Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vấn đề dân tộc và quan điểm của đảng, chính sách của nhà nước việt nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.25 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và quan điểm của
Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc.

Giảng viên hướng dẫn

:

Nguyễn Thế Hùng

Sinh viên thực hiện

:

Phạm Thị Phương Uyên

Lớp

:

K23KDQTE

Mã sinh viên

:


23A4050393

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
NỘI DUNG..................................................................................................................... 2
PHẦN 1: PHẦN LÝ LUẬN .......................................................................................... 2
1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc ................................................ 2
1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của dân tộc .............................................................. 2
1.2. Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin .................................... 3
1.2.1. Các dân tộc hồn tồn bình đẳng .................................................................... 3
1.2.2. Các dân tộc được quyền tự quyết ................................................................... 4
1.2.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc ........................................................... 4
1.3. Vấn đề dân tộc hiện nay trên thế giới ................................................................... 5
2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ................................................................................................... 6
2.1. Đặc điểm, quan hệ của các dân tộc trong lòng đất nước Việt Nam ..................... 6
2.2. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam ............................... 7
2.2.1. Quan điểm ....................................................................................................... 7
2.2.2. Chính sách dân tộc Việt Nam ......................................................................... 8
PHẦN 2: PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN ......................... 9
1. Thực trạng việc tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc ......................... 9
2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta ......................................................................... 9
2.1. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế
.................................................................................................................................... 10
2.2. Tích cực chủ động thúc đẩy đàm phán song phương ......................................... 10
2.3. Triển khai các biện pháp, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo ...................... 10
2.4. Đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận thông tin tuyên truyền .................................. 10

2.5. Tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan
đảm bảo an ninh Biển Đông....................................................................................... 11
3. Quan điểm cá nhân về việc giải quyết vấn đề dân tộc hiện nay và nhìn nhận về
chính sách dân tộc của Đảng ......................................................................................... 11
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 14


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, vấn đề dân tộc luôn được xác định là một vấn đề trọng yếu, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong
bối cảnh thế giới ngày nay, vấn đề dân tộc đang diễn biến một cách phức tạp, đầy tính
thách thức đối với mọi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam- một quốc gia đa dân tộc. Đảng
và Nhà nước Việt Nam cũng đã và đang từng bước đề ra và thực hiện những quan điểm,
chính sách dân tộc phù hợp với xu thế chung của cả nước. Vì vậy để hiểu rõ hơn và có
cái nhìn toàn diện về vấn đề này, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà
nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc”. Đề tài còn nhiều hạn chế và thiếu
sót, kính mong nhận được những lời nhận xét và chỉ dẫn của thầy cơ để có thể hồn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài: nhận thức rõ và hiểu đúng đắn về quan điểm chủ nghĩa Mác
- Lênin về vấn đề dân tộc và vận dụng quan điểm đó để đánh giá, phân tích khoa học về
những chính sách giải quyết vấn đề dân tộc đã xảy ra và đang tồn tại trong thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Đề tài sẽ giải quyết những nội dung: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn
đề dân tộc, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết vấn đề dân tộc, liên hệ

bản thân về việc giải quyết các vấn đề dân tộc hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và
quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về
vấn đề dân tộc và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về việc giải
quyết vấn đề dân tộc hiện nay.


2

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật
với các Phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái qt
hố và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài giải quyết lý luận về vấn đề dân tộc và việc giải quyết vấn
đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có ý nghĩa thực tiễn về tình hình giải quyết vấn đề dân
tộc của Việt Nam hiện nay thơng qua chính sách Đảng và Nhà nước, qua đó đề xuất
hướng giải quyết cho tương lai.
NỘI DUNG
PHẦN 1: PHẦN LÝ LUẬN
1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài
của xã hội lồi người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao gồm có: thị tộc,
bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên nhân dẫn
quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.

