[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 0
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Gía trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa
GVHD: Trần Thị Thu Hương
Nhóm: 4, Thứ 6 - tiết 5,6
Tp HCM, ngày 14 tháng 3 năm 2014
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT
Họ và tên
Mã số sinh viên
Phân công nhiệm
vụ
Hoàn
thành
1
Lương Phước Nhân
2006120048
Thành phần
protein của sữa
Tốt
2
Lê Thị Thủy
2006120030
Chất khoáng và
vitamin + Những
điều cấm kị khi sử
dụng sữa
Tốt
3
Nguyễn Thương Tín
2006120063
Lipid trong sữa +
tổng hợp
powerpoint
Tốt
4
Nguyễn Hoàng Trinh
2006120073
Tính chất vệ sinh
của sữa + tổng
hợp word
Tốt
5
Huỳnh Văn Vinh
2006120028
Cách bảo quản và
sử dụng sữa
Tốt
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 2
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về sữa và phân loại sữa 4
1.1. Giới thiệu về sữa 4
1.2. Phân loại sữa 5
II. Giá trị dinh dưỡng của sữa 6
2.1 Thành phần protein có trong sữa 6
2.2. Lipit 8
2.3. Glucid 10
2.4. Các chất khoáng 10
2.5. Các vitamin 11
III. Đặc điểm vệ sinh của sữa 11
3.1. Bệnh lao: 12
3.2. Bệnh sốt làn sóng: 14
3.3. Bệnh nhiễm tụ cầu khuẩn 14
3.4. Bệnh lỵ ( bệnh kiết lỵ). 17
3.5. Bệnh tả 20
IV. Cách lựa chọn, bảo quản và sử dụng sữa hợp lý 22
4.1. Cách bảo quản và sử dụng sữa: 22
Sữa càng tươi thì càng tốt, nên chọn sữa có hạn càng xa càng tốt. 22
4.2. Thời gian uống sữa thích hợp: 24
V. Những điều cấm kị khi uống sữa: 25
Tài liệu tham khảo 27
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất mà tạo hoá đã ban cho con người
nói riêng và các loài động vật có vú nói chung. Với thành phần dinh dưỡng
hoàn hảo, sữa không chỉ là thức ăn lý tưởng cho các em bé mà còn cho cả mẹ
nữa, nhất là các mẹ bầu và đang cho con bú.
Từ xa xưa, sữa đã biết đến như một thức uống bổ dưỡng. Qua hàng ngàn
năm, xã hội loài người đã phát triển vượt bậc, rất nhiều loại thực phẩm mới
được phát hiện và sử dụng. Nhưng sữa vẫn đóng vai trò thiết yếu trong chế độ
dinh dưỡng hàng ngày dành cho mọi đối tượng.
Sữa chứa nhiều thành phần dưỡng chất mà ít có thực phẩm tự nhiên nào có thể
sánh bằng.
Với mong muốn tìm hiểu để biết thêm về đặc điểm của sữa nhằm mục đích
hỗ trợ cho chuyên ngành mà nhóm chúng tôi xin trình bày về Giá trị dinh
dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa. Về nội dung này, chúng tôi xin giới thiệu
về sữa cũng như các cách phân loại sữa. Phần tiếp theo xin giới thiệu Giá trị
dinh dưỡng, đặc điểm vệ sinh và một số lưu ý trong cách bảo quản và sử dụng
sữa hợp lý.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày, mặc dù có cố gắng nhưng vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong nhận được sự góp ý chân thành từ
Thầy cô và các bạn.
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 4
I. Giới thiệu về sữa và phân loại sữa
1.1. Giới thiệu về sữa
Sữa là chất lỏng sinh lý do các tuyến sữa tổng hợp được từ các hợp chất có trong
máu, được tiết ra từ tuyến vú của động vật và là nguồn thức ăn để nuôi sống động vật
non. Sữa có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Những chất
này có khả năng đồng hóa cao vì vậy từ lâu con người đã biết sử dụng sữa như một
loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Trong sữa có một số thành phần như: lipit, glucit, protein, chất khoáng, vitamin,
Trong các chất trên trừ nước và những chất bay hơi khi chế biến thì những chất còn
lại là chất khô của sữa. Hàm lượng chất khô của sữa khoảng 10-20% tùy loại sữa,
chất khô của sữa càng nhiều thì giá trị thực phẩm càng cao, nếu không kể đến lipit
thì chất khô trong sữa gọi là chất khô không béo.
Thành phần hóa học của các loại sữa không giống nhau, chúng luôn thay đổi và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời kỳ tiết sữa, thành phần thức ăn, phương pháp
vắt sữa, điều kiện chăn nuôi, sức khỏe, tuổi, độ lớn của con vật, loài, giống và nhiều
yếu tố khác
Bảng phân tích thành phần hóa học của sữa từ các loại động vật khác nhau và
được dùng làm thực phẩm
Hình 1 : Sữa tươi nguyên chất
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 5
Bảng 1 : Thành phần hóa học của một số loại sữa
Nhu cầu về sữa cho từng đối tượng: Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
ở người lớn nếu được bồi dưỡng mỗi ngày từ 0,5-0,6 lít sữa thì cơ thể phát triển đầy
đủ, khả năng lao động và chống đỡ bệnh tật được tăng lên rất nhiều. Đối với trẻ em
từ 2-3 tuổi, nhu cầu sữa cần thiết cho mỗi ngày từ 0,6-0,7 lít và 0,5 lít cho trẻ em tuổi
lớn hơn.
