Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(TIỂU LUẬN) các NGUYÊN tắc cơ bản để GIẢI QUYẾT vấn đề dân tộc và tôn GIÁO ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.8 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN II

ĐỀ TÀI SSỐ
Ố 8:
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ GI
GIẢ
ẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN
GIÁO Ở VI
VIỆ
ỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Văn Hoàng
Sinh viên thực hiện

: Lê Minh Đức

Lớp

: K21TCB - BN

Mã sinhviên

: 21A4011107

Bắc Ninh, ngày 30 tháng 3 năm 2021



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo . Những năm gần đây,
sự hồi phục, phát triển khơng bình thường của một số đạo như đạo Tin lành, hội
chúa trời …. ở một số nơi do các thế lực phản động lợi dụng tín ngưỡng tơn
giáo để kích động người dân làm bạo loạn chính trị, gây rối loạn trật tự cơng
cộng … đang trở thành vấn đề có liên quan đến chính trị - xã hội hết sức phức
tạp. Bên cạnh đó các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến các tơn giáo
chưa chấm dứt, có nơi trở thành “điểm nóng” về tơn giáo; hiện tượng không
tuân thủ quy định của pháp luật trong việc truyền đạo, sửa chữa, xây dựng mới
nơi thờ tự của các tôn giáo vẫn diễn ra với những mức độ khác nhau.
Đứng trước tình hình phức tạp như vậy, Đảng, Nhà nước, các cấp chính
quyền đã tốn khá nhiều cơng sức, tiền của,... để xử lý các “điểm nóng” về vấn
đề tôn giáo và dân tộc. Song trên thực tế vẫn cịn nhiều khó khăn vướng mắc,
bất cập: Hiệu quả các giải pháp còn hạn chế, bởi phần lớn chỉ là giải pháp tình
thế.
Xuất phát từ tình hình thực tế bài tiểu luận của em xin lựa chọn đề tài “
các nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề dân tộc và tơn giáo ở Việt Nam
hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống các vấn đề lý luận về dân tộc và tôn giáo cũng như nghiên cứu
thực trạng về giải quết các vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay. Đề
xuất giải pháp cho công tác giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện
nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về dân tộc và tôn giáo.
2



3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề dân tộc và tôn giáo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống lại các vấn đề lý luận về các vấn đề dân tộc và tôn giáo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hiểu rõ th ực trạng về giải quyết các vấn đề và tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần xử lý tốt hơn các vấn đề này
trong thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành chính trị
học và các phương pháp liên ngành khác nhau, cụ thể: Phương pháp phân tích
chính sách cơng; phương pháp phân tích hệ thống và hệ thống chính trị; phương
pháp lịch sử và phương pháp logic; phương pháp phân tích và phương pháp tổng
hợp; phương pháp thống kê; phương pháp định lượng; phương pháp định tính...
6. Kết cấu đề tài
+ Chương 1. Khái quát các vấn đề lý luận về dân tộc và tôn giáo
+ Chương 2. Thực trạng về giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay
+ Chương 3. Giải pháp giải quyết các vấn đề dân t ộc và tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay

3


CHƯƠNG 1. Khái quát các vấn đề lý luận về dân tộc và tôn giáo
1. Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản c ủa chủ nghĩa Mác Lê
nin trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc
1.1. Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:

Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ c ộng đồng người cụ thể nào đó
có những mối liên hệ chặt chẽ, bền v ững, có sinh hoạt kinh t ế chung, có ngơn
ngữ chung của cộng đồng và trong sinh ho ạt văn hóa có những nét đặc thù so
với những cộng đồng khác; xuất hiện sau c ộng đồng bộ lạc; có kế thừa và phát
triển hơn những nhân t ố tộc người ở cộng đồng bộ l ạc và thể hiện thành ý th ức
tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền
vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống
nhất, quốc ng ữ chung, có truyền thống văn hóa, truyề n thống đấu tranh chung
trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Như vậy, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là
cộng đồng xã hội theo n ghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc
là tồn bộ nhân dân m ột nước, là quốc gia dân tộc. Với nghĩa như vậy, khái
niệm dân tộc và khái ni ệm quốc gia có s ự gắn bó chặt chẽ v ới nhau, dân tộc bao
giờ cũng ra đờ i trong một quốc gia nh ất định và thực tiễn lịch sử chứng minh
rằng những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường khơng tách r ời với sự
chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung
và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
1.2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội
Nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của
nó:
4


Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về
quyền sống của mình, các c ộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc
gia dân tộc độ c lập. Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực có nhi ều
cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản.

Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp b ức dân tộc để
tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc l ập và có tác động nổi bật trong giai
đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều c ộng đồng dân cư đã
ý thức được rằng, chỉ trong c ộng đồng dân t ộc độc lập họ mới có quy ền quyết
định con đường phát triển của dân tộc mình.
Xu hướng thứ hai: Các dân t ộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hi ệp lại v ới nhau. Sự phát triển c ủa lực lượng s ản xuất, của
giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia
và quốc t ế mở rộng giữa các dân t ộc, xóa bỏ s ự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các
dân tộc xích lại gần nhau.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, sự vận động của hai xu hướng trên
gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ
sở t ự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận, thay vào đó là những
khối liên hiệp với sự áp đặt, thống trị của ch ủ nghĩa đế quốc nhằm áp bức, bóc
lột các dân tộc còn nghèo nàn và lạc hậu.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, một thời đại mới đã xuất
hiện - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là sự
quá độ lên một xã hội trong đó các quyền tự do, bình đẳng và mối quan hệ đồn
kết, h ữu nghị giữa người v ới người đượ c thực hiện. Giai cấp công nhân hiện đại
với sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với nhân dân lao động sẽ sáng tạo ra xã hội
đó.
Khi nghiên cứu về dân tộc, quan h ệ dân tộc và những xu hướng phát triển
của nó, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, chỉ trong điều kiện của chủ
nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức giai cấp, tình trạng người bóc lột người bị thủ
tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc cũng bị xóa bỏ.
5


Với thắng l ợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trở thành giai
cấp cầm quyền tạo tiền đề cho tiến trình xây d ựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời

cũng mở ra quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, dân tộc xã h ội chủ nghĩa chi xuất hiện khi sự cải tạo, xây dựng
từng bước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc theo
các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, dân tộc xã hội chủ
nghĩa cũng chỉ có thể ra đời từ kết quả tồn diện trên mọi lĩnh vực của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội t ừ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa - tư
tưởng.
Dân tộc trong tiến trình xây d ựng chủ nghĩa xã hội có s ự vận động m ới
theo hướng ngày càng tiến b ộ, văn minh. Trong đó, hai xu hướng khách quan
của s ự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác d ụng cùng chi ều, bổ sung, hỗ trợ cho
nhau và diễn ra trong t ừng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia. Quan hệ dân
tộc sẽ là biểu hi ện sinh động của hai xu hứơng đó trong điều kiện của công cuộc
xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
để xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa
các dân tộc. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng sẽ là nhân tố
quan trọng cho từng dân tộc nhanh chóng đi tới phồn vinh h ạnh phúc. Mỗi dân
tộc khơng những có điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của dân tộc minh để
phát triển mà còn nhận được sự giúp đỡ, dựa vào tiềm năng của dân tộc anh em
để phát triển nhanh chóng.
Sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội trong một quốc gia s ẽ làm cho những giá tr ị, tinh hoa của các dân tộc hoà
nhập vào nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú thêm giá tr ị chung của quốc
gia - dân tộc. Những giá trị chung đó sẽ lại trở thành cơ sở liên kết các dân tộc
chặt chẽ, bền vững hơn.

6


Tóm lại, dân tộc và quan hệ dân t ộc trong tiến trình xây dựng xã h ội xã

hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng trong toàn b ộ nội dung của sự nghiệp
xây d ựng xã hội mới. Xã hội mới từng bước tạo ra những điều kiện để xây dựng
quan hệ hợp tác gi ữa các dân t ộc. Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc gắn
với sự phát triển của cả cộng đồng các dân tộc. Sự tăng cường tính thống nhất
các dân t ộc trở thành một quá trình hợp quy luật. Tuy nhiên, tính cộng đồng
chung, tính thống nhất v ẫn trên cơ sở giữ gìn và phát huy tinh hoa, b ản sắc của
từng dân tộc.
1.3. Những quan điểm cơ bả n của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc
Cùng với vấn đề giai cấp, v ấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan
trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết v ấn đề
dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn đị nh, phát
triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ
phận c ủa những vấn đề chung về cách mạng vơ sản và chun chính vơ s ản. Do
đó, giải quyết vấn đề dân t ộc phải g ắn với cách mạng vô s ản và trên cơ sở của
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh rằng, khi
xem xét và giải quyết vấn để dân tộc phải đáp ứng v ững trên l ập trường giai cấp
cơng nhân. Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết v ấn đề dân tộc
phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.
Giải quyết vấn để dân tộc thực chất là xác lập quan h ệ cơng bằng, bình
đẳng giữa các dân tộc trong m ột quốc gia, gi ữa các quốc gia dân tộc trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai
cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra
"Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hồn tồn bình đẳng;

