Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mot so y kien ve trach nhiem boi thuong thiet hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.42 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CÕNG THƯƠNG

MỘT SƠ Ý KIẾN VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

ĐỐI VỚI HÃNH VI XÂM PHẠM DANH Dự,
NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN
• LÊ THỊ MINH THƯ - PHẠM THỊ THU THẢO
- HUỲNH TUYẾT NGÂN - NGUYEN THỊ THU NGA

TÓM TẮT:
Bảo vệ quyền nhân thân của con người luôn là một trong những chế định quan trọng được quy
định tại Hiến pháp 2013. Ngồi ra, cịn được cụ thể hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật như
Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật An ninh mạng 2018,... Vấn đề bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân hiện nay tuy khơng cịn q mới mẻ, nhưng vẫn nhận

được nhiều sự quan tâm từ dư luận trên khắp cả nước. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả
phân tích một số quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại (BTTH) đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, từ đó kiến

nghị một số giải pháp về vấn đề này.
Từ khóa: Bộ luật Dân sự, bồi thường thiệt hại, cá nhân, hành vi xâm phạm, trách nhiệm.

1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân
1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân
Danh dự, nhân phẩm, uy tín là yếu tố có quan hệ
mật thiết với mỗi cá nhân, là yếu tố để mỗi cá nhân


khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và những
giá trị đó khơng chỉ tồn tại trong hình ảnh, đạo đức
xã hội, mà còn được pháp luật nước ta thừa nhận và
bảo đảm. BTTH là một chế định quan trọng được
quy định trong BLDS 2015. Đây là hình thức trách
nhiệm dân sự được đặt ra nhằm mục đích buộc bên

62

SỐ 18-Tháng 7/2022

có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả
bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và
tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Trách nhiệm BTTH khi danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm nằm trong chế định về BTTH
ngồi hợp đồng nói chung và đây là một loại trách
nhiệm dân sự - là biện pháp có tính cưỡng chế được
áp dụng cho người gây ra thiệt hại, khiến họ phải
chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy
ra bằng tài sản của mình và nhằm khơi phục lại tình
trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm1.
Trách nhiệm này áp dụng đối với cá nhân có hành
vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp được pháp
luật bảo vệ - quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân.


LUẬT


1.2. Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 BLDS
2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH đối với
hành vi xâm phạm danh dự. nhân phẩm, uy tín của
cá nhân bao gồm:
Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Thiệt hại là sự mất mát hoặc suy giảm lợi thế vật
chất hoặc tinh thần của một người do hậu quả của
sự kiện gây thiệt hại cho người khác, bao gồm các
chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục
thiệt hại - điều kiện tiên quyết đầu tiên để phát sinh
trách nhiệm BTTH (được xác định bằng một số tiền
nhất định). Mục đích của trách nhiệm BTTH là
khắc phục những tổn thất mà người bị thiệt hại phải
gánh chịu khi có hành vi gây thiệt hại.
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con
người, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc
không hành động trái với các quy định của pháp
luật, hành vi này đã xâm phạm đến những quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Mọi hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe và các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của cá nhân, tổ chức là vi phạm pháp
luật. Thực tế gây thiệt hại thường biểu hiện dưới
hình thức cố ý hành động hành vi sai trái, do ý chí
chủ quan của người gây thiệt hại. Những hành động
không vi phạm pháp luật sẽ không phải BTTH.

Hành vi gây thiệt hại do yêu cầu của nghề nghiệp,
hoặc gây thiệt hại theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì khơng phải là
hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại
xảy ra và hành vi trái pháp luật. Việc làm rõ mối
quan hệ nhân quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Đây là yếu tô' làm phát sinh trách nhiệm BTTH về
mặt dân sự nói chung. Bản chất của việc bồi thường
là bắt một đốì tượng phải chịu trách nhiệm về
những hậu quả xấu mà họ gây ra cho người khác.
Đây là khoản bồi thường riêng cho đối tượng bị
thiệt hại theo lẽ công bằng. Do đó, nếu hành vi của
họ dù trái pháp luật nhưng khơng phải là ngun
nhân dẫn đến hậu quả thì khơng thể buộc người
thực hiện hành vi này phải yêu cầu BTTH của bên
bị thiệt hại, và nghĩa vụ BTTH không phát sinh tại
thời điểm đó.