1.2. Phân loại sữa
Nếu dựa vào trạng thái tồn tại của sữa thì có thể chia thành 2 nhóm là sữa nước,
sữa đặc và sữa bột. Nếu dựa vào hàm lượng chất béo có trong sữa thì phân ra sữa
béo, sữa bán gầy, sữa 1% chất béo và sữa gầy. Nếu dựa vào kỹ thuật và công nghệ để
phân loại sữa thì có sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng,…
Ngoài ra, còn dựa vào các hương liệu đưa vào trong sữa để tạo ra các sản phẩm
sữa có hương vị khác nhau. Các loại sữa dù có đa dạng đến đâu thì khác biệt chủ yếu
giữa các loại sữa là hàm lượng chất béo có trong sản phẩm sữa và cách chế biến.
Tên động
vật
Tổng chất
khô (%)
Béo
(%)
Protein
(%)
Casein
(%)
Lactose
(%)
Bò
12.60
3.80
3.35
2.78
4.75
Dê
13.17
4.24
3.70
2.80
4.51
Cừu
17.00
5.30
6.30
4.60
4.60
sữa bột
sữa nước
sữa đặc
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 6
II. Giá trị dinh dưỡng của sữa
2.1 Thành phần protein có trong sữa
Sữa chứa hàng trăm loại protein, phần lớn có mặt với một hàm lượng rất nhỏ.
Những protein này có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo tính chất
hóa học, tính chất vật lý và chức năng sinh học của chúng.
Theo tính chất hóa học, protein trong sữa được phân thành casein, lactoalbumin và
lactoglobulin.
Sữa bò, sữa trâu, sữa dê thuộc loại sữa casein, lượng casein chiếm > 75% tổng số
protein.
Sữa mẹ thuộc loại sữa albumin (casein dưới 75 %). Casein có đủ tất cả các axit
amin cần thiết, đặc biệt có nhiều Lysin là một axit amin rất cần thiết cho sự phát triển
của trẻ em.
Trong sữa tươi, casein ở dưới dạng muối canxi (caseinat canxi) dễ hòa tan. Khi
gặp axit yếu casein sẽ kết tủa do sự tách các liên kết của casein và canxi.
Lactoalbumin khác với casein là không chứa photpho nhưng có nhiều lưu huỳnh
làm cho sữa có mùi khó chịu. Vì vậy sữa chỉ được phép tiệt trùng ở nhiệt độ thấp kéo
dài
Theo cách phân loại khác thì protein trong sữa được phân thành Casein (protein
hòa tan) và Whey Protein (protein không hòa tan)
Casein là tên của một nhóm protein chủ yếu trong sữa. Casein có mặt trong tất cả
các sữa động vật, bao gồm cả sữa người. Trong sữa bò casein chiếm gần 80% tổng số
protein hay khoảng 26g cho 1 lít sữa.
Whey protein chiếm gần 20% protein trong sữa. Chúng rất dễ hòa tan và có thể
được xếp vào chia thành các nhóm sau:
Hình 2 : Sữa mẹ
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 7
α-lactalbumin
β-lactoglobulin
Albumin huyết thanh
Immunoglobulins
Protein hỗn tạp và polypeptide
Whey protein nói chung và α -lactalbumin nói riêng có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Casein
g/kg protein
w/w
Alpha-s1-casein
10.0
30.6
Alpha-s2-casein
2.6
8.0
Beta-casein
10.1
30.8
Gamma-casein
3.3
10.1
Total Casein
26.0
79.5
Whey protein
Beta-lactalbumin
1.2
3.7
Beta-lactoglobulin
3.2
9.8
Albumin trong huyết thanh
0.4
1.2
Immunoglobulins
0.7
2.1
Các protein còn lại
0.8
2.4
Tổng whey protein
6.3
19.3
Fat Globule Membrane Proteins
0.4
1.2
Total Protein
32.7
100
Bảng 2: Hàm lượng một số protein điển hình trong sữa
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 8
2.2. Lipit
Chất béo là một trong những thành phần quan trọng nhất của sữa. Hàm lượng
chất béo của sữa thay đổi trong một phạm vi khá rộng. Có loại sữa ít béo, khoảng 3g
trong 100ml sữa, có loại sữa nhiều chất béo khoảng 5-6g trong 100ml sữa. Đối với
sữa bò hàm lượng chất béo khoảng 3.9%
Thông thường, chất béo chiếm khoảng 2,5 đến 6,0% thành phần sữa, tùy thuộc
vào giống bò và chế độ dinh dưỡng. Mỡ sữa tồn tại dưới dạng hạt nhỏ lơ lửng trong
nước sữa.
HàLan
thuần
(HF)
Jersey
Zebu
Ayrshire
Brown
Swiss
Bò
Dê
Cừu
Chất béo
(%)
3,5
5,5
4,9
4,1
4,0
3,8
4,25
5,3
Bảng 3: Hàm lượng chất béo trong một số loại sữa
Trong sữa, các hạt mỡ sữa là các hạt lớn nhất nhưng lại nhẹ nhất nên có xu
hướng nổi lên bề mặt sữa khi sữa ở trạng thái tĩnh.
