Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tieu luan tu chon thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng ở thừa thiên huế, thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.16 KB, 23 trang )

1
MỞ ĐẦU
Kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, dưới
sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy chiến đấu theo chân lý
“khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Dân tộc ta “thà hy sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” chấp nhận những thử thách
vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh để giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
Để có chiến thắng to lớn ấy, hàng triệu chiến sỹ, đồng bào ta đã phải đỗ
biết bao công sức, xương máu và hy sinh cả tính mạng và cũng có hàng triệu
người đã bị thương tật hoặc gánh chịu di họa của chiến tranh suốt phần còn lại
của cuộc đời.
Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta
luôn xác định chính sách người có cơng với Tổ quốc là một trong những chính
sách lớn và ra sức chăm lo thực hiện nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đóng
góp, hy sinh của những người có cơng nước và gia đình của họ.
Trong cơng cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta phải phát huy mọi tiềm năng,
nguồn lực để đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc
thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có cơng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Làm tốt chính sách đối với người có cơng là một giải pháp quan trọng góp
phần ổn định chính trị, xã hội, tăng cường trách nhiệm công dân, nâng cao lòng
tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa yêu nước chân chính
để xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai cuộc
chiến tranh vệ quốc đã đồn kết một lịng, anh dũng chiến đấu ngoan cường, khơng
quản ngại mất mát hy sinh, góp sức cùng cả nước bảo vệ nền độc lập, thống nhất
đất nước. Để có được vinh quang ấy, cùng với cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế có
trên 100.000 người có cơng cách mạng; trong đó, có gần 19.000 liệt sỹ, 13.000
thương binh, gần 5.000 cán bộ, chiến sỹ bị địch bắt, tù đày...
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua tỉnh
Thừa Thiên Huế đã ra sức quan tâm chăm lo thực hiện tơt chính sách đối với


người có công với cách mạng và đạt được kết quả trên nhiều mặt, bên cạnh đó,
q trình thực hiện cũng cịn nhiều vấn đề đặt ra cần được tìm hiểu làm rõ.


2
Xuất phát từ tình hình trên, tơi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng ở Thừa Thiên
Huế, thực trạng và những vấn đề đặt ra”
Giới hạn nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
cơng với cách mạng là một q trình liên tục và lâu dài, giới hạn của tiểu luận
này, bản thân chỉ nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt trong việc thực hiện
chính sách đối với người có cơng với cách mạng ở Thừa Thiên Huế từ năm 2012
đến nay (từ sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết 949/NQ-UBTVQH13 ngày
18/05/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện
chính sách pháp, pháp luật về người có cơng với cách mạng và các Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH 2013, sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có cơng với cách mạng) qua đó làm rõ thực trạng, nêu bật những kết quả
thực hiện được, những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện và
nêu một số kiến nghị, góp phần giúp địa phương thực hiện có kết quả các chính
sách đối với người có cơng.
Qua nghiên cứu nội dung này, giúp bản thân nắm vững bản chất, cơ sở lý
luận và thực tiễn thực hiện chính sách Đảng, Nhà nước. Đồng thời, giúp bản
thân nắm vững kiến thức, nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của việc thực
hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội trong quá trình phát triển đất nước, hiểu
sâu sắc thêm về chính sách lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối
với người có cơng với cách mạng.


3
Phần 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1.1Khái niệm chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là đường lối, chủ trương
của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những
người có cơng với đất nước nhằm mục đích ghi nhận cơng lao, sự đóng góp, sự
hy sinh cao cả của họ; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất,
tinh thần đối với người có cơng và gia đình của họ [8].
1.1.2. Khái niệm về người có cơng với cách mạng
Mặc dù Pháp lệnh ưu đãi Người có cơng được thực hiện từ lâu, nhưng cho
tới nay chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm Người có cơng. Tuy
nhiên, căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là Người có cơng mà Nhà
nước ta đã quy định, có thể nêu khái niệm Người có cơng theo 2 nghĩa sau:
- Theo nghĩa rộng: “Người có cơng là những người khơng phân biệt tơn
giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài
năng trí ṭ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc. Họ là
người có thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích
của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận theo qui định của
pháp luật ”.
- Theo nghĩa hẹp: “Người có cơng là những người khơng phân biệt tơn
giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ,… có những đóng góp, những cống hiến xuất
sắc trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến
giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền
công nhận theo qui định của pháp luật ”.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của Người có cơng sau đây:
+ Người có cơng bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ Cách mạng, họ đã
hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp
cho sự nghiệp Cách mạng.
+ Người có cơng là người có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất sắc

và vì lợi ích của dân tộc, những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có thể là trong
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


4
+ Phạm trù Người có cơng rất rộng, trong phạm vi hẹp, đối tượng người có
cơng là những người có cơng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo
vệ Tổ quốc ở thời kỳ Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hơn nữa, Pháp luật ưu đãi Người có cơng chủ yếu điều chỉnh đối tượng này.
1.1.3.Về đối tượng hưởng chế độ ưu đãi.
Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng, đối tượng hưởng
chế độ ưu đãi, bao gồm:
* Người có cơng với cách mạng:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
- Người có cơng giúp đỡ cách mạng [5].
* Thân nhân của người có cơng với cách mạng [4].
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CHÍNH

SÁCH NGƯỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG

Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khởi xướng và nêu lên những quan điểm cơ bản về ưu đãi người có
cơng với cách mạng, hình thành chính sách ưu đãi thương binh, bệnh binh, gia
đình liệt sỹ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thương binh, bệnh binh, gia đình qn
nhân, gia đình liệt sỹ là những người có cơng với Tổ quốc với nhân dân. Cho
nên, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ.
Chính sách đối với người có cơng là một trong những chính sách ưu tiên,
xun suốt q trình cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Văn bản pháp luật
đầu tiên về ưu đãi người có cơng với cách mạng là Sắc lệnh số 20/SL do Chủ


5
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký ngày 16-2-1947, sau đó được bổ sung
bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12-10-1948, quy định tiêu chuẩn xác nhận thương
binh, truy tặng “tử sỹ”, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương
binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình liệt sỹ.
Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954), Đảng, Nhà nước đã có
nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật quy định chế độ ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng và khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất (1975),
bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Đảng và Nhà
nước ta vẫn xác định công tác thương binh, liệt sỹ là một trong những vấn đề lớn
của đất nước ta.
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ưu đãi người có cơng,
như Chỉ thị số 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
công tác thương binh và xã hội sau chiến tranh đã xác định yêu cầu nhiệm vụ của
công tác thương binh, liệt sỹ sau chiến tranh; sau 10 năm thực hiện, Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 15/7/1985 về việc tăng cường
chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng.