Tính đến nay, khái niệm dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, dân tộc hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội. Khái niệm
này dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh
thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có ý thức về sự thống nhất của
mình, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước
và giữ nước.
Thứ hai, dân tộc - tộc người là một cộng đồng người được hiểu theo nghĩa thiểu
số trong một quốc gia - dân tộc, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt


3

kinh tế, có ngơn ngữ riêng, văn hóa riêng, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa, phát
triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác
tộc người của dân cư cộng đồng đó.
1.2. Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trên cơ sở tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với
sự phân tích hai xu hướng về vấn đề dân tộc, dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách
mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc những
năm đầu thế kỉ XX, V.I.Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc”, đây được coi là cương
lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện các sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vấn đề dân tộc thông qua ba nội dung cơ bản sau:
1.2.1. Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng và cơ bản của các dân
tộc. Không kể các dân tộc đa số hay thiểu số, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có
quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, khơng có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn
hóa, ngơn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
Bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là thủ tiêu tình trạng giai cấp này áp bức giai cấp
khác để trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng dân tộc này đặt ách nơ dịch lên dân tộc khác.
Tiếp đó phải từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch trong sự phát triển của các dân

tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc cịn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của
chính mình cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường
tiến bộ. Sự bình đẳng tồn diện giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội…phải được ghi nhận về pháp lý và quan trọng hơn là phải được thực hiện trong
cuộc sống.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự quyết và
xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.


4

1.2.2. Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường
phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm
quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các dân
tộc, chứ khơng phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và quyền tự quyết
liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
Đây là quyền cơ bản, thiêng liêng của các dân tộc. Việc thực hiện quyền tự quyết
dân tộc phải xuất phát từ thực tiễn cụ thể và phải đứng vững trên lập trường giai cấp
công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân.
Như vậy, quyền tự quyết không có nghĩa là các dân tộc phải tách ra mà chính là
để các dân tộc xích lại với nhau trong quốc gia xã hội chủ nghĩa, gạt bỏ tất cả mọi mưu
đồ xâm lăng của dân tộc này với dân tộc khác và nhằm chuẩn bị cho các dân tộc tiến
đến sự liên minh tình nguyện vào một quốc gia xã hội chủ nghĩa của nhiều dân tộc.
1.2.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc phản ánh mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp, phản ánh sự thống nhất về bản chất phong trào đấu tranh giải phóng
giai cấp và giải phóng dân tộc, Phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và
CNQT chân chính.
Là cơ sở vững chắc để đồn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc

trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Theo quan điểm của Lênin, đồn kết giai cấp cơng nhân tất cả các dân tộc chính
là điều kiện giải quyết tốt nhất các quan hệ dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng và quyền
dân tộc trên thực tế, là yếu tố sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc
bị áp bức chiến thắng kẻ thù, là cơ sở vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong
các dân tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Như vậy, Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận không
thể tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân; tộc của Đảng trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc.


5

Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách
dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1.3. Vấn đề dân tộc hiện nay trên thế giới
Sau khi trật tự hai cực đổ vỡ,thế giới không ngừng diễn ra các cuộc đấu tranh xâm
nhập. Từ năm 1945 đến nay, thế giới diễn ra hơn 60 cuộc chiến tranh vừa và nhỏ, điều
đó cho thấy có lẽ chiến tranh lạnh vẫn lấp ló đâu đây. Tuy nhiên, nếu dựa vào tính chất
khách quan có thể nhận thấy vấn đề dân tộc thế giới hiện nay vận động theo hai xu
hướng chính như lý luận của V.I.Lênin.
Thứ nhất, các dân tộc có xu hướng liên hiệp, gắn kết chặt chẽ, ràng buộc, phụ
thuộc lẫn nhau tạo nên sức mạnh cộng đồng. Trong điều kiện ngày nay do tác động
mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo ra lực lượng sản xuất phát triển vượt
bậc và sự phân công lao động xã hội mới làm thay đổi và chuyển dịch các chuỗi giá trị,
đan xen giữa quốc gia với quốc tế, đấu tranh và hợp tác trong q trình tồn cầu hóa.
Theo đó, Liên hợp quốc, các tổ chức liên minh khu vực, liên minh kinh tế, văn hóa, xã
hội, quân sự, các khu vực thị trường, các diễn đàn quốc tế và khu vực được thành lập và
hoạt động một cách mạnh mẽ. Sự hợp tác liên kết các dân tộc ngày nay cịn nhằm đối
phó với các vấn đề an ninh của toàn thế giới về môi trường, chạy đua vũ trang, chủ nghĩa