Thứ tư, về vai trị của yếu tố lỗi. Hiện nay, theo

quy định của BLDS 2015, vai trò của “lỗi” chủ yếu
là để xác định mức bồi thường. Nghĩa là, khi nhiều
người cùng gây thiệt hại thì có thể căn cứ trên mức
độ lỗi của từng người để phân chia mức bồi thường
của từng người (Điều 587); trường hợp chính bên bị
thiệt hại cũng có lỗi thì mức bồi thường sẽ được
giảm bớt hoặc được miễn (khoản 2 Điều 584, khoản
4 Điều 585); trường hợp cùng một hành vi và thiệt
hại nhưng nếu một người có lỗi vơ ý thì sẽ có thể

u cầu giảm mức bồi thường trong khi người có lỗi
cố ý khơng có khả năng này (khoản 2 Điều 585).
Nguyên tắc BTTH theo quy định tại Điều 585
BLDS 2015 thì BTTH được thực hiện dựa trên các
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: “Thiệt hại thực tế phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời”. Bồi thường toàn bộ
được hiểu là mức độ thiệt hại cần được bồi thường,
còn việc bồi thường kịp thời được hiểu là việc người
gây ra thiệt hại phải BTTH một cách nhanh chóng
sửa chữa, khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra.
Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường, hình
thức bồi thường bằng tiền, hiện vật và phương thức
bồi thường, trừ trường hợp luật có quy định khác về
BTTH. Việc thỏa thuận này có thể diễn ra trước,
trong và sau khi tranh chấp về BTTH đã được Tòa
án có thẩm quyền giải quyết.
Nguyên tắc 2: Cho phép giảm mức bồi thường
khi khơng có lỗi gây lỗi vơ ý gây thiệt hại. Người
chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi
thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Nguyên tắc 3: về thay đổi mức bồi thường khi
khơng cịn phù hợp. Khi mức bồi thường khơng cịn
phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây
thiệt hại có quyền u cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Nguyên tắc 4: Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong
việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần
thiệt do lỗi của mình gây ra.

Nguyên tắc 5: Bên có quyền và lợi ích bị xâm
phạm khơng được bồi thường nếu trường hợp xảy
ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp
lý để ngăn chặn và hạn chế được trường hợp cho
chính mình.
Xác định thiệt hại được bồi thường: Việc BTTH
trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
SỐ 18-Tháng 7/2022

Ĩ3


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

xâm phạm được thực hiện theo quy định tại Điều
592 BLDS 2015 quy định thiệt hại sẽ bao gồm: Chi
phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại khác
do luật quy định. Khi chủ thể có hành vi vi phạm,
gây tổn thất và thiệt hại cho bên bị vi phạm thì
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do chính
hành vi vi phạm mà mình gây ra, đây là điều tất
yếu. Và hậu quả bất lợi mà bên vi phạm phải gánh
chịu ở đây là “một khoản tiền để bù đắp tổn thất”
cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, đối với vấn đề về
BTTH thì các nhà làm luật luôn tôn trọng sự thỏa
thuận giữa các bên trong tranh châp, chính vì thế,
ngay tại khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 đã quy
định: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
do các bên thỏa thuận”.