7



các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây
được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thê
tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn v ề
vấn đề dân tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã
trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các
đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc. Tất
cả các dân tộc, dù đơng người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp
đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, khơng có đặc quyền đặc lợi về kinh tế,
chính trị, văn hóa, ngơn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực t ế, trong đó việc
khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc
do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
Trong quan h ệ giữa các quốc gia - dân t ộc, quyền bình đẳng dân tộc g ắn
liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá
quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với
các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong
quan hệ quốc tế.
- Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết
định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền
dân tộc tự quyết bao gồm quyền t ự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân
tộc độc lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ khơng phải vì mưu đồ và lợi ích của
8



một nhóm người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên
cơ sở bình đẳng.
Khi xem xét gi ải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng v ững trên
lập trường của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào dân t ộc tiến bộ, kiên
quyết đấu tranh chống l ại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm
chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, địi ly khai chia rẽ dân tộc.
- Liên hiệp cơng nhân tất cả các dân tộc
Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong "Cương lĩnh dân tộc" của
V.I.Lênin. Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất qu ốc tế của giai cấp công nhân,
phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất gi ữa sự nghiệp giải phóng
dân tộc với giải phóng giai cấp.
Đồn kết giai cấp cơng nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với s ự
nghiệp giải phóng dân l ộc. Nó có vai trị quy ết định đến việc xem xét, th ực hiện
quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đồng thời, đây cũng là yếu
tố tạo nên s ức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân
tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
2. Vấn đề tôn giáo và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê
nin trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã h ội ra đời rất sớm trong l ịch sử nhân loại
và tồn t ại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm
qua.
2.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã h ội ra đời rất sớm trong l ịch sử nhân loại
và tồn t ại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm
qua. Nói chung, b ất cứ tơn giáo nào, v ới hình thái phát tri ển đầy đủ của nó, cũng
đều bao gồm: ý th ức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng
cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng v ới những
hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.
9



Với tư cách là một hình thái ý th ức xã hội, "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người – của những l ực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là s ự phản ánh
trong đó những l ực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế".
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với nh ững điều kiện tự nhiên và
lịch sử cụ thể, xác định, về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh
sự b ế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong ý
thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con
người.
Trong lịch sử xã hội lồi người, tơn giáo xu ất hiện từ rất s ớm. Nó hồn
thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, văn
hóa, chính trị. Tơn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là
từ các nguồn gốc kinh t ế - xã hội, nhận thức và tâm lý. Khi trình độ con người
thấp kém, bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, của xã hội con người đặt hy
vọng vào những lực lượng siêu nhiên. Khi nh ững hiện tượng tự nhiên, xã hội
khơng thể giải thích được, thay vào đó người ta giải thích bằng tơn giáo. Tơn
giáo góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm
hồn, xoa dịu nỗi đau của con người.
2.2. Vấn đề tơn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong tiến trình xây d ựng chủ nghĩa xã hội và trong xã h ội xã hội chủ
nghĩa, tôn giáo vẫn cịn tồn tại. Điều đó có nhiều ngun nhân, trong đó có các
nguyên nhân chủ yếu sau:
-Nguyên nhân nhận thức
Trong tiến trình xây d ựng chủ nghĩa xã hội và trong xã h ội xã hội chủ
nghĩa vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học
chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại vẫn chưa thực sự được nâng
cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con
10



người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân
dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh.
-Nguyên nhân kinh tế
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh t ế vẫn còn tồn tại
nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp
xã hội. Trong đời sống hi ện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội vẫn cịn di ễn ra, s ự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa
các nhóm dân cư cịn tồn tại phổ bi ến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên
vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động
với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
-Ngun nhân tâm lý
Tín ngưỡng, tơn giáo đã tồn t ại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở
thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình c ảm c ủa một số bộ phận đơng
đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, cho dù trong tiến trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã có những biến đổi
mạnh mẽ về kinh tế, chính trị - xã hội, song tôn giáo vẫn không thể biến đổi
ngay cùng với tiến độ của nh ững biến đổi kinh tế - xã hội mà nó ph ản ánh. Điều
đó cho thấy, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ý thức xã hội
thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội, trong đó ý thức
tơn giáo thường lại là yếu tố mang tính chất b ền vững nhất trong đời s ống tinh
thần của mỗi con người, của xã hội.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội
Xét về mặt giá trị, có nh ững nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với chủ
nghĩa xã hội, với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng
thiện... đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Chính vì
thế, trong một chừng mực nhất định, tơn giáo có s ức thu hút m ạnh mẽ đối v ới
một bộ phận quần chúng nhân dân. M ặt khác, những thế lực phản động lợi d ụng

