Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế và khoa học ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.73 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác Lênin

ĐỀ TÀI: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng và vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế và khoa học ở
Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Đào Thu Hương
Sinh viên thực hiện

: Phạm Minh Thu

Lớp

: K24NHB

Mã sinh viên

: 24A4011641

Hà nội, ngày 08 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 2
Phần 1: Lý luận ................................................................................................................ 2
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng .................................................. 2
1.1 Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................... 2


1.2 Kiến trúc thượng tầng ........................................................................................ 3
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ................... 3
2.1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. .............................................. 4
2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. ................ 5
Phần 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân ..................................................................... 6
1. Mối quan hệ giữa kinh tế và khoa học ở Việt Nam hiện nay .................................. 6
1.1 Sự tác động của kinh tế với khoa học ................................................................ 6
1.2 Sự tác động của khoa học lên sự phát triển kinh tế ........................................... 7
2. Liên hệ bản thân ...................................................................................................... 9
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 11
Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................................... 11
Tài liệu trực tuyến .......................................................................................................... 12
Tài liệu học tập .............................................................................................................. 13


1

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2021 vừa qua là một năm nhiều biến động. Đứng trước sự bùng phát trở lại
của đại dịch Covid 19 và biến chủng mới Delta, Omicron, kinh tế - xã hội của Việt
Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối mặt với nhiều thách thức mới chưa từng có,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách kịp thời để chỉ đạo phát triển kinh tế,
sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu “đẩy lùi bệnh dịch và phát triển kinh tế”,
thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh.
Trong q trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của đề tài, em đã
chọn “Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng vào mối
quan hệ giữa kinh tế và khoa học ở Việt Nam hiện nay”. Đây là cơ sở khoa học để

nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Kinh tế và chính trị có
mối quan hệ biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở
lại đối với kinh tế. Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời và tuyệt đối hóa một
yếu tố nào đều là sai lầm. Nếu tuyệt đối hóa kinh tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố
chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm thường, dẫn đến vơ chính phủ, bất chấp
kỉ cương, pháp luật. Cịn nếu tuyệt đối hóa chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trị
của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nơn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến
nhận thức và vận dụng quy luật này. Trong thời kì đổi mới, Đảng ta chủ trương đổi
mới tồn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng
thời đổi mới chính trị từng bước, thận trọng, vững chắc với những hình thức và bước
đi thích hợp.


2

NỘI DUNG

Phần 1: Lý luận
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Ví dụ, trong thời
kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, cơ sở hạ tầng nước ta là một kết cấu kinh
tế hỗn hợp nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,...)
trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Kết cấu đó được xác lập
trên cơ sở hệ thống ba loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân do nhà
nước thống nhất quản lý, sở hữu tập thể của những người lao động, sở hữu tư nhân
với nhiều hình thức cụ thể khác nhau; trên cơ sở đó, hình thành nên nhiều hình thức
tổ chức kinh doanh đan xen hỗn hợp với nhiều loại hình phân phối đa dạng.

Đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị
quy định. Quan hệ sản xuất thống trị qui định và tác động trực tiếp đến xu hướng
chung của toàn bộ đời sồng kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng
tồn tại trong xã hội mà dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tính
chất đối kháng của cơ sở hạ tầng được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không
thể điều hồ được trong cơ sở hạ tầng đó và do bản chất của kiểu quan hệ sản xuất
thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện của sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập
đồn người trong xã hội.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ vật chất
tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. Nó được hình thành trong q trình


3

sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi theo sự tác động và phát triển của lực lượng
sản xuất.
1.2 Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng với những
thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất
định. Kết cấu kiến trúc thượng tầng bao gồm hai bộ phận cơ bản: hệ thống các quan
điểm, tư tưởng (chính trị, pháp quyền, tơn giáo), các thiết chế chính trị - xã hội tương
ứng (đảng phái, nhà nước, giáo hội). Trong đó, mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng
có dấu hiệu và quy luật tăng trưởng riêng. Nhưng chúng đều liên hệ với nhau và đều
nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng. Song không phải tất cả các yếu tố
của kiến trúc thượng tầng đều liên quan như nhau với cơ sở hạ tầng của nó. Mà trong
xã hội có giai cấp, tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền cùng những tổ chức tương
ứng như chính đảng, nhà nước là những bộ phận quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất và
là thành phần chính của kiến trúc thượng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị, xã hội
ấy. Ngồi ra cịn có các yếu tố khác đối lập với những tư tưởng quan điểm, tổ chức
chính trị của các giai cấp bị trị.

Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp mang tính giai cấp sâu
sắc. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng biểu hiện ở sự đối nghịch về quan điểm,
tư tưởng và các cuộc đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng của xã hội có tính
chất đối kháng giai cấp là nhà nước. Nhà nước là tiêu chí có quyền lực mãnh liệt
nhất, chủ đạo. Nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới trở nên tư
tưởng thống trị toàn xã hội.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống
xã hội (phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội); chúng tồn tại trong


4

mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ
tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; đồng thời, kiến trúc
thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối, thường xuyên có sự tác động trở lại
(theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực) đối với cơ sở hạ tầng.
2.1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng
tầng. Bởi vì, quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần; tính tất yếu kinh tế xét
đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội.
Vai trị quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện trước
hết ở chỗ, mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng
và tính chất của kiến trúc thượng tầng là do cơ sở hạ tầng ấy quyết định.
“Mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do
sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó tạo thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử
tư tưởng của mỗi thời đại” (Karl Marx)
Nếu cơ sở hạ tầng có đối kháng hay khơng đối kháng, thì kiến trúc thượng tầng
của nó cũng có tính chất như vậy. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào

chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống chính
trị, tinh thần của xã hội; mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu
thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng của xã hội.
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong
kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội,
cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế
- xã hội khác. C.Mác khẳng định: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái kiến trúc
thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Ngun nhân của những
biến đổi đó xét cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, những
sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp, có những bộ phận của


5

kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng
như chính trị, luật pháp..., có những yếu tố thay đổi chậm, có những yếu tố được kế
thừa trong xã hội mới. Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong
xã hội có giai cấp được thực hiện thông qua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách
mạng xã hội. Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng đưa tới sự thay đổi của kiến trúc thượng
tầng.
2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.
Mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có vai trị tác động, ảnh hưởng trở lại
cơ sở hạ tầng của xã hội theo những phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp,
nhiều hay ít, mức độ lớn hay nhỏ,...Ta có thể lấy ví dụ: tác động của thiết chế pháp
luật thường là trực tiếp và mạnh mẽ nhất, còn các thiết chế tôn giáo thường biểu hiện
gián tiếp và mờ nhạt hơn,... Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo
hai xu hướng: thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của cơ sở hạ tầng (nếu kiến trúc
thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng) và kìm hãm sự tồn tại và phát triển của cơ
sở hạ tầng (nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với cơ sở hạ tầng). Nghĩa là,
khi kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế

khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại.
Mỗi yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng khác nhau sau thì tác động đến cơ
sở hạ tầng theo những cách khác nhau xong đều phải tác động thông qua nhà nước
và pháp luật mới có thể phát huy mạnh mẽ vai trị của nó. Trong các yếu tố của kiến
trúc thượng tầng, nhà nước đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong sự tác động trở lại
cơ sở hạ tầng. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Nhà nước khơng
chỉ dựa trên hệ tư tưởng, mà cịn dựa trên những hình thức nhất định của sự kiểm
sốt xã hội. Nhà nước sử dụng sức mạnh của bạo lực để tăng cường sức mạnh kinh
tế của giai cấp thống trị và củng cố vững chắc địa vị của quan hệ sản xuất thống trị.


6

Với ý nghĩa đó Ph.Ăngghen khẳng định: “Bạo lực (tức là quyền lực nhà nước) cũng
là một sức mạnh kinh tế”.
Phần 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
1. Mối quan hệ giữa kinh tế và khoa học ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ
năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt
Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc
gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vịng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP
đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo
(theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống cịn dưới 2%.
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng
kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Năm 2020
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại
dịch bùng phát.
1.1 Sự tác động của kinh tế với khoa học
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và
thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở Việt Nam,

tiềm lực khoa học ngày càng phát triển do nước ta đang có những bước đột phá trên
con đường phát triển kinh tế. Trở lại khoảng 40 năm trước, khi tình hình đất nước
chưa ổn định và nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn thì khoa học khơng có điều kiện
phát triển. Nhiều năm qua, sau nhiều đổi mới, cải cách (đặc biệt về hệ thống tài chính
- tín dụng - tiền tệ), nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua vùng nước sóng gió và dần đi
vào quỹ đạo ổn định cũng như hội nhập với thế giới, Việt Nam lấy phát triển kinh tế
là trọng tâm, khoa học đã được chú trọng hơn rất nhiều. Đại hội XIII của Đảng nhấn
mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ,