Nhưng để đề phịng các trường hợp các bên
khơng đạt được sự thống nhất trong vấn đề bồi
thường, cũng như đảm bảo cho ý chí của các bên
vẫn nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật, tạo căn
cứ để cơ quan có thẩm quyền đưa ra phán quyết
hợp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp thì
BLDS 2015 quy định: “Nếu khơng thỏa thuận được
thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định.”. Từ đó có thể
thấy, việc quy định các quy phạm pháp luật về xác
định BTTH đã nêu lên mục đích khắc phục các
thiệt hại mà người bị vi phạm phải gánh chịu, trên
cơ sở đó Nhà nước đã thực hiện được chức năng
quản lý nhằm duy trì trật tự, đảm bảo công bằng
trong xã hội.
Hĩnh thức và mức BTTH: Theo quy định tại
khoản 1 Điều 585 BLDS 2015, có thể hiểu về hình
thức BTTH bao gồm bồi thường bằng tiền, bằng
hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Các bên có
thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường, hoặc số lần thực hiện bồi thường trên thực
tế. Pháp luật luôn tôn trọng, ưu tiên việc tự thỏa
thuận của các bên về mức đền bù và việc bồi
thường đó được thực hiện một hoặc nhiều lần, theo
định kỳ hoặc không theo định kỳ. Nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người có danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khơng q 10
lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, về hình
thức bồi thường, các bên có thể xem xét lựa chọn

hình thức bồi thường phù hợp với bên có hành vi

Ĩ4

SỐ 18-Tháng 7/2022

xâm phạm, dựa theo các yếu tố ngoại quan, khách
quan và chủ quan mà tiến hành thỏa thuận. Trong
trường hợp các bên khơng thể tự thống nhất thỏa
thuận thì có thể lựa chọn giải quyết bằng Tịa án để
đưa ra quyết định phù hợp nhất trong hoàn cảnh sự
việc, cơng tư trong việc đưa ra hình thức bồi thường
phù hợp đối với bên chủ thể có hành vi xâm phạm,
đồng thời cũng đảm bảo được quyền và lợi ích của
chủ thể bị xâm phạm.
2. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đôi với hành vi
xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá
nhân và kiến nghị
Thứ nhất, về nguyên tắc thiệt hại thực tế phải
được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Hành vi xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
là một hành vi gây hậu quả rất khó định lượng.
Nhưng theo quy định thiệt hại thực tế phải được bồi
thường toàn bộ, vậy quy định này khi áp dụng đối
với đôi tượng là phi vật chất như danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân chưa hẳn phù hợp. Vì loại
đối tượng bị xâm phạm ở đây là tinh thần, chất
lượng công việc, chất lượng cuộc sống, hình ảnh
của cá nhân bị xâm phạm. Khi đối tượng là phi vật

chất thì việc xác định thiệt hại thực tế cịn khó
khăn, vậy sao có thể bồi thường kịp thời khi xảy ra
thiệt hại. Hai chi tiết này gây mất sự liên kết quy
định khi áp dụng vào đối tượng là phi vật chất và
khó thực hiện vào đối tượng là danh dự, nhân phẩm,

uy tín của cá nhân.
Thứ hai, mức bồi thường thiệt hại. Để xét về tính
cơng bằng dựa trên mức độ thiệt hại xảy ra, thì mức
bồi thường sẽ dựa theo lỗi của mỗi bên. Bên nào có
lỗi thì bên đó phải chịu trách nhiệm về BTTH tương
đương với mức độ thiệt hại mà mình gây ra. về
mức BTTH, theo quy định của pháp luật thì mức bù
đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm
phải gánh chịu theo thỏa thuận hoặc không quá 10
lần mức lương cơ sở. Nhưng trên thực tế, cịn nhiều
yếu tơ khác tác động đến mức BTTH mà người có
lỗi phải chịu. Như trong trường hợp chủ thể có lỗi là
một người có thu nhập ổn định, tài chính gia đình
vững vàng, thì khi thực hiện trách nhiệm bồi thường
của mình sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trong xã hội
cịn có những đối tượng là lao động tự do, mức thu
nhập kinh tế tháp, công việc không ổn định, khi đối
tượng này gây ra hậu quả phải thực hiện mức bồi


LUẬT

thường theo quy định của pháp luật hay theo thỏa
thuận của các bên đều là một gánh nặng cho họ.

