Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nhận thức về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.93 KB, 11 trang )

Lời mở đầu
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ cơ bản của đời sống xã
hội, có ý nghĩa quyết định, chi phối các mối quan hệ trong xã hội. Việc nhận
thức và xử lý mối quan hệ này trong thực tiễn đúng hay sai có ý nghĩa quyết định
đối với sự hưng vong của nền kinh tế và chế độ chính trị của đất nước.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, những thành tựu to lớn
về nhiều mặt ở nước ta qua hơn 20 năm đổi mới đều có nguyên nhân trực tiếp
sâu xa từ khả năng cũng như mức độ nhận thức và giải quyết mối quan hệ chính
trị với kinh tế trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sự phát triển của một nền kinh tế được nhìn nhận là ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố đó là những yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng. Trong sự tác động đó, có thể nói chính trị có ảnh hưởng sâu sắc
nhất và ngày càng tăng đối với sự phát triển kinh tế bởi vì chính trị là sự biểu
hiện tập trung của kinh tế. Theo Lênin, chính trị là việc xây dựng nhà nước về
kinh tế “…là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”, “…là kinh tế cô đọng lại”.
Từ những nhìn nhận trên ta có thể thấy việc nghiên cứu, tổng kết những
bài học kinh nghiêm, đặc biệt là bài học về giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế
và chính trị ở nước ta có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng, nhằm
tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó cũng chính là vấn đề em muốn đề cập đến trong bài viết này : “Nhận thức về
mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, vai trò của chính trị đối với sự phát
triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”.Vấn đề trên là một vấn đề khá
rộng, trong khuôn khổ giới hạn của kiến thức bản thân và đồng thời cũng là lần
đầu tiên viết bài tiểu luận, vì vậy bài tiểu luận không thể tránh khỏi những hạn
1
chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn
sinh viên để góp phần làm cho bài tiểu luận có nội dung đầy đủ và sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Phần nội dung
1. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị


1.1. Khái niệm kinh tế - chính trị theo quan điểm triết học Mac – Lênin
Cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và giải
quyết vấn đề quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan điểm duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác Lênin về quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng.
Kinh tế là phạm trù đóng vai trò quyết định trong cơ sở hạ tầng. Kinh tế
có thể coi là tổng thể những yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người,
các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế
suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Chính trị là một phạm trù tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với mối quan hệ giai cấp,
dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn
đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Chính trị được sinh ra khi bắt đầu
có sự phân hóa giai cấp, hay bắt đầu có sự phân hóa về kinh tế tức là về vấn đề
sở hữu và lợi ích cá nhân trong xã hội.
Học thuyết Mac – Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị đã
chỉ rõ, với bất kì quốc gia nào, thời đại nào trong xã hội có giai cấp đều tồn tại và
phát triển mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù đó. Mối quan hệ đó trong
một nhà nước XHCN luôn lấy lợi ích cộng đồng công bằng xã hội, trong đó lợi
ích chính đáng của người dân luôn được quan tâm làm mục tiêu hướng tới thì
chính trị hiểu theo nghĩa rộng là sự thể hiện toàn bộ các chính sách, hoạt động
của Nhà nước đó sao cho không chỉ bảo đảm được sự ổn định chính trị đất nước
mà còn là phát triển ngày càng tốt hơn các lĩnh vực đời sống xã hội, văn hoá,
giáo dục, y tế, việc làm, khoa học – công nghệ, môi trường Khái quát lại, là sự
3
hướng tới mục tiêu vì tất cả những vấn đề vật chất và tinh thần liên quan đến lợi
ích chính đáng của sự phát triển con người trong cộng đồng xã hội, trong đó
phát triển kinh tế luôn luôn là cơ sở, nền tảng quyết định sự phát triển của chính
trị - xã hội và ngược lại, chính trị - xã hội phát triển như thế nào, tiến bộ và sẽ tác
động tích cực hoặc tiêu cực trở lại kinh tế.
1.2. Vai trò quyết định của kinh tế đối với sư phát triển của chính trị

Lý luận triết học Mác Lênin đã cho thấy : vật chất quyết định ý thức, cơ sở
hạ tầng quyết định đến kiến trúc thượng tầng. Từ cơ sở trên ta có thể nhận thấy
tư tưởng chính trị sinh ra trên cơ sở kinh tế và được quy định bởi cơ sở kinh tế.
Kinh tế là gốc, là thước đo tính hợp lý của chính trị. Sự phụ thuộc của chính trị
vào cơ sở kinh tế được biểu hiện ở những điểm sau:
- Chính trị chỉ phát sinh trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển đến một
trình độ nhất định. Điều này đã được thể hiện rõ khi ta nghiên cứu sự ra đời của
chính trị. Trình độ kinh tế yếu kém của chế độ cộng sản nguyên thủy đã không
thể phát sinh vấn đề về chính trị. Chỉ khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất trong xã hội và bắt đầu có sự phân chia về giai cấp thì nhà nước cùng với
những vần đề về chính trị mới xuất hiện. Sự phát triển chế độ tư hữu đã đánh dấu
một bước phát triển rõ rệt của trình độ phát triển kinh tế.
- Chính trị phát triển theo sự phát triển của kinh tế. Tương ứng với
một trình độ phát triển nhất định về kinh tế có một trình độ phát triển nhất định
về chính trị. Sự thay đổi của cơ sở kinh tế sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay
đổi về mặt chính trị. Các Mác đã viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái
kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Nội dung của
chính trị do cơ sở kinh tế quyết định. Chế độ kinh tế là cơ sở của chế độ chính
trị, cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị thích ứng thế đấy. Chính
4
trị không thế thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế. Chế độ chính trị phản ánh
trình độ phát triển của kinh tế.
- Trong xã hội giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng
chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu
thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính
trị tư tưởng; Các quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, quan hệ chính trị là sự
phản ánh các quan hệ lợi ích kinh tế, các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế
Trong các mối quan hệ trên thì kinh tế là tính thứ nhất, chính trị là tính thứ
hai, là cái phản ánh của kinh tế, thể hiện qua tư duy chính trị, đường lối chính trị,
thể chế chính trị….

