Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Sách GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 98 trang )

Giáo dục kỹ năng sống

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Lâm Anh Chương (Chủ biên)
Nguyễn Trí Hậu – Ngơ Thị Phương Hiền

GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỚNG

-1-


Giáo dục kỹ năng sống

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Huỳnh Lâm Anh Chương (Chủ biên)
Nguyễn Trí Hậu – Ngô Thị Phương Hiền

– Chỉ đạo tổ chức biên soạn giáo trình:
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
– Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình:
Số .../QĐ–ĐHSP ngày ... tháng ... năm 2020 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
– Quyết định phê duyệt sử dụng và xuất bản giáo trình:
Số .../QĐ–ĐHSP ngày ... tháng ... năm 2020 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
– Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế – ISBN: 978–...

Bản quyền tác phẩm thuộc quyền sở hữu
của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh


Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức

MỤC LỤC
-2-


Giáo dục kỹ năng sống

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỚNG........... 7
1. Khái niệm ...................................................................... 7
2. Hệ thớng các kỹ năng sớng........................................... 12
2.1. Nhóm kỹ năng liên quan đến bản thân mỡi người .. 13
2.2. Nhóm kỹ năng tương tác với người khác ............... 15
2.3. Nhóm kỹ năng học tập và cơng việc....................... 17
3. Q trình hình thành kỹ năng sống ở mỗi người ........... 19
4. Các mức độ thành thạo của kỹ năng sống ..................... 20
CHƯƠNG 2
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH ........... 22
1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống .............. 22
1.1. Trên thế giới .......................................................... 22
1.2. Tại Việt Nam ......................................................... 27
2. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ............ 31
3. Mục đích giáo dục kỹ năng sớng cho học sinh.............. 32
4. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh........... 33
5. Nội dung giáo dục kỹ năng sớng cho học sinh .............. 34
6. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ............. 35
6.1. Dạy học kỹ năng sống như một môn học cụ thể ..... 36
6.2. Dạy lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong
các môn học khác .......................................................... 36

-3-


Giáo dục kỹ năng sống

6.3. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các
hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở trường ....................... 38
6.4. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong giờ
sinh hoạt chủ nhiệm lớp ................................................ 39
6.5. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các
hoạt động Đoàn, Đội, Sao Nhi đồng ............................. 40
6.6. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua
hoạt động tham vấn, tư vấn học đường ......................... 40
6.7. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các
hoạt động trải nghiệm ................................................... 41
6.8. Tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống ....... 41
7. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh........ 42
7.1. Phương pháp thuyết trình ....................................... 44
7.1.1. Khái niệm ........................................................ 44
7.1.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 44
7.1.3. Cách thực hiện ................................................. 44
7.2. Phương pháp đàm thoại ......................................... 47
7.2.1. Khái niệm ........................................................ 47
7.2.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 48
7.2.3. Cách thực hiện ................................................. 48
7.3. Phương pháp trực quan .......................................... 50
7.3.1. Khái niệm ........................................................ 50
7.3.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 50
7.3.3. Cách thực hiện ................................................. 51
-4-



Giáo dục kỹ năng sống

7.4. Phương pháp hoạt động nhóm................................ 51
7.4.1. Khái niệm ........................................................ 51
7.4.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 52
7.4.3. Cách thực hiện ................................................. 52
7.5. Phương pháp tình huống ........................................ 54
7.5.1. Khái niệm ........................................................ 54
7.5.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 54
7.5.3. Cách thực hiện ................................................. 55
7.6. Phương pháp sắm vai ............................................. 56
7.6.1. Khái niệm ........................................................ 56
7.6.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 56
7.6.3. Cách thực hiện ................................................. 56
7.7. Phương pháp trò chơi ............................................. 58
7.7.1. Khái niệm ........................................................ 58
7.7.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 58
7.7.3. Cách thực hiện ................................................. 58
7.8. Phương pháp thực hành ......................................... 60
7.8.1. Khái niệm ........................................................ 60
7.8.2. Ưu, nhược điểm ............................................... 60
7.8.3. Cách thực hiện ................................................. 61
8. Nhà giáo dục trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh .................................................................... 62
9. Học sinh và kết quả giáo dục........................................ 63
10. Kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh ........................................................................... 64
-5-



Giáo dục kỹ năng sống

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỚNG CHO HỌC SINH................................ 65
1. Tở chức thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh đối với hiệu trưởng ...................................... 65
1.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ............................................................................... 65
1.1.1. Định nghĩa ....................................................... 65
1.1.2. Các bước xây dựng kế hoạch ........................... 65
1.1.3. Các thành tố của kế hoạch ............................... 66
1.1.4. Các ví dụ về kế hoạch tở chức giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh theo các hình thức giáo dục .......... 67
1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.................................................................. 73
1.3. Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.................................................................. 73
1.3.1. Định nghĩa ....................................................... 73
1.3.2. Quy trình ......................................................... 73
2. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh đối với nhà giáo dục .................................... 74
2.1. Tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ............................................................................... 74
2.1.1. Các công việc cần thực hiện ............................ 74
2.1.2. Mợt sớ ví dụ minh họa ..................................... 75
2.2. Dạy học môn Kỹ năng sống ................................... 86
2.2.1. Các công việc nhà giáo dục cần thực hiện ........ 86

2.2.2. Ví dụ minh họa ................................................ 87

-6-


Giáo dục kỹ năng sống

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỚNG
Kỹ năng sớng là mợt khái niệm ngày càng trở nên phổ
biến trong giáo dục và cuộc sống. Chương này giới thiệu khái
niệm kỹ năng sống, phân biệt kỹ năng sống và các khái niệm
khác có liên quan, trình bày các cách phân loại kỹ năng sống
và quá trình hình thành kỹ năng sống của con người nói
chung, học sinh nói riêng.

