Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

THUYẾT MINH DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.94 MB, 124 trang )

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THUYẾT MINH DỰ ÁN

KHU DU LỊCH SINH THÁI

Địa điểm:
Tỉnh Thừa Thiên Huế


CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
-----------  -----------

DỰ ÁN

KHU DU LỊCH SINH THÁI
Địa điểm: Tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

0918755356-0903034381

Giám đốc


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356


MỤC LỤC

3


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

I
I

MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Mã số doanh nghiệp: do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.
Địa chỉ trụ sở:
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên:
Chức danh:Giám đốc
Sinh ngày:
Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số:
Ngày cấp:
Nơi cấp: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ thường trú:
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:

“Khu du lịch sinh thái”
Địa điểm thực hiện dự án:
Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 41.153,8 m2 (4,12 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án:
3.529.421.773.000 đồng.
(Ba nghìn, năm trăm hai mươi chín tỷ, bốn trăm hai mươi mốt triệu, bảy trăm
bảy mươi ba nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (15%)
+ Vốn vay - huy động (85%)

: 529.413.266.000 đồng.
: 3.000.008.507.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
4


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
I.1. Tiềm năng phát triển Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, du lịch, bất động sản,
và phát triển bền vững các nguồn nhân lực, các dự án kêu gọi đầu tư nhằm mục
tiêu khai thác tốt lợi thế vùng kinh tế trọng điểm duyên hải miền Trung. Để thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Thừa Thiên Huế đang tích cực thay đổi
từ chủ trương đến chính sách để tạo thế mạnh của những tiềm năng tại chỗ.

Tiềm năng để phát triển
Thừa Thiên Huế có diện tích tồn tỉnh là 5.009km 2, với dân số 1.150.000
người, có 128km đường bờ biển, 88km đường biên giới, 22.000ha đầm phá, hơn
200.000ha rừng và hơn 100 điểm khoáng sản. Điều kiện cơ sở hạ tầng có nhiều
lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp. Thừa Thiên Huế đã thành lập 6 khu
cơng nghiệp với tổng diện tích gần 2.400ha, 10 cụm cơng nghiệp với diện tích
353ha và 540ha diện tích khu cơng nghiệp, 1.000ha khu phi thuế quan trong
tổng diện tích 27.108ha của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cơ.
Thừa Thiên Huế có hệ thống giao thơng thuận lợi, nằm trên trục giao thông
Bắc - Nam của quốc gia, kết nối với hệ thống cảng nước sâu Chân Mây, sân bay
quốc tế Phú Bài; là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế, thương mại, du lịch
(EWEC) Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Hệ thống giao
thông đối ngoại đang được đầu tư hoàn chỉnh như: xây dựng mới hầm đường bộ
thứ hai qua đèo Hải Vân, Phước Tượng, Phú Gia; thông tuyến cao tốc La Sơn Túy Loan và chuẩn bị tiếp tục đầu tư tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan; hoàn
thành đầu tư bến số 2, bến số 3 và đê chắn sóng cảng Chân Mây trong năm
2019; xây dựng mới nhà ga hành khách cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, hoàn
thành trong năm 2020.
Với điều kiện thuận lợi này, Thừa Thiên Huế khơng chỉ có điều kiện để
phát triển kinh tế, mở rộng giao thương mà còn có tiềm năng lớn về thu hút đầu
5


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

tư đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt ưu tiên hai
hướng:
Một là, xây dựng Huế trở thành thành phố di sản đặc trưng của Việt Nam,
với mơ hình đơ thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi
trường”, thống nhất trong thực hiện mục tiêu tổng thể xây dựng tỉnh trở thành

một trong những trung tâm văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục và khoa học công
nghệ của cả nước và khu vực. Việc xây dựng Huế đô thị di sản sẽ được thực hiện
cùng với đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu đẳng cấp quốc tế “Huế
thành phố Festival của Việt Nam”, “Điểm đến 05 di sản”, “Huế - Kinh đơ ẩm
thực” và tạo dựng hình ảnh “Huế thành phố bốn mùa hoa”.
Hai là, tạo đột phá cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, sớm hình thành
một tổ hợp đơ thị hiện đại và quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phát triển hệ
thống dịch vụ logistics chuyên nghiệp, hiện đại với trung tâm là cảng biển nước
sâu Chân Mây, phát triển công nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp sáng tạo hài
hịa trong tổng thể khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương, đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể. Đô thị Chân Mây - Lăng Cô
trong tương lai gần sẽ trở thành cầu nối giữa cố đơ Huế cổ kính, sang trọng với
thành phố Đà Nẵng hiện đại, năng động; hình thành hành lang đơ thị biển miền
Trung: Huế - Chân Mây - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội - Vân
Phong.
Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dịng
chảy văn hóa Việt Nam, với 05 di sản văn hóa thế giới; gần 1.000 di tích lịch sử
văn hóa được cơng nhận khác. Thừa Thiên Huế cịn là nơi tập trung những di
sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng, với hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội
cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại song hành với
truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền.
Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực
với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo trên khoảng 3.000 món ăn
của cả Việt Nam, xứng tầm để xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực”
nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực của đất cố đô. Thành phố
Huế được công nhận là thành phố Festival, thành phố Văn hóa của ASEAN.
Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (WorldBays)
bình chọn là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đầm phá Tam Giang 6



Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Cầu Hai với diện tích mặt nước 22.000ha, chiều dài 68km là hệ đầm phá nước lợ
lớn nhất khu vực Đơng Nam Á, có hệ sinh vật ngập nước rất đa dạng và phong
phú.
Đặc biệt với điều kiện sống và phát triển con người của Thừa Thiên Huế
ngày càng được nâng cao. Thành phố Huế - Kinh đô xưa, với những cơng trình
di sản văn hóa, di tích lịch sử được bảo tồn nguyên vẹn trong một không gian
sống xanh, sinh thái lý tưởng được bao bọc bởi thiên nhiên kỳ vỹ, đa dạng và
dịng sơng Hương trong xanh, hiền hòa đã đi vào nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc
họa nổi tiếng.
Thừa Thiên Huế từ lâu được xem là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học,
nơi được xem là Trung tâm giáo dục lớn nhất của khu vực miền Trung và Tây
Nguyên, với hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non lên đến cao đẳng,
đại học. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, chuyên nghiệp, bao gồm
Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện quốc tế Huế, Bệnh viện Đại học y dược
và hệ thống các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, trạm xá hồn chỉnh và đồng
bộ.
Chính sách thu hút đầu tư
Với sự nỗ lực trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết
quả khả quan trong thu hút khách du lịch, bất động sản, xây dựng và khai thác
sản phẩm, liên kết xúc tiến - quảng bá và đặc biệt là trong kêu gọi đầu tư. Trong
giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu lớn
đầu tư và mở rộng đầu tư như: Tập đoàn Banyan Tree - Singapore, Vingroup,
BRG, PSH Tây Ban Nha, Carlsberg, Luks HongKong, Scavi, Công ty HBI,
Công ty CP, Vigracera, Thành Thành Công - TTC, Đồng Lâm, Quế Lâm, Việt
Phương, ... đến đầu tư tại tỉnh; thu hút được 156 dự án đầu tư mới, với tổng vốn
đầu tư đăng ký là 47.000 tỷ đồng, vượt hơn số vốn đăng ký giai đoạn 20112015. Trong đó, đáng chú ý là dự án phức hợp nghỉ dưỡng Laguna, dự án trọng
điểm, có tính chất đầu tàu trong lĩnh vực du lịch của tỉnh đã tăng vốn đầu tư

thêm 1,125 tỷ USD lên 2 tỷ USD và đã được Chính phủ cho phép bổ sung kinh
doanh hoạt động casino.
Tỉnh đã kiện toàn, tổ chức lại hoạt động Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ
trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đây là nơi cung cấp tất cả
các dịch vụ hỗ trợ đầu tư theo tinh thần đồng hành với nhà đầu tư. UBND tỉnh
7


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

thành lập Tổ Công tác theo dõi các dự án trọng điểm để theo dõi, hỗ trợ, giải
quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của dự án. Đối với mỗi dự án trọng điểm
đều được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch theo dõi, hỗ trợ theo tiến độ
thực hiện các thủ tục triển khai dự án, với khoảng 40 - 50 đầu việc, có cơ quan
chủ trì và thời gian thực hiện cụ thể đối với từng đầu việc.
Mới đây tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công Hội nghị Phát triển du
lịch miền Trung và Tây Nguyên. Hội nghị được Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh
thành trong khu vực và nhiều Tập đoàn lớn đánh giá rất cao về công tác tổ chức
và các giải pháp được đề ra nhằm tăng hiệu quả liên kết vùng, với tinh thần
“muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, được đúc kết
từ những thành công được tạo ra từ sự hợp tác, bổ trợ nhau cùng phát triển.
Những sự kiện này hy vọng sẽ là “cú hích” cho thu hút đầu tư vào tỉnh trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư hạ tầng và kinh doanh du lịch - dịch
vụ và thương mại.
Từ đầu năm 2019 đến nay đã có khoảng 10 dự án được cấp quyết định chủ
trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 14.646 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng đang xúc tiến, hỗ trợ một số dự án lớn như dự án Kim
Long Motors, khu phức hợp du lịch và dịch vụ Đăng Kim Long, khu nghỉ dưỡng
và sân golf BRG, khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp Lộc Bình, Tổ hợp khách

sạn cao cấp trên trục đường Lê Lợi, dự án Chợ Du lịch;…
Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong tư duy quản lý và phát triển, năm
2019, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút đầu tư trong và ngoài nước với
tổng vốn khoảng 22.700 tỷ đồng. Tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng chính sách ưu
đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư trên địa bàn theo hướng nhà đầu tư được hưởng
mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai; đối
với một số dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, được hỗ trợ các cơng trình kết cấu hạ
tầng ngồi hàng rào, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và rà phá bom, mìn, vật nổ.
Ngồi chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư, vấn đề tỉnh quan tâm và
tập trung nhất hiện nay là cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin nghiên
cứu dự án và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Tỉnh triển khai đồng bộ
các giải pháp cải cách hành chính mạnh mẽ, xây dựng chính quyền điện tử,
hướng đến chính quyền số và phát triển các dịch vụ đô thị thông minh. Cụ thể là
8


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

hình thành các Trung tâm phục vụ hành chính cơng cấp tỉnh, cấp huyện và một
cửa hiện đại cấp xã gắn liền với hiện đại hóa phương thức phục vụ, phương thức
xử lý công việc trên nền tảng trực tuyến, giao dịch điện tử, số hóa, thanh tốn
điện tử.
I.2. Thị xã Hương Thủy tiềm năng phát triển mạnh mẽ
Với nhiều vị trí thuận lợi, tiềm năng sẵn có và thu hút đầu tư, thị xã Hương
Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế) đang phát triển đúng hướng với q trình đơ thị hóa
mạnh mẽ.
Giáp ranh thành phố Huế về phía Bắc, cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô chừng 30 km về phía Đơng-Nam, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đơng Tây, thị xã Hương Thủy có điều kiện giao thơng khá thuận lợi: có quốc lộ 1A và