Lớp trên cùng của sữa được tạo nên chủ yếu bằng mỡ sữa, gọi là lớp kem. Kem
chính là nguyên liệu để chế biến bơ. Tầng dưới cùng là sữa không kem, bao gồm
protein và các chất khác
Mỡ sữa là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sữa tươi. Do đó, cần phải
khuấy sữa tươi nguyên liệu định kỳ để ngăn các hạt mỡ sữa kết dính lại với nhau.
Mỡ sữa rất giàu năng lượng cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, chính vì thế
hầu hết các nhà máy chế biến sữa sẵn sàng trả giá cao hơn cho sữa có hàm lượng mỡ
sữa cao.
Trong thành phần chất béo của sữa có tới 20 loại acid béo khác nhau, trong đó
2/3 là acid béo no và còn lại là acid béo chưa no. Trong số những acid béo trong sữa
có khá nhiều acid béo dễ hòa tran trong nước (ví dụ acid caproic).
Chất béo trong sữa cũng dễ xảy ra những quá trình phân hủy làm thay đổi thành
phần và tính chất như quá trình thủy phân, quá trình oxy hóa làm giảm dần chất
lượng của sữa và nhiều khi làm hỏng sữa
Ngoài chất béo thuộc nhóm lipit của sữa còn có photphatit và một số chất khác
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 9
nhưng hàm lượng không nhiều, photphatit có khoảng 0.5-0.7g trong một lít sữa,
trong đó chủ yếu là lexitin
Thành phần
Hàm lượng (% so với
tổng khối lượng chất
béo)
Ghi chú
Lipit đơn giản
- Glyceride: Trigliceride
Digliceride
Monogliceride
- Cholesteride
- Ceride
98,5
95-96
2-3
0,1
0,03
0,02
Ester của acid béo và
cholesterol
Ester của acid béo và rượu
cao phân tử
Lipit phức tạp
1,0
Các chất tan trong
chất béo
- Cholesterol
- Acid béo tự do
- Hydrocacbon
- Vitamin A, D, K, E
- Rượu
0,3
0,1
0,1
Vết
Vết
Bảng 4 : Thành phần chất béo có trong sữa bò
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 10
Hàm lượng các acid béo không bão hòa trong sữa được các định bởi chỉ số iod
của chất béo.
Chỉ số khúc xạ của sữa thay đổi phụ thuộc vào thành phần định tính và định
lượng các acid béo có trong sữa. Đối với sữa bò, chỉ số khúc xạ dao động từ 40-60.
Nếu sữa chứa nhiều acid béo nóng chảy thì lilid sữa sẽ có "cấu trúc cứng", còn
sữa chứa nhiều acid béo nóng chảy ở nhiệt độ thấp thì lipid sẽ có "cấu trúc mềm"
hơn
Lipit sữa có giá trị sinh học cao vì:
Ở trong trạng thái nhũ tương và có độ phân tán cao.
Có nhiều axit béo chưa no cần thiết.
Có nhiều photphatit là một photpho lipit quan trọng
Có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa.
Tuy vậy, so với dầu thực vật, lượng axit béo chưa no cần thiết trong mỡ sữa còn
thấp hơn nhiều.
2.3. Glucid
Glucid sữa là lactose, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2 phân tử đường
đơn là galactose và glucose. Lactose trong sữa bò là 2,7-5,5%, trong sữa mẹ là 7%.
Lactose tạo nên vị ngọt nhẹ cho sữa, độ ngọt của lactose kém saccharose 6 lần.
Lactose chỉ có thể được tiêu hóa bởi 1 enzyme lactase - một enzyme đặc biệt do cơ
thể sản xuất
2.4. Các chất khoáng
Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận lượng chất khoáng của sữa có thể
thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về chất khoáng cho cơ thể.
Hàm lượng chất khoáng trong sữa khoảng 0.6-0.8% tùy từng loại sữa. Hàm
lượng khoáng trong sữa bò khoảng 0.7%.
Trong sữa có khoảng 40 loại khoáng, quan trọng nhất là Na, Ca, Mg, K, P …
Trong đó, chiếm hàm lượng cao nhất là Ca, P, Mg.
Ngoài ra, sữa còn chứa các khoáng vi lượng: Zn, Fe, I, Cu, Mo … Chúng cần
thiết cho quá trình dinh dưỡng của con người.
Các loại muối khoáng ở trong sữa có nhiều loại, phổ biến là muối photphat,
clorua, citrat, caseina,
Sữa là nguồn thức ăn cung cấp canxi đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Mỗi
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 11
ngày chỉ cần cho trẻ uống 0,5 lit sữa là đủ nhu cầu canxi cho trẻ (500mg/ngày).
Tuy nhiên, Sữa là thức ăn thiếu sắt, vì vậy từ tháng thứ tư trẻ cần được ăn thêm
nước rau quả.