Qt triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị định,
Quyết định, Thơng tư cụ thể hóa chính sách, sửa đổi, bổ sung chế độ ưu đãi đối
với người có cơng; xác nhận chính xác đối tượng người có cơng để họ được
hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Nhà nước.
Cùng với sự đổi mới của đất nước khi thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại
hố, cơng tác ưu đãi người có cơng với cách mạng được Đảng, Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Vấn đề ưu đãi người và gia đình có cơng với cách mạng đã trở
thành ngun tắc Hiến định được ghi nhận trang trọng ở Chương V, Điều 67 của
Hiến pháp năm 1992 và trong Hiến pháp hiện hành (2013), tại Chương III, Điều
59 tiếp tục xác định: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính
sách ưu đãi đối với người có cơng với nước”[3].
Các nguyên tắc này đã được thể chế trong Pháp lệnh ưu đãi người hoạt
động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt
động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi
người có cơng với cách mạng) do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày
29/8/1994 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2005, 2007 và 2012.
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã nêu rõ một nguyên tắc
chung là chế độ ưu đãi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và được bảo đảm


6
bằng ngân sách nhà nước. Các nội dung ưu đãi người có cơng với cách mạng
được luật pháp hố, trở thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của
đời sống như (trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi về
giáo dục-đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng, miễn giảm thuế...).
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước nêu các quan điểm và ban
hành nhiều chủ trương, chính sách về người có cơng với cách mạng. Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng nêu: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước
chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình
có cơng. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có cơng, đặc biệt

là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong
trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người
và gia đình có cơng tích cực tham gia phát triển kinh tế...” [1].
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 21/6/2012 của Ban Chấp hành Trung
ương “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”, tiếp tục
khẳng định: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng
của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội”, “Nhà nước bảo
đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng...”[2].
Ngày 18/5/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
494/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
về người có cơng với cách mạng, trong đó đã u cầu Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như: điều chỉnh nâng mức trợ
cấp, phụ cấp, thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có cơng với
cách mạng, phê duyệt đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, hướng dẫn giải
quyết các vướng mắc, tồn động… Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban
hành Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, ngày 16/7/2012, sửa đổi bổ sung một số
điêìu pháp lệnh ưu đãi người có với cách mạng đã có nhiều đổi mới về điều kiện
tiêu chuẩn xác nhận người có cơng, chế độ ưu đãi và tổ chức, hoạt động quản lý
nhà nước về ưu đãi xã hội… Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện.
Đó là các cơ sở chính trị, pháp lý hết sức quan trọng để Đảng, Nhà nước
và toàn xã hội chăm lo thực hiện tốt các chế độ ưu đãi và thể hiện trách nhiệm,
tình cảm của mình đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp bảo
vệ, xây dựng đất nước.


7
Phần 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CĨ CƠNG Ở THỪA THIÊN HUẾ
2.1. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI
CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

2.1.1. Người có cơng với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 101.432 đối tượng chính sách người có cơng với
cách mạng. Trong đó: 53 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 871 Bà mẹ Việt
Nam Anh hùng được Nhà nước truy tặng, phong tặng; gần 600 cán bộ lão thành cách
mạng, tiền khởi nghĩa; 18.579 đồng chí hy sinh đã được xác nhận, cơng nhận liệt sĩ;
13.016 thương binh, bệnh binh và hưởng chính sách như thương binh; 30.131 người
là người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; 4.358 người hoạt động cách
mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 18.485 người có cơng giúp đỡ
cách mạng; 3.304 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc
hóa học; người hưởng chế độ BCK là 3.987 người và các đối tượng khác đươc
hưởng chế độ tuất thường, chế độ ưu đãi học sinh sinh viên và BHYT...
- Tổng số đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 22.708
định suất.
- Số định suất trợ cấp hàng tháng tăng thêm do sửa đổi 2 Pháp lệnh là 1.576
định suất. Trong đó:
+ Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người hoạt động kháng chiến
nhiễm chất độc hóa học trên 81% sống tại gia đình: 59 định suất (51 định suất người
phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 08 người hoạt động kháng chiến nhiễm chất
độc hóa học)
+ Trợ cấp tuất đối với con liệt sĩ trên 18 tuổi bị tàn tật (thân nhân người có
cơng): 9 định suất
+ Người hoạt động kháng chiến bị tù đầy: 1.513 định suất.
2.1.2. Tình hình và kết quả thực hiện một số chính sách người có cơng
với cách mạnh:
2.1.2.1.Tình hình và kết quả việc thực hiện Nghị quyết 494/NQUBTVQH 13
- Tình hình và kết quả thực hiện việc điều chỉnh nâng mức trợ cấp, phụ

cấp đối với người có cơng với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế


8
Trên cơ sở Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng, Nghị định
101/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đối với
người có cơng cách mạng; UBND tỉnh đã tiến hành rà sốt, cập nhật danh sách
để thực hiện chế độ, chính sách kịp thời cho các đối tượng. Đến nay các huyện,
thị xã và thành phố Huế trên toàn tỉnh đã hoàn thành việc điều chỉnh mức trợ
cấp, phụ cấp ưu đối với người có cơng cách mạng theo đúng quyết định.
Việc điều chỉnh tăng mức trợ cấp đã phần nào hỗ trợ thân nhân và người
có cơng đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu; thu hẹp dần tỉ lệ giàu nghèo giữa
các đối tượng chính sách và người dân; tạo được được sự ủng hộ và đồng thuận
cao của toàn xã hội.
- Tình hình và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ
người có công với cách mạng
Căn cứ Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
người có cơng với cách mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 về hỗ trợ người có cơng với cách
mạng về nhà ở.
Ngay sau khi Quyết định của Thủ tướng có hiệu lực, ngày 15/6/2013,
UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 2878/UB-XD để triển khai Quyết định số
22/2013/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã giao trách nhiệm cụ
thể cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để tổ chức thực hiện.
Cụ thể, UBND tỉnh đã giao cho Sở Xây dựng là cơ quan thường trực của tỉnh để
triển khai thực hiện các nội dung đã được quy định trong Quyết định; xây dựng
kế hoạch và phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan để tổ chức triển khai
có hiệu quả việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa về nhà ở cho người có cơng với
cách mạng trên địa bàn tồn tỉnh.

Sau khi kiểm tra, rà soát các đối tượng, UBND tỉnh ban hành Quyết định
số 1693/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2013 về phê dụt đề án hỗ trợ người
có cơng với cách mạng về nhà ở; Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01
năm 2014 về phê duyệt bổ sung danh sách số hộ gia đình người có cơng với
cách mạng được hỗ trợ về nhà ở thực hiện năm 2014.
Kết quả rà soát như sau:
+Tổng số hộ được hỗ trợ về nhà ở: 5.264 hộ (trong đó: Hộ đang ở nhà
tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới: 1.140


9
hộ; Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng phải sửa chữa khung, tường và
thay mới mái nhà ở: 4.124 hộ)
+ Dự kiến tổng số kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ: 128.080 triệu đồng
(trong đó:, dự kiến ngân sách trung ương hỗ trợ (90%): 115.272 triệu đồng và
ngân sách địa phương hỗ trợ (10%): 12.808 triệu đồng).
Năm 2013, kinh phí trung ương đã cấp về cho tỉnh là 10,3 tỷ (9% so với
nhu cầu kinh phí trung ương hỗ trợ). Trên cơ sở kinh phí trung ương, tỉnh đã triển
khai thực hiện, đến nay đã xây dựng mới được 286 nhà với tổng kinh phí 11,4 tỷ
đồng (trong đó nguồn trung ương là 10,3 tỉ - nguồn địa phương là 1,140 tỷ).
Năm 2014, Trung ương chưa cấp tiếp kinh phí về cho tỉnh, trong khi đó
nhu cầu xây dựng nhà mới và sửa chữa nhà cho người có cơng rất bức xúc. Nên
ngày 11/7/2014, UBND tỉnh đã tạm ứng nguồn ngân sách địa phương là 50,14 tỷ
đồng cấp về cho các huyện, thị xã và thành phố để thực hiện xây mới 464 nhà và
cải tạo sửa chữa 1579 nhà cho gia đình có cơng với cách mạng.
Trong 2 năm (2013, 2014) đã xây dựng mới 750 nhà và và sửa chữa 1.579
nhà cho gia đình có cơng với cách mạng.
Qua khảo sát cho thấy cơng tác triển khai của chính quyền nhân dân các cấp
đã được thực hiện đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả; việc tổ chức rà soát, thống kê,
phê duyệt các đối tượng thuộc diện hỗ trợ được các địa phương thực hiện dân chủ,

công khai, minh bạch, nên chưa phát sinh khiếu nại, tố cáo; các cá nhân được hỗ trợ
đã tiến hành xây dựng nhà theo đúng thiết kế, đảm bảo quy định.
Trong q trình thực hiện, chính quyền địa phương các cấp đã chủ động,
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân như: bảo lãnh cho hộ dân mua nợ
vật liệu xây dựng; tạm ứng kinh phí từ nguồn địa phương; huy động thêm các
nguồn lực khác để hỗ trợ cho người dân. Vì vậy, cho đến nay mặc dù khó khăn về
nhiều mặt, nhất là sự thiếu hụt, chậm trễ về kinh phí từ trung ương nhưng tỉnh đã
thực hiện đạt 44,2% so với kế hoạch đã được phê dụt. Bên cạnh đó, chính
quyền địa phương cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo
gỡ vướng mắc cũng như chấn chỉnh những thiếu sót trong q trình thực hiện.
- Kết quả việc phê duyệt và thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt
liệt sỹ và Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ cịn thiếu thông tin
Để thực hiện Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13 của Quốc hội, Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 về việc phê
duyệt đề án tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những


10
năm tiếp theo. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 446/QĐ-UBND, ngày
6/3/2014 thành lập Ban chỉ đạo; Quyết định 466/QĐ-UBND về việc thành lập
đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Quyết định số 669/UBND ngày
08/04/2014 về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo cơng tác tìm
kiếm quy tập mộ liệt sĩ.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Ban chỉ đạo đã phân công trách nhiệm
cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan vì vậy đã góp phần đẩy nhanh tiến độ
công tác quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định hài cốt liệt sĩ cịn thiếu thơng tin trên
địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, BCH Quân sự tỉnh đã phối hợp với ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội các cấp đã có nhiều cố gắng trong cơng tác tìm
kiếm, quy tập mộ liệt sĩ ở trong và ngoài nước. Từ năm 2013 cho đến nay, cơ
quan quân sự đã quy tập được 120 hài cốt liệt sĩ bàn giao cho ngành Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận: trong đó quy tập ở trong nước được 66 mộ;

