Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa khmer trên địa bàn tình trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.6 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CƠNG THÚ0NG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE
PHÃT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA KHMER
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
• CHÂU MINH TUẤN

TÓM TẮT:

Bài viết đánh giá thực trạng quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển du lịch văn hóa (DLVH)
Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với phương pháp điều tra xã hội học 150 khách thể thực hiện

khảo sát chia làm 2 nhóm. Từ đó, tác giả đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN về phát triển DLVH Khmer. Đây chính là cơ sở để phát triển loại hình DLVH Khmer của
tỉnh Trà Vinh.
Từ khóa: du lịch văn hóa Khmer, tỉnh Trà Vinh, phát triển du lịch, văn hóa Khmer.

1. Đặt vấn đề
Trà Vinh có nhiều yếu tơ' đặc sắc về văn hóa,
nổi bật là nét văn hóa đặc sắc của người Khmer, do
đó, Tĩnh đã đưa ra mục tiêu chiến lược và định
hướng phát triển du lịch dựa vào văn hóa của người
Khmer. Để phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam
nói chung và của Trà Vinh nói riêng, cần có sự
tham gia quản lý tích cực, đồng bộ khơng chỉ của
các cơ quan QLNN về du lịch cấp Trung ương, mà
cịn có sự tham gia nỗ lực của các cơ quan QLNN
về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện cũng như sự chung
tay của cộng đồng người dân địa phương. Vì vậy,
việc nghiên cứu QLNN về du lịch cấp tĩnh, trọng
điểm là DLVH Khmer thực sự cần thiết và có ý


nghĩa quan trọng trong sự phát triển chung của tĩnh
Trà Vinh.
2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát
triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh
2.1. Chủ trương, đường lối phát triển du lịch văn
hóa Khmer trên địa bàn tình Trà Vinh
Quán triệt và học tập Nghị quyết của Ban châp
hành Trung ương Đảng và văn bản chỉ đạo của
122 SỐ 9 - Tháng 5/2022

Chính phủ, Úy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã có
Quyết định số 672/QĐ-UBND, ngày 20/5/2014 về
việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Trà
Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định nêu rõ quan điểm phát triển của du lịch
Trà Vinh là đưa du lịch thành ngành kinh tế quan
trọng, đóng góp tích cực vào q trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngày 11/7/2018, Hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Nghị quyết số
70/2018/NQ-HĐND quy định về một số chính sách
hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020 với nội dung cụ
thể như sau: Đối tượng áp dụng là các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp xây dựng, kinh doanh
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tiếp sau đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và
hướng dẫn thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch. Cụ

thể là: Kế hoạch số 49/KH-SVHTTDL ngày
18/5/2017 về xã hội hóa phát triển ngành Du lịch
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2020;
Quyết định sô' 918/QĐ-UBND của ủy ban nhân


QUẢN TRI - QUẢN LÝ

về quy mô, nguồn vốn. cả 2 dự án Khu Văn hóa Du lịch Ao Bà Om và Làng Văn hóa - Du lịch
Khmer tỉnh Trà Vinh vẫn chưa được hồn thiện, các
hạng mục vẫn cịn riêng lẻ, chưa có nhiều ý tưởng
kinh doanh để thu hút khách du lịch.
2.3.
Xúc tiến du lịch
Theo Quyết định SỐ918/QĐ-ƯBND của ủy ban

dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch phát
triển du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020,
định hướng đến năm 2030. Nội dung trọng tâm là:
Phát triển các sản phẩm du lịch: “Về DLVH: Hình
thành sản phẩm du lịch lễ hội, làng nghề, di sản của
dân tộc Khmer Trà Vinh (danh thắng Ao Bà Om,
các nhà Khmer tiêu biểu, tham quan làng nghề, ẩm
thực truyền thống của dân tộc Khmer trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh, các huyện: Châu Thành, Trà Cú,
Cầu Ngang); xây dựng Làng Văn hóa dân tộc
Khmer tiêu biểu tại Âp Ba Se A, xã Lương Hòa,
huyện Châu Thành.
Tuy nhiên, bên cạnh những chủ trương về phát
triển Du lịch như đã đề cập trên đây, việc ban hành