1. Khái niệm
Kỹ năng sống là một thuật ngữ được nhắc đến ngày càng
nhiều, không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam. Có nhiều
cách hiểu khác nhau về kỹ năng sống:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, kỹ năng sống là khả
năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có
thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc
sống hằng ngày. Quan niệm này mang tính khái quát và nhấn
mạnh khả năng của mỡi cá nhân nhằm thích nghi và cao hơn
là đáp ứng tích cực trước những đòi hỏi và yêu cầu của cuộc
sống hằng ngày mà cá nhân đó phải đối diện. Trong quan
niệm này, hai mức độ mỗi cá nhân cần thực hiện là: thích ứng
và tích cực; tức là, mỡi cá nhân khơng chỉ cần có khả năng để
thích ứng và tồn tại trong thế giới này với những thay đổi

hằng ngày mà còn phải có khả năng để làm chủ cuộc sống của
mình và làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo đó, các vấn đề mỗi cá nhân phải đối diện là: tương tác
với người khác, sự thay đổi của điều kiện sống và môi trường,
các vấn đề của bản thân, các vấn đề về học tập và làm việc
(Bộ GD&ĐT, 2011).
-7-


Giáo dục kỹ năng sống

Theo Quỹ UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp
thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý
đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và
kỹ năng. Quan niệm này nhấn mạnh cấu trúc và q trình hình
thành kỹ năng sớng. Kỹ năng sớng khơng đồng nhất với kiến
thức về cuộc sống mà nó được cấu thành từ kiến thức về cuộc
sống, thái độ đối với cuộc sống và việc làm cụ thể của cá
nhân. Vì vậy, kỹ năng sống cần phải được hình thành trong
suốt quá trình sinh trưởng của mỗi người. Quá trình này ở mỗi
cá nhân không chỉ diễn ra ở gia đình, nhà trường mà còn ở
ngoài xã hội; không chỉ chịu ảnh hưởng của tính chất lịch sử
của từng thời đại mà còn chịu ảnh hưởng của truyền thống và
văn hóa của gia đình và xã hội mà mỗi cá nhân sinh sống (Bộ
GD&ĐT, 2011).
Theo Tổ chức UNESCO, kỹ năng sống gắn với bốn trụ
cột của giáo dục, đó là: 1) Học để biết, gồm các kỹ năng tư
duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải
quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…; 2) Học để làm, gồm
các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt

mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…; 3) Học để sống với người
khác, gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự
khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm
thông,…; và 4) Học để trưởng thành, gồm các kỹ năng cá
nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự
nhận thức, tự tin,… Quan niệm này chỉ ra hệ thống kỹ năng
sống cần thiết cho mỗi cá nhân trong mối tương quan mật
thiết với các trụ cột của giáo dục thế giới. Hệ thống các kỹ
năng sống này mang tính khoa học và thiết thực cho việc xây
dựng chương trình giáo dục cho học sinh của các quốc gia
trên thế giới (Bộ GD&ĐT, 2011).
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có nhiều nhà
giáo dục nghiên cứu về kỹ năng sống. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và
-8-


Giáo dục kỹ năng sống

Đinh Thị Kim Thoa (2012) cho rằng kỹ năng sống là năng lực
tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và
thách thức của cuộc sống hằng ngày, mà đặc biệt tuổi học sinh
rất cần để vào đời. Nguyễn Thanh Bình (2013) cho rằng kỹ
năng sống là năng lực tâm lý – xã hội của mỗi cá nhân, giúp
con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử
phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình h́ng của c̣c sớng.
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Kỹ năng sống
là năng lực tâm lý – xã hội giúp cá nhân có những hành vi
ứng phó tích cực đối với các tình huống của cuộc sống.
Kỹ năng sớng của con người là một dạng năng lực. Tại

sao cho rằng kỹ năng sống là năng lực? Như chúng ta đã biết,
năng lực là khả năng của con người để thực hiện một công
việc nào đó. Theo đó, ta gọi kỹ năng sống là một năng lực vì
nó thể hiện khả năng của con người để người đó sống được và
sống tốt cuộc sống của mình. Một người có kỹ năng sống là
một người có khả năng đảm bảo được cuộc sống của mình,
làm cho cuộc sống của mình được ổn định và phát triển,
chứng tỏ mình tự lập và trưởng thành trong c̣c sớng, thích
nghi với mọi hoàn cảnh của cuộc sống và phát triển bản thân.
Kỹ năng sống của mỗi người không phải do bẩm sinh và
di truyền quyết định, không phải bỏ tiền ra mua mà có,
không phải xin của ai khác. Một người muốn có kỹ năng
sống thì họ cần phải được chỉ dạy và phải tự thân mình rèn
luyện thì mới có được. Một thiếu nhi ḿn thích nghi trong
mơi trường nước thì phải học bơi, mợt thiếu niên ḿn biết
cách sử dụng máy tính thì phải học về máy tính, mợt thanh
niên ḿn làm chủ một quán ăn thì phải học cách tổ chức và
quản lý quán ăn, một người trưởng thành muốn giàu có thì
phải học cách làm giàu, một người về hưu muốn hạnh phúc
cũng cần học cách để có hạnh phúc. Như vậy, kỹ năng sống
-9-