quy tập ở Lào 54 mộ; mộ có tên có quê quán 03 mộ.
Thực hiện Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sỹ cịn thiếu thông tin theo
Quyết định 150/QĐ- TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn các địa phương, tuy nhiên việc
xác định danh tính hài cốt liệt sĩ chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn quy trình, thủ tục
liên quan đến việc giám định ADN để xác định danh tính liệt sỹ. Đến nay tỉnh
Thừa Thiên Huế đã làm thủ tục trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề
nghị giám định ADN đối với 128 mẫu hài cốt liệt sỹ, trong đó:
+ Có 52 mẫu hài cốt khơng có mẫu sinh phẩm đính kèm – đó là những hài
cốt liệt sỹ được quy tập từ Lào và các hài cốt liệt sỹ mới được quy tập trên địa bàn.
+ Có 76 mẫu hài cốt liệt sỹ có mẫu sinh phẩm đính kèm là những hài cốt
liệt sỹ chưa xác định được danh tính trong các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn
được thân nhân liệt sỹ nhìn nhận và có mẫu sinh phẩm của thân nhân do người
thân đề nghị.
Kết quả phân tích cho thấy, có 2 mẫu được cho là không phải hài cốt hoặc
không đủ chất lượng để phân tích; 36 hài cốt xác định có quan hệ huyết thống
với thân nhân có mẫu sinh phẩm gửi kèm theo; 14 hài cốt xác định không có
quan hệ huyết thống với thân nhân có mẫu sinh phẩm gửi kèm theo; 24 mẫu đến
nay chưa có thơng báo kết quả.
Cùng với việc quy tập, cấp bốc hài cốt liệt sĩ và giám định ADN, các cơ
quan quân sự tiếp tục tiến hành giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị trong chiến


11
tranh, đây là một việc làm hết sức quan trọng nhằm rà sốt, hồn thiện các hồ sơ
liệt sĩ, từng bước tổ chức phối hợp khớp nối cung cấp thêm thơng tin về mộ liệt
sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
- Kết quả việc giải quyết các vướng mắc, tồn đọng đối với hồ sơ đề nghị
đảm bảo việc xem xét, xác nhận để người có cơng với Cách mạng được thụ
hưởng chính sách thuận lợi, kịp thời, chính xác, đúng quy định

Cho đến nay, mặc dù đã có một số văn bản hướng dẫn việc xem xét, xác
nhận để người có cơng với Cách mạng sớm được hưởng chính sách một cách
thuận lợi và chính xác. Tuy nhiên do người có cơng đã khơng cịn giấy tờ, giấy
tờ thất lạc do chiến tranh, đặc thù công tác, thiên tai, công tác lưu trữ hồ sơ trước
đây còn sơ sài. Một số văn bản được ban hành nhưng chưa thật sự phù hợp với
điều kiện thực tế và hồn cảnh lịch sử nên gây khó khăn đến việc cơng nhận, xác
nhận cho người có cơng ví dụ như Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXHBQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng
hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong
chiến tranh khơng cịn giấy tờ. Vì vậy, đã gần 2 năm từ ngày thơng tư có hiệu lực,
Thừa Thiên Huế chỉ trình được 2 trường hợp đề nghị suy tôn liệt sỹ (đến nay vẫn
chưa có kết quả).
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật;
Công tác vận động xã hội tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về người
có cơng với Cách mạng (NCC).
Trong thời gian qua, tỉnh đã chú trọng đến công tác tập huấn nghiệp vụ,
bồi dưỡng kiến thức liên quan đến thực hiện chính sách pháp luật về người có
cơng cho đội ngũ cán bộ cốt cán, các đoàn thể nhằm đảm bảo thực hiện đúng các
quy định của pháp luật. Hướng dẫn đối tượng NCC và thân nhân lập hồ sơ đề
nghị giải quyết chính sách được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nên việc điều
chỉnh chế độ chính sách theo hướng dẫn mới, lập thủ tục hồ sơ mới cho NCC
được triển khai thực hiện khá tốt, ít biến động, không làm xáo trộn tư tưởng
trong NCC. Hàng năm chính quyền địa phương các cấp đã chủ động xây dựng
kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
cơng trên địa bàn vì vậy trong thời gian qua chưa phát hiện những vụ việc nổi
cộm, gây bức xúc dư luận; nhiều cơ sở được công nhận "Xã, Phường làm tốt
công tác TB-LS và NCC”. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã chỉ đạo Phòng Lao
động, Thương binh và Xã hội trực tiếp xuống cơ sở chi trả tiền lương cho các


12

đối tượng chính sách để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân,
phát hiện những sai sót để kịp thời khắc phục.
2.1.2.2.Tình hình và kết quả thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/NQUBTVQH13
- Người phục vụ cho bà mẹ Việt Nam anh hùng và người tham gia kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động trên 80%.
Trên cơ sở Pháp lệnh số 04 và các văn bản hướng dẫn có liên quan, tỉnh đã rà
sốt và kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ 100% cho những người phục vụ bà mẹ
Việt Nam anh hùng và người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy
giảm khả năng lao động trên 81%; kết quả cụ thể như sau:
Số định xuất trợ cấp hàng tháng hiện nay trên toàn tỉnh: 54 định xuất, trong đó:
+ Người phục vụ BMVNAH: 45 định suất
+ Người HĐKC nhiễm CĐHH trên 81% sống tại gia đình: 09 định suất
- Mức và chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học (chuyển từ 2 mức sang 4 mức).
Để thực hiện Pháp lệnh số 04, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số
điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng cách mạng. Theo đó, từ tháng 11/2013
tỉnh đã thực hiện việc điều chỉnh mức trợ cấp theo quy định của Chính phủ từ 2
mức lên 4 mức; kết quả rà soát như sau:
Tổng số được hưởng: 1700 đối tượng, trong đó:
- Suy giảm khả năng lao động từ 21% - 40%:
247 người
- Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60%:
1.313 người
- Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%:
46 người
- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên:
34 người.
Mặc dù đây là chính sách mới tuy nhiên vẫn chưa tạo được sự đồng thuận
cao do có những đối tượng trước đây được hưởng mức 1 hoặc 2 nhưng sau khi

xác định lại thương tật thì được hưởng mức thấp hơn mức hiện hưởng, điều đó
đã gây khơng ít tâm tư cho các đối tượng này.
- Trợ cấp hàng tháng đối với người tham gia kháng chiến bị địch bắt, tù đày.
Hiện nay, việc những trường hợp người hoạt động cách mạng, hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù đày được giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần chuyển sang
trợ cấp hàng tháng là rất thuận lợi. Qua giám sát cho thấy địa phương đã tiến