2.5. Các vitamin
Hàm lượng vitamin trong sữa không nhiều nhưng có đủ các vitamin cần thiết đối
với sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
Hàm lượng vitamin A trong sữa khoảng 0.2-2 mg/l sữa. Hàm lượng vitamin A
trong sữa nhiều hay ít thường phụ thuộc vào hàm lượng carotene có trong
thức ăn của gia súc.
Vitamin D hàm lượng vitamin D trong sữa khoảng 0.002 mg/l sữa. Vitamin D
không bị biến đổi trong quá trình khử trùng sữa.
Vitamin B1 trong sữa khoảng 0.4 mg/l sữa. Trong quá trình khử trùng và bảo
quản, hàm lượng vitamin B1 giảm dần, có thể giảm tới 15-20% hoặc hơn
nữa.
Vitamin B2 trong sữa khoảng 1.7 mg/l sữa. Hàm lượng vitamin B2 có nhiều
nhất là trong sữa non, những ngày vắt sữa tiếp theo thì hàm lượng vitamin B2
giảm dần.
Vitamin PP trong sữa khoảng 1.5 mg/l sữa. Thức ăn của bò không ảnh
hưởngđến hàm lượng của vitamin PP trong sữa. Vitamin PP được tổng hợp
ngay trong cơ thể con bò.
Vitamin C hàm lượng vitamin C trong sữa thay đổi trong một giới hạn rất
rộng, khoảng 5-20 mg/l sữa. Trong sữa non có nhiều vitamin C, nhưng càng
về cuối thời kỳ tiết sữa lượng vitamin C trong sữa giảm dần
Trong sữa còn có vitamin B12, Vitamin B12 trong sữa khoảng 0.1-0.3 mg/l
sữa.
III. Đặc điểm vệ sinh của sữa
Sữa tươi có chất lượng tốt phải có mầu trắng ngà, hơi vàng, mùi thơm đặc hiệu
của sữa. Khi sữa có dấu hiệu kết tủa thì chắc chắn sữa đã bị nhiễm khuẩn. Ðể đánh
giá chất lượng vệ sinh của sữa người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng sữa là biểu hiện các thành phần dinh dưỡng (protein, lipit, gluxit)
có trong sữa. Với sữa tươi nguyên chất, tỷ trọng giao động từ 1,029 đến
1.034. Nếu sữa bị pha loãng thì tỷ trọng sẽ hạ thấp và nếu bị lấy mất bơ
thì tỷ trọng sẽ tăng lên.
Độ chua của sữa là phản ánh độ tươi tốt của sữa. Ðộ chua của sữa tươi
dao động từ 18-20 thorner, nếu tăng quá 22 thorner kèm theo có hiện
tượng kết tủa của casein nữa thì sữa đó chắc chắn đã bị nhiễm khuẩn.
Nếu vắt sữa theo đúng yêu cầu vệ sinh thì sữa mới vắt ra là vô khuẩn.
Thời gian vô khuẩn có thể kéo dài nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Vi
khuẩn thường có trong sữa là vi khuẩn lactic phân hóa sữa sinh ra axit lactic ìàm
chua sữa. Ngoài ra còn có loại vi khuẩn gây thối phân hủy protein làm hỏng sữa như
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 12
B.subtilis, B.fluorescens Sữa còn có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ,
thương hàn, phó thương hàn, lao, sốt làn sóng và đặc biệt là nhiễm tụ cầu khuẩn gây
ngộ độc thức ăn. Vì vậy sữa vắt ra nhất thiết phải được tiệt khuẩn trước khi sử dụng.
Nếu như trong quá trình vắt sữa, bảo quản, vận chuyển, chế biến và mua bán sữa
không tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu vệ sinh của nó thì sữa có thể truyền một
số bệnh cho người tiêu dùng như bệnh lao, bệnh sốt, sẩy thai, bệnh than.
3.1. Bệnh lao:
Bệnh lao thường gặp ở bò. Vi khuẩn B.tuberculosis bovis có thể bằng mọi đường
xâm nhập vào sữa. Sữa những con bò đang mắc bệnh lao rõ rệt không dùng để ăn.
Sữa những con bò có phản ứng tuberculin dương tính chi được dùng sau khi sữa đã
được tiệt trùng ở 70
0
C trong 30 phút hoặc 90
0
C trong thời gian ngắn hơn.
Bệnh lao không phải là bệnh di truyền mà là bệnh lây truyền. Nguồn lây chính của
bệnh là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Những người bị lao phổi
ho, hắt hơi, khạc đờm vi trùng lao theo nước bọt bắn ra môi trường bên ngoài, người
khác hít phải và bị nhiễm vi trùng lao, trong số người bị nhiễm vi trùng lao đó có thể
mắc bệnh lao.
a. Triệu chứng của bệnh
Hình 3 : Vi khuẩn B. Tuberculosis bovis gây bệnh lao
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 13
Biểu hiện chính là người bệnh thường ho kéo dài hơn 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho
ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất; cơ thể gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt
nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm” ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở… Vi khuẩn gây
bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis.