Giáo dục kỹ năng sống

là năng lực của con người và chúng ta còn sống là còn học
cách để tồn tại và phát triển bản thân trước những tình huống
khác nhau của cuộc sống.
Kỹ năng sống của con người có tính chất tâm lý – xã hội.
Kỹ năng sống có tính chất tâm lý vì kỹ năng sớng ở mỡi

người là khác nhau. Người A có thể biết làm những thứ mà
người B không biết, hoặc người A làm thành thạo hơn người
B về một việc nào đó. Kỹ năng sớng có tính chất xã hợi vì
mỡi người sinh ra và lớn lên ở những môi trường xã hội khác
nhau. Người A có thể cần học để có kỹ năng giữ ấm cơ thể
khi gặp lạnh nhưng người B thì không cần. Người A có thể
cần học cách pha màu để làm việc trong khi người B thì cần
học cách tính toán với các con sớ. Tuy nhiên, có mợt số kỹ
năng mà tất cả chúng ta đều cần học vì chúng là năng lực
chung cho tất cả, đó có thể là những kỹ năng như: kỹ năng
hiểu về bản thân, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ
năng trình bày, kỹ năng tôn trọng và yêu thương, kỹ năng tự
lập, kỹ năng sống hạnh phúc.
Kỹ năng sống của con người phải được thể hiện bằng
hành động, việc làm, lời nói. Một người dù lớn hay nhỏ tuổi,
dù ở đâu trên thế giới này, dù có địa vị thế nào, khi nói rằng
mình có kỹ năng sống thì dứt khoát phải thể hiện ra kỹ năng
ấy cho người khác nhận biết thông qua lời nói, hành động
hoặc việc làm của mình (gọi chung là hành đợng); và hành
đợng này phải mang tính tích cực, phải hợp pháp, hợp đạo đức
và văn hóa.
Khi tìm hiểu khái niệm kỹ năng sống, người ta nhận thấy
có nhiều khái niệm gần nghĩa với khái niệm kỹ năng sống
nhưng không phải là kỹ năng sống như sau:
Kỹ năng thực hành, là một khái niệm thường dùng để
phân biệt với sự am hiểu lý thuyết, nó không đồng nghĩa
- 10 -


Giáo dục kỹ năng sống


với kỹ năng sống nhưng muốn có kỹ năng sống thì phải
thực hành.
Kỹ năng xã hội, cũng là một dạng năng lực của con
người, nó giúp con người thích nghi và tự tin trong các mới
quan hệ xã hội. Nhưng, kỹ năng xã hội không đồng nhất với
kỹ năng sống, vì trong kỹ năng sống, ngoài kỹ năng xã hội
còn có kỹ năng cá nhân, tức là khả năng hiểu chính bản thân.
Kỹ năng mềm, cũng là một dạng năng lực của con người,
nó thuộc về trí tuệ và cảm xúc của con người. Kỹ năng mềm
thường không liên quan đến chuyên môn của mỗi người,
không liên quan đến các thao tác mang tính kỹ thuật. Vì vậy,
kỹ năng mềm là một phần của kỹ năng sống chứ không phải là
kỹ năng sống; và kỹ năng sống bao gồm cả kỹ năng mềm và
kỹ năng cứng (là những kỹ năng liên quan đến chuyên môn,
nghiệp vụ, ngành nghề).
Kỹ năng sống còn, là những kỹ năng con người cần rèn
luyện để tồn tại. Nhưng, kỹ năng sống thì bao gồm cả những
kỹ năng để con người tồn tại và phát triển bản thân. Kỹ năng
sống còn là phần cơ bản và nền tảng của kỹ năng sống nhưng
nó không đồng nghĩa với kỹ năng sống.
Giá trị sống, cũng không phải là kỹ năng sống. Hai khái
niệm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không
đồng nhất. Kỹ năng sống là năng lực của mỗi người, còn giá
trị sống là những phẩm chất của mỗi người. Người ta có được
một kỹ năng sống nào đó dễ hơn có được giá trị sớng cụ thể.
Ví dụ, người ta có được kỹ năng bơi lội, kỹ năng sử dụng máy
tính, kỹ năng thút trình trước đám đơng dễ hơn có được giá
trị biết yêu thương hoặc giá trị tôn trọng người khác. Tuy vậy,
kỹ năng sống và giá trị sống cũng có mối liên hệ chặt chẽ với

nhau; và để có được một giá trị sống, người ta cần rèn luyện
nhiều kỹ năng sống liên quan.
- 11 -


Giáo dục kỹ năng sống

Nhìn chung, kỹ năng sống là một khái niệm được nhiều
nhà giáo dục nghiên cứu, được dư luận xã hội và cha mẹ học
sinh quan tâm tìm hiểu trên khắp thế giới. Có thể hiểu kỹ năng
sống là một năng lực của con người, được thể hiện bằng hành
động, nó không phải do bẩm sinh và di truyền mà do giáo dục
và rèn luyện quyết định. Không có kỹ năng sống thì người ta
không thể tồn tại trong cuộc sống hiện tại và không thể phát
triển bản thân trong tương lai.
2. Hệ thống các kỹ năng sống
Kỹ năng sống bao gồm nhiều kỹ năng cụ thể. Có nhiều
cách phân loại kỹ năng sống khác nhau:
Tổ chức UNESCO phân chia kỹ năng sớng thành bớn
nhóm kỹ năng gắn với bốn mục tiêu giáo dục là: 1) Các kỹ
năng liên quan đến mục tiêu học để biết, 2) Các kỹ năng liên
quan đến mục tiêu học để làm, 3) Các kỹ năng liên quan đến
mục tiêu học để chia sẻ, và 4) Các kỹ năng liên quan đến mục
tiêu học để khẳng định bản thân (Bộ GD&ĐT, 2011).
Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa (2012) phân
chia kỹ năng sớng thành bớn nhóm, bao gồm: 1) Nhóm kỹ
năng sống với mục tiêu tác động đến “trái tim”, 2) Nhóm kỹ
năng sống với mục tiêu tác động đến “cái đầu”, 3) Nhóm kỹ
năng sống với mục tiêu tác động đến “sức khỏe”, và 4) Nhóm
kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “đôi tay”.