13
hành chi trả cho 1.513 người có quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng theo đúng
quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nhiều đối tượng chưa thể lập hồ sơ do các văn bản quy định về
vấn đề này vẫn còn cứng nhắc, khơng sát thực tế, chưa hợp lý, ví dụ như: người
dân giúp đỡ cách mạng bị địch bắt, tù đày khơng có hồ sơ đảng viên, lý lịch cán
bộ, bảo hiểm xã hội hay nhiều trường hợp có thể hiện tù đày trong các giấy tờ có
giá trị pháp lý nhưng vẫn khơng được lấy đó làm căn cứ để lập hồ sơ.
- Chế độ điều dưỡng: Theo quy định mới thì chế độ điều dưỡng của
người có cơng được điều chỉnh từ 5 năm/lần xuống cịn 2 năm/lần đã đáp ứng
được ngụn vọng của người có cơng. Công tác triển khai được thực hiện khá
đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo đúng thời gian, đúng chế độ cho người có
cơng.
Kết quả thực hiện như sau:
- Điều dưỡng một năm/lần:
977 lượt người
- Điều dưỡng hai năm/lần:
10.386 lượt người
Trong đó khoảng 2000 lượt được điều dưỡng tập trung còn lại thực hiện
việc chi trả chế độ điều dưỡng tại gia đình.
Nhìn chung, việc theo dõi, quản lý đối tượng điều dưỡng hàng năm được
thực hiện khá chặt chẽ thơng qua hệ thống cơng nghệ thơng tin; vì vậy việc lựa

chọn đối tượng đi điều dưỡng được chính xác hơn; kịp thời phát hiện và loại bỏ
những trường hợp đi điều dưỡng không đúng quy định.
- Chế độ trợ cấp tuất đối với thân nhân liệt sỹ: Việc thực hiện chế độ trợ
cấp tuất đối với thân nhân liệt sỹ theo pháp lệnh mới khơng có nhiều thay đổi, chủ
yếu điều chỉnh nhóm thân nhân có từ 2 liệt sỹ trở lên, vì vậy cơng tác điều chỉnh
đã được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng được điều
chỉnh. Bên cạnh đó, theo quy định mới, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật
đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên,
khơng có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức
chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Hiện nay tồn tỉnh có 9 trường
hợp con liệt sỹ thuộc diện này được hưởng trợ cấp đúng với quy định.
- Chế độ Bảo hiểm y tế cho thân nhân người có cơng: Việc thực hiện chế
độ bảo hiểm y tế cho đối tượng thân nhân người có cơng được các ngành, các
cấp quan tâm; vì vậy việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng này triển khai nhanh
chóng và thuận lợi. Hằng năm tỉnh cũng đã tiến hành kiểm tra, rà sốt cơng tác


14
cấp thẻ để tránh việc cấp sai, cấp trùng thẻ, gây lãng phí đối với ngân sách nhà
nước.
- Chế độ thờ cúng liệt sỹ: Tồn tỉnh có khoảng 12.000 - 13.000 liệt sỹ
khơng cịn thân nhân hưởng trợ cấp thờ cúng. Theo báo cáo của ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội thì hiện nay tổng số hồ sơ đã tiếp nhận: 9.200 hồ sơ; đã
giải quyết trợ cấp đối với 8.124 hồ sơ; các hồ sơ còn lại đang được các cơ quan
chức năng tích cực thẩm định và giải quyết trong thời gian tới.
- Ưu đãi trong giáo dục: Việc ưu đãi về giáo dục đã được quy định trong
pháp lệnh, tuy nhiên đến nay các văn bản hướng dẫn đối với người có cơng và
thân nhân của họ chưa được Chính phủ ban hành. Vì vậy việc thực hiện các
chính sách ưu đãi trong giáo dục vẫn đang áp dụng các bản cũ (Quyết định
49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên

quan; Thông tư liên tịch số16/2006/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC).


15
Phần 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực chính quyền địa phương, sự vào cuộc
của các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị nên việc thực hiện chế độ
chính sách cho người có cơng với cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được
những kết quả đáng phấn khởi, tạo được niềm tin của người dân đối với Đảng,
Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số vấn đề
cần quan tâm như sau.
3.1.NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ:

3.1.1. Đối với việc thực hiện yêu cầu tại Nghị quyết 494/NQUBTVQH13:
- Việc điều chỉnh nâng mức trợ cấp, phụ cấp đã góp phần nâng cao mức
sống, mức thu nhập cho người có cơng với cách mạng, tuy nhiên, so với mặt
bằng chung hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống.
- Đối với chính sách hỗ trợ về nhà ở: hiện nay nguồn kinh phí để thực
hiện chính sách về nhà ở chủ yếu là từ nguồn ngân sách của Trung ương; tuy
nhiên việc phân bổ nguồn vốn này quá chậm, nhỏ giọt nên đã ít nhiều gây khó
khăn cho địa phương và các gia đình chính sách.
- Một số nhà thuộc đối tượng hỗ trợ sửa chữa, tuy nhiên khi thực hiện cải
tạo sửa chữa thì kết cấu nhà cũ đã bị hư hỏng nặng không thể cải tạo được nên
phải xin hỗ trợ xây dựng mới làm phát sinh kinh phí, gây khó khăn cho cơ quan
quản lý nhà nước.
- Cơng tác quy tập mộ liệt sỹ và xác định danh tính gặp rất nhiều khó
khăn do chiến tranh đi qua đã lâu, các hài cốt nằm chủ yếu ở những vùng địa
bàn hiểm trở, nguồn thông tin về hài cốt liệt sỹ cịn thiếu, nguồn thơng tin lưu
trữ của các đơn vị trong chiến tranh khơng cịn nhiều....

