Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin về vấn đề dân tộc và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc và đặc biệt vấn đề biển đảo hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.42 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về vấn đề
dân tộc và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
việc giải quyết vấn đề dân tộc và đặc biệt vấn đề biển đảo
hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Thu Hường
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Quốc Khánh

Lớp

: LQT47A1

Mã sinh viên

: LQT47A1 - 0327

Hà nội, ngày 26 tháng 5 năm 2021


1

Mục lục
Mở đầu..............................................................................................................2
Nội dung............................................................................................................2


Phần 1. Phần lý luận......................................................................................2
1.1 Nội dung “Cương lĩnh dân tộc” của Chủ nghĩa Mác – Lênin.............2
1.2 Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội...................................................................4
Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân...................................................7
2.1. Vai trò của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề biển
đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc...........................................................7
2.2 Góc nhìn cá nhân...............................................................................10
Kết luận...........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................12


2

Mở đầu
Trong đời sống xã hội từ thuở xa xưa đến nay, mối quan hệ giữa con người
với nhau luôn tồn tại với vai trò là quan hệ cơ bản và tạo ra sự tác động trực
tiếp tới đời sống cá nhân cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Xã hội phát
triển hay không đều phụ thuộc vào từng cá thể trong mơi trường đó và con
người chính là viên gạch dựng xây lên bức tranh xã hội tồn thể. Từ đây ta có
thể thấy, nghiên cứu về vấn đề dân tộc là cần thiết.
Bài nghiên cứu này đề cập tới đến quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin
về vấn đề dân tộc và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Cho thấy được tầm quan trọng của Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác –
Lenin tới vấn đề dân tộc hiện nay trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng trong quá khứ cũng như trong thời điểm hiện tại.
Với cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề dân
tộc, kết hợp với phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp
như thống nhất logic và lịch sử, phân tích cũng như khái quát và tổng hợp, bài
nghiên cứu nêu ra được tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề dân tộc

đối với các nước trên toàn thế giới hiện nay cũng như sẽ là tiếng chuông cảnh
báo tất cả các cá nhân trong mỗi cộng đồng về ý thức trách nhiệm đóng góp,
dựng xây khối đại đồn kết dân tộc, thúc đẩy đời sống xã hội đi lên.

Nội dung
Phần 1. Phần lý luận
1.1 Nội dung “Cương lĩnh dân tộc” của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc với
giai cấp; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân
tộc; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách
mạng Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc những năm đầu thế kỷ XX,


3

V.I.Lenin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hồn tồn
bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết và liên hiệp công nhận tất cả các
dân tộc lại”.
Một là: Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay
nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền
lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào
được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa
Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế. khơng một dân tộc
nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều
dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý,
nhưng quan trọng hơn nó phải được thực hiện trên thực tế.
Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ tiêu tình
trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc; phải đấu
tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự
quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.
Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết
Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình,
quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình..
Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân
tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ
sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất phát
từ thực tiễn – cụ thể và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân. V.I.Lenin đặc biệt chú trọng quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức,
các dân tộc phụ thuộc.


4

Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của các tộc người
thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập thành quốc gia
độc lập. Kiên quyết đấu trang chống lại mọi âm mưu, thủ đoan của các thế lực
phản động, thù địch lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào
cơng việc nội bộ của các nước hoặc kích động địi ly khai dân tộc.
Ba là: Liên hiệp cơng nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp. phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Đồn kết, liên hiệp cơng nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết
các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này
vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung
của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lenin là cơ sở lý luận quan trọng

để các Đảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình
đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2 Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã thực hiện nhất quán
những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin về dân tộc. Căn cứ vào
thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam cũng như dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đồn kết
tồn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng
và Nhà nước ta coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có
tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng của


5

từng dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội XII khẳng
định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng
của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm các dân tộc bình
đẳng, tơn trọng, đồn kết giải quyết hài hịa quan hệ giữa các dân tộc, giúp
nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số… Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh
giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở các
cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu hành động chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.1
Tựu lại, quan điểm dân tộc cơ bản của Đảng ta về vấn đề dân tộc thể hiện
ở các nội dung sau:
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ,

giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu
chia rẽ dân tộc.
- Phát triển tồn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và anh ninh –
quốc phịng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng
kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân
tộc; quan điểm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản
sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển
chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

1 Đảng

Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG,
H. 2016, tr.164 - 165


6

- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi,
trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói,
giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng,
đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh
thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường
sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương
trong cả nước.
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của tồn
Đảng, tồn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống
chính trị.

Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta thể hiện ở
những nội dung sau:
Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đồn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát
triển giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực
chính trị của cơng dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số
về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục
tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, công
bằng, văn minh.
Về kinh tế: nội dung và nhiệm vụ kinh tế trong chính sách dân tộc là các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, cùng đồng bào các
dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục
khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc. Thực hiện các nội
dung kinh tế thơng qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở các cùng
dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách mạng.
Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát


7

triển ngơn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa
cho nhân dân các dân tộc. Đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng mơi trường, thiết
chế văn hóa phù hợp với điều kiện của các tộc người trong quốc gia đa dân
tộc. Đồng thời, mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực và
trên thế giới. Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống diễn biến hịa bình trên
mặt trận tư tưởng – văn hóa ở nước ta hiện nay.
Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội, cơng bằng

thơng qua việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo, dân số, y tế, của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị - xã
hội ở miền núi, cùng dân tộc thiểu số.
Về an ninh quốc phòng: tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở
đảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên từng đại bàn. Tăng cường quan hệ
nhân dân, tạo thế trận quốc phịng tồn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh
sống.
Thực hiện đúng chính sách dân tộc hiện nay ở Việt Nam là phải phát triển
tồn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng các địa
bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, rừng núi, hải đảo của Tổ quốc.2

Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Vai trò của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề biển
đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc
a/ Về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Biển Đơng có lẽ là một trong những vấn đề lớn nhất giữa Trung Quốc và
các nước ASEAN nói chung và ở đây chính là Việt Nam ta nói riêng. Trung
2 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học – không chuyên lý luận chính trị) – Bộ giáo
dục và đào tạo


8

Quốc cũng đã và đang trong quá trình tuyên bố, tỏ rõ khả năng và tham vọng
sở hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt Nam ta. Nổi tiếng
và được biết tới rộng rãi nhất có lẽ là “Đường chín đoạn” của Trung Quốc.
Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã đưa ra một yêu sách về chủ
quyền trên Biển Đơng với đường lưỡi bị 11 đoạn. Và sau này, chính phủ
Trung Quốc sử dụng lại đường lưỡi bị đó những chỉ cịn 9 đoạn bao gồm

nhóm quần đảo và bãi ngầm lớn trên Biển Đơng là quần đảo Hồng Sa, quần
đảo Trường Sa, quần đảo Đơng Sa và bãi Macclesfield. Diện tích những quần
đảo này chiếm 75% diện tích mặt nước Biển Đơng và chừa lại 25% còn lại
cho các nước Phillipines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.3
Trong tình thế đó, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện được vai trị của mình
trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng bằng các biện pháp cứng rắn, trước hết thể
hiện ở việc đáp trả luân điệu của Trung Quốc về vấn đề “Đường lưỡi bò”.
6/5/2009, Việt Nam đã gửi một bản Đệ trình chung với Malaysia về thềm lục
địa mở rộng chống lấn của hai quốc gia tại khu vực phía Nam Biển Đơng.
Ngày 8/5/2009, Đảng và Nhà nước ta cũng có thêm một bản Đệ trình về thềm
lục địa mở rộng của riêng mình tại khu vực Bắc Biển Đơng 4. Ngày 30/3/2020,
phái đồn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã đệ trình Cơng hàm phản
đối “luận điệu” của Trung Quốc5. Cơng hàm cũng đã nêu rõ rằng: “Việt Nam
có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật
pháp quốc tế”. Điều này là minh chứng cho việc Đảng và Nhà nước ta đã đấu
tranh vì dân tộc một cách có tình, có lý, đưa ra những tình tiết xác thực một
cách cực kỳ hợp lý để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia, đồng thời cũng nêu ra
được sự bất hợp lý và phản đối gay gắt yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung
Quốc.
3 Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông
4 />df.
5 VN22HC-2020vn.pdf (un.org)