và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành
các hoạt động phát triển DLVH Khmer bền vững
còn chậm, nội dung chưa sát với điều kiện, tiềm
năng phát triển DLVH Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
2.2. Xây dựng các dự án đầu tư về du lịch văn
hóa Khmer
Dự án Làng Văn hóa - Du lịch Khmer tỉnh Trà
Vinh. Mục tiêu của dự án là bảo tồn và phát triển
văn hóa Khmer Nam Bộ. Làng Văn hóa - Du lịch
Khmer là điểm DLVH, điểm nhấn du lịch cho tỉnh
Trà Vinh, tạo ra giá trị kết nối, giao lưu văn hóa, du
lịch, thúc đẩy thương mại, đầu tư, giải quyết việc
làm, tạo ra sản phẩm, dịch vụ du lịch mới. Tổng
kinh phí thực hiện đề án khoảng 25,9 tỷ đồng.
Dự án Khu Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om. Góp
phần quan trọng vào việc phát triển du lịch của tỉnh
Trà Vinh và khu vực Tây Nam Bộ. Khu Văn hóa Du lịch Ao Bà Om là dự án có quy mơ lớn, với vốn
đầu tư lên đếngần 300tỷ đồng.
Qua quá trình thực tế, tác giả nhận thây, các dự
án được quan tâm đầu tư, nhưng còn một số hạn chế

nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch
phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 2020, định hướng đến năm 2030, thì có nội dung
trọng tâm là: Đổi mới hoạt động xúc tiến, quảng bá,
xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh thông qua ứng
dụng công nghệ thông tin, xây dựng website du lịch
Trà Vinh, tuyên truyền quảng bá rộng rãi về tiềm
năng, điều kiện tự nhiên, những địa danh, thắng
cảnh, văn hóa ẩm thực,... thu hút khách trong và

ngoài nước.
Việc xúc tiến du lịch còn được thể hiện rõ qua
việc triển khai các văn bản, kế hoạch phát triển du
lịch. Qua khảo sát về “Hiệu quả việc triển khai các
văn bản, kế hoạch phát triển DLVH Khmer trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh” đã thu về được kết quả như trình
bày tại Bảng 1.
Qua khảo sát đánh giá cho thấy, về nội dung có
triển khai và mang lại hiệu quả đạt giá trị trung bình
4,56 trên thang điểm 5; về nội dung có triển khai và
không mang lại hiệu quả đạt giá trị trung bình 2,39.
Từ kết quả trên cho thấy trong cơng tác QLNN về
du lịch nói chung, DLVH Khmer nói riêng tại tỉnh
Trà Vinh, công tác triển khai các văn bản nhằm xúc
tiến du lịch được thực hiện kịp thời và mang lại hiệu
quả cao.
2.4.
Đầu tư công vào du lịch
Hạ tầng giao thông: Hệ thống kết câu hạ tầng
giao thông trong tỉnh có bước phát triển, cơ bản đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo

Bảng 1. Đánh giá hiệu quả việc triển khai các văn bản, kế hoạch phát triển
du lịch vãn hóa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

(N = 23)
Lựa chọn/mức độ đánh giá
Giá trỊ trung binh

Nội dung


1

2

3

4

5

Có triển khai và mang lại hiệu quả

0

0

0

10

13

4,56

Có triển khai và khơng mang lại hiệu quả

1

12


10

0

0

2,39

Nguồn: Tác giả khảo sát, năm 2020

SÔ'9-Tháng 5/2022 123


TẠP CHÍ CƠNG THIÍƠNG

quốc phịng - an ninh, kết nốì tốt với khu vực vùng
đồng bằng sông cửu Long.
Hệ thống cảng sông, cảng biển: Theo Quyết
định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, hệ thống cảng
biển Trà Vinh là cảng tổng hợp địa phương loại II,
gồm có 4 bến cảng, trong đó trên địa bàn huyện
Duyên Hải có 3 bến cảng(Bến cảng Định An, Bến
cảng Duyên Hải và Bến cảng đầu môi tiếp nhận
than cho các nhà máy nhiệt điện), địa bàn huyện
Trà Cú có 1 bến cảng.
Nhìn chung, hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội,