khủng bố, tội phạm, bệnh tật di cư trái phép, buôn bán người; cùng nhau đoàn kết liên
minh, vừa đấu tranh vừa tồn tại trong hịa bình và phát triển dù trình độ phát triển khác
nhau với lợi ích khác nhau, xu hướng chính trị khác nhau. Cùng với đó là sự thách thức
được đặt ra cho mỗi cộng đồng dân tộc phải nhận thức rõ những yếu tố mới phát sinh
để tìm ra những vấn đề cần bổ sung, phát triển để không đánh mất bản sắc dân tộc, giữ
vững chủ quyền, tránh khỏi nguy cơ bị đồng hóa và lệ thuộc.
Thứ hai, xu hướng mâu thuẫn, xung đột, ly khai dân tộc đã và đang trỗi dậy và
lan rộng trên khắp các châu lục , ngày càng chi phối quan hệ dân tộc trong phạm vi quốc
gia và quốc tế, mang lại những hậu quả nặng nề, làm thay đổi bộ mặt của nhiều quốc
gia dân tộc, nhiều quốc gia bị xé lẻ, chia nhỏ, hình thành những quốc gia mới. Mâu
thuẫn, xung đột dân tộc ngày càng gia tăng, trở nên hết sức nóng bỏng, diễn ra mọi nơi,


6

không phụ thuộc vào khu vực địa lý, thể chế chính trị, trình độ phát triển về kinh tế, xã
hội và nó kéo dài dai dẳng. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh đặc biệt là ngày nay, trên thế
giới đã xuất hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân
túy, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và những hiện tượng đa dạng của
nó nhằm đấu tranh địi quyền tự quyết, tự chủ, vì quyền vị kỷ dân tộc, thách thức với
trật tự liên minh, liên kết, xích lại gần nhau giữa các quốc gia. Trong đó, điển hình ở
Châu Á, có thể kể đến các cuộc xung đột điển hình như xung đột giữa Israel và Palestine
tại kéo dài nhiều thập kỉ cho đến tận ngày nay. Cùng với đó là nạn phân biệt chủng tộc
ở trong lịng nước Mỹ, điển hình là cái chết của George Floy. Tại Châu Phi, Các cuộc
xung đột đẫm máu giữa các bộ tộc người Hutu và người Tutxi ở Uganda. Tại Châu Mỹ,
Châu Đại Dương luôn xảy ra xung đột giữa người gốc Âu với thổ dân bản địa.
Như vậy, có thể thấy, bên cạnh xu hướng đoàn kết các dân tộc trên thế giới vẫn
cịn xảy ra khơng ít những mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc. Những xung đột ấy
chủ yếu bắt nguồn từ bất đồng về lợi ích và tư tưởng giai cấp, qua đó, có thể nhận thấy
sự đúng đắn trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc khẳng định

về nguồn gốc mâu thuẫn và đường lối để giải quyết vấn đề dân tộc phải dựa trên lập
trường của giai cấp công nhân, bắt nguồn từ lợi ích của nhân dân lao động, vì sự tiến bộ
của nhân loại.
2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thực trạng: Tuy gồm 54 dân tộc, nhưng yếu tố liên kết tạo nên tính cộng đồng chung
– cộng đồng các dân tộc, cộng đồng quốc gia- đã đạt tới mức độ bền vững. Tính cộng
đồng đó được hình thành củng cố trong một quá trong một quá trình lịch sử lâu dài.
2.1. Đặc điểm, quan hệ của các dân tộc trong lòng đất nước Việt Nam
Đặc trưng của dân tộc Việt Nam:
Một là có sự chênh lệch về dân số giữa các dân tộc: Nước ta gồm 54 dân tộc, dân
tộc đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13,8% .