Phạm Quang Hưng (2014) chỉ ra tám kỹ năng sống cơ bản
cần giáo dục cho học sinh Việt Nam trong thế kỷ XXI là: giải
quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, tư duy suy ḷn, làm việc
nhóm, phát triển nhân cách, sử dụng cơng nghệ thơng tin và
kỹ năng của cơng dân tồn cầu.
Huỳnh Lâm Anh Chương (2018) chia kỹ năng sống thành
tám nhóm gắn với tám giá trị sống cơ bản: các kỹ năng sống
- 12 -


Giáo dục kỹ năng sống

thể hiện sự tự tin, lòng tự trọng, lịng trung thực, hợp tác, cảm
xúc xã hợi, tính kỷ luật, tính kiên trì và tự lập.
Nhìn chung, các cách phân loại đều tập trung nhấn mạnh
kỹ năng sống không phải là một kỹ năng cụ thể mà bao gồm
nhiều kỹ năng hợp thành một hệ thống kỹ năng nhằm giúp cá
nhân đáp ứng yêu cầu cuộc sống đặt ra với cá nhân ấy và giúp
họ làm chủ c̣c sớng bản thân.
2.1. Nhóm kỹ năng liên quan đến bản thân mỗi người
Kỹ năng nhận thức bản thân
Kỹ năng nhận thức bản thân là kỹ năng hiểu đúng những
khía cạnh cơ bản của bản thân về ngoại hình và tâm hồn, biết
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Nó giúp chúng ta nhận
ra mình là ai trong các mối quan hệ gia đình, trường học và xã
hội. Các biểu hiện của kỹ năng nhận thức bản thân gồm: biết
được tình trạng sức khỏe, hiểu đúng vị trí của bản thân trong
các mối quan hệ xã hội, biết được xu hướng, năng lực, tính
cách và tình cảm của bản thân; biết được những điểm mạnh,
điểm yếu của bản thân.

Kỹ năng xác định giá trị bản thân
Kỹ năng xác định giá trị bản thân là kỹ năng mỗi người
nhận ra những điều tốt đẹp của bản thân mình. Nó giúp mỗi
người hiểu rõ hơn về bản thân, biết tôn trọng và chấp nhận
những giá trị riêng của người khác. Các biểu hiện gồm: biết
được những mặt mạnh của bản thân về ngoại hình, những
phẩm chất đạo đức, những năng lực và kết quả học tập và làm
việc, ý chí của mỗi người trong cuộc sống, những tình cảm
cao đẹp.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là kỹ năng xác định được cảm
xúc của mình trong các tình huống trong cuộc sống và hiểu
- 13 -


Giáo dục kỹ năng sống

được những ảnh hưởng của cảm xúc đó đối với bản thân mình
và người khác, thể hiện cảm xúc của mình một cách phù hợp và
biết điều chỉnh cảm xúc của mình khi cần thiết. Kỹ năng kiểm
soát cảm xúc giúp con người biết cách giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong cuộc sống một cách hài hòa và hợp tình, hợp lý.
Các biểu hiện của kỹ năng kiểm soát cảm xúc gồm: biết những
cảm xúc cơ bản của mình như: vui, buồn, tức giận, lo lắng, sợ
hãi, tự hào,…; biết nguyên nhân gây ra cảm xúc của mình; biết
cảm xúc của mình có ảnh hưởng như thế nào đến chính mình,
người thân và người khác; biết cách thể hiện cảm xúc phù hợp
trong học tập, làm việc và sinh hoạt hằng ngày.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Kỹ năng thể hiện sự tự tin là kỹ năng tin rằng mình là

người có giá trị và có ích. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp
chúng ta có suy nghĩ tích cực, thái đợ lạc quan, ý chí kiên định
và quyết đoán, có hành vi mạnh mẽ và giúp con người dễ
dàng thành công trong cuộc sống. Các biểu hiện của kỹ năng
thể hiện sự tự tin gồm: nhận thức được giá trị của bản thân,
hài lòng với những giá trị của bản thân, không coi thường và
ghét bỏ bản thân, hiểu biết rằng ai cũng có giá trị riêng.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là kỹ năng bình tĩnh, sẵn
sàng đón nhận những tình huống của cuộc sống; là khả năng
nhận biết những căng thẳng đối với mình trong cuộc sống,
hiểu được nguyên nhân và hậu quả của sự căng thẳng, biết
cách ứng phó mợt cách tích cực khi bị căng thẳng. Kỹ năng
ứng phó với căng thẳng giúp con người biết suy nghĩ và ứng
phó tích cực khi gặp căng thẳng, duy trì được trạng thái cân
bằng về sức khỏe và tâm lý của mình, không làm ảnh hưởng
đến người xung quanh, giải quyết vấn đề hiệu quả, giao tiếp
hài hòa, có cuộc sống dễ chịu và thoải mái.
- 14 -