7

đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ
thế chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện
đại, hội nhập”. Hiện tại, nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào khoa học, công nghệ và nhận thức của doanh nghiệp về đổi mới khoa
học, công nghệ cũng thay đổi. Khoảng 10 năm trước, kinh phí hoạt động khoa học,
cơng nghệ chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, thì nay, đầu tư cho khoa học, công
nghệ từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp đã tương đối cân bằng, với tỷ lệ tương
ứng là 52% và 48%. Khoa học công nghệ nhờ sự phát triển của kinh tế đã thay đổi
bộ mặt của mình. Biểu hiện ở ngành da giày, các doanh nghiệp đã và đang tìm kiếm
cơng nghệ tự động hóa dây chuyền sản xuất, tinh gọn bộ máy, giảm chi phí, cơ cấu
và thiết lập lại hệ thống quản trị doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh mới. Nhiều
doanh nghiệp đã tận dụng các sàn thương mại điện tử để bán hàng, chuyển kênh bán
hàng truyền thống sang bán hàng trên mạng internet. Hay như ngành dệt may cũng
đầu tư vào thiết bị như máy in lazer, cơng nghệ tự động hóa,… Ở lĩnh vực y học,
ngày càng có nhiều máy móc hiện đại được áp dụng trong chữa bệnh và phẫu thuật
như robot phẫu thuật nội soi...
Có thể khẳng định rằng, kinh tế càng mạnh thì khoa học – công nghệ càng được đầu

tư phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân càng được tăng cao.
1.2 Sự tác động của khoa học lên sự phát triển kinh tế
Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu mới... Sự phát triển của khoa học cơng nghệ góp phần thúc đẩy
tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định
đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức,
cho tiến trình tồn cầu hố.


8

Thực tiễn cho thấy, khoa học và cơng nghệ góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm
khoa học và cơng nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP. Sự phát triển của khoa học và
công nghệ có tác động mang tính quyết định đối với tăng trưởng dài hạn và chất
lượng tăng trưởng.
Cụ thể, khoa học cơng nghệ tạo điều kiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ
chiều rộng sang chiều sâu. Khoa học công nghệ phát triển với sự ra đời của hàng loạt
công nghệ mới, hiện đại như: vật liệu mới, công nghệ nano, cơng nghệ sinh học, điện
tử viễn thơng… đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào.
Công nghệ sinh học giúp nâng cao giá trị gia tăng cho nhiều mặt hàng nông sản, phụ
phẩm nông sản có giá trị thấp như sắn, lõi ngơ, bã đậu nành, rơm rạ, bã mía,…Đồng
thời, tạo ra được nhiều sản phẩm mới không những đảm bảo chất lượng mà cịn có
giá thành rẻ, cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại. Vậy, khoa học công nghệ
làm tăng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, theo đó làm tăng thu nhập và dẫn đến
sự gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng dân cư và tăng đầu tư cho cả nền kinh tế. Khoa
học công nghệ phát triển làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ qua các phương tiện thơng tin và dịch vụ vận chuyển. Do vậy,
trong thời đại ngày nay, phần đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của

nhiều nước từ khoa học công nghệ rất cao.
Khoa học cơng nghệ cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ. Trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì khoa
học cơng nghệ có vai trị đặc biệt quan trọng. Khoa học công nghệ làm thay đổi cơ
cấu sản xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các
ngành nhỏ, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới. Cơ cấu trong nội bộ
ngành cũng thay đổi. Khi thay đổi sản xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả
sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng do thu nhập tăng. Tỷ trọng và vị trí GDP
của cơng nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần. Đồng thời, khoa học


9

cơng nghệ góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp. Nhờ tác động của các yếu
tố như đổi mới cơng nghệ, hợp lý hóa quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ cải tiến
phương pháp quản lý, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động…,
tăng năng suất các nhân tố tổng hợp làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng
trưởng, từ đó góp phần chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tại
các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng
GDP thường rất cao (trên 50%), với các nước đang phát triển khoảng 20-30%.
Khoa học cơng nghệ cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
doanh nghiệp và nền kinh tế. Một quốc gia có tiềm lực khoa học cơng nghệ sẽ là
quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao. Năng lực sáng tạo công nghệ là một trong
những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Việc ứng
dụng khoa học công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào, nhất là các nhân tố tổng hợp
được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và tiêu dùng ngày càng được
mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế và khu vực. Trong cơn khủng hoảng do đại dịch Covid diễn ra vừa
qua, khoa học công nghệ lại càng thể hiện được tầm quan trọng trong sự phục hồi,
phát triển của nền kinh tế. Khả năng chủ động sản xuất vắc xin phòng bệnh Covid19 sẽ sớm đảm bảo mục tiêu tiêm chủng cho toàn dân, điều này góp phần giúp đất

nước sớm trở lại bình thường, kinh tế nhanh chóng phục hồi. Việc hồn thành bao
phủ vắc xin vào cuối năm 2021 hoặc chậm nhất là đầu năm 2022 là một trong những
điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế.
2. Liên hệ bản thân
Dưới ánh sáng của Đảng, về cơ bản Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục định hướng
chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa với những thành tựu kinh tế - xã hội ngày
càng to lớn. Thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy


10

quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp. Công
tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả. Dân chủ trong
xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được
giữ vững. Tuy nhiên, do phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là một sự nghiệp, một quá trình chưa có tiền lệ nên có những vấn đề đặt ra trong
điều kiện hiện nay cần phải được tiếp tục xem xét, hồn thiện. Vì vậy, tơi xin đề
xuất một số giải pháp cơ bản sau để phát triển kinh tế thị trường và phát triển khoa
học công nghệ ở Việt Nam hiện nay.
Một là, tạo động lực cho sự phát triển khoa học công nghệ. Động lực phát triển
khoa học cơng nghệ ln vận động từ 2 phía: Nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản
xuất, do vậy, cần phải khuyến khích doanh nghiệp sản xuất tự tìm đến khoa học, coi
khoa học công nghệ là yếu tố sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời,
nhà nước cần đưa ra các chính sách thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu khoa học:
chính sách về thuế, thương mại, đầu tư, bằng sáng chế, ràng buộc về sản phẩm, bảo
vệ người tiêu dùng & môi trường & nguồn nhân lực.
Hai là, tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực tế cho
thấy, vốn là yếu tố quyết định tới các hoạt dộng nghiên cứu khoa học. Tại Việt Nam
đã có khơng ít những nhà nghiên cứu khơng đủ kinh phí để duy trì hồn thành dự án

của mình hay những kỹ sư, nhà khoa học tiềm năng di cư qua nước khác để được
đầu tư và tiếp tục hoạt động sáng tạo khoa học. Vậy, Chính phủ và khu vực đầu tư
nhân cần tạo điều kiện, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và đưa ra các
chính sách đãi ngộ tốt hơn cho những nhà nghiên cứu.
Ba là, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính với mục
tiêu là cho phép các tổ chức và các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn trong thu
hút vốn trong xã hội và sử dụng kinh phí vào hoạt động khoa học cơng nghệ. Chính
phủ cần ban hành các chính sách khuyến khích các viện nghiên cứu khoa học công


11

nghệ, các trường đại học cao đẳng, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học công
nghệ tham gia thực hiện các dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước và ở các địa
phương cũng như ở các cơ sở sản xuất.

KẾT LUẬN
Nắm vững phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, vận dụng sáng tạo những
chủ trương, đường lối của Đảng là con đường đầy trông gai nhưng tất yếu sẽ dành
thắng lợi trong cơng cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng
văn minh.
Đảng ta đã sáng suốt khi đề ra bước đầu thực hiện tốt đường lối đổi mới toàn
diện bằng cách kết hợp chặt chẽ đổi mới cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Em
tin rằng với nhận thức đúng đắn, sáng tạo của mình cùng với sự đồng lịng nhất trí,
ra sức phấn đấu của tồn đảng, tồn dân, tồn qn, Đảng ta nhất định lãnh đạo cơng
cuộc đổi mới đi đến thắng lợi hoàn toàn, dưới đà phát triển của sự nghiệp cách mạng
hiện nay, công cuộc đổi mới Đảng lãnh đạo nhất định sẽ đưa nước ta lên ngang tầm
với các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới.
Là một sinh viên Học viện Ngân hàng, em sẽ cố gắng tích cực học tập, trau dồi

kiến thức về kinh tế - chính trị, tu dưỡng đạo đức để góp sức lực nhỏ của mình vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị lớn lao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung (2017), “Kinh tế vĩ mơ”, NXB Thống kê.
2. Trần Thọ Đạt (2005), “Các mơ hình tăng trưởng kinh tế”, NXB Thống kê;


12

Tài liệu trực tuyến
3. Tạp chí tài chính - ThS. Trần Bá Thọ - Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
/>4. Ngơ Thắng Lợi, Bùi Đức Tn Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
con người ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp
/>5. Phó GS TS Vũ Văn Phúc Cách mạng công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức
/>6. Diễn đàn Luật gia Khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong
tương lai
/>7. Tổng quan về Việt Nam
/>8. Thu Hằng Đẩy mạnh đầu tư cho khoa học, công nghệ
/>9. Anh Minh Nền kinh tế số Việt Nam đang tăng trưởng hàng đầu khu vực
/>

13

10. PGS, TS. Đặng Quang Định Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
/>Tài liệu học tập
11. Bộ GD&ĐT. Giáo trình triết học Mác-Lênin. NXB Chính trị Quốc gia sự thật




×