đường sắt Bắc - Nam chạy qua nối Hương Thủy với các đơ thị lớn trong vùng và
cả nước; có quốc lộ 49A nối Hương Thủy với vùng ven biển, đầm phá của tỉnh
về phía Đơng và nối với đường Hồ Chí Minh đến các cửa khẩu sang Lào và nối
với các tỉnh Tây Nguyên.
Trên địa bàn thị xã Hương Thủy có sân bay quốc tế Phú Bài, ga hàng hoá
đường sắt Hương Thủy, có khu cơng nghiệp tập trung đầu tiên của tỉnh Thừa
Thiên Huế; Hương Thủy nằm cách không xa Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
và đô thị Đà Nẵng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao thương
kinh tế với cả nước và hội nhập khu vực Đông Nam Á và quốc tế.
Bên cạnh đó, Thị xã Hương Thủy là địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn
hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; có các làng nghề tiểu thủ cơng mỹ
nghệ truyền thống nổi tiếng. Đây là tiềm năng, thế mạnh của thị xã có thể khai
thác để phát triển các ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ đạo,
mũi nhọn.
Đặc biệt, trên địa bàn Hương Thủy có Khu cơng nghiệp Phú Bài là trọng
điểm cơng nghiệp của tỉnh, đang phát huy hiệu quả và trong tương lai gần tiếp
tục được mở rộng quy mô và hiện đại hóa. Đây là một động lực quan trọng, tác
động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
Hương Thủy có đất đai màu mỡ, tài ngun nước dồi dào; có hệ thống sơng
ngịi phân bố đều trên địa bàn, hàng năm đem đến phù sa bồi đắp đất đai màu
mỡ, rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp ven đô hiện đại, thâm canh
9


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

theo chiều sâu. Vùng gị đồi cịn diện tích khá lớn đất chưa sử dụng, đây là tiềm
năng lớn có thể khai thác đưa vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển
du lịch. Thị xã Hương Thủy còn nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, làng

nghề, phát triển nơng nghiệp ven đơ...
Những thuận lợi về vị trí địa lý - kinh tế, điều kiện giao thông, tài nguyên
thiên nhiên mà Hương Thủy đang có là điều kiện tốt để mở rộng giao lưu kinh tế
với các địa phương trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và hợp tác khu vực,
quốc tế.
Trong thời gian qua, Hương Thủy được sự quan tâm đầu tư của Trung
ương, của Tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành, Đảng bộ và nhân dân Thị xã
Hương Thủy đã đoàn kết khắc phục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tập
trung huy động các nguồn lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế
mạnh của địa phương, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa, đưa lại nhiều thành quả quan
trọng, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển dịch nền kinh tế địa phương từ một
huyện nông nghiệp sang thị xã phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Những năm gần đây, công nghiệp của thị xã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh.
Trên địa bàn thị xã có Khu cơng nghiệp Phú Bài là trọng điểm kinh tế của tỉnh
và cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thủy Phương đã tập trung được
nhiều dự án công nghiệp, nhà máy lớn. Diện mạo của thị xã, đặc biệt là hạ tầng
giao thông và hệ thống điện, nước đã và đang thay đổi tích cực. Cùng với sự
tăng trưởng kinh tế, các vấn đề đời sống xã hội cũng không ngừng được nâng
cao, lĩnh vực giáo dục, y tế được tăng cường cả về cơ sở vật chất và chất lượng
hoạt động.
Thị xã Hương Thủy đang được định hướng tập trung xây dựng và quy
hoạch phát triển không gian đô thị, đặc biệt là Khu trung tâm, Khu hành chính
tập trung. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơ cấu kinh tế Dịch
vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp. Tập trung phát triển
thương mại dịch vụ và du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương. Thực hiện
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
theo hướng phát triển đô thị…


10


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Với phần lớn diện tích các xã, phường giáp ranh với thành phố Huế như
Thủy Vân, Thủy Dương, Thủy Thanh nằm trong quy hoạch phân khu, quy hoạch
chi tiết các khu đô thị mới của tỉnh như Khu đô thị An Vân Dương, Khu đô thị
Đông Nam Thủy An, Khu đơ thị và nhà ở An Đơng… do đó thị xã đã tranh thủ
tốt những thuận lợi để đẩy nhanh q trình đơ thị hóa.
Trong 3 năm qua, thị xã Hương Thủy đã chủ động, tích cực triển khai thực
hiện nhiều quy hoạch có tính chiến lược và lâu dài, bền vững, định hướng cho
phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Hiện nay một phần của khu
đô thị An Vân Dương trên địa bàn thị xã Hương Thủy đang được đơ thị hóa
mạnh mẽ với nhiều dự án phát triển đô thị đang được thực hiện đã tạo cho diện
mạo Hương Thủy mang dáng dấp của một đơ thị hiện đại, văn minh.
Ngồi ra, Hương Thủy cịn được Tỉnh quan tâm đầu tư hình thành một số
cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch, dịch vụ; tiếp tục hồn thiện hạ tầng đơ
thị Phú Bài cùng cơ sở hạ tầng nơng thơn... Đó là những nền tảng cơ bản, tạo
điều kiện thuận lợi để thị xã Hương Thủy tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới hướng đến mục tiêu xây dựng Hương Thủy trở thành
một trong những đô thị hiện đại, giàu đẹp, văn minh; một trong những trung tâm
kinh tế động lực, có tăng trưởng kinh tế cao, chuyển biến mạnh về chất lượng
tăng trưởng gắn với phát triển bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
hiện đại, lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm; xây dựng hạ tầng đô thị
đồng bộ, hiện đại; đời sống nhân dân được nâng cao.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Khu
du lịch sinh thái”tại, Tỉnh Thừa Thiên Huếnhằm phát huy được tiềm năng thế
mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhthương mại dịch vụcủa

tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
− Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
− Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa
đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06
năm 2014 của Quốc hội;
− Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
11


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

− Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước
CHXHCN Việt Nam;
− Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
− Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
− Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
− Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
− Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
− Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng;
− Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ
bộ tác động môi trường;

− Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013
của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
− Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng
ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
dựng;
− Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
− Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục
VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây
dựngban hành định mức xây dựng;
− Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư
xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu cơng trình năm
2020.
III. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
III.1. Mục tiêu chung
− Phát triển dự án “Khu du lịch sinh thái” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, thương mại
dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá
trị sản phẩm ngành bất động sản du lịch, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần
12


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  
− Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu
vực tỉnh Thừa Thiên Huế.
− Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
nhanh tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa

phương, của tỉnh Thừa Thiên Huế.
− Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ
gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hố mơi
trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
III.2. Mục tiêu cụ thể
− Phát triển khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, độc đáo, cung cấp
các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng, tổ hợpnhà hàng,khách sạn,thương mại dịch
vụ khác như trung tâm hội nghị, tiệc cưới… chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần
đem lại dịch vụ chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao phục vụ du khách đến
với dự án.
− Tạo nên dự án nổi bật tại khu vực, là cơng trình điểm nhấn của thị xã, mang đặc
trưng kiến trúc văn hóa Thừa Thiên Huế, là địa điểm thu hút khách du lịch, là
nơi dừng chân của các du khách trong nước và khách quốc tế.
− Hình thành khu bất động sản du lịch chất lượng cao góp phần thay đổi bộ mặt
ngành du lịch của thị xã Hương Thủy nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung.
− Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

− Mơ hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và
chất lượng khác biệt ra thị trường.
− Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao
cuộc sống cho người dân.
− Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Thừa
Thiên Huếnói chung.