Giáo dục kỹ năng sống

2.2. Nhóm kỹ năng tương tác với người khác
Kỹ năng cảm thông
Kỹ năng cảm thông là kỹ năng đặt mình trong hồn cảnh
của người khác để hiểu, thông cảm và chấp nhận người khác.
Kỹ năng cảm thông giúp chúng ta giao tiếp và ứng xử hợp lý
và hiệu quả hơn; nó thể hiện ở sự quan tâm và hợp tác lẫn
nhau giữa người với người. Các biểu hiện của kỹ năng cảm

thông gồm: biết được tâm trạng của đối tượng giao tiếp trong
giao tiếp hằng ngày, biết thể hiện thái độ và hành động phù
hợp với tâm trạng của các đối tượng giao tiếp, biết thể hiện
tình yêu thương đối với đối tượng giao tiếp.
Kỹ năng tìm kiếm sự hỡ trợ
Kỹ năng tìm kiếm sự hỡ trợ là kỹ năng tìm được sự giúp
đỡ, sự hỗ trợ từ những cá nhân khác và các tổ chức nhằm thực
hiện những mục đích của mình. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
giúp chúng ta nhận được không chỉ những của cải vật chất mà
cịn có những lời khun, những kinh nghiệm sống; giúp ta
thực hiện được những mong muốn của mình và làm cho cuộc
sống có ý nghĩa hơn. Các biểu hiện của kỹ năng tìm kiếm sự
hỗ trợ gồm: biết được vấn đề cần hỗ trợ; biết tìm nguồn hỗ
trợ; biết bày tỏ nhu cầu để nhận được sự hỗ trợ; biết tìm nhiều
phương án hỗ trợ để đạt được mục đích của mình.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là kỹ năng nhận biết được
nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn và lựa chọn hành đợng
tích cực nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên. Kỹ năng giải
quyết mâu thuẫn giúp con người ứng xử một cách có ý thức
đối với các mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống, tránh bạo lực
và những xung đột trong các mối quan hệ của cá nhân, hạn
chế những đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống. Các biểu hiện của
kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gồm: nhận thức được mâu thuẫn
- 15 -


Giáo dục kỹ năng sống

giữa mình và người khác, nhận thức được nguyên nhân gây ra

mâu thuẫn, biết chọn cách giải quyết hợp lý và biết nhờ người
khác hỗ trợ khi cần thiết.
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng thể hiện sự tập trung chú ý
và sự quan tâm đến sự trình bày của người khác một cách có
phản hồi. Kỹ năng lắng nghe giúp chúng ta nhận thức đầy đủ
và chính xác những thơng tin quan trọng từ người khác để
thực hiện tốt công việc và giao tiếp hiệu quả, thể hiện sự tôn
trọng đối với người khác. Các biểu hiện của kỹ năng lắng
nghe gồm: tập trung sự chú ý, nhận biết những dấu hiệu quan
trọng của thông tin nghe được, biết phản hồi hợp lý khi nghe
người khác nói.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng bày tỏ suy nghĩ và thái độ
một cách phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Kỹ
năng giao tiếp giúp chúng ta đánh giá đúng tình huống và đối
tượng giao tiếp, biết xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ, từ
đó đạt được mục đích giao tiếp của mình. Kỹ năng giao tiếp là
điều kiện cần thiết cho sự thành công và hạnh phúc. Các biểu
hiện của kỹ năng giao tiếp gồm: xác định đúng vị trí, vai trò
của bản thân và đới tượng trong các tình h́ng giao tiếp, có
hiểu biết về các mối quan hệ của mình, ý thức được mục đích
giao tiếp của mình trong các tình h́ng giao tiếp, biết cách
xây dựng tình cảm, biết sử dụng phương tiện giao tiếp để xây
dựng và phát triển các mối quan hệ của bản thân.
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng hợp tác là kỹ năng cùng với người khác thực
hiện công việc chung có kết quả. Kỹ năng hợp tác giúp con
người bổ sung sức mạnh cho nhau và tập hợp sức mạnh của
nhau nhằm thực hiện công việc chung một cách hiệu quả,

- 16 -


Giáo dục kỹ năng sống

sống hài hòa và tránh xung đột trong các mối quan hệ, đạt
được nhiều mục tiêu mà bản thân mỗi người không thể tự
mình đạt được. Các biểu hiện của kỹ năng hợp tác gồm: nhận
biết vị trí và vai trò của mình trong các nhóm mình là thành
viên, tơn trọng vị trí và vai trò của các thành viên khác, tham
gia góp ý kiến xây dựng mục tiêu chung và hoạt động chung
của nhóm, ghi nhớ và làm theo những điều đã cam kết trong
nhóm, biết phối hợp với các thành viên khác để thực hiện
công việc, nỗ lực hết khả năng bản thân cho mục tiêu chung,
giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên khác để cùng nhau thực hiện
công việc chung, có trách nhiệm với những thành công hay
thất bại của nhóm mà mình là thành viên.
2.3. Nhóm kỹ năng học tập và công việc
Kỹ năng đặt mục tiêu
Kỹ năng đặt mục tiêu là kỹ năng biết đề ra và thực hiện
được mục tiêu của bản thân trong cuộc sống. Kỹ năng đặt mục
tiêu giúp chúng ta sớng có mục đích, có kế hoạch và có khả
năng thực hiện được mục tiêu của mình. Các biểu hiện của kỹ
năng đặt mục tiêu gồm: biết được mục tiêu của mình trong
học tập, công việc và cuộc sống, biết dành thời gian để thực
hiện mục tiêu, biết tìm sự hỗ trợ để đạt mục tiêu, biết lựa chọn
biện pháp và điều kiện để đạt được mục tiêu, biết được những
thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mục tiêu, nỗ lực thực hiện
các hành động hướng đích và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm là kỹ năng xác định được
công việc của bản thân ứng với các vị trí và vai trò trong xã
hợi. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm giúp chúng ta khẳng định
giá trị bản thân trước người khác. Các biểu hiện của kỹ năng
đảm nhận trách nhiệm gồm: nhận biết những điểm mạnh của
bản thân trong các mối quan hệ xã hội, xác định được những
- 17 -