11


tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây đựng chủ nghĩa xã
hội.
- Nguyên nhân văn hóa
Trong thực tế sinh hoạt văn hóa xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo đã
đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội và trong
một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dụ c ý thức cộng đồng, phong cách, l ối
sống của mỗi cá nhân trong c ộng đồng, về phương diện sinh hoạt văn hóa, tơn
giáo thường được thực hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng với
những lời răn theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn
giáo. Những sinh hoạt văn hóa có tính chất tín ngưỡng, tơn giáo ấy đã thu hút
một bộ phận quần chúng nhân dân xu ất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tình
cảm của họ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản khiến tơn giáo vẫn cịn tồn tại
trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, cùng với tiến trình đó, tơn giáo cùng có những biến đổi cùng với sự thay
đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội nới.
2.3. Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tơn giáo
Tín ngưỡng, tơn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Do đó,
những vấn đề nảy sinh từ tơn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức
thận trọng, cụ thể và chuẩn xác, có tính ngun tắc với những phương thức sinh
hoạt theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Một là, giải quyết những v ấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã
hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa
Mác - Lênin và h ệ tư tưởng tơn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh
quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, khắc phục dần


12


những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới.
Hai là, tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân.
Khi tín ngưỡng tơn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân thì nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bảo đảm quy ền t ự do tín
ngưỡng và khơng tín ngưỡng của mọi cơng nhân. Cơng dân có tơn giáo hay
khơng có tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ
như nhau, cần phát huy nh ững giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm c ấm mọi
hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của cơng dân.
Ba là, th ực hiện đồn kei nhữnc người có tơn giáo với nh ững người khơng
có tơn giáo, đồn kết các tơn giáo, đồn kết nhữne người theo tón giáo với
những người khơng theo lƠTv g,\Ằo, đồtv líồt tồn dân tộc xây dựng và bảo vệ
đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tơn
giáo.
Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tử tưởng trong vấn đề tơn giáo.
Mặt tư tưởng thể hiện s ự tín ngưỡng trong tơn giáo. Trong q trình xây d ựng
chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt
chính trị là sự lợi d ạng tơn giáo của những phần tử phản động nhằm chống l ại sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh lo ại bỏ mặt
chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải
khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thậr trọng và phải có sách lược phù h ợp với
thực tế.
Năm là, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và s ự tác độ ng của từng tôn
giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo
hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do

đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết
những vẩn đề liên quan đến tơn giáo. Người mácxít ph ải bi ết chú ý đến toàn bộ
13


tình hình cụ thể - đó là điều mà V.I.Lênin đã từng nhắc nhở khi giải quyết vấn
đề tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức
ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.

14


Chương 2. Thực trạng vấn đề dân tộc và tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Cộng Nước Việt Nam là m ột quốc gia có 54 dân t ộc anh em cùng sinh
sống trên một lãnh th ổ. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau cùng nhau tạo nên một truyền thống đấu tranh anh dũng dựng nước và
giữ nước, cùng nhau xây d ựng nên một nền văn hóa đa dân tộc trong một quốc
gia.
Dân t ộc kinh chiếm 86% dân s ố có hơn 84 triệu người, là dân tộc đơng
nhất nước ta.
Các dân tộc còn l ại ( 53 dân t ộc ) hiện nay có kho ảng 11 triệu người,
chiếm khoảng 14% dân số, phân b ố rải rác trên kh ắp cả nước. Năm dân tộc là
Tày, Thái, Khơme, Mường, Hoa, mỗi dân tộc có hơn 1 triệu người.Ba dân tộc là
Nùng, Mơng, Dao có s ố dân từ trên 50 v ạn đến 1 triệu người. Chín dân tộc là
Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xán Chay, Chăm, Xơ Đăng, Sán Dìu, H’rê, Cơ Ho có số
dân từ 10 vạn đến 50 vạn người. Mười bảy dân t ộc có t ừ 1 vạn đến dưới 10 vạn
người. Mười bốn dân t ộc có từ 1000 đến dưới 10 vạn người. Năm dân tộc có từ
194 đến dưới 1000 người.

