Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

bài tập ôn thi kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.41 KB, 62 trang )

BÀI TẬP ÔN THI SƠ CẤP, TRUNG CẤP
Bài tập 1:
Do thường xuyên bị mất trộm hoa quả trong vườn nhà nên Hoàng
Tuyên H đã dùng dây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình và đấu nối với
điện sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào. Mỗi góc
vường H có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thơng báo với hàng xóm xung
quanh. Ngày 15/5/2010, chị Đào Thị B đang có thai 04 tháng tuổi ở xã bên
cạnh đi làm về. Khi đi sát vườn nhà H thì bị điện giật chết do chạm vào dây
điện mà H giăng ở quanh vườn.
Hỏi: Với tình huống trên thì H có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội
gì, theo điều khoản nào của BLHS? Tại sao? (20 điểm)
ĐÁP ÁN:
Với hành vi trong tình huống trên của Hồng Tuyên H thì H phạm tội Giết
người theo quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS có khung hình phạt từ 07 năm
đến 15 năm tù(04 điểm) vì hành vi của H là hành vi trái pháp luật đã vi phạm
khoản 1 Điều 32 Nghị định 169/2003 ngày 24/12/2003 (02 điểm)
Khoản 1 Điều 32 Nghị định 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 quy định:
“Điều 32. Nghiêm cấm các hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện sau
đây:
1. Sử dụng điện làm phương tiện để bảo vệ tài sản cá nhân hoặc phục vụ
cho mục đích khác gây nguy hiểm cho người, động vật, môi trường sống, gây sự
cố làm thiệt hại tài sản Nhà nước, tài sản công dân như: chống trộm, bẫy chuột,
đánh cá, bảo vệ hoa màu.”
Khi H dùng dây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình nối với điện sinh
hoạt nhằm ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài vào trộm cắp hoa quả, H biết việc
mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người (thể hiện
ở việc H có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông báo với hàng xóm xung
quanh). (04 điểm)
H quấn dây quanh vườn nhà để chống trộm là đã nhằm vào đối tượng là
con người, mặc dù không nhằm vào người cụ thể nào và không mong muốn cho
hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra(04


điểm), và trên thực tế chị B đang có thai 04 tháng tuổi ở xã bên cạnh đi đánh bắt

1


cua cá khi đến sát vườn nhà H thì bị điện giật chết do chạm vào dây điện mà C
giăng ở quanh vườn.
Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC về việc
giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn: đối với trường hợp sử dụng điện trái
phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về
tội giết người.(04 điểm)
Do vậy, Trong trường hợp này H phạm tội Giết người với lỗi cố ý gián
tiếp. (02 điểm) H không nhằm trực tiếp vào chị B, khơng biết chị B có thai nên
khơng phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 193 BLHS.
Do đó hành vi giết người của H phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 93.
Bài tập 2:
Ngày 29/9/2016, anh A và chị B đang ngồi chơi tại cơng viên M thì có C
và D đến có hành vi trêu đùa chị B nên anh A đã nói với C và D là đi chỗ
khác thì C và D đã lao vào đấm đá vào người anh A. Bị C và D tấn công dồn
ép vào tường rào công viên nên anh A rút con dao nhọn đem theo người đâm
01 phát trúng vào đùi của C (hậu quả: trên đường đi cấp cứu do mất nhiều
máu nên C tử vong). Thấy vậy, D bỏ chạy đánh rơi chiếc ví tại hiện trường,
anh A đã nhặt chiếc ví cất giữ (trong ví có giấy tờ tùy thân của D và
12.500.000đ). Biết anh A nhặt được ví của mình nên D đã nhiều lần đến gặp
anh A yêu cầu được nhận lại chiếc ví cùng giấy tờ tùy thân và 12.500.000đ
nhưng anh A cố tình không trả cho D và cũng không giao nộp chiếc ví cho cơ
quan chức năng.
Sau khi vụ việc xảy ra Cơ quan điều tra đã trưng cầu kết luận giám
định thương tích đối với A và D là 0%.
Hỏi: Trong tình huống này những ai phạm tội? phạm tội gì? vì sao?