Giáo dục kỹ năng sống

công việc của bản thân, biết cách thức thực hiện và biết tìm
kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết để hoàn thành trách nhiệm, dám
nhận trách nhiệm về bản thân.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin là kỹ năng thu thập,
chọn lọc thông tin cần thiết để thực hiện mục đích của mình.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin giúp chúng ta phân biệt
được đâu là những thơng tin cần thiết, chính xác và đáng tin;
biết chọn cách ứng xử phù hợp với thông tin mà ta thu nhận
được để thực hiện hoạt động một cách hiệu quả. Các biểu hiện
của kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin gồm: biết chủ đề, thể
loại thông tin cần tìm kiếm trong học tập, công việc và sinh
hoạt; biết các nguồn thông tin để tìm kiếm; biết phương pháp
và phương tiện thu thập thông tin; biết phân tích, so sánh các
thơng tin thu thập được và sắp xếp thông tin theo hệ thống;
biết chọn thông tin cần thiết cho mục đích của mình.
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng phân bổ thời gian
hợp lý cho các hoạt động hằng ngày của mình theo thứ tự ưu

tiên và thực hiện đúng thời gian đã quy định. Kỹ năng quản
lý thời gian là điều kiện cần thiết cho việc lập kế hoạch hoạt
động, giúp con người tránh được những căng thẳng do áp lực
của cuộc sống đem lại. Các biểu hiện của kỹ năng quản lý
thời gian gồm: xác định được tầm quan trọng của mỗi công
việc của bản thân, biết phân phối thời gian hợp lý cho các
công việc, thực hiện đúng tiến độ công việc và thời gian đã
quy định.
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng tư duy sáng tạo là kỹ năng đưa ra những ý tưởng
mới và hữu ích. Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp mỗi người
khẳng định giá trị của mình trong các mối quan hệ xã hội,
- 18 -


Giáo dục kỹ năng sống

giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn trên cơ sở hiểu biết
mới về bản chất và quy luật của thế giới. Các biểu hiện của kỹ
năng tư duy sáng tạo gồm: đưa ra được những ý tưởng và cách
giải quyết mới để thực hiện nhiệm vụ, có sáng kiến khi thực
hiện những nhiệm vụ, đưa ra những cách sắp xếp mới và
những trật tự mới, sáng tác những tác phẩm.
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định là kỹ năng đưa ra những phương án
giải quyết tình huống mà con người gặp phải trong cuộc sống.
Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta lựa chọn được những
phương án phù hợp nhất và hiệu quả nhất, giúp ta đi đến thành
công trong cuộc sống. Các biểu hiện của kỹ năng ra quyết
định gồm: biết được việc gì và ai là quan trọng trong cuộc

sống của mình; biết lựa chọn quyết định hợp lý, hình dung
được kết quả của quyết định của mình; biết được ảnh hưởng
của quyết định của mình với người khác.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng biết lựa chọn
phương án tối ưu và hành động theo phương án đó để giải
quyết tình huống mà mình gặp phải trong cuộc sống. Kỹ năng
giải quyết vấn đề giúp chúng ta ứng phó tích cực và hiệu quả
đới với những tình huống trong học tập và sinh hoạt ở gia
đình, trường học và ngoài xã hội. Các biểu hiện của kỹ năng
giải quyết vấn đề gồm: xác định được tình huống mình cần
giải quyết, xác định được bản chất của nó, biết nhiều cách giải
quyết và hình dung được kết quả của từng cách giải quyết để
chọn cách tốt nhất, hành động theo quyết định đã lựa chọn,
biết chỉ ra bài học kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề.
3. Q trình hình thành kỹ năng sống ở mỡi người
Kỹ năng sống của mỗi người không phải do bẩm sinh và
di truyền. Một số loài vật khi sinh ra có thể có kỹ năng mà
- 19 -


Giáo dục kỹ năng sống

không cần giáo dục và rèn luyện, ví dụ: Cá sau khi được sinh
ra thì có thể biết bơi hoặc chim thì có thể biết bay, nhưng trẻ
em nếu không chỉ dạy thì sẽ không biết dùng chén đũa, không
biết xếp quần áo, không có khả năng trình bày,...
Kỹ năng sống của mỗi người cũng không phải do di
truyền từ cha mẹ sang con cái. Cha mẹ biết lái xe nhưng nếu
con của họ không được học cách lái xe thì mãi mãi sẽ không

biết lái. Cha mẹ có kỹ năng chia sẻ và cảm thông nhưng nếu
con họ không được học cách chia sẻ và cảm thông thì không
thể có được kỹ năng này.
Muốn có được kỹ năng sống, mỗi người cần được chỉ dẫn
bởi các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình,…) và cần tự
rèn luyện theo sự chỉ dẫn ấy. Mỗi cá nhân có thể học tập và
rèn luyện các kỹ năng sống bằng nhiều cách khác nhau như:
1) Tham gia vào các lớp học do nhà trường tổ chức, 2) Học
tập từ cha mẹ và người thân trong gia đình, 3) Học tập từ bạn
bè, 4) Học tập từ các tổ chức xã hội, 5) Học tập từ các kênh
truyền thông.
4. Các mức độ thành thạo của kỹ năng sống
Khi nói một ai đó có kỹ năng sống, thông thường người ta
hiểu rằng người ấy có năng lực làm chủ bản thân, có khả năng
ứng phó với các tình huống của cuộc sống và biết cách phát
triển bản thân không ngừng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có
kỹ năng sống như ai. Anh A có thể biết nhiều kỹ năng hơn
anh B (ví dụ: biết lái xe hơi, biết đàn piano, biết cách thiết kế
nội thất theo phong thủy, biết cách giữ bình tĩnh khi nóng
giận, biết cách làm hài lòng cấp trên). Mặt khác, tuy có cùng
một kỹ năng nhưng mỡi người có mức thành thạo khác nhau.
Ví dụ, chị C và chị D có cùng kỹ năng thuyết trình nhưng mức
độ thành thạo của hai chị có thể khác nhau, chị C trình bày
vấn đề một cách thành thạo, tự nhiên, lôi cuốn người nghe từ
- 20 -