- Việc ban hành văn bản của một số bộ ngành chưa thực sự phù hợp với
điều kiện thực tế nên đã gây khó khăn cho việc cơng nhận, xác nhận cho người
có công (Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ,
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh khơng cịn
giấy tờ nhưng trong nội dung vẫn quy định phải có các loại giấy tờ như: Danh sách liệt
sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị


16
pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh
trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu….)
3.1.2. Đối với việc thực hiện Pháp lệnh 04/2012/-UBTVQH13:
- Việc ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn còn chậm nên một số chủ
trương vẫn chưa được triển khai thực hiện (đối với chế độ ưu đãi về giáo dục)
- Công tác tổ chức điều tra, khảo sát, xác lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ
vẫn còn chậm so với thời gian quy định.
- Việc giải quyết chế độ tù đày theo hướng dẫn của Chính phủ gặp rất
nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các trường hợp người dân giúp đỡ cách mạng
bị địch bắt, tù đày (do là người dân nên khơng có hồ sơ cán bộ, lý lịch Đảng hay
hồ sơ bảo hiểm xã hội); một số trường hợp có những giấy tờ khác có giá trị pháp
lý thể hiện tù đày như hồ sơ khen thưởng, hồ sơ tặng kỷ niệm chương bị địch bắt
tù đày....nhưng vẫn không được sử dụng làm căn cứ pháp lý để xác lập hồ sơ.
Đây là vấn đề gây nhiều bức xúc trong người dân, đặc biệt là đối với những
người dân từng giúp đỡ cách mạng bị địch bắt tù đày nhưng đến nay không được
hưởng một chế độ nào.
- Việc quy định những hướng dẫn các đối tượng tham gia hoạt động cách
mạng từ 01/1/1945, người hoạt động cách mạng 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa
tháng tám năm 1945 phải có đầy đủ ngày, tháng, năm hy sinh. Thực tế cho đến nay
nhiều người đã hy sinh nhưng do giấy báo tử, hồ sơ liệt sỹ chỉ ghi năm khơng có

tháng ngày nên không đủ căn cứ để xác lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ.
- Một số chính sách hỗ trợ cho người có cơng với cách mạng khơng thống
nhất gây tâm lý xáo động, nhất là đối với việc điều chỉnh mức trợ cấp theo Nghị
định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của chính phủ từ 2 mức lên 4 mức, làm
giảm mức hưởng của 1560 đối tượng so với quy định trước đây.
- Công tác xác lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ chất độc hóa học đối với
con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gặp nhiều
khó khăn do quy định “phải có bệnh án điều trị dị tật, dị dạng có liên quan
đến phơi nhiễm chất độc hóa học” (Thơng tư liên bộ 41/2013TTLB-BYTBLĐTBXH). Bởi trong thực tế những trường hợp bị dị tật, dị dạng (khuyết tật về
chân, tay hoặc một số bộ phận cơ thể khác..) là những trường hợp khơng điều trị
tại bệnh viên nên khơng có bệnh án. Vì vậy đến nay vẫn cịn một số trường hợp
khơng được hưởng chế độ trợ cấp vì khơng thể lập hồ sơ theo hướng dẫn này.


17
- Một số đối tượng là người có cơng, liệt sỹ, mẹ VNAH mặc dù đã được
người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương cơng nhận nhưng do giấy tờ cần
thiết để chứng minh bị mất do chiến tranh, thất lạc, thiên tai nên chưa được
hưởng các chính sách hỗ trợ.
3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ:

- Việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, một số văn bản chưa sát
với thực tế nên ảnh hưởng đến công tác lập hồ sơ, cũng như chi trả chế độ đối
với các đối tượng.
- Phong tục tập quán của một số đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều tên,
tuổi, ngày tháng năm sinh khơng chính xác, trình độ còn hạn chế nên việc kê
khai thiếu thống nhất gây khó khăn cho cơng tác xác minh, lập hồ sơ cho người
có cơng.
- Số lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác chính sách ở cấp phường, xã ít
(chỉ được 1 biên chế) nên đến công tác lập, xử lý hồ sơ cịn nhiều khó khăn, dẫn

đến tồn đọng.
- Cơng tác thống kê, rà sốt, lập đề án của Chính phủ và các địa phương
chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, dẫn đến số lượng phát sinh tăng đột biến trong khi
đó nguồn ngân sách chưa đảm bảo, dẫn đến chậm tiến độ và có khả năng khơng
thể thực hiện đúng tiến độ của đề án hỗ trợ về nhà ở đối với người có cơng.
- Các văn bản quy định về lập hồ sơ có khác nhau theo từng giai đoạn và đối
tượng hưởng nhưng vì nhiều nguyên nhân nên người dân đã khơng được tiếp cận
được chế độ chính sách của Nhà nước, khi tiếp cận được thì nhiều trường hợp đã
mất hoặc khơng thể hồn thành hồ sơ cơng nhận, xác nhận người có cơng.
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Giải pháp
- Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, đề án hỗ trợ cho những người có
cơng với cách mạng nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần; nhất là việc
hỗ trợ xây dựng nhà cho người có cơng với cách mạng, đây là vấn đề hết sức
quan trọng và có tác động sâu rộng đến đời sống của người dân thể hiện đạo lý
"Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.
- Việc rà soát, ban hành văn bản QPPL cần phải được lấy ý kiến từ nhân dân, từ
địa phương, đặc biệt là yếu tố địa lý, vùng miền, tập quán sinh sống để khi thực hiện phù
hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của người dân.