(20 điểm?
ĐÁP ÁN
- Đối với hành vi của A dùng dao đâm vào đùi C, do mất nhiều máu nên
dẫn đến hậu quả C tử vong. Nhưng do A bị C và D đấm đá vào người và dồn ép
vào tường rào công viên nên A rút con dao nhọn đem theo người chỉ đâm 01
phát trúng vào đùi của C, không phải vùng trọng yếu trên cơ thể. Hành vi đó của
A phạm tội Cố ý gây thương tích do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng theo
quy định tại khoản 1, Điều 106 BLHS (07 điểm)
2


- Đối với hành vi của A đã nhặt chiếc ví của D và đã cất giữ, D đã nhiều
lần đến gặp A yêu cầu được nhận lại chiếc ví cùng giấy tờ tùy thân và
12.500.000đ nhưng A cố tình không trả cho D và cũng không giao nộp chiếc ví
cho cơ quan chức năng. Hành vi này của A cấu thành tội Chiếm giữ trái phép tài
sản theo quy định tại Điều 141 BLHS. (07 điểm)
- Đối với C, D: có hành vi đấm đá vào người A, hành vi đó của C và D là
có lỗi, có dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 BLHS.
Tuy nhiên kết luận giám định thương tích đối với A là 0%. Do đó hành vi của C
và D không cấu thành tội Cố ý gây thương tích. Trong trường hợp này D bị xử
phạt vi phạm hành vi xâm phạm trật tự trị an còn C đã tử vong nên không đặt
vấn đề xử lý. (06 điểm)
Bài tập 3
Khoảng 23h ngày 5/7/2016, A, B, C cùng sinh năm 1990 rủ nhau đến
nhà chị H ở huyện E, tỉnh F để trộm cắp tài sản thì bị chị H phát hiện. A rút 1
con dao nhọn mang theo dí vào cổ chị H, B yêu cầu chị H đưa tiền, C đứng
trợn mắt nhìn chị H. Chị H mở tủ đưa cho A bọc tiền 15.000.000đ, lấy được
tiền B và C đẩy chị H vào phòng rồi cùng A bỏ chạy. A, B và C ăn tiêu hết số
tiền trên và đến ngày 15/7/2016 thì ra cơng an trình diện.
CQCSĐT Cơng an huyện E ra lệnh bắt khẩn cấp đối với A, B, C, quyết

định tạm giữ 3 ngày từ 16h ngày 15/7/2016 đến 16h ngày 18/7/2016.
Ngày 18/7/2016, Cơ quan Công an huyện E ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi
tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với A, B, C về tội “Cưỡng đoạt tài sản”
theo khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
VKSND huyện E sau khi nhận được đề nghị phê chuẩn của Cơ quan
Công an huyện E, nghiên cứu thấy A, B, C không phạm tội “Cưỡng đoạt tài
sản” theo khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) mà
phạm tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 133 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009), nên đã ra ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can đối với A, B, C về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 1
Điều 135 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Hỏi: VKSND huyện E làm thế là đúng hay sai?

3


ĐÁP ÁN
- CQCSĐT Công an huyện E ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp là khơng chính xác theo Điều 81 BLTTHS năm 2003. Trường hợp này
làm biên bản tiếp nhận A, B, C ra đầu thú rồi áp dụng biện pháp tạm giữ (3 điểm)
- A, B, C đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (A dùng dao kề
vào cổ chị H, B yêu cầu chị H đưa tiền, C đứng trợn mắt nhìn chị H ) làm cho chị
H khơng thể chống cự được, buộc phải mở tủ giao tiền. Hành vi của A, B,
C đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 133 BLHS năm
2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Công an huyện E ra Quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với A, B, C về tội “Cưỡng đoạt tài sản”
theo khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là không
đúng tội danh. (5 điểm)
-Công an huyện E ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh
tạm giam là sai thẩm quyền theo Điều 104 BLHS năm 2003. (2 điểm)