7

Hai là các dân tộc cư trú xen kẽ nhau: Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta
cư trú trên địa bàn rộng lớn chiếm ¾ diện tích đất nước, chủ yếu là miền núi, trên toàn
tuyến biên giới, một số ở đồng bằng và hải đảo.
Ba là các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở những địa bàn có vị trí chiến lược
Bốn là các dân tộc có trình độ phát triển khơng đều: Dân tộc Kinh có trình độ
cao hơn dân tộc anh em khác.
Năm là các dân tộc có truyền thống đồn kết gắn bó lâu đời trong một quốc gia
– dân tộc thống nhất: Điểm nổi bật của Việt Nam chính là quá trình đấu tranh chống
xâm lược của những cường quốc 7 hùng mạnh như: các triều đại phong kiến phương
Bắc, Pháp, Mĩ…Chính vì vậy mà cộng đồng Việt Nam ln sát cánh bên nhau đoàn kết
chiến thắng quân xâm lược.
Sáu là mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng của
nền văn hóa Việt Nam thống.
2.2. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Xuất phát từ tình hình thực tế khách quan của các vấn đề dân tộc. Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm và chính sách cụ thể.
2.2.1. Quan điểm
Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược lâu dài, và cấp bách hiện
nay của cách mạng Việt Nam.
Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, giúp đỡ nhau cùng
phát triển, cùng phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, đấu tranh với mọi
âm mưu chia rẽ dân tộc.
Chúng ta phát triển tồn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc
phịng trên địa bàn dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn
đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân
lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp chung của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.


8

Tiếp là ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi,
trước hết tập trung phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo; khai thác
có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh
thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, tăng cường
sự quan tam hỗ trợ của trung ưng và địa phương.
2.2.2. Chính sách dân tộc Việt Nam
Về chính trị: thực hiện bình đẳng, tơn trọng, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát
triển giữa các dân tộc; chính sác dân tộc góp phần nâng cao tích cực chính trị của cơng
dân, nâng cao nhận thức của đồng bào đan tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề
dân tộc, đoàn kết các dân tộc, với mục tiêu chung là độc lập, tự do, dân giàu nước mạnh.
Về kinh tế: phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, nhằm phát huy tiềm
năng phát triển, từng bước khắc phục chênh lệch khoảnh các giữa các vùng và các dân

tộc; thực hiện nộ dung kinh tế thơng qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở
vùng dân tộc, thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế thị trường; thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa
cách mạng.
Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, phát triển ngơn ngữ,
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc;
đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng mơi trường văn hóa phù hợp với điều kiện của các
dân tộc; mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia và khu vực.
Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng dân tộc,
từng bước thực hiện bình đẳng, cơng bằng thơng qua việc thực hiện chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, giáo dục, phát huy vai trị của hệ
thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội ở vùng sâu vùng xa.
Về an ninh quốc phòng: tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm bảo
ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội; phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn,
tăng cường mối quan hệ quân nhân, tạo thế trận quốc phịng tồn dân nơi vùng dân tộc.


9

PHẦN 2: PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
1. Thực trạng việc tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam ta luôn được mệnh danh là “ rừng vàng biển bạc”, danh xưng này
chẳng có gì đáng bàn cãi khi mà nước ta có nguồn tài ngun vơ cùng phong phú. Và
đây cũng chính là nguyên do chúng ta luôn bị các cường quốc dịm ngó, đe dọa. Đặc
biệt là Trung Quốc lúc nào cũng lăm le xâm lấn, đe dọa chủ quyền biển đảo, chủ quyền
lãnh thổ và an ninh quốc gia ta.
Việc tranh chấp biển đảo này diễn ra đã từ lâu và tốn khơng ít giấy mực của cánh
báo chí. Hẳn mọi người vẫn nhớ đỉnh điểm vụ Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan
Hải Dương 981 tới đặt tại đảo Trí Tơn thuộc quần đảo Hồng Sa (Việt Nam). Và rồi thì