đặc biệt là giao thông trên địa bàn tỉnh đang từng
bước được hồn thiện.
Từ những chính sách đầu tư cơng nêu trên, đặc
biệt là về cơ sở hạ tầng giao thông, đã góp phần rất
lớn cho việc thuận tiện di chuyển của du khách
ngồi tỉnh tìm đến du lịch tại Trà Vinh. Đó chính là
điều kiện cần thiết để góp phần làm thúc đẩy phát
triển DLVH Khmer tại Trà Vinh.
2.5. Đội ngũ nhân lực thực hiện quản lý
nhà nước
2.5.1. vể sô'lượng nhân lực thực hiện quản lý nhà
nước phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh
Theo thơng tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Trà Vinh, số lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức QLNN trên lĩnh vực du lịch của tỉnh
gồm có: 37 người, với 2 lãnh đạo câp sở; 8 người
làm việc tại Phịng Quản lý Văn hóa - Du lịch; Lĩnh
vực sự nghiệp cơng lập có 9 người làm việc tại
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (8 lao động
trong biên chế và 1 nhân viên bảo vệ); Các huyện,
thị xã, thành phố có: 18 người làm về QLNN.
2.5.2.
về chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh, tính đến cuối năm 2016, nhân lực
làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Trà Vinh là
1.085 người, gồm: Nhóm lưu trú là 601 người (trong
114 cơ sở lưu trú du lịch), nhóm lữ hành 167 người
(trong 10 đơn vị lữ hành), nhóm dịch vụ hỗ trợ 300

người (trong các khu du lịch, vui chơi giải trí), nhóm
sự nghiệp 11 người, nhóm quản lý nhà nước về du
lịch 6 người.
Ớ cấp tỉnh, Phịng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc

124 SƠ'9-Tháng 5/2022

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập từ
năm 2006 đến nay có 5 cơng chức quản lý các hoạt
động trong lĩnh vực du lịch tất cả đều có nghiệp vụ
về du lịch. Trung tâm Thơng tin Xúc tiến Du lịch
với 10 viên chức trực thuộc sỡ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, có nhiệm vụ chính là xúc tiến, quảng bá
và kêu gọi các nhà đầu tư vào du lịch Trà Vinh. Ớ
cấp huyện, cán bộ quản lý du lịch chủ yếu là phân
công 1 cán bộ Phịng Văn hóa Thơng tin phụ trách
kiêm nhiệm, rất ít người có trình độ chun mơn về
du lịch dù đa số có trình độ đại học.
Nguồn nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành hầu
hết được đào tạo về chuyên môn du lịch tại Thành
phố Hồ Chí Minh, sau khoảng thời gian làm việc
tại các đơn vị lữ hành, họ về Trà Vinh thành lập
doanh nghiệp.
2.6. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm
trong du lịch
Qua khảo sát, điều tra về mức độ thực hiện việc
thanh tra, kiểm tra các cơ sở dịch vụ du lịch như nhà
hàng, quán ăn,... kết quả như sau: có thực hiện thỉnh
thoảng chiếm giá trị trung bình cao nhất 4,39; có
thực hiện đột xuất đứng thứ hai, chiếm 4,13; có thực

hiện thường xuyên chiếm giá trị trung bình 4,08. Từ
kết quả trên cho thấy việc thực hiện thanh tra, kiểm
tra các cơ sở dịch vụ du lịch còn lỏng lẻo, chưa được
thực hiện thường xuyên, chưa mang lại hiệu quả
cao. (Bảng 2)
Qua tổng hợp kết quả khảo sát về công tác giám
sát, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý sai
phạm trong du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch,
dịch vụ lưu trú, chúng tôi đã thu về được kết quả
nhưBẳng 3.
Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thây: Những
đợt thanh tra, kiểm tra không diễn ra thường xuyên,
từ đó khó kiểm sốt và ngăn chặn một số tệ nạn,
hiện tượng chặt chém khách du lịch,...
3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về phát triển du lịch văn hóa Khmer ở tỉnh
Trà Vinh
3.1. Đề cao vai trị người đứng đầu trong hoạt
động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa Khmer
Người đứng đầu đóng vai trị quan trọng trong
hoạt động QLNN về DLVH Khmer. Qua việc chỉ
đạo sát sao trong công tác chuyên môn, cũng như
trong hoạt động QLNN về DLVH Khmer cho thấy
sẽ tạo điều kiện cho hoạt động này diễn ra thuận


QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

Bảng 2. Mức độ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở dịch vụ du lịch
(Nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ, homestay,...) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh


(N = 23)
Lựa chọn/mức độ đánh giá

Nội dung

Giá tn trung bình

1

2

3

4

5

Thực hiện thường xuyên

0

2

3

9

9


4,08

Thực hiện thỉnh thoảng

0

0

1

12

10

4,39

Thực hiện đột xuất

1

1

1

11

9

4,13


Nguồn: Tác giả khảo sát, năm 2020

Bảng 3. Mức độ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở dịch vụ du lịch như
(Nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ, homestay,...) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