Căn cứ Điều 106, Điều 127 BLTTHS năm 2003 thì VKSND huyện E: Ra Quyết
định hủy bỏ các Quyết định khởi tố trái pháp luật, và yêu cầu Cơ quan CSĐT
Công an huyện E ra các Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm
giam đối với A, B, C về tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 133 BLHS năm
2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). (7 điểm)
-Lệnh tạm giam 4 tháng không trừ thời gian tạm giữ là vi phạm Thông tư
liên tịch số 05/2005(3 điểm
Bài tập 4
Do có mâu thuẫn từ trước giữa gia đình P với gia đình Q nên 17 giờ 30
phút ngày 05/8/2016, N (con trai Q) cùng một số bạn bè cầm theo gậy, dao
đến nhà P gây sự chửi bới lăng nhục thậm tệ và cầm gạch ném lên mái ngói
làm nhiều viên ngói bị vỡ và ném gạch đất cùng với phân, luyn và chất bẩn
vào nhà P làm cho nhà P phải ngừng ăn cơm do mùi hôi thối bốc ra và gây ức
chế khó chịu. M là con trai P sinh ngày 01/01/2001 lấy thanh sắt nhọn (sắt
phi 16) ở trong nhà cầm chạy ra đứng ở cửa. Thấy M đi ra cửa thì N tiếp tục
dùng dao chém vào cửa và đe dọa đánh M và cả gia đình. Do bực tức khơng
thể kìm nén được M dùng thanh sắt nhọn đâm mạnh vào phía ngực trái N, N

4


quay đầu chạy được khoảng hơn 10 mét thì gục ngã và được mọi người đưa
đi cấp cứu. Hậu quả N bị đâm trúng tim, bị chết do mất máu cấp.
Hãy phân tích và định tội danh, đường lối xử lý đối với hành vi của M?
Nêu quy định cụ thể của khoản 1, khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm
1999? (20 điểm)
ĐÁP ÁN
Hành vi N cùng bạn bè mang dao, gậy đến nhà P gây sự chửi bới lăng
nhục thậm tệ và cầm gạch ném lên mái ngói làm nhiều viên ngói bị vỡ và ném
gạch đất cùng với phân, luyn và chất bẩn vào nhà P trong lúc mọi người ở nhà P

đang ăn cơm, dùng dao chém cánh cửa đe dọa đánh M và gia đình M là hành vi
vi phạm pháp luật nghiêm trọng. (5 điểm)
Do bực tức khơng thể kìm nén được M dùng thanh sắt nhọn đâm mạnh
vào ngực trái N, hậu quả làm N chết là hành vi phạm tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Khoản 1, Điều 95 Bộ luật
hình sự 1999. (5 điểm)
Khi thực hiện hành vi M mới 15 tuổi 7 tháng 4 ngày, đối chiếu với quy
định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 thì M khơng phải chịu trách
nhiệm hình sự, vì M chưa đủ 16 tuổi, tội phạm mà M đã thực hiện là tội ít
nghiêm trọng và khơng thuộc các loại tội người chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự, do đó khơng khởi tố xử lý về hình sự đối với M. (5 điểm)
Bài tập 107
Khoảng 16 giờ ngày 20/8/2016, anh Nguyễn Văn H đang ngồi ở vỉa hè
đếm tiền thì Trần Văn T (19 tuổi) đi đến giật tiền của anh H cho vào túi quần
rồi bỏ đi. Anh H đi theo T xin lại tiền thì T bảo đây là tiền của tao và không
trả cho anh H. Anh H tức nên cầm đoạn gậy nhặt dưới chân ném về phía T
nhưng khơng trúng. T lập tức nhặt đoạn gậy lên vụt 01 nhát vào vai anh H
rồi bỏ chạy.
Hỏi: T phạm tội gì, tại sao ?
ĐÁP ÁN
Trần văn T phạm tội "Cướp tài sản" theo quy định tại Điều 133 Bộ luật
hình sự năm 2009.
Bởi lẽ, hành vi ban đầu của Trần Văn T giật tiền trên tay của anh Nguyễn
Văn H rồi bỏ đi có dấu hiệu của tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" vì sau khi
5