13


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356


CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế (cịn được viết là Thừa Thiên – Huế) là một tỉnh ven biển
nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam.

Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc
Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển
Đơng, có tọa độ địa lý ở 16° – 16,8° vĩ độ Bắc và 107,8° – 108,2° kinh độ Đông.
Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 675 km về phía nam, cách thành phố Đà
Nẵng 94 km về phía bắc với ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch Mã. Có vị trí địa
lý:
Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị và Biển Đơng.
Phía đơng giáp biển Đơng
Phía tây giáp tỉnh Quảng Trị và tỉnh Saravane của CHDCND Lào.
14


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và giáp tỉnh Sekong
của CHDCND Lào.
Các điểm cực của tỉnh Thừa Thiên Huế:
Điểm cực bắc tại: thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
Điểm cực nam tại: xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

Điểm cực tây tại: bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
Điểm cực Đơng tại: bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện
Phú Lộc.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Khu vực phía tây của tỉnh nằm trên dãy núi Trường Sơn. Những ngọn núi
đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774 m, Động Truồi cao 1.154 m, Co A Nong
cao 1.228 m, Bol Droui cao 1.438 m, Tro Linh cao 1.207 m, Hói cao 1.166 m
(nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787 m, Bạch Mã cao 1.444
m, Mang cao 1.708 m, Động Chúc Mao 514 m, Động A Tây 919 m.
Sơng ngịi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sơng chính là
Ơ Lâu, Rào Trăng, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, An Nong,
Nước Ngọt, Lăng Cơ, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sơng Truồi,... Đặc
biệt có Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai
cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Khí hậu
Khí hậu Thừa Thiên Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5.
Các tháng 6, 7 và 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đơng vào tháng 9 và 10.
Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác
động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh
điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm
sau là giai đoạn gió mùa đơng bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các
sơng tăng nhanh. Khí hậu có 2 mùa chính:
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nắng nóng lên đến đỉnh điểm với nhiệt
độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F), chịu ảnh hưởng gió phơn tây nam
Mùa lạnh: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng gió
mùa đơng bắc nên mưa nhiều, trong khoảng thời gian này sẽ xuất hiện lũ lụt vào
15



Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

khoảng tháng 10 trở đi. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là
20°C - 22°C
Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nơi trên 4000 mm, chiếm 70% tổng lượng mưa
trong năm, riêng tháng 11 chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ở Huế lệch
với hai miền Nam – bắc, khi 2 miền này mưa thì Huế nắng nóng và ngược lại.
Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây,
từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ
gây lũ lụt, xói lở. Độ ẩm trung bình 85%-86%.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 4,36%, không đạt KH đề ra,
quy mô GRDP giá hiện hành ước đạt 58.690 tỷ đồng. Cụ thể:
- Khu vực dịch vụ tăng trưởng ước đạt 1,6%, chiếm 46,5% trong cơ cấu
kinh tế. Trong đó, ngành du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
Covid-19, lượng khách du lịch giảm mạnh ước đạt 1-1,2 triệu lượt khách, đạt
50% kế hoạch và giảm 30-40% so với cùng kỳ; tổng doanh thu từ du lịch ước
đạt 1.700 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ.
Các ngành dịch vụ quan trọng khác có dấu hiệu phục hồi: Kim ngạch xuất
khẩu năm 2021 ước đạt 1.022 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ, vượt 11%
KH năm; Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 755,5 triệu USD, tăng 38%,
vượt 30% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm
ước đạt 45.000 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ, vượt 9,7% kế hoạch năm.
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 2.940 tỷ đồng, tăng 2,6%.
Tổng nguồn vốn huy động đạt 57.000 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm, tổng dư
nợ tín dụng tồn địa bàn đạt 60.500 tỷ đồng, tăng 16,6%; tỷ lệ nợ xấu là 0,5%.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng có sự phục hồi mạnh mẽ: Giá trị sản
xuất công nghiệp ước đạt 38.500 tỷ đồng, tăng 9,15%, chỉ số sản xuất công
nghiệp (IIP) ước đạt 5,9%; trong đó: ngành cơng nghiệp khai khống ước tăng
0,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 7,7%; ngành sản xuất và
phân phối điện, nước đá ước tăng 7,5% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,8%.

16


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tăng là do tỉnh đã triển khai
hiệu quả các giải pháp trong phịng, chống và kiểm sốt tốt dịch bệnh Covid-19
trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh
nên một số sản phẩm chủ lực của tỉnh có sản lượng duy trì ở mức tăng khá, cụ
thể: Sản lượng bia tăng 6,5%; sợi các loại tăng 14,6%; quần áo lót tăng 24,2%;
xi măng tăng 2,8%;.... Ngoài ra, một số năng lực mới đi vào hoạt động như: dự
án thủy điện Sông Bồ, Thượng Nhật, dự án điện mặt trời Phong Điền II, NM chế
xuất Billion Max Việt Nam-giai đoạn II; NM tấm đá thạch anh nhân tạo Lux
Quartz,…
Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh) ước đạt 9.250 tỷ đồng,
tăng 5,8%. Các dự án khu đô thị mới, đặc biệt là khu đô thị mới An Vân Dương
phát triển mạnh mẽ, hiện đại; đến nay, đã thu hút 49 dự án đầu tư với tổng vốn
đăng ký hơn 14.600 tỷ đồng với các dự án nhà ở cao cấp, tổ hợp thương mại,
shophouse, chung cư thương mại kết hợp,…
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục là trụ đỡ quan trọng của
nền kinh tế trong bối cảnh bị tác động bởi đại dịch Covid-19: Giá trị sản xuất
nông nghiệp ước đạt 7.300-7.400 tỷ đồng, tăng 3,5-3,8%. Sản xuất lúa cả 02 vụ