(N = 127)
Lựa chọn/mức độ đánh giá

Giátri

Nội dung
3

4

5

trung bình

18

20

45

42

3,84

12


14

56

45

4,06

1

2

Thưởng xuyên thấy những đợt thanh tra, kiểm tra

2

Những đợt thanh tra, kiểm tra không diến ra thường xuyên

1

Nguồn: Tác giả khảo sát, năm 2020

lợi hơn. Các chủ thể kinh doanh trong hoạt động
du lịch sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó,
người đứng đầu các cơ quan QLNN về du lịch,
người đứng đầu các cơ quan tham mưu quản lý về
DLVH cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc
phát triển du lịch nói chung, DLVH Khmer nói

riêng. Người đứng đầu sẽ có cách thức phổ biến
những cơ chế, thủ tục để tất cả các chủ thể liên
quan trong QLNN về du lịch văn hóa Khmer nắm
rõ và thực hiện tốt vai trị của mình.
3.2. Hồn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chếphối hợp
trong hoạt động quản lý nhà liuức đới vơi du lịch
văn hóa Khmer
3.2.1. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan chuyên mơn, các ngành có liên quan
Hoạt động QLNN về DLVH Khmer trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh cần sự quan tâm đến từ nhiều ban
ngành khác nhau, như:
- Sở Giao thông vận tải: Quản lý, hỗ trợ công
tác xây dựng đường xá phục vụ cho các tuyến điểm
du lịch.
- Sở Công Thương, sở Tài chính, sở Kế hoạch
và Đầu tư: Quản lý, hỗ trợ về việc cấp nguồn kinh
phí để duy trì, bảo tồn và xây dựng mới các điểm du
lịch địa phương.

- Sở Xây dựng: Quản lý việc xây dựng cơ sở vật
chất, hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch.
- Sở Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho người dân,
du khách khi xảy ra những sự cố về sức khỏe,
tính mạng.
Tại các đơn vị cấp huyện, đơn vị thực hiện chức
năng QLNN về du lịch: Hội đồng nhân dân và úy
ban nhân dân là 2 cơ quan đóng vai trị chủ chốt
trong việc xây dựng định hướng, triển khai hoạt
động QLNN về DLVH Khmer. Các cơ quan

chuyên mơn trên địa bàn huyện, giữ vai trị tham
mưu đối với chính quyền địa phương trong thực
hiện QLNN đơi với nội dung này.
3.2.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở
chuyên ngành
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do đó,
để phát triển cần có cơ chế liên quản, phôi hợp
quản lý giữa các Sở, ngành để nâng cao chát lượng
dịch vụ.
3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán
bộ cơng chức thực hiện hoạt động quản lý nhà
nước về phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa
bàn tình Trà Vinh
Thứ nhất, chủ động dự báo nhu cầu cán bộ để
quy hoạch gắn với đào tạo, có định hướng xây dựng

SỐ 9 - Tháng 5/2022 125


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
DLVH Khmer theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị
bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
và kỹ năng quản lý điều hành, tiêu chuẩn hóa đội

ngũ cán bộ, công chức DLVH Khmer đáp ứng với
yêu cầu quá trình phát triển DLVH Khmer.
Thứ hai, thường xuyên tập huấn, bổ sung kiến

thức về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng quản lý
và tổ chức các nội dung phát triển DLVH Khmer.
Thứ ba, Các sở, ngành có liên quan cần phối
hợp với Trường Đại học Trà Vinh trong việc đào
tạo, nhằm sâu sát hơn với nhu cầu thực tế.
Thứ tư, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
DLVH Khmer trình độ cao, tạo cơ chế chính sách
đãi ngộ hợp lý để thu hút được nguồn nhân lực
DLVH Khmer chất lượng cao cho ngành và các địa
phương. Công tác đào tạo phải gắn liền với yêu cầu
sử dụng cán bộ.
3.4. Xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ
quản lý nhà nước về du lịch văn hóa của Tỉnh
Cơng nghệ thông tin tác động đến mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội. Do đó, cần xây dựng trang thơng
tin điện tử xúc tiến du lịch cũng như phục vụ cho
hoạt động QLNN về du lịch nói chung, DLVH
Khmer nói riêng. Trang thơng tin điện tử cần có
sự cập nhật thường xuyên các quy định, cũng như
các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh để có thể
quảng bá tốt hơn.
3.5. Tăng cường công tác kiểm ưa, giám sát đối
với hoạt động phát triển du lịch văn hóa Khmer
trên địa bàn tình
Cõng tác kiểm tra, giám sát giúp cho các cơ
quan chức năng theo dõi chặt chẽ việc phát triển
DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngồi hoạt