lấy tiền của anh H, T không bỏ chạy, chứng tỏ T không sợ anh H hoặc người
khác bắt giữ. Sau đó anh H đi theo T và xin lại tiền nhưng T không trả nên anh
H đã nhặt đoạn gậy ném T. Ngay lập tức T nhặt đoạn gậy đó tấn cơng anh H

nhằm chiếm đoạt số tiền đã lấy của anh H. Như vậy, T đã sử dụng vũ lực ngay
tức khắc để chiếm đoạt tiền của anh H nên hành vi của T đã đủ yếu tố cấu thành
tội"Cướp tài sản" quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự.
Bài tập 5
Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2008, C đi xe máy của gia đình chở H đi
chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp tài sản. Đến một quán bán đồ điện, C mua 01
chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 30cm và 01 chiếc cà lê dài khoảng 17cm đưa cho
H để phá khóa xe máy. C chở H đi lịng vịng một lúc thì thấy có 2 chiếc xe
máy dựng trước cửa nhà anh D. C dừng xe đợi ở ngồi, H vào dung tuốc nơ
vít phá khóa xe máy Jupiter. Thấy có người lại gần, C sợ bị phát hiện bắt giữ
nên phóng xe đi trước. Sau khi lấy được xe, H tháo gương, thay bằng biển số
giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của T Lúc đó T khơng biết
chiếc xe là do H đã trộm cắp được. Ngày 27/11/2008, sau khi biết chiếc xe do
H trộm cắp của người khác, T đã đem chiếc xe đi giao nộp Công an. Giá trị
chiếc xe sau khi giám định có giá trị 19.000.000.
- C, H có bị coi là đồng phạm tội trộm cắp tài sản khơng?
- C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
- Trong trường hợp khi đến gửi xe tại phòng trọ của T, H có nói cho T
biết đây là xe vừa trộm cắp được, T cho H gửi xe thì T có bị coi là đồng phạm
về tội trộm cắp tài sản với vai trị là người giúp sức khơng?
ĐÁP ÁN
- C và H là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản: Đồng phạm là trường
hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Về mặt khách quan, đồng phạm địi hỏi có hai dấu hiệu đó là: Thứ nhất, có từ
hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội
phạm. Thứ hai, những người này phải cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là người
đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi: hành vi thực
hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác
thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Xét trong


6


tình huống trên, C và H có đầy đủ những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng
phạm.
Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội
phạm đều có lỗi cố ý. Vấn đề đồng phạm chỉ được đặt ra khi tội phạm được thực
hiện với lỗi cố ý. Như vậy, ở trong tình huống này, hành vi trộm cắp của C và H
được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích vụ lợi. Cả 2 đã cố ý cùng thực
hiện việc ăn trộm tài sản là chiếc xe máy Jupiter trị giá 19.000.000 đồng. Dù biết
rõ hành vi của mình là xâm phạm tới quyền sở hữu đối với tài sản của người
khác nhưng hai người vẫn cố tình thực hiện.
Từ sự phân tích trên cho thấy: C và H bị coi là đồng phạm tội trộm cắp tài
sản.
- C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự ý mình khơng thực hiện hành vi
phạm tội đến cùng tuy khơng có gì ngăn cản
Trong trường hợp của C thì C chỉ thỏa mãn được yếu tố một của tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội. C đã phóng xe máy đi trong khi H vào nhà anh D
dùng tuốc nơ vít phá khóa chiếc xe Jupiter. Tức là C đã thôi không thực hiện
trộm cắp tài sản (với vai trò là người giúp sức) khi tội phạm trộm cắp tài sản
đang ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Như vậy đã thỏa mãn được một điều
kiện.
Ở điều kiện thứ hai nguyên nhân mà C bỏ đi chấm dứt khơng thực hiện
tiếp tội phạm. Tình huống có nói rõ rằng: “Thấy có người lại gần, sợ bị phát hiện
bắt giữ nên phóng xe đi trước”. Vì vậy, nguyên nhân khiến C không thực hiện
tiếp hành vi phạm tội của mình là do nguyên nhân khách quan chứ không phải
do bản thân C
Do C không phải người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ đóng
vai trị là người giúp sức, hơn nữa hành động phóng xe đi trước của C xảy ra sau