đều được mùa, năng suất ước đạt 63,6 tạ/ha, tăng 4,5 tạ/ha so với năm 2020; sản
lượng ước đạt 343.000 tấn, tăng 22.000 tấn. Các mơ hình sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, VietGap, theo hướng hữu cơ đều phát huy hiệu quả,
cho năng suất cao. Đến nay, tồn tỉnh có trên 385 trang trại chăn ni; có trên 40
cơ sở chăn ni theo hướng hữu cơ và 01 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ tại Tổ
hợp chăn nuôi 4F. Tổng đàn lợn ước đạt 143.000 con, tăng 6,9% so cùng kỳ; đàn
trâu 14.200 con, giảm 4,5%; đàn bò 28.900 con, giảm 2,9%; đàn gia cầm đạt
4.700.000 con, tăng 15%,. Trồng mới khoảng 5.800 ha rừng, giảm 0,4% so với
cùng kỳ; sản lượng khai thác gỗ 550.000 m3, tăng 0,7%; tỷ lệ che phủ rừng duy
trì đạt 57,39%. Diện tích ni trồng thủy sản đạt 7.917 ha, tăng 3,6%. Tổng sản
lượng thủy sản đạt 58.500 tấn, tăng 2,8%; trong đó, sản lượng khai thác đạt
40.000 tấn, tăng 1,9%; nuôi trồng đạt 18.500 tấn, tăng 4,9%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 25.545 tỷ đồng, tăng 4,5% so cùng
kỳ, trong đó, vốn đầu tư công chiếm 20%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
ước đạt 10.206 tỷ đồng, vượt 68,3% dự toán, tăng 12% so với thực hiện cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 11.217 tỷ đồng, vượt 5% dự toán. GRDP
17


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

bình quân đầu người ước đạt 51,35 triệu đồng, tương đương 2.200 USD. Năng
suất lao động xã hội ước đạt 98 triệu đồng/người, tăng 10,7%. Tỷ trọng đóng
góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) ước đạt 42 - 43%.
- Về thu hút đầu tư: Tính đến 15/12/2021, đã cấp mới 28 dự án và điều
chỉnh 29 dự án (trong đó tăng vốn 10 dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
14.968,1 tỷ đồng (cấp mới 14.261,5 tỷ đồng và vốn tăng thêm 706,6 tỷ đồng).
Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 03 dự án cấp mới với vốn đăng
ký 3.791,2 tỷ đồng chiếm 27%; vốn trong nước 25 dự án cấp mới với vốn đăng

ký 10.470,3 tỷ đồng chiếm 73%. Ngồi ra, có 13 dự án đã được chấp thuận chủ
trương đầu tư và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư tối thiểu
trên 3.700 tỷ đồng. Trong đó, một số dự án có qui mơ lớn được cấp mới như dự
án trung tâm thương mại dịch vụ tại khu A – Đô thị mới An Vân Dương 3916 tỷ;
Khu Công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế
(Thành phố truyền thông thông minh) 3458 tỷ đồng, Nhà ở xã hội tại Khu đất ký
hiệu XH6, Khu E – Đô thị mới An Vân Dương 1.590 tỷ đồng…
Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số tồn quốc, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019
tồn tỉnh có 1.128.620 người. Trên địa bàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau đạt
746.935 người, nhiều nhất là Phật giáo có 680.290 người, tiếp theo là Thiên
Chúa giáo có 65.997 người, đạo Tin Lành có 392 người, đạo Cao Đài có 220
người. Cịn lại các tơn giáo khác như Phật giáo Hịa Hảo có 18 người, Hồi giáo,
Minh Sư đạo mỗi tơn giáo có sáu người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Baha'i
giáo và Bà La Mơn mỗi tơn giáo có hai người.
I.1. Thị xã Hương Thủy
Hương Thủy nằm về phía Đơng Nam, sát thành phố Huế; có tổng diện tích
tự nhiên 456,02 km2, dân số 105.541 người, mật độ dân số 232 người/km2 (theo
niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2018). Phía Đơng giáp Huyện Phú
Lộc; phía tây giáp Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà và huyện A Lưới; phía
nam giáp huyện Nam Đơng; phía Bắc giáp huyện Phú Vang. Có tọa độ 16 o29' vĩ
bắc, 107o41 kinh đông.
Thị xã Hương Thuỷ nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền kề với
thành phố Huế, cách khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô khoảng 30km, nằm trên
18


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356


tuyến hành lang kinh tế Đơng Tây, có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi
qua và đặc biệt có Cảng hàng khơng Quốc tế Phú Bài nên rất thuận lợi cho phát
triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trên cả nước và quốc tế.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo
chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa
đơng gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C, nhiệt độ tháng thấp nhất trung
bình, tức tháng 1 là 19,9oC; tháng cao nhất trung bình, tức tháng 7 là 31 oC (cao
nhất tuyệt đối 40oC). Ở địa phương, hình thành hai thời kỳ khơ và ẩm khác nhau.
Thời kỳ ẩm từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau; thời kỳ khô từ tháng 5
đến tháng 9. Có hai mùa gió chính: gió mùa đơng và gió mùa hè, thêm vào đó
cịn có gió đơng và đơng nam.
Hương Thủy nằm tiếp cận phía nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đơng
nam đến Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía
đơng tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ
phía tây đường quốc lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa
hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp,
chạy thành một dải phía đơng và đơng bắc dọc Lợi Nơng và Đại Giang.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
II.1. Tình hình tham quan, lưu trú nghỉ dưỡng tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
Du lịch - ngành “cơng nghiệp khơng khói” quan trọng của Thừa Thiên –
Huế đang dần được hâm nóng trở lại sau giai đoạn “đóng băng” do COVID –
19, với hàng loạt chương trình, hoạt động mới và chất lượng, thu hút đông đảo
du khách đến với Cố đô.
Lượng khách tăng mạnh và ổn định
Thực tế, trong giai đoạn “đóng băng” vì COVID-19, ngành du lịch địa
phương vẫn có các hoạt động phục vụ khách nội tỉnh khá ổn định. Từ tháng
12/2021, Thừa Thiên - Huế triển khai đón và phục vụ khách đến từ các vùng
dịch an toàn, tiếp tục kích cầu du lịch nội tỉnh như một thử nghiệm để sau đó
dần “mở cửa” phù hợp với tình hình thực tế. Các hoạt động du lịch của địa
phương được khôi phục từng bước và cho thấy hiệu quả khi lượng khách tăng