Ví dụ, xem xét thực tiễn xét xử qua Bản án số
72/2020/DS-PT ngày 11/9/2020 về vụ việc BTTH
và danh dự, nhân phẩm, uy tín của Tịa án nhân dân
(TAND) tỉnh Phú Thọ2. Xét theo nội dung sự việc
ông L khởi kiện bà D vì bà đã có hành vi cố tình vu
khống cho ông L với tội danh hiếp dâm chị H (con
gái bà D), nhưng khi cơ quan điều tra xác minh sự
việc theo đơn tơ' cáo của bà thì cho thây ơng L
khơng có hành động sai trái với chị H. Bà D không
châp nhận kết quả điều tra của cơ quan chức năng
mà tiếp tục làm đơn yêu cầu Công an xác minh lại
ADN. Hành động này của bà đã làm tổn hại
nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
ơng L cũng như làm ảnh hưởng đến thời gian và
công việc của ông ở thời điểm đó. Căn cứ theo quy
định của pháp luật, Tịa án Nhân dân huyện T, tỉnh
p ra quyết định sơ thẩm với nội dung buộc bà D
phải BTTH cho ông L các khoản chi phí gồm tiền đi
lại là 1.120.000đ; tiền mất thu nhập thực tế là
2.000.OOOđ (200.000đ X 10 ngày); tiền tổn thất về
tinh thần là 7.450.000đ. Sau đó, ơng L và bà D đều
có đơn kháng cáo với quyết định của Bản án sơ
thẩm nhưng TAND tỉnh Phú Thọ quyết định giữ
nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2020/DS-ST
ngày 14/5/2020 của TAND huyện T, tỉnh p đôi với
sự việc trên.
Theo nhóm tác giả, trong Bản án sơ'
72/2020/DS-PT ngày 11/9/2020 của TAND tỉnh
Phú Thọ nêu trên, có thể thây 2 vấn đề cần được đề
cập, đó là về “mức bồi thường thiệt hại” và “thiệt

hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời”. Trong Bản án TAND huyện T đã có quyết
định buộc bà D thực hiện nghĩa vụ BTTH đối với
ông L về các khoản chi phí bao gồm chi phí đi lại,
tiền mất cơng việc thực tế, tiền tổn that về tinh
thần. Như vậy, xét về “mức bồi thường thiệt hại”
như quyết định của Bản án là phù hợp với quy định
của pháp luật hiện nay, khi xem xét về mức bồi
thường, TAND đã xem xét tồn diện và chỉ chấp
nhận những chi phí hợp lý được quy định tại Điều
592 BLDSĨ Nghị quyet 03/2006rt4Q-HDTP ngày
08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân
dân tơ'i cao hướng dẫn về BTTH ngoài hợp đồng.
Nhưng xét về góc cạnh là người bị xâm phạm
đến quyền và lợi ích về danh dự, nhân phẩm, uy tín

thì mức BTTH như trong quyết định của Bản án sơ
thẩm là chưa thỏa đáng, vì phía người bị xâm phạm
sẽ thấy bị tổn hại rất nặng nề trong công việc, cuộc
sống của mình, nhất là khi danh dự và uy tín bị ảnh
hưởng. Cịn xét về phía bên chủ thể có hành vi xâm
phạm thì phải thực hiện nghĩa vụ về khoản BTTH
cho bên bị xâm phạm, nên chủ thể có hành vi xâm
phạm luôn nghĩ mức BTTH được đưa ra là q
nhiều, khơng phù hợp với hậu quả mình gây nên.
Ngồi ra, cịn có yếu tố khách quan tác động đó là
khả năng tài chính của gia đình, mức thu nhập kinh
tế của cá nhân trong cuộc sô'ng làm tác động lên
tâm lý chấp nhận mức BTTH trong vụ việc, như
trong Bản án gia đình bà D thuộc diện hộ cận nghèo