khi H bắt tay vào việc thực hiện tội phạm; hơn nữa C cũng khơng có hành động
để ngăn ngừa tội phạm xảy ra nên C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt
phạm tội.
- H không bị coi là đồng phạm với vai trị người giúp sức: Người giúp sức
có thể là giúp sức về vật chất hoặc giúp sức về tinh thần. Giúp sức về vật chất là
những hành vi cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại…
để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm thuận lợi hơn. Giúp sức
7


về tinh thần là những hành vi không cung cấp vật chất nhưng tạo cho người thực
hành thực hiện tội phạm có những điều kiện dễ dàng hơn như chỉ dẫn, góp ý
kiến. .. Áp dụng vào tình huống này, nếu khi đến gửi xe tại phòng trọ của T, H
có nói cho T biết đây là xe vừa trộm cắp được, T cho H gửi xe thì thì T không bị
coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức. Bởi lẽ,
hành vi giúp sức thực chất là việc tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người khác
vốn đã có ý định phạm tội hoặc làm cho người đó yên tâm thực hiện tội phạm.
Vì vậy mà hành vi giúp sức chỉ có thể được thực hiện trước khi người thực hành
bắt tay vào hành động hoặc khi tội phạm đang tiến hành. Trong khi đó, chỉ khi
đến phịng trọ của T thì H mới cho T biết đây là chiếc xe máy vừa trộm cắp
được. Trước đó T khơng biết gì về việc phạm tội của H. Lúc đến phòng trọ của
T, H đã thực hiện xong tội phạm. Rõ ràng T khơng hề có một hành vi nào giúp
sức về vật chất hay tinh thần cho H.
Bài tập 6
P là thợ sơn được thuê hoàn thiện nhà riêng cho một gia đình. Trong
thời gian làm việc P để ý thấy gia đình đối diện khơng làm lưới bảo hiểm ban
cơng, trong khi khoảng cách giữa hai nhà khá gần. Một đêm thấy nhà đối
diện qn đóng cửa ban cơng P đã trèo sang và vào nhà lấy một chiếc túi
xách có chứa điện thoại di động, tiền. Trong lúc lục tìm thêm tài sản, P gây ra
tiếng động và bị G (chủ nhà) phát hiện, G giật lại chiếc túi của mình sau đó P

đạp mạnh vào bụng G làm G bị ngất rồi cầm chiếc túi xách bỏ trốn.Tổng giá
trị tài sản bị chiếm đoạt là 20 triệu đồng
Hỏi:
a. P phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là
“Hành hung để tẩu thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS hay
phạm tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS? Phân tích các yếu tố cấu
thành tội phạm trong tình huống này?
b. Nếu G sau đó được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu và bị tổn hại
sức khỏe 25% thì tội danh của P có gì thay đổi không?
ĐÁP ÁN
- P phạm tội cướp tài sản theo quy định tại điều 133 BLHS chứ không
phải tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “Hành hung để tẩu
thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS:
8


Theo thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCABTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm
phạm sở hữu của BLHS 1999.
Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà
người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản,
nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi
chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xơ
ngã... nhằm tẩu thốt.
Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt
được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người
phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người
bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này
khơng phải là "hành hung để tẩu thốt" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành
tội cướp tài sản.
- Nếu G bị tổn hại sức khỏe 25% thì P phạm tội với tình tiết định khung