9

Vai trò của Đảng và Nhà nước ta là tiên quyết trong việc giải quyết vấn đề
biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Điều đó một lần nữa được
thể hiện ở công tác tuyên truyền, truyền bá tư tưởng tới người dân của các cấp

lãnh đạo, không những thế cịn là chấn chỉnh những tư tưởng, thơng tin sai
lệch với thực tế để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Bằng hình
thức truyền thống như mở lớp đào tạo cán bộ, giúp cho công dân có một tư
tưởng vững chắc cũng như căng băng rơn, khẩu hiệp tỏ rõ lòng quyết tâm của
Đảng bộ, Nhà nước và tồn dân tộc. Đã khơng ít lần có những thông tin sai sự
thật không những từ trong nước mà cịn từ ngồi trường quốc tế đăng đàn về
chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng lãnh đạo Nhà nước Cộng hịa
xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có vai trị phải đứng lên đính chính, chấn chỉnh tư
tưởng của người dân. Ơng Ngơ Tồn Thắng – Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao
đã lên tiếng, khẳng định chủ quyền của hai quần đảo nói riêng và bộ phận
biển đảo của Việt Nam nói chung trước Cơng hàm ngày 17/4/2020 của Trung
Quốc gửi tới Liên hợp quốc nêu các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. 6 Đây
không chỉ là hành động thể hiện vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Việt Nam trước mối đe dọa Trung Quốc trong tình hình
hiện nay mà còn tạo điều kiện thuận lợi khách quan cho dân tộc ta tiếp thu
được một cách bảo vệ chủ quyền dân tộc hợp pháp và đáng được tôn trọng.
b/ Vụ giàn khoan Hải Dương 981
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào
khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nhà nước ta đã phản đối gay gắt,
tỏ rõ thái độ khơng hài lịng và kiên quyết đến cùng để bảo vệ vùng lãnh hải
của Tổ quốc.
Việt Nam đã không ngừng đưa ra những biện pháp cả về ngoại giao lẫn
quân sự đối với sự ngoan cố của Trung Quốc trong việc hạ giàn khoan Hải
Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với sự lãnh đạo của
6 Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Báo Nhân Dân
(nhandan.com.vn)


10


Đảng và Nhà nước, về mặt ngoại giao, vấn đề này đã được đẩy lên trở thành
một vấn đề toàn cầu, có được sự giúp đỡ của Liên hợp quốc để giải quyết các
mâu thuẫn và tranh chấp giữa hai nước. Về mặt quân sự, Việt Nam đưa ra
những hành động vừa đủ để có thể tác động tới tình hình khách quan một cách
hợp lý vừa khơng để mâu thuẫn quân sự bị đẩy cao vừa cho thấy được sự kiên
định của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh vì chủ quyền quốc
gia trên biển. Qua sự việc này, ta cũng có thể thấy được vai trò lãnh đạo và
đường lối của Đảng và Nhà nước ta quan trọng thế nào đến hịa bình cũng
như sự tồn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
2.2 Góc nhìn cá nhân
Đảng và Nhà nước ta đang làm rất tốt nhiệm vụ giải quyết các vấn đê về
dân tộc và đặc biệt là vấn đề biển đảo hiện nay như đã nêu trên. Có thể thấy
được chính sách dân tộc của nước ta hàm chứa tính tồn diện và bao trùm lên
mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội, có mối liên hệ mật thiết tới quan
hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng một quốc gia nói riêng và các quốc gia
với nhau nói chung. Nhưng chỉ dừng lại ở đó là chưa đủ để phát triển nền xã
hội chủ nghĩa nước nhà, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của các dân
tộc trên phạm vi lãnh thổ, đẩy mạnh tình đồn kết giữa 54 dân tộc anh em trên
toàn quốc, thực hiện nghiêm chỉnh, chấp hành quyền bình đẳng giữa các dân
tộc để có thể thu hẹp dần khoảng cách giữa các dân tộc với nhau. Từ đó, mới
có thể phát triển đồng đều nền kinh tế - xã hội, khắc phục được sự chênh lệch
giữa các dân tộc với nhau.
Cải tiến chính sách dân tộc của nước nhà cũng là một nhiệm vụ quan trọng
của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hội nhập hiện nay. Trong những năm
gần đây, việc tuyên truyền những tư tưởng, thông tin sai lệch tới đồng bào dân
tộc thiểu số là một trong những vấn đề đáng quan ngại. Để có thể giải quyết
được vấn đề này, cung cấp nền tảng kiến thức cho đồng bào các dân tộc thiểu
số, giúp họ có một tư tưởng chính trị vững vàng để đối phó với các thế lực thù