dần trong điều kiện vẫn đảm bảo được an tồn phịng, chống dịch.
Lượng khách du lịch đến Huế đang tăng mạnh sau COVID - 19
19


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, lượng khách đến Huế duy trì ổn
định. Thống kê cho thấy, quý I năm 2022, Thừa Thiên - Huế đón gần 300.000
lượt khách, trong đó có hơn 4.600 khách quốc tế, khách lưu trú đạt hơn 157.000
người, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt hơn 479 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng
đầu năm, lượng khách du lịch ước đạt 428.000 lượt khách, trong đó khách quốc
tế 7,7 nghìn lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 716 tỷ đồng, tăng 15,6%; trong đó
có khoảng 30% lượng khách tham quan di tích, tăng 32% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, tỉnh đã cho tổ chức nhiều
hoạt động mới và hấp dẫn như Festival Thuận An biển gọi, Ngày hội vùng cao A
Lưới, Ngày hội Huế - Kinh đô ẩm thực, tổng số du khách đến tỉnh ước đạt
55.000 lượt khách (ngoài ra, các điểm di tích thuộc khu di sản Huế đón được
39.089 lượt người); doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt xấp xỉ 90 tỷ đồng.
Khách lưu trú ước đạt 32.000 lượt (trong đó có gần 800 khách quốc tế), cơng
suất phịng khách sạn từ 3-5 sao đạt xấp xỉ 60% (riêng trong 2 ngày 30/4 và 1/5
công suất trên 90%). Những con số trên cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực và
ổn định của du lịch vùng đất Cố đô Huế.
Trong đầu tháng 4, Huế đã tổ chức thành cơng giải thi đấu thể thao có
thương hiệu “Marathon VnExpress Huế 2022”, thu hút 5.000 người khắp cả
nước tham gia. Liên minh các công ty du lịch ở Huế vừa ra mắt dịch vụ thưởng
ngoạn sông Hương trên du thuyền với tên gọi “Trà chiều trên sông Hương” giúp
du khách vừa thư giãn, vừa thưởng trà, bánh phong cách Huế, đồng thời chiêm
ngưỡng đôi bờ sông tuyệt đẹp.

Một điểm nhấn trong việc phục hồi du lịch ở Huế là gần cuối tháng 4 vừa
qua, phố đi bộ “không rượu bia” trong Hồng thành Huế chính thức hoạt động,
sau khi khai trương đã thu hút rất đông người dân và du khách đến trải nghiệm
vào mỗi cuối tuần. Một số điểm du lịch khác của tỉnh như Làng Bạch Mã,
EcoYesHue – Thác Mơ Nam Đông, Khu lưu niệm Lê Bá Đảng... được mở cửa
trở lại và đón lượng khách khá lớn.
Từ ngày 1/4 đến hết ngày 1/6/2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế
giảm 50% giá vé thuyết minh hướng dẫn tại các điểm di tích cho đoàn khách từ
20 người trở lên; giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc và múa cung đình tại
Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội Huế. Hiện có 4 chương trình hồn tồn
miễn phí và diễn ra hàng ngày tại khu di sản Huế là Lễ đổi gác ở phía trước Ngọ
20


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Mơn, chương trình nghệ thuật Âm sắc cung đình và Huế xưa biểu diễn tại sân
đại triều Điện Thái Hòa, biểu diễn Ca Huế tại cung Trường Sanh và trình diễn
trích đoạn tuồng cổ tại di tích Nhật Thành Lâu.
Ngành du lịch Thừa Thiên - Huế cũng có các chương trình kích cầu, thu
hút khách du lịch. Cùng với tour tham quan, trải nghiệm di sản Huế, Sở Du lịch
bảo trợ và phối hợp với Hội Lữ hành tỉnh và các địa phương tổ chức đoàn
Famtrip, khảo sát sản phẩm mới ở một số huyện như Phong Điền, Quảng Điền,
A Lưới, Nam Đơng...
Ước Ước 5
Ước
PHẦN
tháng tháng
Chính

tháng
Ước 6
BÁO
Uớc Luỹ kế Luỹ kế
05 so so với
ĐV thức
05 so
tháng so
CÁO
tháng từ đầu từ đầu
cùng kỳ cùng kỳ
T tháng
tháng
cùng kỳ
HÀNG
05
năm
năm
năm
năm
04
trước
(%)
THÁNG
trước trước
(%)
(%)
(%)
1.
Lượ 148,845 154,212 591,917 715,287 103.6 258.78 106.86 124.64

Khách
t
1
du lịch
Trong
2,452 3,227 10,382 12,382 131.6 125.91 77.59
84.07
đó,
1
Khách
quốc tế
2. Khách Lượt 77,845 99,650 303,094 438,094 128.0 236.71 90.03 119.38
do các
1

sở
lưu trú
phục vụ1
Trong
1,452 1,550
7,185
9,185 106.7 77.27 64.95
73.53
đó,
5
Khách
quốc tế
3. Tổng Triệ 283,334 360,810 1,118,70 1,407,357 127.3 249.46 145.46 132.56
thu từ du
u