18
- Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất từ trung ương đến cơ sở để
phục vụ cho công tác quản lý các đối tượng và thực hiện các chính sách được thuận
lợi hơn. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu phải có sự rà sốt, thống nhất giữa các Bộ, ngành
Trung ương và địa phương.
- Trước khi ban hành các cơ chế, chính sách cần phải thống kê, rà soát, chuẩn
bị nguồn lực, vật lực phù hợp để các dự án triển khai có hiệu quả, đảm bảo tiến độ,
tránh chồng chéo gây lãng phí hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác chế độ chính sách từ
tỉnh đến cơ sở đảm bảo trình độ chun mơn, nghiệp vụ để thực hiện các chính
sách một cách có hiệu quả.
- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách
giảm nghèo đảm bảo đúng người, đúng chế độ; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,
công khai các chế độ chính sách, kịp thời phát hiện các biểu hiện tiêu cực, xử lý
nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong việc thực hịên chính sách, pháp luật
về giảm nghèo.
3.3.2. Kiến nghị
3.3.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành
- Đề nghị Chính phủ tiếp tục cân đối nguồn ngân sách bổ sung vốn cho
công tác hỗ trợ nhà ở đối với người có cơng từ đây đến cuối năm 2014. Hiện nay
việc hỗ trợ từ ngân sách trung ương quá ít, trong khi ngân sách địa phương còn
nhiều hạn chế nên việc hỗ trợ cho các đối tượng gặp nhiều khó khăn.
- Trong q trình phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Quyết định
22/2013/QĐ- TTg tại tỉnh Thừa Thiên Huế: theo báo cáo số 5805/UBND- XH
ngày 17 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh gửi Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thì tổng số hộ cần hỗ trợ là 2.238 hộ, trong đó gồm 502 hộ cần xây mới
và 1.736 hộ cần sửa chữa. Với số liệu này thì tổng số 50% kinh phí tạm cấp từ
NSTW để thực hiện hỗ trợ trong năm 2013 là 27,4 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay
Bộ Tài chính chỉ mới cấp được 10,3 tỷ đồng. Điều này gây khó khăn cho công
tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có cơng với cách mạng. Vì vậy, đề nghị Bộ
Tài chính quan tâm, sớm bổ sung nguồn kinh phí để hỗ trợ cho người dân xây
dựng, sửa chữa nhà ở trước mùa mưa bão.
- Do quá trình thống kê, rà sốt cịn thiếu sót một số đối tượng trong diện được
hỗ trợ nhà ở ảnh hưởng đến quyền lợi của người có cơng với Cách mạng. Bên cạnh
đó một số trường hợp thuộc diện sửa chữa nhà tuy nhiên quá trình sửa chữa do kết


19

cấu nhà cũ đã hư hỏng nặng, không thể tiếp tục sửa chữa, cải tạo phải xây dựng mới.
Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến hành rà soát
để tiếp tục bổ sung và có các giải pháp điều chỉnh phù hợp.
- Việc hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh khơng cịn giấy tờ quy định tại Thông tư số 28/2013-TTLTBLĐTBXH- BQP chưa sát với thực tế, chưa giải quyết được vấn đề thất lạc hoặc
mất giấy tờ; vì vậy, mặc dù thơng tư đã ban hành 2 năm nhưng hiện nay chỉ mới
có 2 hồ sơ được xem xét (đã chuyển cho Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội
nhưng vẫn chưa có quyết định). Do đó, cần phải điều chỉnh các quy định để tạo
điều kiện cho việc xác nhận thuận lợi để các đối tượng xứng đáng sớm được
nhận hỗ trợ từ nhà nước.
- Đối với những người hy sinh hoặc bị thương từ ngày 30/9/2005 trở về
trước trước đã hoàn thành hồ sơ theo hướng dẫn tại Nghị định số 28/NĐ-CP
ngày 29/4/1995 thì đề nghị được xem xét, cơng nhận để đảm bảo quyền lợi cho
những người đã cống hiến cho cách mạng. (Những trường hợp này nằm ngoài
phạm vi quy định hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLTBLĐTBXH - BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sỹ thương binh, hưởng chính sách như
thương binh trong chiến tranh khơng cịn giấy tờ)
- Hiện nay việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện
chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng và thân nhân thực hiện theo Thông
tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 05 năm 2013. Tuy nhiên theo quy
định tại Thơng tư này thì người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị
địch bắt, tù đày cần phải có lý lịch cán bộ, đảng viên hoặc hồ sơ BHXH
thì mới được trợ cấp. Tuy nhiên, một bộ phận người trong diện này không phải
là cán bộ, đảng viên và khơng có hồ sơ BHXH nên khơng lập được hồ sơ, một
số trường hợp mặc dù có các giấy tờ khác như hồ sơ khen thưởng, hồ sơ tặng kỷ
niệm chương bị địch bắt tù đày...nhưng vẫn không được sử dụng làm căn cứ
pháp lý để xác lập hồ sơ. Vì vậy đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
sớm nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.
- Hiên nay công tác xác lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ chất độc hóa
học đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

gặp nhiều khó khăn do quy định “phải có bệnh án điều trị dị tật, dị dạng có liên
quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học” (Thơng tư liên bộ 41/2013TTLB-BYT-


20
BLĐTBXH). Tuy nhiên những trường hợp dị dạng, dị tật bẩm sinh không được
điều trị ở bệnh viện nên không thể có bệnh án như quy định thì chỉ cần có xác
nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên là được.
- Các chế độ ưu đãi nhất là hướng dẫn ưu đãi cho học sinh, sinh viên chưa
được ban hành hành kịp thời. Bên cạnh đó các chế độ ưu đãi khác về đất đai,
thuế, vốn tín dụng, việc làm... đã được Pháp lệnh quy định, nhưng việc hướng
dẫn đến nay vẫn cịn chậm. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ban, ngành
ban hành kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng.
- Mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có cơng với cách mạng đã qua
nhiều kỳ điều chỉnh, nhưng không điều chỉnh mức trợ cấp một lần đối với người hoạt
động kháng chiến giải phóng dân tộc, hiện nay mức trợ cấp một lần theo quy định
hiện hành là cịn thấp; vì đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét điều
chỉnh mức trợ cấp một lần để đảm bảo phù hợp với tình hình mới.
- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn đối với các đối tượng tham
gia hoạt động cách mạng từ 01/01/1945, người hoạt động cách mạng 01/01/1945
đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945 khơng có đầy đủ ngày, tháng, năm hy
sinh (hồ sơ liệt sỹ chỉ ghi năm hy sinh không ghi tháng, ngày) để làm căn cứ
xác lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ.
- Nghiên cứu lại việc quy định thời hạn giải quyết hồ sơ tại cấp xã, huyện
vì hiện nay số lượng cán bộ cấp xã, phường chỉ có 01 người, trong khi đó khối
lượng cơng việc đảm nhận và khối lượng hồ sơ các chính sách là rất lớn, dẫn
đến việc khó đảm bảo thực hiện đúng với quy định thời gian.
- Chính phủ cần sớm nghiên cứu ban hành hướng dẫn đối với những
trường hợp được nhân dân, chính quyền của các địa phương đó cơng nhận là liệt
sỹ, thương binh, mẹ VNAH... nhưng khơng có giấy tờ, hồ sơ thủ tục để chứng