1.3. Sự tác động trở lại của chính trị đối với sự phát triển kinh tế
Trong khi khẳng định vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị, chủ
nghĩa Mác Lênin cũng nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại
của chính trị đối với kinh tế hay cao hơn là của kiến trúc thượng tầng đối với cơ
sở hạ tầng. Sự tác động của chính trị đối với kinh tế có thể theo nhiều hướng
khác nhau : thúc đẩy, kìm hãm, hoặc vừa thúc đẩy mặt này, vừa kìm hãm mặt kia
và do vậy, có thể làm thay đổi cơ sở kinh tế ở chừng mực nhất định.
Chính trị tác động tích cực vào cơ sở kinh tế khi nội dung của các tư
tưởng quan điểm chính trị phản ánh đúng, đầy đủ điều kiện khách quan của cơ sở
kinh tế và sự phát triển kinh tế. Khi đó chính trị là động lực mạnh mẽ thúc đẩy
làm cho kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc.
Ngược lại, chính trị tác đông một cách tiêu cực vào cơ sở kinh tế
khi hệ thống chính trị có quan điểm, tư tưởng thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
lỗi thời muốn duy trì quan hệ kinh tế đã lạc hậu không còn phù hợp nữa, hay khi
5
chính trị đi quá xa đối với sự phát triển của kinh tế. Nhưng nếu chính trị kìm
hãm sự phát triển của kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác,
thể chế chính trị cũ sẽ được thay bằng thể chế chính trị mới tiến bộ để thúc đẩy
kinh tế tiếp tục phát triển. Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị tránh tuyệt
đối hóa hoặc đồng nhất chính trị với kinh tế. Mắc phải khuynh hướng trên sẽ có
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội
nói chung.
Có thể thấy trên thực tế, không có đường lối chính trị đúng thì
không một giai cấp thống trị nào có thể giữ vững được sự thống nhất chính trị và
do đó, cũng không có khả năng lãnh đạo kinh tế. Chính trị đóng vai trò lãnh đạo,
định hướng tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng điều kiện cần thiết
cho sự phát triển kinh tế.
2. Vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay
Sau khi đất nước thống nhất, bên cạnh những thành tựu đạt được đất nước

ta phải đứng trước vô cùng nhiều khó khăn, thách thức và đã mắc phải nhiều sai
lầm lớn trong đường lối phát triển dẫn đến xã hội bị trì trệ đất nước không thể
phát triển lên được. Tuy nhiên tại đại hội Đảng VI(12 – 1986) ta đã kịp thời nhận
ra sai lầm, đó là do sự nhận thức không đúng đắn của Đảng về mối quan hệ giữa
chính trị và kinh tế, về sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế để rồi
đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Xét về tổng thể, công cuộc đổi mới
6
ở nước ta bắt đầu từ đổi mới tư duy chính trị của Đảng trong nhận thức, quan
niệm về chủ nghĩa xã hội, từ đó tìm kiếm mô hình phát triển đất nước phù hợp
với điều kiện lịch sử nước ta và điều kiện thời đại mới. Trong quá trình đổi mới
toàn diện đất nước, Đảng ta đã nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa chính trị với kinh tế, giữa đổi mới hệ thống kinh tế với đổi mới hệ thống
chính trị phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chúng ta cũng xác định đúng đắn cần
phải kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Việc xác định
đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị chúng ta vừa thúc đẩy được nền
kinh tế của đất nước phát triển theo quy luật khách quan, vừa tạo nên sự năng
động tích cực trong tư duy, tư tưởng góp phần tạo nên những thành tựu to lớn,
toàn diện của đất nước trong hơn 20 năm qua.
Quá trình đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng. Tuy nhiên Đảng ta đã chỉ rõ: nền kinh tế của đất nước phát triển còn chưa
vững chắc, hệ thống chính trị còn nhiều bất cập, đổi mới chính trị và hệ thống
chính trị chưa theo kịp đòi hỏi phát triển của xã hội và đổi mới kinh tế. Việc giải
quyết vấn đề kinh tế là trọng tâm, là tiên phong và đồng thời việc giải quyết các
vấn đề chính trị là không thể thoát ly khỏi sự tăng trưởng kinh tế, không thể vượt
ra ngoài khả năng mà kinh tế cho phép nhưng không phải cứ có tăng trưởng kinh
tế là tự khắc giải quyết được mọi vấn đề của xã hội. Cần phải nhanh chóng đồng
thời từng bước đổi mới chính trị, không thể ngồi chờ cho đến khi kinh tế phát
triển rồi mới coi trọng chính trị và mới bắt đầu giải quyết các vấn đề chính trị.
Việc coi nhẹ các chính sách chính trị hay chậm đổi mới chính trị khi mà điều