Hiện nay, có 2 phương pháp phát hiện bệnh lao là phương pháp chủ động và phương
pháp thụ động, được áp dụng cho cả thầy thuốc và bệnh nhân. Phương pháp chủ động
là người thầy thuốc phải đưa các phương tiện như kính hiển vi, máy chụp X. quang,
làm xét nghiệm đờm trực tiếp tới người dân ở tận xã, phường, thôn, xóm. Tuy nhiên,
phương pháp này hiệu quả không cao do tốn kém cả về kinh phí lẫn nhân lực. Phương
pháp thụ động là do người bệnh nghi ngờ bị mắc lao thì chủ động đến các cơ sở y tế để
khám. Phương pháp này đạt hiệu quả rất cao, tốn ít kinh phí, ít nhân lực. Vì vậy để
công tác phòng chống lao đạt hiệu quả cao, mọi người khi có các biểu hiện nghi lao
cần đến ngay các tổ chống lao của các trung tâm y tế huyện, thị, thành hoặc Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi tỉnh để được khám phát hiện, điều trị kịp thời.
b. Về điều trị bệnh
Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng
phác đồ, đủ thời gian. Thuốc điều trị bệnh lao được cấp miễn phí. Người bệnh không
được tự ý bỏ điều trị vì như vậy bệnh không khỏi mà còn sinh ra lao kháng thuốc, điều
trị càng khó khăn. Trong quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện nguyên tắc đúng -
đủ - đều (đúng phác đồ; đủ thuốc, đủ thời gian; đều đặn hàng ngày).
c. Các biện pháp phòng chống
Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải
tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa các bệnh lao cấp tính. Mọi người khi
ho kéo dài hơn 2 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện
bệnh lao. Đặc biệt khi bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho
những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không
được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 2 tháng đầu điều trị. Cần
phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày. Nhà cửa cần thoáng
mát, sạch sẽ. Đối với những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người có HIV rất
Hình 4 : Triệu chứng của bệnh lao
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 14
dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh
lao. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể
dục để tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Cộng đồng cần có quan niệm đúng
về bệnh lao, không nên mặc cảm hoặc kỳ thị người mắc bệnh lao để chương trình
phòng chống lao ngày càng hiệu quả, tiến tới mục tiêu vì Việt Nam không còn bệnh
lao vào năm 2030.
3.2. Bệnh sốt làn sóng:
Sữa của những con vật đang mắc hoặc mới khỏi bệnh Brucelose (sốt sẩy thai súc vật)
có thể truyền bệnh sốt làn sông cho người. Vì vậy sữa đó nhất thiết phải được khử
trùng trước khi dùng. Nếu con vật không có triệu chứng lâm sàng tiệt khuẩn
70
0
C
trong 30 phút. Nhưng nếu có triệu chứng rõ rệt thì phải khử trùng ở 100
0
C trong 5
phút.
Nếu tiêm phòng bệnh than cho súc vật thì trong vòng 15 ngày sau khi tiêm tốt nhất là
không nên vắt sữa. Nếu cần lấy sữa thì sữa đó phải được khử khuẩn ở 100
0
C trong 5
phút.
3.3. Bệnh nhiễm tụ cầu khuẩn
Hình 5 : Vi khuẩn staphylococcus gây bệnh nhiễm tụ
cầu khuẩn
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 15
- Vi khuẩn tụ cầu có ở hầu hết mọi nơi trong môi trường tự nhiên bởi chúng
có sức đề kháng rất mạnh và5 chịu đựng tốt sự thay đổi của môi trường như khô
hạn, nắng nóng, nhiệt độ, Trên cơ thể người bình thường cũng có mặt vi khuẩn
tụ cầu ký sinh. Vi khuẩn tụ cầu có thể gây bệnh cho người bất cứ lúc nào, mùa
nào nhưng mùa hè chúng thường gây nên một số bệnh nhiễm khuẩn cho con
người đặc biệt là ở trẻ em. Vi khuẩn tụ cầu ( staphylococcus) có 3 loại, đó là tụ
cầu vàng, tụ cầu da và tụ cầu hoại sinh. Trong 3 loại đó thì tụ cầu vàng là loại vi
khuẩn gây bệnh nhiều nhất, trong đó có những bệnh rất nặng đặc biệt chúng có
khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.
- Bệnh da thường gặp do tụ cầu:
- Bệnh nhiễm khuẩn da và niêm mạc là một bệnh thường xảy ra vào mùa
nắng nóng nhất là các bệnh mụn nhọt, chốc đầu, lở loét da. Bệnh ở da có khi tạo
nên các ổ ap-xe to bằng hạt ngô, quả táo, đầu ngón tay nằm ngay dưới da gây
đau đớn, sốt, sưng nề sung huyết làm đỏ cả một vùng da. Với trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ nếu bị nhiễm tụ cầu khuẩn có thể gây nên viêm da sơ sinh hoặc hội chứng
bong da ở trẻ nhỏ.
