh phân phối của các công ty đang tham gia tại thị

trường đệm miền Bắc để đưa ra các chiến lược phân phối phù hợp và có
tính cạnh tranh cao nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay trên thị trường có 4 dịng sản phẩm chính: Cao su, sợi bơng ép, lị
xo và mousse xốp. Có khoảng gần 40 công ty tham gia phần lớn là các
công ty trong nước và liên doanh với gần 50 nhãn hiệu khác nhau, trong đó
phải kể đến Everon, Dunlopillo, Sense, Kona, Havico, Sơng Hồng…đây là
những thương hiệu mạnh đã có mặt trên thị trường từ lâu. Cho đến thời
điểm hiện nay, Chi nhánh có hệ thống kênh phân phối phủ khắp các tỉnh
miền Bắc, chiếm thị phần cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra
sản phẩm của Chi nhánh có chất lượng tốt chiếm được niềm tin của người
tiêu dùng do vậy các sản phẩm của chi nhánh luôn được khách hàng quan
tâm và nghĩ đến để lựa chọn. Sau đây là bảng so sánh sản phẩm của chi
nhánh so với một số công ty trong ngành:
Bảng 4: so sánh các chỉ tiêu về sản phẩm của một số Cơng ty
Chỉ tiêu

Kymdan

Chất lượng
Rất tốt
Giá cả
Cao
Khả năng thanh tốn Thấp

Everon

Liên Á

Vạn Thành


Rât tốt
Trung bình
Cao

Tốt
Khá cao
Trung bình

Tốt
Khá cao
Trung bình

Khá cao

Khá cao

Khá cao

của người tiêu dùng
Độ thỏa dụng
Mẫu mã quy cách
Hệ thống phân phối
Thời gian sử dụng

Cao

Ít
Nhiều
Nhiều
Nhiều

Lâu. 10 – Trung bình

Ít
Ít
Rất ít
Rất ít
Lâu 10 – 20 Lâu 10 – 20

20 năm

năm

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

5-8 năm

25

năm

Lớp: QTKDTM_48D


×