động tự kiểm tra của các cơ quan thì hoạt động
kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ của các cơ quan

câp trên đối với cấp dưới là cần thiết. Mỗi cơ quan,
mỗi cán bộ, cơng chức cần xem đó là nhiệm vụ
thường xuyên, từ đó giúp cho hoạt động QLNN về
phát triển DLVH Khmer đạt được hiệu lực, hiệu
quả cao.
3.6. Chú trọng đến đội ngũ nhân lực thực
hiện du lịch văn hóa Khmer là đồng bào dân tộc
Khmer
Phát triển DLVH Khmer, QLNN về phát triển
DLVH Khmer về bản chất là nhằm nâng cao chất
lượng đời sông xã hội của người dân trong tỉnh,
trong đó có đồng bào dân tộc Khmer. Để thu hút
được đồng bào dân tộc Khmer tham gia phát triển
du lịch, cần cho họ nhìn nhận lợi ích của việc phát
triển du lịch trong phum, sóc - nơi họ đang sinh
sống. Những buổi tập huấn, chia sẻ, tuyên truyền
về những lợi ích mà đồng bào được hưởng từ phát
triển DLVH Khmer sẽ có tác động rất lớn đến nhận
thức của họ, thơi thúc họ làm du lịch một cách có
trách nhiệm.
3.7. Tôn tạo, bảo tồn và phát triển các làng
nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer
Việc tôn tạo, bảo tồn và phát triển các làng
nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là
cần thiết. Các làng nghề (cùng với các lễ hội) xem
là “linh hồn” văn hóa Khmer. Các làng nghề trên
địa bàn huyện Trà Cú, cầu Ngang đang có dấu
hiệu mai một. Hiện nay, các làng nghề đang dần
biến mất, người làm nghề cũng dần bỏ nghề vì
nhiều lý do. Vì vậy, các cơ quan QLNN về du lịch

cần có Đề án, Kế hoạch bảo tồn và phát triển các
làng nghề này ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Quốc hội (2017), Luật Du lịch năm 2017 (Luật sô'09/2017/QH14) ngày 19/6/2017 về việc ban hành Luật Du lịch.

2.

Chính phủ (2007). Nghị định sơ 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong

lĩnh vực du lịch.
3. Chính phủ (2016). Quyết định sô' 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy
hoạch tổng thểphát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4.

ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh (2018). Quyết định sô'918/QĐ-UBND ngày 11/5/2018 về việc ban hành Kế hoạch

phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.

126 Số9-Tháng 5/2022


QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

5.

ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh (2019). Quyết định sô' Ỉ478/QĐ-UBND ngày 07/8/2019 về việc phê duyệt đề án


Làng Văn hóa - Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh.

6.

Chính phủ (2011). Quyết định sơ' 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án

“Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
7.

ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh (2014). Quyết định số672/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 về việc phê duyệt Đề án

Phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

8.

Lê Hồng Ân, Đỗ Văn Xê (2009). Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang. Tạp chí khoa học Đại học cần Thơ.

Số 12,336-345.
9.

Đinh Văn Hưởng (2017). Giải pháp thu hút du khách vào huyện Cơn Đảo. Tạp chí Kỉnh tế Châu Á - Thái

Bình Dương.

10.

Tỉnh ủy Trà Vinh (2018). Kế hoạch sơ' 75-KH/TU ngày 08/01/2018 về tổ chức thực hiện 6 nhiệm vụ tập trung, 3

nhiệm vụ đột phá năm 2018 và những năm tiếp theo.


11.

Lê Văn Lợi (2015). Bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo Nam tơng Khmer vùng Tây

Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Chính trị, (4), 56-61.

Ngày nhận bài: 3/3/2022
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 3/4/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 13/4/2022
Thông tin tác giả:

CHÂU MINH TUẤN

Khoa Quản lý nhà nước, Quản trị văn phòng - Trường Đại học Trà Vinh

THE STATE MANAGEMENT

OF KHMER CULTURAL TOURISM DEVELOPMENT
IN TRA VINH PROVINCE
• CHAU MINH TUAN
Faculty of state Management and Office Administration
Tra Vinh University

ABSTRACT:

This study assesses the current state management of Khmer cultural tourism development in

Tra Vinh province. This study uses the sociological survey method with 150 subjects which are
divided into 2 groups. Based on the study’s findings, some directions and solutions are proposed


to improve the state management of Khmer cultural tourism development. This study is expected
to help Tra Vinh province develop the provincial Khmer cultural tourism.
Keywords: Khmer cultural tourism, Tra Vinh province, tourism development, Khmer culture.

SỐ 9 - Tháng 5/2022 127



×