11

địch vẫn còn hiện hữu trên đất nước ta cũng như phạm vi ngoài lãnh thổ là
một việc nên được đẩy mạnh hành động. Nơi sinh sống của đồng bào dân tộc
thiểu số ở nước ta hiện nay đa phần là ở vùng biên giới, vùng trọng yếu của
Tổ quốc về vấn đề an ninh – quốc phòng, vai trò của những người dân nơi đây
là rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, trách nhiệm
khơng chỉ của Đảng và Nhà nước mà cịn là của mỗi cơng dân đang sinh sống
trên mảnh đất hình chữ S này. Mỗi người dân phải ý thức được trách nhiệm,
thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, tu dưỡng đạo đức, thường xuyên cập
nhật tin tức có chọn lọc và học hỏi những tấm gương sáng đi trước, có ý thức
đồn kết trong một tập thể và nêu gương cá nhân gương mẫu. Cá nhân luôn
phải biết đặt mình trong tập thể, tơn trọng ngun tắc và khơng để mất đoàn
kết nội bộ.
Bên cạnh việc phát huy những thế mạnh sẵn có, phải nhận thức được
những mặt cịn hạn chế cũng là một nghĩa vụ quan trọng của mỗi người dân.
Thay đổi cách làm việc sao cho khoa học, phải thật sự chú tâm vào cơng việc
mình đang làm và biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Điều
đó nghe tưởng chừng là nhỏ nhặt nhưng một khi đã thực hiện được, mọi
người sẽ thấu hiểu và đồng cảm với nhau, tạo ra khối liên kết vững mạnh cho
một tập thể và lớn hơn là cho xã hội và toàn dân tộc. Giải quyết vấn đề dân
tộc nghe tưởng chừng thật vĩ mô, to lớn những thực chất lại nằm ở bên trong
mỗi cá nhân.
Kết luận
Vấn đề dân tộc ln là một đề tài nóng và luôn giành được sự chú ý từ các
quốc gia và trên toàn thế giới. Tựu chung, việc vận dụng Cương lĩnh dân tộc
của chủ nghĩa Mác – Lenin xuất phát từ thực tiễn lịch sử, đấu tranh bảo vệ lợi
ích dân tộc của các quốc gia xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam, Đảng và
Nhà nước ta ngay từ những ngày đầu cũng đã cho rằng xây dựng khối đại
đồn kết dân tộc có tầm quan trọng hàng đầu. Việt Nam nói riêng và các nước



12

xã hội chủ nghĩa nói chung phải ln đặt mục tiêu xây dựng và bảo vệ lợi ích
dân tộc lên hàng đầu sở dĩ vì với tình hình thế giới hiện nay sẽ ln có những
mối đe dọa vơ hình đối với từng quốc gia, dân tộc nếu như không đề cao cảnh
giác. Đơn cử có thể kể đến hành động đặt trái phép giàn khoan Hải Dương
981 của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.
Một xã hội, quốc gia hay dân tộc có phát triển hay không cũng là dựa vào
những yếu tố đó, vì thế, mỗi cá nhân phải ý thức được trách nhiệm của bản
thân đóng góp vào cơng cuộc chung của nước nhà để có một xã hội phát triển
vững mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.CTQG, H. 2016, tr.164 – 165.
2. Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đơng.
3. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học – khơng
chun lý luận chính trị) – Bộ giáo dục và đào tạo.
Tài liệu trực tuyến
3. />ys_vnm2009excutivesummary.pdf.
4. />5. />
doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-456278/.



×