năm nào Trung Quốc cũng gây hấn với ta, với cư dân biển đảo của ta.
Trong thời gian gần đây, khi mà cả thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch
Covid – 19, Trung Quốc liên tục gây sự, gây căng thẳng trên Biển Đông. Theo như tờ
báo An ninh thủ đô “Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai đơn vị hành chính mới quản lý
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ban hành bản cập nhật tên gọi của
hàng chục đảo, đá và thực thể trong lịng Biển Đơng”. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc
cịn gửi cơng hàm lên Liên Hợp Quốc trình bày yêu sách “Tứ Sa” với nội hàm là u
sách “Đường lưỡi bị” mở rộng chiếm 90% Biển Đơng.
Sự việc đâu chỉ có thế chúng ngang ngược cho hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt
Nam một cách hung hãn, ngang nhiên đặt các trạm nghiên cứu khoa học trên các đảo đá
chiếm đóng trái phép ở Trường Sa, đưa tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta,
thực hiện hành động ngờ vực trên Biển Đông, đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá
trên Biển Đơng.
2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Trước những hành động “thừa nước đục thả câu” của chúng, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra những đường lối, chủ trương, chính sách cụ thể như sau:


10

2.1. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế
Việt Nam ta ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đơng bằng
các biện pháp hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển 1982; ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và
thủ tục của Công ước, không ngoại trừ việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Cơng ước bằng các biện pháp hịa bình phù hợp với các quy
định và thủ tục của Công ước, bao cả các thủ tục pháp lý được quy định tại Phần XV
của Cơng ước.
2.2. Tích cực chủ động thúc đẩy đàm phán song phương
Đối với Trung Quốc, Việt Nam chủ động tiếp xúc, đối thoại, trao đổi, trao công

hàm, giao thiệp phản đối. Trong các dịp tiếp xúc, hội đàm song phương ta kiên quyết
bác bỏ các yêu sách phi lý và hàng động sai trái phạm pháp của Trung Quốc, yêu cầu
chấm dứt các hành động đó ngay lập tức, tơn trọng chủ quyền Việt Nam.
2.3. Triển khai các biện pháp, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
Đối với việc Trung Quốc liên tục xâm lấn xây dựng và vận hành các cơng trình,
quận sự hóa quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, chúng ta kiên quyết khẳng định chủ
quyền đối với hai quần đảo này; phản đối, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền
Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC. Nước ta triển khai đấu tranh ngoại giao ở nhiều
cấp dưới nhiều hình thức và tại các diễn đàn quốc tế; phối hợp với các nước ASEAN
yêu cầu các bên ký kết DOC phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ; thúc đẩy các hội nghị ra
tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động phá vỡ nguyên trạng và quân sự hóa,
đề nghị các bên liên quan thực hiện kiềm chế và tuân thủ DOC.
Các trang thiết bị vũ khí hiện đại được Đảng, Nhà nước đầu tư, tăng cường lực
lượng tàu trực tại các vùng biển trọng điểm, tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm soát
kịp thời, sẵn sàng các phương án xử trí với những tình huống xấu.
2.4. Đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận thông tin tuyên truyền
Trên mặt trận thông tin tuyên truyền, đấu tranh dư luận, ta đã phát huy cơ chế


11

phối hợp cung cấp thông tin, phát ngôn, tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; kêu gọi các
cơ quan truyền thông quốc tế nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho
báo chí, dư luận trong và ngoài nước về các diễn biến vụ việc, chủ trương nhất quán của
Đảng, Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông, phản đối các vi phạm của Trung Quốc trên
biển đảo Việt Nam và khẳng định chủ quyền nước nhà.
Có thể thấy, Việt Nam cũng đã chủ động tiếp xúc làm rõ để bạn bè thế giới hiểu
chính sách của ta từ đó vận động họ ủng hộ Việt Nam. Do vậy mà lập trường của ta
được các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ. Nhiều quốc gia lên tiếng mạnh mẽ phê
phán các hành động đơn phương vi phạm của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo

Việt Nam.
2.5. Tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan
đảm bảo an ninh Biển Đông
Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do hàng hải hàng không và dốc sức cùng các bên
liên quan đảm bảo tự do, an ninh an tồn hàng hải và hàng khơng cho phương tiện của
các nước qua lại ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế; hoan nghênh nỗ lực và
đóng góp của tất cả các nước vào việc duy trì hịa bình ổn định, đảm bảo an ninh an
toàn, tự do hàng hải và hàng khơng ở Biển Đơng, đảm bảo tính thống nhất và tồn cầu
của Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; đồng thời luôn thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc DOC, nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử
ở Biển Đơng (COC), đóng góp thiết thực vào hịa bình ổn định ở Biển Đông.
3. Quan điểm cá nhân về việc giải quyết vấn đề dân tộc hiện nay và nhìn nhận về
chính sách dân tộc của Đảng
Theo em, trước hết phải khẳng định giải quyết vấn đề dân tộc có thể nói là một
vấn đề mang tính chiến lược lâu dài và cấp thiết của Việt Nam cũng như tất cả các quốc
gia trên thế giới ngày nay.
Trong phạm vi một quốc gia có nhiều dân tộc như Việt Nam, vấn đề xây dựng và
củng cố sự thống nhất trong đa dạng dân tộc là điều quan trọng hàng đầu nhằm ổn định
xã hội, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của đất nước. Nếu không được giải quyết


12

thỏa đáng, vấn đề này sẽ sẽ dẫn đến vấn đề xung đột tộc người, ly khai dân tộc và chia
cắt quốc thổ. Để giải quyết vấn đề này, phải khởi đi từ điều cốt lõi là bình đẳng dân tộc,
cụ thể là quan hệ bình đẳng lợi ích trong mọi lĩnh vực đời sống giữa các dân tộc – tộc
người trong điều kiện đa dân tộc. Đây là vấn đề nan giải bởi lẽ việc xóa bỏ chênh lệch
và phân hóa xã hội, mâu thuẫn về quan hệ lợi ích giữa các dân tộc diễn ra rất phức tạp
và khó giải quyết. Điều này địi hỏi mỗi quốc gia phải đưa ra được những điểm tương
đồng chung để quy tụ, đoàn kết các dân tộc với những nền văn hóa và trình độ phát triển

khác nhau, kết hợp lợi ích đa dân tộc, nỗ lực khắc phục những trở ngại ảnh hưởng đến
khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó có thể thấy, chính sách về giải quyết vấn đề dân tộc
– tộc người của Đảng và nhà nước Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ động lực
thúc đẩy là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và dựa trên cơ sở quyền bình đẳng giữa
các dân tộc. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã rất chú tâm đến việc giảm thiểu sự
chênh lệch và phân hóa xã hội, kêu gọi sự tương trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển giữa
các dân tộc nhằm thúc đẩy trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm tạo nên
sự thống nhất trong sự đa dạng dân tộc của Việt Nam.
Trong mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay, vấn đề mấu chốt là việc xử lí quan hệ lợi ích về mọi mặt. Tồn
cầu hóa với những thành quả của khoa học công nghê, thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc
đẩy sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia - dân tộc về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng
tiềm ẩn nhiều mặt trái, như làm gia tăng sự phân hóa xã hội, làm lung lay nền tảng ổn
định của các quốc gia và xuất hiện những vấn đề nhạy cảm về mâu thuẫn, tranh chấp
chủ quyền để phát triển. Đối với các nước đang phát triển, cụ thể như Việt Nam, tồn
cầu hóa đặt ra những cơ hội lớn nếu biết tận dụng và có những chính sách đúng đắn,
ngược lại, có thể dẫn đến sự thua thiệt nặng nề, thậm chí là đánh mất những gì đang có.
Điều này địi hỏi phải có một sự tỉnh táo, linh hoạt và sắc bén trong đường lối dân tộc,
giữ vững nguyên tắc bất biến là xuất phát từ lợi ích dân tộc, qua hội nhập quốc tế để bảo
vệ và phục vụ lợi ích dân tộc. Như vậy, có thể thấy Việt Nam đang giải quyết vấn đề
dân tộc trong mối quan hệ các quốc gia trên thế giới một cách hiệu quả, đúng đắn, bởi
lẽ những chính sách được đưa ra hồn tồn xuất phát từ lợi ích dân tộc cùng với việc