9
4
lịch
Ghi chú: 1 số liệu công bố của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

Lượt khách tham quan, lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong tháng 4/2022, lượng khách du lịch ước đạt 139.000 lượt, tăng 30%
so với tháng trước, khách quốc tế 3.000 lượt, tăng 78% so với tháng trước. Tổng
thu từ du lịch ước đạt 241,3 tỷ đồng, tăng 21% so với tháng trước, tăng 5,4% so
với cùng kỳ năm 2021.
21


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Tiếp tục phục hồi vững chắc
Kể từ năm 2022, một trong những điểm nhấn của Thừa Thiên - Huế là
Festival 4 mùa. Các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Festival
Huế được tổ chức liên tục, kéo dài suốt cả năm.
Đặc biệt, Tuần lễ Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát
triển” diễn ra từ ngày 25 đến ngày 30/6 tới đây sẽ quy tụ nhiều chương trình lễ
hội, sự kiện hấp dẫn và các đồn nghệ thuật đặc sắc khơng chỉ trong cả nước mà
quốc tế tham dự.
Hiện, Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực xây dựng hình ảnh “Huế - Điểm đến
an toàn và thân thiện”, khẳng định thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài”, “Huế Kinh đô ẩm thực”, “Huế - thành phố Festival”. Đứng trước làn sóng du lịch
được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong những tháng hè sắp tới, các ngành chức
năng đã và đang đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch y tế,
chăm sóc sức khỏe, du lịch xanh với các phương tiện xanh, các sản phẩm du lịch
sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá...; xây dựng các sản phẩm du

lịch cộng đồng, sinh thái; kết hợp khuyến khích người dân cùng du khách mặc
trang phục áo dài truyền thống khi tham quan các điểm di tích; vận động các tiểu
thương chợ Đơng Ba thể hiện thái độ thân thiện, mến khách, không nói thách giá
với du khách, mặc áo dài khi bán hàng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, thời gian qua,
lãnh đạo tỉnh đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát dịch bệnh để tạo nền tảng, cơ sở
vững chắc làm tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển
ngành du lịch nói riêng. Trong giai đoạn mới, ngành du lịch của địa phương cần
phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy, nhận thức trong xác định mục tiêu
phát triển, hướng đến hình thành một ngành du lịch đẳng cấp. Ngành cũng cần
có kế hoạch truyền thơng, thơng điệp tun truyền cho du lịch Huế, nhấn mạnh
an toàn để khai thác du lịch, lâu dài sẽ phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành
điểm đến hàng đầu cho du lịch xanh và bền vững tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Thừa
Thiên - Huế, dự báo lượng khách đến Huế trong thời gian đến sẽ tăng cao, khi
bước vào mùa du lịch hè, các loại hình du lịch biển, sinh thái gắn với suối thác
vào mùa, nhất là dịp cuối tháng 6 khi có nhiều hoạt động cao điểm của Festival
Huế.
22


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

“Sở Du lịch tiếp tục phối hợp với các địa phương và các cơ quan chức
năng liên quan tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ, đảm
bảo an tồn phịng dịch bệnh, an tồn cho du khách, trực đường dây nóng hỗ trợ
du khách 24/7 để tiếp nhận thông tin cần hỗ trợ, xử lý kịp thời các vụ việc phản
ảnh liên quan đến môi trường du lịch trên địa bàn, thường xuyên cập nhật thông
tin về các sự kiện lễ hội và sản phẩm, điểm đến du lịch mới của tỉnh trên các

kênh truyền thông của ngành du lịch (website, fanpage, zalo, youtube, tiktok có
tên chung Visit Hue) để du khách, các đơn vị lữ hành và cộng đồng địa phương
tiếp cận dễ dàng. Cụ thể, trong tháng 5 sẽ có một số đồn khách đầu tiên từ
Pháp, Singapore và Thái Lan do các hãng lữ hành quốc tế tổ chức tour đến
Huế”, ông Phúc chia sẻ.
II.2. Bất động sản miền Trung đón nhiều nhà đầu tư lớn
Không chỉ hưởng lợi bởi tiềm năng du lịch, bất động sản các tỉnh miền
Trung còn hưởng lợi bởi các cảng biển lớn nhất Việt Nam. Trong tương lai, miền
Trung khơng chỉ hình thành các khu cơng nghiệp dành cho ngành sản xuất xanh,
mà bất động sản miền Trung còn được phổ biến bởi các phân khúc khách sạn
nghỉ dưỡng, nhà ở, khu đô thị, bất động sản nghỉ hưu…, với các lợi thế vượt
trội. Bất động sản miền Trung đang hứa hẹn đón rất nhiều “đại bàng hạ cánh làm
tổ”.
Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
Những năm qua, thị trường bất động sản miền Trung được đánh giá là khu
vực có tốc độ phát triển nhanh, cùng với đó là sự đa dạng loại hình từ nhà ở, văn
phịng, nghỉ dưỡng, logistics, bất động sản thương mại… Ngoài tiềm năng du
lịch nghỉ dưỡng, bất động sản miền Trung còn nhiều hơn nữa những tiềm năng
có thể phát triển và khai thác trong tương lai.
Năm 2021, riêng khu vực miền Trung đã có một điểm nóng, đó là tiếp
nhận đầu tư của liên doanh giữa VSIP - Amata - Sumitomo làm dự án khu công
nghiệp gần 500 ha tại Quảng Trị. Đây là ba nhà đầu tư hàng đầu của Singapore,
Nhật Bản và của Thái Lan đã có những đầu tư rất nổi bật tại khu vực miền Nam.
Hoạt động đầu tư này đánh dấu cho sự góp mặt của các nhà đầu tư vào thị
trường miền Trung, vào các mảng sản xuất tiềm năng cao, mang lại sự thúc đẩy
kinh tế và xuất nhập khẩu khá lớn cho khu vực này.