Thành phần dân tộc và số dân của các dâ tộc thi ểu số ở Việt Nam như
trên cho th ấy chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở nước ta có ý nghĩa quan trọng
xun suốt q trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Do lịch sử của đất nước ta và sự phát triển của mỗi dân tộc, cộng với điều
kiện tự nhiên và địa bàn cư trú, nói chung trình độ phát triển của các dân tộc
thiểu số so với dân t ộc đa số càng thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng khơng
đồng đều:
Có dân tộc, có vùng đã định canh định cư như Tày, Nùng, Thái, Mường,
Khơme, Chăm… nhưng có dân tộc cịn mang nặng tính chất du canh du cư như
Mơng, Dao, Cơ Ho, Ba Na, M’Nơng… đó là khoảng cách lớn giữa một xã hội
15


còn thời kỳ du canh, du cư nay đây mai đó, dựa vào thiên nhiên và lệ thuộc vào
thiên nhiên là chính, với một xã hội phát triển cao hơn, với một trình độ sản xuất
là thâm canh và có cuộc sống định cư.
Đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc, ben cạnh một số trung
tâm văn hóa lớn có tính chất tiêu biểu như Tày, Nùng ở Đơng Bắc, Thái ở Tây
Bắc…Nhưng nói chung sựphát triển của các dân tộc thiểu số còn thấp so với dân
tộc đa số, giữa các dân tộc và các vùng cũng có sự chênh l ệch với nhau, đặc biệt
là số đồng bào dân tộc ở vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa…cịn rất nhiều
khó khăn và kém phát triển về mọi mặt. Tuy nhien cũng có dân tộc đã phát triển
tương đối như Khơ Me, Hoa Chăm…
Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú ở vùng miền núi, chiếm 3/4 diện
tích cả nước, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị, cư trên tuyến biên
giới và vùng cao, cư trú phân tán và xen kẽ với nhau, khơng hình thành một
vùng lãnh thổ riêng biệt.
Đặc điểm cư trú đó, có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triền
kinh tế và an ninh quốc phòng ở nước ta:
-Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài

nguyên khoáng sản, nguồn thủy năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Địa
bàn đó vừa là mái nhà, là môi trường cho cả nước, vừa có ý nghĩa quan trọng đối
với sự nghiệp phát triển kinh té của đất nước mà tiềm năng phát triển cây công
nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
-Về an ninh quốc phòng, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí, ý
nghĩa bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ trong thời bình cũng như có chiến tranh.
-Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên s ự hịa hợp của
cộng đồng dân cư, mặt tốt là t ạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ,
nhưng cũng dễ va chạm dãn đến mất đồn kết dân tộc phải được ln ln chú ý
ngay từ cộng đồng dân cư ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến xã, huyện, tỉnh và trên
phạm vi cả nước.
16


-Một nước có nhiều dân tộc như nước ta, truy ền thống đồn kết là chủ
yếu, nhưng cũng cịn những mặc cảm, bọn ph ản động thường l ợi dụng vấn đề
dân tộc nđể phục vụ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Do dó cần phải cảnh giác
cao, có chính sách dân t ộc đúng và thực hiện nghiêm túc, không để cho kẽ hở
cho bọn phản động và phần tử.
* Chính sách của Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về vấn đề dân tộc, đề cao
vấn đề dân tộc, thực tiễn đấu tranh cách mạng về xây dựng và bảo vệ tổ quốc
cũng như dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước
ta đã có những chính sách để phát triển các dân tộc Việt Nam. Chính sách dân
tộc của Đảng và nhà nước được thể chế và Hiến pháp, luật cơ bản của nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hi ến pháp năm 1992 ghi rõ: “ Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của cá dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình
đănge, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia
rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền cùng tiếng nói, chữ viết, gi ữ gìn bản sắc dân

tộc và phát huy những phong t ục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của
mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát tri ển về mọi mặt, từng bước nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của đồng bà dân tộc thiểu số”
“ Bình đẳng đồn kết giúp đỡ nhau giữa các dân t ộc, cùng xây d ựng
cuoocjh sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy b ản sắc tốt đẹp
của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta”. Bên cạnh đó,
những chính sách của Đảng và nhà nước cịn được biểu hiện cụ thể như sau:
a) Chính sách đối nội.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực:
-Bình đẳng: Thực hiện quy ền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh
vực. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Bình đẳng là ngun tắc, là động
lực to lớn cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng b ền vững. Bình đẳng về
17