13

nhận thức được khả năng của đất nước, tận dụng tốt những cơ hội để hội nhập quốc tế,
khéo léo giải quyết các thách thức, những mâu thuẫn về mọi mặt, đặc biệt là chủ quyền
lãnh thổ với đường hướng ngoại giao cùng những chính sách hiệu quả.
Mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với vấn đề dân tộc, đặc biệt đối

với những chủ nhân tương lai của đất nước như chúng em mang trong mình trọng trách
phát triển đất nước thì điều này có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Là một sinh viên nói chung
và là sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng, em thấy mình cần biết gìn giữ và phát
huy truyền thống đoàn kết dân tộc từ bao đời nay. Chúng ta khơng phân biệt, có hành
vi xa lánh những người dân tộc khác. Trong những dịp được tiếp xúc quốc tế chúng ta
hãy quảng bá những đặc trưng, nét đẹp văn hóa của từng dân tộc đến họ. Tham gia tuyên
truyền tư tưởng đại đoàn kết toàn dân trong địa phương, khu vực và tồn xã hội cũng là
một cách gìn giữ truyền thống. Chúng ta nên học hành chăm chỉ để thấm nhuần tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cũng như tồn diện về nhận thức. Hãy ln ghi nhớ câu của Bác:
“ Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
KẾT LUẬN
Ở mỗi đất nước việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ dân tộc đoàn kết ,vững
mạnh là nhân tố quyết định đối với sự phát triển và tiến bộ đất nước.Trong quá
khứ,những “Vua sáng, tôi hiền” sở dĩ làm nên sự nghiệp lớn chính là vì hiểu được cái
chân lý “lấy dân làm gốc,dân là dân nước, nước là nước dân”, “đẩy thuyền cũng là dân,
lật thuyền cũng là dân”, vì vậy phải thực hiện “thân dân”, “khoan thư sức dân để làm kế
sâu dễ bền gốc”.Đặc biệt hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế ,xây dựng đất nước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì vấn đề ổn định chính trị và đoàn
kết dân tộc được xem là chiến lược quan trọng. Nhìn chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, Việt Nam đã có những chính sách hết sức hiệu quả và đúng đắn giải quyết
vấn đề này. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày càng phát triển, vấn đề dân tộc
ngày càng trở nên phức tạp, Việt Nam chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng,
linh hoạt và sắc bén hơn nữa trong đường lối bảo vệ và phục vụ lợi ích dân tộc, xây
dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học, nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[2]. Học viện ngân hàng (2021), Tài liệu học tập và bài tập thực hành Chủ nghĩa xã hội
khoa học.
[3]. TS. Nghiêm Sỹ Liêm, Lý luận về dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
[4]. PGS. TS. Trần Hậu, Một số vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề dân tộc trong thế giới
đương đại và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Báo cáo kiến nghị, CTTD. 01. 16/1620, Hà Nội 2019.
Tài liệu trực tuyến
[5]. Hoàng Sơn (2020), “Chủ trương giải quyết tranh chấp ở Biển Đông của Việt Nam
được dư luận tin tưởng và ủng hộ”, An ninh Thủ đơ, />[6]. Tạp chí cộng sản (2018), “Những biến động chính trị- xã hội với vấn đề dân tộc thế
giới hiện nay”, Báo Cần Thơ, />


×