a. Triệu chứng của bệnh
Bệnh được thể hiện là ngay sau khi có sốt và đỏ da là xuất hiện hiện tượng bong
lớp biều bì đồng thời hình thành bọng nước trên một diện tích da khá rộng. Nếu
trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh dạng này thường là lành tính cho nên việc
điều trị không gặp nhiều khó khăn. Viêm da cũng có thể tạo thành các ổ áp-xe
nhỏ như đầu đinh ghim ở vùng da đầu do viêm tắc chân long và tuyến mồ hôi,
tuyến bã,…
Nhiều trường hợp viêm tạo thành nhọt ( ap-xe) da đầu bị vỡ do nhiều nguyên
nhân khác nhau làm xuất tiết các chất huyết tương kèm theo vi khuẩn tụ cầu lây
Hình 6 : Triệu chứng của bệnh nhiễm tụ cầu khuẩn
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 16
lan sang vùng da khác và gây bệnh, đặc biệt là vùng da có nhiều lông như ở đầu
( trẻ em và người trưởng thành), nách, mu ( người trưởng thành). Tụ cầu cũng
gây nên mụn đầu đinh là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính rất nguy hiểm cho tính
mạng người bệnh vì có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn huyết. Nhiều trường hợp
tụ cầu gây bệnh ở các cơ quan sâu trong cơ thể như ap-xe cơ hoành, ap-xe các
cơ đùi, bắp chân,…
b.Khả năng gây bệnh
Những bệnh do tụ cầu gây nên ở da và niêm mạc có thể là ngoại sinh ( môi
trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh) nhưng cũng có thể là do nội
sinh ( vi khuẩn tụ cầu có ngay trên cơ thể khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng
trở nên gây bệnh vì có tới 20-30% ). Mùa hè nắng nóng, nếu thiếu nước sinh
hoạt kèm theo vệ sinh cá nhân không tốt thì bệnh do tụ cầu càng dễ phát triển
hơn và có khi gây thành dịch mang tính chất gia đình.
Tụ cầu còn gây một số bệnh nguy hiểm khác: Điển hình cho một số bệnh này là
ap-xe phổi. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và cũng
có nguy cơ cao, gây nhiễm khuẩn huyết. Tụ cầu cũng có thể gây nên các bệnh
nặng như viêm tủy xương, viêm tĩnh mạch xoang hang, viêm nội tâm mạc hoặc
gây viêm màng não mủ,…
Ngoài ra tụ cầu còn là thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm do tụ cầu có nhiều loại
độc tố.
c. Phòng bệnh da mùa hè do vi khuẩn tụ cầu
Để hạn chế mắc bệnh mùa hè do tụ cầy gây ra nên vệ sinh cá nhân thật tốt bằng
cách tắm, rửa hằng ngày với nước sạch, nhất là trẻ nhỏ bụ bẫm có nhiều nếp kẽ,
Hình 7 : Vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa bệnh
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 17
nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn. Cần vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng
cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt trước khi đi ngủ và sau khi ngủ
dậy. Mỗi khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn.
Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường thật tốt, nhất là vệ sinh môi trường bệnh viện,
môi trường sinh hoạt trong mỗi gia đình. Đối với các cơ sở y tế cần vô khuẩn
tuyệt đối các dụng cụ y tế để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong đó có tụ
cầu. Cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em bởi vì hiện nay
chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu để phòng các bệnh do vi khuẩn tụ cầu gây
ra.
Tụ cầu còn gây một số bệnh nguy hiểm khác: Điển hình cho một số bệnh này là
ap-xe phổi. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và cũng
có nguy cơ cao, gây nhiễm khuẩn huyết. Tụ cầu cũng có thể gây nên các bệnh
nặng như viêm tủy xương, viêm tĩnh mạch xoang hang, viêm nội tâm mạc hoặc
gây viêm màng não mủ,…
Ngoài ra tụ cầu còn là thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm do tụ cầu có nhiều loại
độc tố
3.4. Bệnh lỵ ( bệnh kiết lỵ).
Bệnh kiết lỵ là nhiễm trùng đường ruột, thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng 1
tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh khác nhau. Bệnh lỵ trực khuẩn do trực
khuẩn shigella thuộc vi khuẩn gram (-) gây ra. Còn bệnh lỵ amip do kí sinh trùng loại
đơn bào entamoeba histolytica gây ra. Hai bệnh này có tên chung thường được goi là
kiết lỵ nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy cần phân biệt để gọi tên chính
xác: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amip.
Hình 8 : Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 18
a. Triệu chứng của bệnh
Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng một số biểu hiện ở
dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sang ngoài
đường ruột thường là áp xe gan có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi và màng ngoài
tim. Những biến chứng ở bênh kiết lỵ là thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột,
viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…
Các triệu chứng thường gặp:
Tiêu chảy có nhiều nước lúc đầu, sau đó phân có thể có đàm, máu lượng ít
và nhiều lần.
Đau bụng nhiều nhất là khi đi tiêu.
Sốt cao.
Oí, biếng ăn.
Các trường hợp nặng có thể gây bệnh nhiễm trùng huyết.
Việc điều trị kiết lỵ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.
Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như : hạ natri máu, hạ canxi máu,
hạ kali máu, hạ đường huyết.
Dinh dưỡng đủ theo tuổi. Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm.
Hình 9 : Biểu hiện của bệnh lỵ
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 19
Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của
bệnh ( việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ).
Điều trị kiết lỵ nên tích cực ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng ngoài ra trẻ có
thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lên vân, suy nhược cơ thể,
b. Cách phòng ngừa
Hình 9 : Phòng chống bệnh lỵ
Nếu có điều kiện nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 hoặc 24 tháng tuổi.