tăng nặng quy định ở điểm đ Điều 133 BLHS đó là: Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.
Bài tập 7
A là sinh viên Trường Cao đẳng nghề và ở trọ tại ký túc xá khu B của
trường. A thường gửi xe mô tô tại nhà giữ xe số 1 của ký túc xá.
Đầu tháng 2/2017 khi gửi xe A phát hiện xe Atila Eizabeth biển số
78S1-072.10 của chị B cịn gắn chìa khố trên ổ khố, A lấy chìa khố mang
về phịng cất giấu. Khoảng 10 ngày, A nhặt được 01 phiếu giữ xe gắn máy của
nhà giữ xe nói trên mang số 312 nên A cất giữ với ý định khi có cơ hội sẽ lấy
trộm xe của chị B.
Khoảng 6 giờ ngày 14/02/2017 thấy nhà giữ xe chỉ có 01 bảo vệ mà
sinh viên ra vào đông nên A dùng phiếu giữ xe nhặt được lấy xe của chị B ra
khỏi nhà giữ xe và chạy về quê tại xã Hòa Trị, H. Phú Hòa cất giấu.
Đến ngày 31/3/2017 A dùng xe trên chở bạn gái đi trên đường Nguyễn
Văn Cừ thì bị anh C là bạn chị B phát hiện trình báo Công an.
Kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản xác định: Xe mô tô hiệu
Atila Eizabeth biển số 78S1-072.10 trị giá 17.000.000 đồng.

9


Hỏi: Trong trường hợp này A phạm tội gì (Trộm cắp hay lừa đảo)? theo
điều khoản nào của BLHS? Tại sao? Xác định tư cách tham gia tố tụng của
bị hại là ai?
ĐÁP ÁN
- A phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều
139 BLHS. Vì A đã có hành vi gian dối là dùng một phiếu giữ xe không phải là
phiếu của xe Atila Eizabeth, lợi dụng lúc đông người ra vào và chỉ có 01 bảo vệ
giữ xe để lấy xe Atila Eizabeth ra khỏi bãi. Hành vi gian dối thể hiện ở việc A
dùng phiếu giữ xe không phải là phiếu xe của xe Atila Eizabeth để lấy xe. Vì

vậy, hành vi của A đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (10
điểm).
- Tư cách tham gia tố tụng của bị hại được xác định là bên nhận giữ xe. Vì
khi sinh viên vào gửi xe và lấy phiếu xong thì kể từ thời điểm đó quyền sở hữu
xe sẽ tạm thời chuyển giao cho bên nhận giữ xe, nếu có mất xe thì bên nhận giữ
xe phải đền bù thiệt hại. Vì vây, xác định bị hại trong vụ án này chính là bên
nhận giữ xe (10 điểm).
Bài tập 8
Vào khoảng 17 giờ sáng ngày 23/5/2017, Nguyễn Hữu Thảo đi xe buýt
từ Tp. T lên huyện R nhưng khi đến địa phận xã TR huyện R, do khơng cịn
tiền nên Thảo xuống xe bt và đi bộ. Khi đi bộ được 7 km, Thảo phát hiện
sân nhà chị Ngọc có 2 xe mơ tơ dựng cạnh nhau, trong đó có 1 xe mơ tơ có
chìa khóa cắm ở trên xe. Sau khi quan sát thấy nhà chị Ngọc khơng có người
nên đã lẻn vào trộm cắp chiếc xe mô tô trên (được định giá là 18.500.000
đồng). Khi Thảo đang tìm cách tiêu thụ tài sản trộm cắp thì Thảo bị anh Diện
(chồng chị Ngọc) phát hiện và định bắt giữ Thảo, lập tức Thảo rút dao dọa
đâm và yêu cầu Diện đứng im, rồi Thảo đề máy xe tẩu thốt.
Ngày 01/06/2016, Cơ quan CSĐT – Cơng an huyện R ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi bị can đối với Thảo về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm đ,
khoản 2, Điều 138 BLHS (nay là điểm đ, khoản 2, Điều 173 BLHS 2015).
Trong cùng ngày, Cơ quan CSĐT – Cơng an huyện R chuyển tồn bộ hồ sơ
vụ án đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can nói trên.
Anh (chị) hãy phân tích vụ án và nêu hướng cần giải quyết tiếp theo
đối với vụ án theo quy định của Bộ luật TTHS 2015 (nếu có)?
10