chính trị là bình đẳng về quyền làm chủ đất nước. Bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ, trước hết và cụ thể là quyền tham chính dân tộc.
-Bình đẳng về kinh tế, là s ự bình đẳng về kinh tế đồng đều giữa các dân
tộc và các vùng, có th ể l ấy mực tiêu v ề bình quân thu nhập tính theo đầu ngùi
làm chuản, hay nói theo cách khác, đó là mục tiêu thước đo để phấn đấu cho sự
bình đẳng về kinh tế.
-Bình đẳng về văn hóa là, các dân tộc có s ự phát triển hài hịa trong một
nền văn hóa đa dân tộc, khơng những không mất đi bản sắc dân tộc mà ngược lại
bản sắc văn hóa củ a các dân tộc cịn được giữ vững và ngày càng phát tri ển, các
dân t ộc có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình, các dân tộc được
hưởng thụ văn hóa, dân trí của cá dân tộc đều được nâng cao.
-Đồn kết các dân tộc đều là những thành viên. Hợp thành c ủa cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Không phân biệt dân tộc đa số hay dân t ộc thiểu số.
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là đoàn kết.
-Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát tri ển: Một đất nước có nhiều dân tộc để tồn

tại và phát triển c ầ có sự giúp đỡ l ẫn nhau giữa các dân tộc. Dân tộc nào cũng có
nhu cầu cần được giúp đỡ và ngược l ại dân tộc nào cũng có trách nhiệm ph ải
giúp đỡ. Ví dụ: Người đa số chủ yếu ở đồng bằng làm ra được nhiều lương thực,
nhưng cần có mơi trường, cần có rừng và bờ cõi của đất nước được yên ổn, do
có người bảo v ệ tại chỗ, thì ở đó phần lớn là các dân t ộc thiểu số, giúp đỡ bằng
hình thức trực tiếp ho ặc thơng qua việc làm trịn nghĩa vụ của mình và sự điều
phối của nhà nước.
b) Chính sách đối ngoại.
Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa: xuát phát t ừ quan điểm đường lối
chính sách đân tộc, chứng tỏ nhân dân các dân tộc ta bất cứ trong hoàn cảnh nào
cũng tin tưởng, trung thành, đi theo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
Vì vậy nước ta có sự quan hệ về cơng tác dân tộc trong khu vực và thế giới như
liên hợp quốc. Qua diễn đàn chống phân biệt đối xử, bảo vệ lợi ích của các dân
18


tộc thiểu số, tổ chức và diễn đàn này, nhiều tổ chức khoa học trên thế giới và các
diễn đàn đó chúng ta nói lên được chính sách dân tộc rất ưu việt của Đảng và
nhà nước ta.
Tổ chức các chương trình liên hoan, giao lưu giữa các dân tộc trong
nước và các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc, …
2.2. Thực trạng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện nay có 43 t ổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước
công nhận. Mỗi tơn giáo có giáo lý, giáo luật riêng nhưng đều chung đường
hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo. Đảng
và Nhà nước ta từ khi thành lập ln nhất qn chính sách bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tơn giáo của người dân, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động và
tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể:
Ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên

bố “Thực dân và phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào lương với đồng bào giáo
để cai trị, tơi đề nghị Chính phủ ta tun bố tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn
kết”. Một năm sau, Hiến pháp năm 1946 đã ghi “Mọi công dân Việt Nam đều có
quyền tự do tín ngưỡng”. Đến Sắc lệnh 234/SL ngày 14-6-1955, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do
thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy”. Các
Hiến pháp sau này tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có bước tiến mới trong khi
thay cụm từ "quyền công dân" bằng "quyền con người", khẳng định quyền con
người, trong đó là quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là quyền của mọi người,
được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm.
Quan điểm trên được thể hiện trong suốt hơn 30 năm kể từ công cuộc đổi
mới tồn diện đất nước, trong đó có đổi mới công tác tôn giáo và được ghi dấu
bằng việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16-10-1990 về
19


“Tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”. Sau 13 năm thực hiện Nghị
quyết số 24, Hội nghị Trung ương lần thứ VII (khoá IX), Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 25 -NQ/2003/TW ngày 12-3-2003 về
công tác tôn giáo, tiếp tục nâng cao, hồn thiện các quan điểm về tơn giáo và
cơng tác tơn giáo. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, tình hình tơn giáo tiếp tục có những biến động, ngày 18 -11-2016, tại Kỳ
họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, đã
thơng qua Luật Tín ngưỡng, tơn giáo thay thế Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo.
Theo đó, ngày 30-12-2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo,
tiếp tục tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động tín ngưỡng, tơn
giáo.
Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo đã đánh dấu một mốc son cho

q trình hồn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo của Việt Nam, cụ thể hóa
chủ trương nhất quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, có ý
nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, phù hợp với chủ trương cải cách thể
chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay ở Việt Nam, bảo đảm lợi ích của
quốc gia, dân tộc và các tổ chức tôn giáo. Đồng thời, cũng khẳng định với quốc
tế, Việt Nam ln là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc bảo đảm
quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; là minh chứng
để chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam
vi phạm dân chủ nhân quyền, tơn giáo. Sự hình thành và phát triển các tổ chức
tôn giáo là minh chứng Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo,
quyền

bình

đẳng

giữa

các

tơn

giáo.

Các tổ chức tơn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động
đã xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và
trách nhiệm với đất nước, dân tộc. Cùng với phát triển về tổ chức, đăng ký hoạt
động cho các tôn giáo đủ điều kiện, số lượng tín đồ và các hoạt động tơn giáo
cũng khơng ngừng gia tăng. Tính đến tháng 9 -2019, Việt Nam có 25,1 triệu tín
20



đồ, chiếm 27% dân số, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc. Việc ra đời các tổ
chức tôn giáo một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực
hiện nhất qn quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; mặt khác, khẳng định Việt
Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tơn giáo hay khơng; khơng
phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước
ngồi, dù là tơn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.
Các hoạt động tôn giáo đa dạng, sôi động, diễn ra trên khắp cả nước. Các
cơ sở thờ tự của các tôn giáo khang trang, đời sống giáo dân sung túc. Các ngày
lễ trọng, lễ hội truyền thống của tôn giáo được tổ chức trang nghiêm, thu hút
đông đảo không chỉ tín đồ mà cả quần chúng nhân dân tham gia như: Lễ Phật
đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Cơng giáo và Tin lành, Đại
lễ Vía Đức Chí Tơn, Lễ Thượng ngươn của đạo Cao Đài... Nhiều cơ sở tơn giáo
được chính quyền quan tâm cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo
khang trang, đáp ứng nhu cầu chính đáng về cơ sở của tín đồ và tổ chức tơn
giáo. Thơng qua các hoạt động tôn giáo, hoạt động xã hội, chức sắc, nhà tu hành,
tín đồ các tơn giáo nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, phát huy giá
trị đạo đức tơn giáo và đóng góp nguồn lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước, đấu tranh hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chia rẽ đồn
kết tơn giáo, đồn kết dân tộc và luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm tôn giáo,
nhân quyền. Hoạt động đối ngoại tôn giáo là một trong những hoạt động quan
trọng và thường xuyên của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu vào đời sống thế giới thì
hoạt động quốc tế của các tơn giáo Việt Nam cũng diễn ra đa dạng, phong phú,
số lượng đoàn trong nước và nước ngồi đi, đến nghiên cứu, tìm hiểu về tình
hình tơn giáo ngày càng tăng.
Hoạt động đối ngoại tôn giáo của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam khơng
chỉ thực hiện theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, mà cịn được tạo
điều kiện thuận lợi để các tổ chức tơn giáo nâng cao vai trị, vị thế trong hoạt

động quốc tế, cũng như tạo điều kiện để các tổ chức nước ngồi có dịp tiếp cận
21


với thực tế ở các vùng miền của Việt Nam, góp phần vào cơng tác bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, tổ chức tôn giáo.

22


Chương 3. Giải pháp giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay
3.1. Giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc
Thứ nhất, Hội nhập với thế giới bên ngồi thì việc thực hiện chính sách
dân tộc, có nhiều phức tạp, nguy cơ về diễn biến hịa bình, các thế lực phản dộng
bên ngồi ln tìm kẽ hở để kích động dân tộc hịng gây mất ổn định.
Thứ hai, Thực hiện tích cực các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa đói,
giảm nghèo giữa các quốc gia dân tộc, tất cả các vùng dân tộc.
Thứ ba, Có chính sách đầu tư vốn vào nguồn b\ngân sách nhà nước một
cách tích cực hơn nữa vào vi ệc xây d ựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho chăn nuôi,
bảo vệ rừng,…
Thứ tư, Dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và toàn diện của Ban
chấp hành trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ chính trị, các cơ quan nhà nước cần
phối hợp chặt chẽ với các ban của Đảng ở trưng ương và địa phương đẻ làm tốt
cơng tác dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lước và lâu dài của nước ta.
3.2. Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo
Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội v ề tôn giáo và công
tác tôn giáo. Các bộ, ngành và địa phương liên quan cần tiếp tục quán triệt và
thực hiện nghiêm t úc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn gi áo.
Tăng cường công tác tuyên truyền đối nội cũng như đối ngoại về hoạt động tôn