và chị H đang ở với bà D thuộc diện bảo trợ xã hội.
Do đó, theo nhóm tác giả, cần có quy định thêm về
“mức bồi thường thiệt hại” để phù hợp với hoàn
cảnh kinh tế của từng chủ thể.
Bên cạnh vâ'n đề này cịn có vâ'n đề về “thu
nhập thực tế bị mâ't hoặc bị giảm sút”, như trong
Bản án công việc thực tế của ông L bị ảnh hưởng
và được Tòa án ra quyết định buộc bà D bồi thường
cho ông về khoản này với sô' tiền là 2.000.000đ
(200.000đ X 10 ngày), nhưng trong thực tế việc ông
L đi lại để giải quyết vụ việc, thêm phần ảnh
hưởng đến danh dự của ông trong suốt thời gian
khởi kiện. Vậy phần bồi thường cho cơng việc của
ơng liệu có phù hợp với mức thu nhập của ông
hằng ngày không, hay quyết định của Tịa án chỉ
mang tính châ't ước lượng và quy xét bằng chiều
hướng chủ quan mà không có bằng chứng chứng
minh được mức thu nhập của ơng L có phải là
200.000đ/ngày và chỉ ảnh hưởng cơng việc trong
vịng 10 ngày hay khơng. Thực tê, một cá nhân bị
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín mặc dù đã
được BTTH và được công khai xin lỗi tại thời điểm
đó nhưng trong tương lai cơng việc cũng vẫn sẽ bị
ảnh hưởng, đặc biệt là đối với những công việc địi
hỏi uy tín cao. Vì vậy, pháp luật cần bổ sung thêm
quy định về mức BTTH đô'i với vân đề thiệt hại
thực tế đã nêu để tránh làm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của cá nhân bị xâm phạm.
về nguyên tắc “thiệt hại thực tế phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời”, để thực hiện được

nguyên tắc này đối với đô'i tượng thiệt hại là phi vật
chât như danh dự, nhân phẩm, uy tín là một việc hết
sức khó khăn. Như thực tiễn từ Bản án, ơng L bị ảnh

SƠ'18-Tháng 7/2022

Ĩ5


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

hưởng về cơng việc thực tế, nhưng phải trải qua
thời gian kiện tụng và đợi quyết định của TAND
mới được bù đắp về thiệt hại về danh dự, thời gian
và tổn thất về thu nhập của công việc. Ớ góc độ này
cũng cho thấy, vấn đề BTTH “kịp thời” vẫn cịn
khó khăn trong việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra
đối với chủ thể bị xâm phạm. Để tránh “bỏ lọt”
trách nhiệm bồi thường, hay bồi thường không đúng
với thực tế thiệt hại xảy ra đối với chủ thể bị xâm
phạm thì ngồi việc cần có quy định về cách xác
định thiệt hại thực tế xảy ra đôi với thiệt hại mà chủ
thể bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín
phải gánh chịu. Đồng thời, về phía cơ quan chức
năng có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi
thường, cần nâng cao kiến thức nghiệp vụ để tiến
hành xác minh chính xác, nhanh chóng, nhằm đáp
ứng thực hiện nguyên tắc “bồi thường kịp thời”, tạo
điều kiện cho Tịa án giải quyết nhanh chóng u
cầu địi BTTH trong thời hạn luật định.

Ngồi ra, xét đến mức độ thiệt hại về tinh thần,
công việc khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín xảy ra cần có quy định chặt chẽ hơn.
Trên thực tế, cá nhân bị xâm phạm được bồi thường
sau khi có quyết định của Tịa án, nên trong q