ĐÁP ÁN
Phân tích vụ án: Trong vụ án này, Thảo đã thực hành vi trộm cắp tài sản
nhưng không bị ai phát hiện và truy đuổi. Tội phạm đã hoàn thành, đến khi đi

tiêu thụ Thảo mới bị anh Diện phát hiện và định bắt nên Thảo dùng dao đe doạ
anh Diện, yêu cầu anh Diện đứng im, hành vi này của Thảo nhằm mục đích để
anh Diện khơng bắt giữ được Thảo chứ không phải hành vi hành hung để tẩu
thoát. Do vậy, hành vi của Thảo phạm vào tội: “Trộm cắp tài sản” quy định tại
khoản 1, Điều 173 BLHS 2015. Việc Cơ quan CSĐT – Công an huyện R ra
quyết định khởi tố bị can đối với Thảo về tội “Trộm cắp tài sản” theo Điểm đ
khoản 2 Điều 138 BLHS (nay là điểm đ, khoản 2, Điều 173 BLHS 2015) là
không đúng với hành vi phạm tội của Thảo. (10 đ)
Hướng giải quyết tiếp theo: Căn cứ theo khoản 3 , Điều 13 Quy chế công
tác THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án
hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày
02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong vụ án trên
tuy hành vi của Thảo phạm vào tội hành vi của Thảo phạm vào tội: “Trộm cắp
tài sản” quy định tại khoản 1, Điều 173 BLHS 2015, Cơ quan CSĐT – Công an
huyện R ra quyết định khởi tố bị can đối với Thảo về tội “Trộm cắp tài sản” theo
Điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS (nay là điểm đ, khoản 2, Điều 173 BLHS
2015) nhưng việc khởi tố bị can đối với Thảo vẫn trong cùng 1 điều luật nên
không phải thay đổi quyết định khởi tố bị can. Do vậy, Viện KSND huyện R chỉ
cần phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Thảo của Cơ quan CSĐT –
Công an huyện R. (10đ)
Bài tập 9
Anh (chị) hãy cho biết Nguyễn Thị A và Nguyễn Văn B phạm những tội
gì? Phạm vào điểm, khoản, Điều nào của Bộ luật hình sự? (40 điểm)
Khoảng 12 giờ ngày 09/7/2016, sau khi cùng Nguyễn Thị A đến chợ
mua 01 cái kéo dài khoảng 23cm và 01 sợi dây xích dài khoảng 01m, Nguyễn
Văn B điều khiển xe mô tô chở A đi trên Quốc lộ 14 thì gặp chị Lê Thị H điều
khiển xe mô tô chở mẹ là bà Đinh Thị L đang đi vào Nông trường K, B liền
điều khiển xe mô tô áp sát và chặn xe mô tô của 02 mẹ con bà L lại. Bà L
xuống xe bỏ chạy thì A và B đuổi theo, giữ tay, đưa bà L lên xe thì bà L và chị
H chống cự lại. Lúc này, Nguyễn Văn Đ là bạn của B đi tới. B nói “Mày giúp