Giáo dục kỹ năng sống

đầu đến cuối bài thuyết trình; trong khi đó, chị D trình bày bài

thuyết trình của mình theo quy trình các bước được yêu cầu,
dựa theo những nội dung đã chuẩn bị sẵn trên giấy hoặc trên
file trình chiếu.
Từ những quan sát đó thôi thúc các nhà nghiên cứu phân
định các mức độ thành thạo khác nhau khi đánh giá kỹ năng
sống của từng người. Các nghiên cứu của K. K. Platonov, G.
G. Golubev, Robert. J. Sternberg về mức độ của kỹ năng là cơ
sở lý luận quan trọng cho việc phân chia các mức độ của kỹ
năng sống (Huỳnh Văn Sơn, 2012).
Nhìn chung, khi đánh giá mức độ thành thạo của một ai
đó về một kỹ năng sớng cụ thể, có thể phân chia theo năm
mức độ như sau:
▪ Mức Kém: Người ấy có thể hiện hành động liên quan
đến kỹ năng nhưng chưa đạt yêu cầu.
▪ Mức Yếu: Người ấy thể hiện hành động liên quan đến
kỹ năng và đạt yêu cầu nhưng cần sự hỗ trợ của người khác.
▪ Mức Trung bình: Người ấy thể hiện hành động đạt
yêu cầu một cách độc lập trong những tình huống quen
thuộc, đơn giản.
▪ Mức Khá: Người ấy thể hiện hành động đạt yêu cầu
một cách độc lập trong những tình huống mới lạ, phức tạp.
▪ Mức Tốt: Người ấy thể hiện hành động một cách
thành thạo trong tất cả các tình huống.

- 21 -


Giáo dục kỹ năng sống

CHƯƠNG 2

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Có nhiều cách tiếp cận các vấn đề về giáo dục kỹ năng
sống. Giáo dục kỹ năng sống được phân tích như một nội
dung giáo dục, hoặc như một quá trình giáo dục, hoặc như
một hoạt động giáo dục.
Chương này giới thiệu lịch sử nghiên cứu về giáo dục kỹ
năng sống trên thế giới cũng như ở Việt Nam và phân tích
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo cấu trúc
các thành tố, bao gồm: mục đích giáo dục kỹ năng sống; nội
dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống; nhà
giáo dục và học sinh tham gia và đánh giá kết quả giáo dục kỹ
năng sống.
1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống
1.1. Trên thế giới
Từ những năm 1960, thuật ngữ kỹ năng sống đã được
nhiều nhà giáo dục trên thế giới bàn luận, tập trung vào việc
trả lời câu hỏi kỹ năng sống là gì, cần giáo dục những kỹ năng
sống nào cho học sinh và giáo dục bằng cách nào.
Đến những năm 1990, thuật ngữ kỹ năng sống đã xuất
hiện trong một số chương trình hành động của các tổ chức lớn
trên thế giới. Theo Tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc), những thử thách trong cuộc sống mà trẻ em phải
đối mặt là rất nhiều (ví dụ như trẻ cần biết đọc, biết viết, biết
tính toán và nhiều thứ khác cần thiết nữa), nhằm giúp trẻ em
tồn tại và phát triển. Theo đó, tổ chức này quan niệm kỹ năng
sớng gồm: nhóm kỹ năng tự nhận thức và sớng với chính
mình; nhóm kỹ năng tự nhận thức và sớng với người khác;
nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả. Theo quan
- 22 -



Giáo dục kỹ năng sống

niệm của Tổ chức UNESCO, trẻ em cần được giáo dục hai
nhóm kỹ năng sớng cơ bản gồm: những kỹ năng chung như kỹ
năng nhận thức, kỹ năng xã hội; và những kỹ năng cụ thể như
kỹ năng ứng xử về giới, kỹ năng phòng chống bạo lực. Theo
quan niệm của Tổ chức WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), kỹ
năng sống là năng lực tâm lý xã hội của mỗi người để có thể
đáp ứng với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng
ngày. Đó còn là khả năng một cá nhân duy trì trạng thái khỏe
mạnh về thể chất và tinh thần, biểu hiện qua các hành vi tích
cực và phù hợp khi tương tác với người khác, với nền văn hóa
và môi trường xung quanh. WHO đưa ra hệ thống các kỹ năng
cần được giáo dục gồm: nhóm kỹ năng nhận thức; nhóm kỹ
năng xã hợi; nhóm kỹ năng đương đầu với cảm xúc.
Đến những năm 2000, theo khuyến khích của các tổ chức
nói trên, thuật ngữ kỹ năng sống đã xuất hiện trong chương
trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới với mục đích làm
cho thế hệ trẻ toàn cầu có được những hành đợng thích ứng,
làm chủ c̣c sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đã có
hơn 150 quốc gia trên thế giới đưa giáo dục kỹ năng sớng vào
nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau.
Từ những năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu
về giáo dục kỹ năng sống nhằm giới thiệu các vấn đề lý luận
và thực tiễn của giáo dục kỹ năng sống đến các nhà quản lý
giáo dục, các nhà giáo dục học và cha mẹ học sinh.
Tại Mỹ, Jane Tuttle, Nancy Campbell-Heider, Tamala M.
David (2006) đã thành công với chương trình giáo dục kỹ
năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy tích cực của trẻ em