23



Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Ở khía cạnh bất động sản khu cơng nghiệp, miền Bắc có tổng nguồn cung
khoảng 10.000 ha đất khu cơng nghiệp. Miền Trung cũng xấp xỉ gần bằng miền
Bắc, lớn nhất vẫn là miền Nam. Trong đó, có phân khúc bất động sản nhà xưởng
xây sẵn, nhà kho xây sẵn mà ở miền Trung hiện đang phát triển, để tập trung
phục vụ cho các nhu cầu tăng cao.
Các đô thị với quy mô lớn đã được xây dựng khắp miền Trung; hệ thống
cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kết nối mạnh mẽ với 12 sân bay, trong đó có
tới 6 sân bay quốc tế. Ngồi ra, đây cũng là khu vực có hệ thống cảng biển quốc
gia, phục vụ các khu công nghiệp, phát triển giao thương quốc tế như Thanh
Hóa - cảng Nghi Sơn, Nghệ An – cảng Cửa Lò, Hà Tĩnh - cảng Vũng Áng, Thừa
Thiên Huế - cảng Chân Mây, Đà Nẵng - cảng Liên Chiểu, cảng Tiên Sa; Bình
Định - cảng Nhơn Hội; Phan Thiết – cảng Hòn Rơm…, các chuyên gia cho rằng,
đây là điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư đến với bất động sản miền Trung.
Trong ba năm trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu ở khu vực miền
Trung bắt đầu tăng trưởng, có những tỉnh, thành phố tăng trưởng theo chiều
thẳng đứng. Vì thế trong tương lai, phân khúc bất động sản công nghiệp, cũng
như nhà xưởng xây sẵn, nhà kho xây sẵn phục vụ cho các chuỗi cung ứng bắt
đầu có sự tăng trưởng ở khu vực này.
Một điểm đáng chú ý nữa với miền Trung đó là tiềm năng loại hình bất
động sản hội nghị. Điển hình như, Hội nghị APEC Việt Nam đăng cai tổ chức
năm 2017 ở miền Trung, mà tiềm năng này, miền Nam và miền Bắc chưa thể
phát triển được.
Điểm đặc biệt đáng chú ý hơn cả là về cảng biển, hiện nay Việt Nam có
17 cảng biển, với cơng suất lớn nhất ở miền Trung. Trong tương lai, các cảng
này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu và giao
thương hàng hóa. Ngồi ra, miền Trung cịn được nhìn nhận là cửa ngõ hành
lang kinh tế Đông Tây kết nối trực tiếp miền Trung đi qua Thái Lan và Myanma.

Theo đó, cửa ngõ này khá quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Ngồi những thuận lợi kể trên, miền Trung còn rất phù hợp cho ngành sản
xuất xanh, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngồi lớn hướng tới để bảo vệ
mơi trường. Từ đó sẽ hình thành nhà kho xanh, nhà xưởng xanh và khu công
nghiệp xanh, cùng với đầu tư lớn của VSIP- Amata - Sumitomo sẽ là những nhà
đầu tư tập trung vào hướng này, mang lại những điểm tích cực thúc đẩy tiềm
năng rất tốt cho khu vực miền Trung.
24


Dự án “Khu du lịch sinh thái”
Tư vấn dự án: 0918755356

Biến tất cả các tiềm năng, lợi thế thành kết quả
Tiềm lực của thị trường bất động sản miền Trung đã được chứng minh khi
vẫn giữ vững phong độ, không có dấu hiệu giảm giá trong dịch bệnh. Sau các
lệnh nới lỏng giãn cách được áp dụng, từ khoảng tháng 10, thị trường bắt đầu có
những hoạt động trở lại, mang theo những kỳ vọng mới đối với giới đầu tư.
Sớm bước chân vào thị trường bất động sản miền Trung, cần có sự nhận
thức về hướng đi và trách nhiệm của cả cộng đồng doanh nghiệp thì thị trường
bất động sản miền Trung sẽ phát triển mạnh mẽ, bùng nổ đúng tầm…, trong năm
2022.
Ở góc nhìn khác, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và bất động
sản miền Trung nói riêng hiện đang có rất nhiều cơ hội và thách thức. Cụ thể,
đối với lĩnh vực phát triển bất động sản đất nền trong thời gian vừa qua và định
hướng cho năm 2022, có rất nhiều nhà đầu tư có nhu cầu. Thị trường đang rất tốt
với khả năng rất hấp thụ ổn định, nhưng thực tế chỉ đáp ứng đâu đó khoảng 60 70% nhu cầu thực tế.
Lý giải về nguyên nhân thị trường tốt, nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng 60 –
70%, cơ chế chính sách ở các tỉnh miền Trung vẫn chưa được thơng thống, có

thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, như một số nghị định, thông tư hoặc
pháp luật điều chỉnh bất động sản chưa cập nhật với tình hình thực tế.
Cũng theo chun gia này, có một thực tế nữa đang xảy ra là các chủ đầu
tư lớn khi tiếp nhận dự án lớn ở miền Trung, thì khâu pháp lý cho các nhà đầu tư
còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Ví dụ như thời gian cấp sổ hay
các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án còn chậm trễ, hay các dự án lớn ở miền
Trung cũng có những dự án mang tầm quốc gia, quốc tế được đầu tư với tổng số
tiền rất lớn, cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn những
dự án chưa đúng mức để thu hút cho các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư rất muốn Nhà nước, đặc biệt là ngân hàng có những gói kích
cầu để hỗ trợ cho nhà đầu tư, cũng như doanh nghiệp tham gia đầu tư, phân phối
các dự án tại địa bàn trên dải đất miền Trung. Từ đó có thể biến tất cả các tiềm
năng, lợi thế thành kết quả, đưa bất động sản miền Trung nói riêng và kinh tế
của miền Trung lên một tầm cao mới.
II.3. Bất động sản Thừa Thiên Huế: Đón làn “sóng” mới trong năm 2022
Đầu năm 2022, một số tín hiệu báo động sự khởi đầu cho một thời kỳ mới
đã xuất hiện trên thị trường bất động sản Huế sau khoảng thời gian yên ắng do
25


×