Nếu trẻ bú sữa bình phải rữa sạch bình. Người pha sữa nên rửa tay trước khi pha
sữa cho bé.
Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé nên làm đúng cách và hợp vệ sinh.
Nên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho bé.
c. Khả năng gây bệnh
Bệnh kiết lỵ lây truyền bằng cách nào?
Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.
Thú vật mang mầm bệnh.
Ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
Do tay bẩn.
Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức
khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 20
LƯU Ý: Việc điều trị kiết lỵ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.
Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như : hạ natri máu, hạ canxi máu,
hạ kali máu, hạ đường huyết.
Dinh dưỡng đủ theo tuổi. Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm.
Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của
bệnh ( việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ).
Điều trị kiết lỵ nên tích cực ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng ngoài ra trẻ có
thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lên cân, suy nhược cơ thể,
3.5. Bệnh tả
Hình 10 : Vi khuẩn vibro cholerae gây bệnh tả
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 21
a.Triệu chứng của bệnh
Bệnh tả có triệu chứng chính là: Tiêu chảy liên tục, có khi tới hàng chục lít một
ngày; phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo Một nguyên tắc quan trọng
trong việc điều trị bệnh tả là không được dùng các loại thuốc làm giảm đi ngoài.
Biểu hiện ban đầu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Sau đó, bệnh nhân
tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một
ngày. Phân tả toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy
máu.
Bệnh nhân nôn rất dễ dàng (lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước), thường không
sốt, ít khi đau bụng. Do mất nước và điện giải, người bệnh mệt lả, bị chuột rút.
Bệnh tả có 4 thể:
Thể không có triệu chứng.
Thể nhẹ giống tiêu chảy thường.
Điển hình nhất là thể cấp tính như miêu tả ở trên.
Thể tối cấp (diễn biến nhanh chóng, bí tiểu, suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và
tử vong).
Ở trẻ em, thường bệnh ở thể nhẹ giống như tiêu chảy thường, có nôn, thường sốt nhẹ.
b. Khả năng gây bệnh
Bệnh này có thể dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây dịch
lớn. Bệnh do vi khuẩn tả vibro cholerae gây ra, lây qua đường tiêu hóa. Vi
Hình 11 : Biểu hiện của bệnh tả
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 22
khuẩn xâm nhập đường tiêu hóa người lành từ nước uống, thức ăn nhiễm vi
khuẩn tả, đặc biệt thức ăn có nguồn gốc thủy sản.
Vi khuẩn tả tồn tại lâu dài trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển, chủ yếu ở
động vật phù du, tảo, tôm, cua, sò, hến 75% người nhiễm vi khuẩn tả không
có biểu hiện triệu chứng bệnh nhưng vẫn thải vi khuẩn ra môi trường trong
vòng 7-14 ngày. Trong số người có triệu chứng bệnh, 80% nhẹ và vừa, 20%
mất nước nặng. Người bệnh không nên điều trị tại nhà, không được tự ý mua
thuốc về uống (đặc biệt là tuyệt đối không được dùng thuốc làm giảm đi ngoài).
Nếu cấp cứu muộn sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Một nguyên tắc quan trọng trong
việc điều trị bệnh tả là không được dùng các loại thuốc làm giảm đi ngoài.
IV. Cách lựa chọn, bảo quản và sử dụng sữa hợp lý
4.1. Cách bảo quản và sử dụng sữa:
Sữa càng tươi thì càng tốt, nên chọn sữa có hạn càng xa càng tốt.
Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh và ở chỗ tối nhất có thể. Hương vị của sữa
có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trực tiếp.
Đậy thật chặt nắp lọ sữa mỗi khi dùng xong, bởi sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Cấp đông không làm giảm chất lượng của sữa nhưng việc này sẽ ảnh hưởng đến
độ sánh của sữa. Sữa sau khi cấp đông sẽ loãng hơn sữa thường.
Sữa tách béo sẽ có hàm lượng canxi cao hơn sữa nguyên kem. Lượng canxi
trong sữa không chứa ở phần bơ mà chính là phần nước. Bởi sữa tách béo không
chứa bơ nên hàm lượng canxi trong một đơn vị sữa sẽ cao hơn.
Sữa đã bắt đầu bị chua sẽ không tốt khi uống liền, nhưng vẫn có thể được sử
Hình 3 : Bảo quản sữa trong tủ lạnh
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 23
dụng trong các công thức làm bánh.
Nếu muốn đun nóng sữa tươi, không nên đun trực tiếp trên bếp mà nên đun cách
thủy. Nếu không thể đun cách thủy, nên tráng qua nồi bằng một lượt nước đá trước
khi đổ sữa vào đun. Việc này giúp sữa không bị đọng ở đáy nồi và cháy khét. Sữa rất
dễ bị đọng và cháy khét bởi các protein thường chìm xuống và dính và đáy nồi khi
sữa được làm nóng.
Sữa sẽ bị vón cục nếu bạn cho chúng vào các đồ ăn có nhiều acid như cà chua,
các loại quả họ cam quýt hoặc rượu vang.
Với sữa tươi: Nếu chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công và
chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì bạn hãy cố gắng dùng hết trong vòng 24 giờ.