kiện xã hội, nhất là chính sách kinh tế đã thay đổi, thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự
bất công, sự phân hóa xã hội quá mức và sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, cản trở
việc đổi mới kinh tế và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên nếu quá vội vàng đẩy nhanh
7
đổi mới chính trị khi chưa chuẩn bị đầy đủ các tiền đề cần thiết sẽ dễ dẫn đến sai
lầm và phải trả giá rất đắt làm mất ổn định chính trị, thậm chí là không thể cứu
vãn được. Đổi mới trên lĩnh vực chính trị trước hết là tư duy chính trị trên lĩnh
vực kinh tế. Đổi mới tư duy kinh tế của thời kì phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu từ yêu cầu phát triển của thực tiễn nhưng
lại mang tầm chỉ đạo chiến lược đối với thực tiễn đổi mới kinh tế. Nếu không có
được sự đổi mới về tư duy kinh tế này bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (12 - 1986) thì
đất nước ta không thể vượt qua được những hạn chế trong nhận thức và quan
niệm cũ về chủ nghĩa xã hội, về thời kì quá độ, không thể chủ động sang tạo
trong việc thực hiện những đổi mới khác và sẽ càng dẫn đến sự khủng hoảng về
kinh tế, từ đó dẫn tiếp đến sự khủng hoảng về chính trị.
Có thể thấy đặc điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam(từ năm
1986 cho đến thời điểm hiện tại) là luôn lấy sự ổn định chính trị - xã hội là tiền
đề, là điều kiện tiên quyết. Nhờ có ổn định chính trị - xã hội mà kinh tế được
phát triển thuận lợi. Việc ổn định chính trị - xã hội làm nâng tầm của Viêt Nam
trên con đường ngoại thương với quốc tế. Các quan hệ đối ngoại nói chung và
kinh tế đối ngoại nói riêng vì thế ngày càng có thêm điều kiện để phát triển mạnh
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó có những sự kiện nổi bật nhất như : tổ
chức thành công hội nghị APEC – 14, gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO… Từ những sự kiện đó, kinh tế đất nước mới có cơ hội để phát triển, đề
hòa nhập theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó có thể
thấy rõ trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể đầu tư vào Việt Nam
nếu Việt Nam không có một sự ổn định tương đối về mặt chính trị. Đến lượt
mình, thành công của quá trình đổi mới kinh tế là nền tảng vững chắc để góp
phần nâng cao trình độ và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã
hội, đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị. Quan trọng hơn cả chính trị có thể đưa

8
ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người, con người là nhân tố
cấu thành nên xã hội, vì vậy cần thật thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng. Sự sai lệch
về mặt chính trị sẽ khiến cho một nền kinh tế - xã hội có thể bị sụp đổ bất cứ lúc
nào.
Kết luận
Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ và tác động biện chứng
với nhau trong đó kinh tế là gốc, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế.
Chính trị được sinh ra từ xã hội bắt đầu có mâu thuẫn về kinh tế, phụ thuộc vào
kinh tế nhưng chính trị cũng có những tác động tương đối đối với sự phát triển
kinh tế. Nếu không có một chính sách chính trị đúng đắn thì sẽ kìm hãm sự phát
triển của kinh tế, ngược lại chính sách chính trị phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế phát
triển.
Những thành tựu tăng trưởng và phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế
đã là tiền đề nền tảng vật chất đưa lại những thành tựu phát triển bền vững khác
trong lĩnh vực chính trị xã hội và ngược lại do chính trị xã hội ổn định và phát
triển đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn.
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, vai trò của chính trị là nền
tảng mấu chốt cho sự phát triển kinh tế. Từ sự đổi mới tư duy chính trị về lĩnh
vực kinh tế, chấp nhận có tư duy hợp hữu giữa quá trình đi lên CNXH với tính
tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì xã hội đã
không thể phát triển như ngày nay, thậm chí có thể bị xóa bỏ. Chính trị của Việt
Nam hiện nay là môi trường chính trị tương đối ổn đinh, đó là cơ sở để các nhà
9
đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và đồng thời tầng lớp dân cư trong xã
hội yên tâm làm việc, học hành nâng cao trình độ dân trí, nâng cao nhận thức
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình Triết học Mác Lênin, NXB CTQG, 2007
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB CTQG,

2006
- Tạp chí triết học số 4(4 – 2005)
10
- Thời báo kinh tế việt nam
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
CTQG, HN, 2001.
- www.cpv.org.vn
- www.wikipedia.org.vn
11

×