minh nên không thể lập hồ sơ. Đây là một vấn đề hết sức hệ trọng vì chiến tranh
đã qua rất lâu, giấy tờ cần thiết có thể bị thất lạc, tiêu hủy do chiến tranh hoặc
thiên
tai. Hiện nay số người làm chứng ngày càng ít, nếu khơng sớm giải quyết
vấn đề này có thể gây thiệt thịi cho những người đã từng khơng tiếc thân mình
hy sinh xương máu cho hịa bình và độc lập dân tộc.
- Nhằm tạo điều kiện giải quyết nhanh những hồ sơ tồn đọng, giúp các đối
tượng nhanh chóng thụ hưởng được chính sách ưu đãi đã có nhiều kiến nghị của
các cơ quan liên quan đến những vướng mắc, hạn chế trong các văn bản quy


21
phạm pháp luật cần sửa đổi. Tuy nhiên những kiến nghị này rất chậm được trả
lời hoặc khắc phục, điều này làm cho cơng tác lập hồ sơ rất khó khăn gây bức
xúc cho người dân cũng như cán bộ làm cơng tác chính sách.
3.3.2.2. Kiến nghị đối với tỉnh
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi
người có cơng với cách mạng, đền ơn đáp nghĩa sâu rộng trong người dân để họ
ý thực được quyền lợi và trách nhiệm của mình.
- Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác chuyên môn tại các xã, phường
để đảm bảo cho công tác lập hồ sơ được chính xác, đúng đối tượng tránh tồn
đọng hồ sơ tại cấp cơ sở.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc giải quyết và hoàn thiện các
hồ sơ xét tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh
hùng". Hiện nay các mẹ tuổi đã cao, nên cần sớm hoàn tất các thủ tục hồ sơ để
đảm bảo quyền lợi cho các mẹ.
- Tăng cường công tác quản lý đối với các nghĩa trang liệt sỹ tránh tình
trạng mất trộm mộ liệt sỹ như đã xảy ra trong thời gian qua.
- Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu về các chính sách cũng như các đối
tượng thống nhất chung trên tồn tỉnh, đảm bảo việc tra cứu, rà sốt chặt chẽ hơn.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là UBND các huyện chủ động
trong việc hỗ trợ, giúp đỡ những người đang làm hồ sơ cần phải có giám định
pháp y nhưng khơng có sức khỏe và điều kiện đi lại như: người già lớn tuổi,
người tàn tật, đồng bào dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa... để sớm hoàn thiện thủ
tục hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng đối với các đơn vị
cấp dưới. Tăng cường công tác nắm thông tin phản hồi từ các đơn vị thực hiện
cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân, giải quyết tốt các khó khăn vướng
mắc trong thẩm quyền giúp thực hiện tốt công tác đến ơn đáp nghĩa.
- Tích cực chỉ đạo cơng tác thống kê, rà soát các đối tượng theo chỉ thị
23/ CTTTg ngày 27/10/2013 của thủ tướng chính phủ nhất là đối với các đối
tượng chưa được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người có cơng
cách mạng vì chưa đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh.


22
KẾT LUẬN
Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là một vấn đề chính
trị - xã hội to lớn của quốc gia. Trong quá trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta
ln quan tâm và dành những tình cảm, trách nhiệm để chăm sóc các thương
binh, gia đình liệt sĩ và người có cơng bằng những chính sách cụ thể, thiết thực và
phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Điều đó thể hiện đạo lý và nghĩa cử
truyền thống của dân tộc ta là “uống nước, nhớ nguồn” và “đền ơn đáp nghĩa”.
Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã
ra sức quan tâm chăm lo thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng; tổ chức huy động nhiều nguồn lực, kêu gọi sự
tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành và tồn xã hội trong phong trịa
đền ơn đáp nghĩa để chăm lo tốt hơn đời sống các gia đình người có cơng với
cách mạng. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách

được nâng lên, nhiều gia đình đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu cho quê
hương, đất nước, góp phần giáo dục và củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song, bên cạnh đó,
việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn, bất cập liên quan đến kinh phí, đội ngũ cán bộ cơ sở, các
quy định chưa phù hợp; một số gia đình chính sách vẫn cịn nhiều khó khăn.
Trong thời tới, cơng tác chăm sóc người có cơng với cách mạng cần tiếp
tục được quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa để làm trọn đạo lý tốt đẹp “Uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc.


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2011.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI): Nghị quyết số 15-NQ/TW,
ngày 21/6/2012 “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020.
3. Hiến pháp năm 2013, xem cơ sở dữ liệu luật (law database)
tại: />4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11,
ngày 29/6/2005, Ưu đãi người có cơng với cách mạng.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH11,
ngày 16/7/2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có
cơng với cách mạng.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13,
ngày 18/5/2012 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
người có cơng với cách mạng.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế: Các báo sơ
kết thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng năm 2012, 2014.
8. GS.TS.Mai Ngọc Cường (chủ biên): Một số vấn đề cơ bản về chính

sách xx hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.



×