trình giải quyết vụ việc chủ thể này vẫn chưa được
nhận BTTH với bất cứ hình thức nào. Vì lý do này
về phía cá nhân bị xâm phạm phải chịu thiệt hại rất
nhiều trong cuộc sông hằng ngày cho đến thời điểm
xét xử, đặc biệt là thu nhập từ công việc. Nên
nguyên tắc “bồi thường kịp thời” có lẽ vẫn chưa
đáp ứng được cho đốì tượng là chủ thể bị xâm
phạm. Vì vậy, cần cân nhắc bổ sung thêm quy định
về bất cập này.
3. Kết luận
Ngày nay, các trang mạng xã hội ngày một phát
triển và trở nên phổ biến, cùng với lượng người sử
dụng cao, các thông tin được lan truyền trên khơng
gian mạng có sức ảnh hưởng rất lớn và nhanh
chóng. Nhiều cá nhân lợi dụng ưu điểm này để thực
hiện hành vi gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân khác. Do vậy, bài nghiên
cứu đã giúp hiểu rõ về các quy định, chế tài đối với
hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân, cùng đó là tìm hiểu thực tiễn việc áp dụng
các quy định. Nhưng việc đưa ra hướng hoàn thiện
quy định chi tiết về đối tượng phi vật chất là danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân vẫn cịn là một
vấn đề khó khăn ■


TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
1

Bùi Thị Thanh Hằng (2017), “Trách nhiệm dân sự”, “chế tài” hay “biện pháp khắc phục” đối với hành vi vi phạm

hợp đồng?”, truy cập tại; />
2

Bản án số 72/2020/DS-PT ngày 11/9/2020 về vụ việc BTTH và danh dự, nhân phẩm, uy tín của TAND tỉnh Phú

Thọ. Truy cập tại: />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Quốc hội (2015). Bộ luật Dân sự năm 2015.

2.

Quốc hội (2013). Hiến pháp năm 2013.

3. Vinaresearch (2018). Báo cáo nghiên cứu thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam 2018. Truy cập
tại: />-nam-2018.vnrs.
4. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ (2020), Bản án số 72/2020/DS-PT ngày 11/9/2020 về vụ việc BTTH và danh dự.
nhân phẩm, uy tín. Truy cập tại: />
tranh-chap-boi-thuong-thiet-hai-va-danh-du-nhan-pham-uy-ti-169616

66

SỐ 18 - Tháng 7/2022



LUẬT

5. Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bĩnh luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
năm 2015.
6. Bùi Thị Thanh Hằng (2017), “Trách nhiệm dân sự”, “chế tài” hay “biện pháp khấc phục” đối với hành vi vi
phạm hỢp đồng? Truy cập tại: .

Ngày nhận bài: 4/6/2022
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 27/6/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 20/7/2022
Thông tin tác giả:

1. NCS.ThS. LÊ THỊ MINH THƯ1
2. PHẠM THỊ THU THẢO2
3. HUỲNH TUYẾT NGÂN2

4. NGUYỄN THỊ THU NGA3
1 Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH University)

2 Lớp 18DLKA2 - Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH University)
3 Lởp 18DLKB2 - Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH University)

SOME OPINIONS ABOUT THE DAMAGE COMPENSATION
OBLIGATION FOR ACTS OF INFRINGING UPON THE HONOR,

DIGNITY AND REPUTATION OF INDIVIDUALS
• Ph.D student, Master. LE THI MINH THU1
• PHAM THI THU THAO2

• HUYNH TUYETNGAN2

• NGUYEN THI THU NGA3

1 Lecturer, Faculy of Law, HUTECH University
218DLKA2 Class, HUTẼCH University
318DLKB2 Class, HUTECH University
ABSTRACT:

Moral rights protection is always one of the important regulations stipulated in the 2013
Constitution of Vietnam. It is also concretized in other legal documents, such as the 2015 Civil
Code, the 2015 Criminal Code, the 2018 Law on Cybersecurity, etc. Protecting the honor,
dignity and reputation of individuals receives a great public attention across Vietnam. This
paper analyzes some legal provisions and the acutal enforcement of regulations on damage
compensation obligation for acts of infringing upon the honor, dignity and reputation of

individuals. Based on the paper’s findings, some solutions are proposed to solve this problem.
Keywords: the Civil Code, compensation for damage, individual, infringement, liability.

SỐ 18-Tháng 7/2022

Ó7



×