giáo và chính sách tơn giáo nh ất qn của Đảng và Nhà nước, nhất là Luật Tín
ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP để cán b ộ, người dân và tổ
chức, cá nhân tôn giáo hiểu, nâng cao nhận thức và chủ động thực hiện đúng. Bổ
sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo và các chính sách,
pháp luật khác có liên quan tương thích với Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và các
cơng ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, ký kết. Bảo đảm
bình đẳng giữa trách nhiệm, quyền lợi của các t ổ chức tôn giáo, gi ữa tổ chức tôn
giáo và các tổ chức xã h ội khác. Hạn chế để các tổ chức, cá nhân tôn giáo l ợi
23


dụng khoảng trống, sự vênh nhau gi ữa các luật để tìm cách xuyên tạc, hiểu sai,
hoạt động sai luật, ảnh hưởng đến đồn kết dân tộc, an ninh chính trị.
Thứ hai, tăng cường công tác qu ản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo.
Hướng dẫn các tổ chức hoạt động tôn giáo theo hi ến chương, điều lệ đã được
nhà nước công nhận và quy định của pháp luật. Xem xét, giải quyết thấu đáo các
nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy của người dân trên địa bàn, phân bi ệt sinh
hoạt tôn giáo thu ần túy và việc lợi dụng tôn giáo trong gi ải quyết các vụ việc
phức tạp để loại bỏ yếu tố chính trị cực đoan ra khỏi hoạt động tín ngưỡng, tơn
giáo. Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu l ực, hiệu quả cơng tác quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tơn giáo. Lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác tôn giáo
với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đơng đồng
bào tơn giáo ở địa phương. Tập trung giải quyết v ấn đề nhà, đất liên quan đến
tôn giáo, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai có liên quan
đến tôn giáo kéo dài nhiều năm tại các địa phương. Rà soát, đánh giá và quan
tâm giải quyết các nhu c ầu về đất đai tơn giáo chính đáng, tránh tạo cớ để các
đối tượng cực đoan tụ tập tín đồ tạo điểm nóng, tun truyền xun tạc gây phức
tạp về an ninh trật t ự. Đẩy mạnh vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn
giáo nâng cao trách nhi ệm xã hội trong hoạt động tôn giáo. Các cấp chính quyền
cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với chức sắc, chức việc, nhà tu

hành để nắm tâm tư, nguyện vọng và kịp thời giải quyết các nhu cầu chính đáng,
vấn đề phát sinh trong hoạt động tơn giáo; khích lệ họ nâng cao trách nhiệm
cơng dân trong thực hi ện chính sách, pháp luật và các phong trào thi đua yêu
nước ở địa phương.
Thứ ba, ổn đị nh bộ máy tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ thực thi chính
sách v ề tín ngưỡng, tơn giáo. Xây d ựng bộ máy và đội ngũ cán b ộ phải tương
xứng thì mới thực hiện tốt chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước về tín
ngưỡng, tơn giáo. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo, nghiệp vụ
công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tôn giáo. Chủ động nghiên
cứu, nắm vững thông tin, kịp thời tham mưu trong công tác tôn giáo. Xây dựng
24


cơ chế phối hợp trong công tác tôn giáo gi ữa các cấp, các ngành và các cơ quan
trong h ệ thống chính trị để nâng cao trách nhiệm trong thực hi ện chính sách,
pháp luật về tơn giáo.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác đối ngoại v ề tôn giáo, chủ động tham gia các
diễn đàn tôn giáo quốc tế và khu vực. Thông qua các hoạt động hợp tác qu ốc tế,
các cuộc đối thoại song phương, đa phương để họ hiểu đúng chủ trương, chính
sách tơn giáo và lên ti ếng ủng hộ vấn đề nhân quyền, t ự do tôn giáo của Việt
Nam. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo tham gia các h ội nghị,
diễn đàn quốc tế liên quan đến tôn giáo.

25


×