Có thể uống nóng, nguội hay để tủ lạnh tùy ý. Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ an toàn và
vệ sinh của loại sữa này nếu thời gian nấu sôi không đủ 30 phút, vệ sinh chai đựng
không sạch.
Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp hiện đại
thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản
trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.
Các loại sữa bột: Nên "luộc" sôi bình sữa hay ly pha sữa trước khi pha sữa. Tùy
theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại sữa mà chúng ta nên tuân theo như vậy.
Hiện nay người tiêu dùng được khuyên nên pha sữa với nước ấm (một nửa là nước
đang sôi, một nửa là nước sôi để nguội) để giữ lượng vitamin bổ sung. Bạn cũng nên
đong lượng sữa bột theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa. Pha đặc hơn hay loãng hơn đều
không tốt (trừ một số trường hợp đặc biệt).
Lưu ý rằng pha sữa lần nào thì uống hết lần đó. Có thể trữ sữa đã pha trong tủ
lạnh nhưng không để bình sữa lâu hơn 2 giờ sau khi pha. Hộp sữa bột đã mở nắp nên
dùng hết trong vòng 2 tuần. Riêng các loại sữa chua uống, yaourt… nên trữ lạnh và
dùng trong thời hạn ghi trên hộp hay hũ nhựa. Các loại yaourt làm thủ công tại gia
Hình 4 : Sữa được tiệt trùng
[Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của sữa]
Trang 24
đình thì nên dùng hết trong vòng 4-7 ngày sau khi làm
Các loại sữa chua uống, yaourt… nên trữ lạnh và dùng trong thời hạn ghi trên
hộp hay hũ nhựa. Các loại yaourt làm thủ công tại gia đình thì nên dùng hết trong
vòng 4-7 ngày sau khi làm.
4.2. Thời gian uống sữa thích hợp:
Thời gian uống sữa có ảnh hưởng nhất định đối với thành phần sữa hấp thụ vào
cơ thể.
Nhiều người có thói quen uống sữa vào buổi sáng, phương pháp này không khoa
học, chủ yếu là do buổi tối khi ngủ, dạ dày vào lúc nghỉ ngơi sẽ trống rỗng. Khi bụng
trống rỗng mà uống sữa, sữa chưa được tiêu hóa hấp thụ sẽ bị đưa vào trong đường
ruột gây ra sự tổn thất thành phần dinh dưỡng.
Uống sữa khi bụng đói không những làm sữa đào thải ra ngoài dạ dày mà còn
làm các protein ưu chất này bị tiêu hao phân giải thành nhiệt lượng, như thế không
phát huy được tác dụng của protein.
Protein trong sữa qua dạ dày và đường ruột tiêu hóa phân giải thành các loại acid
amin sau đó mới được hấp thụ, uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được
phân giải thành acid amin, thành phần acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp
thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.
Sữa bò và dịch vị có thể bổ sung tác dụng lên men, làm protein dễ tiêu hóa hấp
thụ. Sữa bò có tác dụng kích thích giấc ngủ, buổi sáng là khoảng thời gian giúp con
người tập trung tinh lực học tập và làm việc, sau khi uống sữa có thể khiến con
người có cảm giác mơ màng muốn ngủ, học tập và làm việc không được thuận lợi.
=> Vì thế không nên uống sữa vào buổi sáng đặc biệt lúc bụng đói, chỉ nên uống
sữa sau bữa sáng 1 – 2 tiếng, trong dạ dày có chất chống lại những chất độc hại của
sữa khi bụng đói, trước khi uống sữa nên ăn một chút thực phẩm chứa nhiều tinh bột,
ví dụ như bánh bao, bánh tinh bột. Buổi sáng khi uống sữa có thể ăn chút thực vật
chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh bao, đồ ăn nhanh, như thế có thể làm sữa lưu lại
trong dạ dày.
Tốt nhất nên uống sữa vào buổi tối, vì trong sữa chứa Tryptophan L khiến con
người mệt mỏi muốn ngủ, đồng thời còn chứa loại hợp chất morphine có tác dụng
kích thích giấc ngủ, đặc biệt là tryptophan là thành phần quan trọng nhất tổng hợp
hydroxyl não, 5-hydroxytryptamine có tác dụng quan trọng kích thích não đi vào
giấc ngủ, hoạt động tư duy của não bị ức chế, từ đó con người muốn ngủ. Sữa bò dễ
hấp thụ vào thành dạ dày, canxi trong dạ dày có thể giảm căng thẳng về mặt tinh thần,
có tác dụng tốt đối với giấc ngủ, vì thế uống sữa vào buổi tối là tốt nhất, giúp cho
con người nghỉ ngơi.
Uống sữa trước khi ngủ là thời gian tốt nhất để làm đẹp
Uống sữa trước khi ngủ giúp cho cơ thể hấp thụ canxi. Trước khi ngủ, canxi từ
thực phẩm trong bữa tối đều được hấp thụ trong cơ thể. Sau khi ngủ đặc biệt là 12h
tối canxi trong máu có thể giảm thấp, tăng bài tiết tuyến giáp trạng. Uống sữa trước
khi ngủ vào buổi tối, canxi sẽ được bổ sung, duy trì sự cân bằng đối với cơ thể,