Mỹ từ 12 – 16 tuổi.
Tại Canada, Marios Goudas, Georgios Giannoudis (2007)
với chương trình giáo dục kỹ năng sống dựa trên thể thao
đồng đội được thực nghiệm trên 165 học sinh lớp 6 và lớp 8.
Kết quả đánh giá cho thấy nhóm thực nghiệm chương trình
- 23 -


Giáo dục kỹ năng sống

này có thành tích cao hơn nhóm đới chứng về thành tích thể
thao, kỹ năng xây dựng mục tiêu, kỹ năng tư duy tích cực và
giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, Shauna Kingsnorth, Helen
Healy, Colin Macarthur (2007) đã xây dựng chương trình giáo
dục kỹ năng sống giúp phát triển kỹ năng tự lập cho thanh
thiếu niên có vấn đề về thiểu năng trong śt thời gian từ
1985 đến 2006.
Tại Iran, Fariba Bashardoost Tajalli, Zahra Zandi (2010)
đã quan sát và phát biểu rằng ở nhiều nước trên thế giới, giáo
dục kỹ năng sống được thực hiện ở tiểu học, trung học và nó
là chương trình nền tảng để phát triển khả năng tâm lý và xã
hội. Họ đã tổ chức nghiên cứu và chỉ ra sự khác biệt về kỹ
năng tư duy sáng tạo của học sinh tại Tehran, những em tham
gia chương trình huấn luyện kỹ năng sớng so với những em
khơng tham gia. Ngồi ra, Esmaeilinasab Maryam, Malek
Mohamadi Davuod, Ghiasvand Zahra, Bahrami Somayeh
(2011) cho rằng việc huấn lụn kỹ năng sớng có thể gia tăng
kỹ năng tôn trọng và kỷ luật học đường cũng như các khía
cạnh khác của giáo dục nhân cách của sinh viên ở thành phố
Karaj, Iran bằng việc sử dụng thang đo của Cooper Smith về

lòng tự trọng. Thêm nữa, Akbar Mohammadi (2011) nghiên
cứu việc làm gia tăng sự hài lịng của nữ sinh Trường Trung
học Tabriz, Iran về c̣c sống thông qua một chương trình
giáo dục kỹ năng sống, với công cụ đánh giá trước và sau
chương trình là một bảng hỏi về sự hài lòng đối với cuộc
sống. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng chương trình
huấn luyện giáo dục kỹ năng sống này đã làm gia tăng sự hài
lòng của nữ sinh. Và, Mansoureh Moghtadaie (2012) đã thực
nghiệm một chương trình giáo dục kỹ năng xã hội tại Iran và
đã đánh giá hiệu quả của chương trình này dựa trên chỉ số
đánh giá hành vi xã hội của nam sinh tiểu học thành phố
Esfahan bằng việc sử dụng thang đo của Rigby và Slee. Kết
- 24 -


Giáo dục kỹ năng sống

quả cũng cho thấy huấn luyện kỹ năng xã hợi có thể phát triển
mới quan hệ giữa trẻ em với các trẻ em khác cùng độ tuổi.
Tại Pakistan, Khalid Rashid (2013) đã tiến hành các
nghiên cứu của mình về giáo dục kỹ năng sớng và chỉ ra rằng:
Trẻ em được chuẩn bị trước về kỹ năng sống khi vào tiểu học
sẽ tốt hơn trẻ không được chuẩn bị trước về kết quả học các
môn học: Khoa học, Tốn và Tiếng Anh, về kỹ năng xã hợi và
kiến thức giao tiếp. Kết quả nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh
rằng: Thành tích của trẻ có cha mẹ có trình độ đại học, là công
chức, nhân viên văn phòng cũng tốt hơn những trẻ khác; và
càng đầu tư nhiều vào việc giáo dục trẻ em trước khi đến
trường, càng tḥn lợi hơn trong việc phát triển thái đợ tích
cực và hạn chế những điều không mong muốn ở trường tiểu

học, và một nền tảng vững chắc là điều kiện của chất lượng
giáo dục. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đồng quan điểm,
trong đó có Berlinski và những cộng sự nghiên cứu.
Tại Thổ Nhĩ Kì, Müge Yukay Yüksel (2013) đã thực hiện
nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học,
với mục đích phát triển kỹ năng suy luận cho học sinh tiểu
học thông qua các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hành vi xã hội ở trường của học sinh
không phụ thuộc vào khả năng học tập, tuy nhiên trình đợ
thơng minh của học sinh có ảnh hưởng tích cực đến hiểu biết
xã hội, kỹ năng học thuật và hành vi chống đối xã hội. Khi so
sánh về giới tính, kết quả cho thấy trình đợ xã hợi của các học
sinh nữ từ 7 – 9 tuổi cao hơn học sinh nam, trong khi đó hành
vi khơng mang tính tích cực xã hợi của các học sinh nam cao
hơn học sinh nữ.
Ngoài ra, còn có nhiều chương trình giáo dục kỹ năng
sống khác có giá trị tham khảo. Life skill education and
curriculum (Chương trình và Giáo dục kỹ năng sống) của
- 25 -


×