11


tao đưa bà L lên xe!”. Đ đồng ý và cùng giúp B và A giữ bà L. Trong lúc
giằng co, B lấy điện thoại của chị H tháo pin và sim rồi vứt điện thoại xuống
đường. Chị H đón xe người đi đường về nhà báo tin cho người nhà. B lấy một
sợi dây xích bằng kim loại trói hai tay bà L ra phía sau lưng rồi ngồi lên xe. A
và Đ ôm bà L đẩy lên xe. Đ ngồi sau giữ. B điều khiển xe chở bà L và Đ. A
điều điển xe của Đ đi sau đến chịi rẫy của ơng Phạm Văn Tr. Tại đây, B và Đ
đưa bà L xuống xe. B đưa bà L vào trong chòi rẫy, canh giữ bà L. Khoảng 15
phút thì A đến và nhờ Đ đi mua nước. Sau khi mua nước xong thì Đ ra về.
Tại chịi rẫy, A và B ép bà L thừa nhận có nợ A số tiền 105.000.000 đồng,
nhưng bà L không đồng ý. B lấy cái kéo cắt tóc bà L và cùng A ép bà L viết
giấy nợ nhưng bà L không viết. Thấy vậy, A lấy giấy viết, ghi ngày 26/1 âm
lịch 2014, với nội dung bà L có vay của bà A số tiền 105.000.000 đồng. Tiếp
đó, A và B ép bà L ký tên vào giấy vay tiền nêu trên nhưng bà L vẫn không ký.
B liền lấy mực bút bi thổi lên ngón cái bàn tay trái của bà L, rồi cùng A cầm
tay bà L ấn điểm chỉ vào dưới phần người vay trong giấy vay tiền mà A đã
viết. Tiếp đó, B và A mở dây xích trói tay bà L và chở bà L về Công an huyện
K đề nghị giải quyết vụ việc.
ĐÁP ÁN
Nguyễn Thị A, Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn Đ cùng phạm tội “Bắt giữ
người trái pháp luật”, được quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự.
Ngồi ra, Nguyễn Thị A và Nguyễn Văn B còn phạm tội “Cướp tài sản”,
với tình tiết định khung tăng nặng là “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi
triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”, được quy định tại điểm e khoản 2 Điều
133 Bộ luật hình sự./.
Bài tập 10
A thấy việc mua bán heroin có lợi nhuận cao nên mặc dù biết nhà nước
cấm mua bán, A vẫn chủ động đi tìm mua heroin để bán lại kiếm lời. Thấy A

hỏi mua heroin nên B lấy bột mì đóng nén lại giả làm bánh heroin để bán cho
A lấy 30 triệu đồng. Sau đó B mang về cân thì thấy được 300 gam (g) nên đã
phân ra làm 6 gói, mỗi gói 50g. Ngày 25/5/2015, A bán cho C một gói giá 9
triệu đồng, C mang về phân ra thành nhiều gói nhỏ định để sử dụng dần thì
phát hiện đó khơng phải là heroin nên đã mang đến trả lại cho A. Biết mình
bị B lừa, A đã rủ D đến nhà B để đòi lại tiền nhưng B không trả nên A và D
12


đã dùng dao không chế B để lấy chiếc xe SH của B để khi nào B trả tiền thì
trả lại xe. A, B, C và D đều đã là người thành niên và không bị hạn chế về
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Kết quả giám đinh 06 gói bột màu
trắng thu của A là bột mì có trọng lượng mỗi gói là 50g; kết quả định giá tài
sản xác đinh chiếc xe SH của A trị giá 78,5 triệu đồng. Hãy định tội với từng
đối tượng và giải thích tại sao?
ĐÁP ÁN
- A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy (điểm b khoản 4 Điều 194
BLHS): A muốn mua heroin để bán lại kiếm lời, về mặt chủ quan thì việc A mua
phải bột mì là ngồi ý thức chủ quan của A. Số lượng haroin mà A mua để bán
lại là 300g.
- B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 139 BLHS);
- A và D phạm tội cướp tài sản (điểm e khoản 2 Điều 133 BLHS): A và D
đã dùng vũ lực khống chế B để chiếm đoạt chiếc xe SH trị giá 78,5 tr của B;
- C phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy (điểm b khoản 3 điều 194
BLHS): cũng giống A, việc mua phải bột mì là ngồi ý thức chủ quan của C, số
lượng haroin ma C định mua về sử dụng là 50g.
Bài tập 11
Nội dung: Ngày 01/4/2011, Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án và bản
cáo trạng sang Tòa án huyện A để xét xử bị can Nguyễn Văn X về tội trộm
cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. Trong giai đoạn chuẩn

bị xét xử, bị can X bị áp dụng biện pháp tạm giam. Sau khi nghiên cứu hồ sơ
vụ án, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa nhận thấy các chứng cứ
có trong hồ sơ cho thấy hành vi của X không cấu thành tội phạm. Ngày
10/5/2011, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án, quyết định hủy bỏ biện
pháp tạm giam và trả tự do cho X.
Hỏi: Việc ra các quyết định tố tụng trên đây của Thẩm phán được phân
cơng chủ tọa phiên tịa là đúng hay sai? Tại sao?

13


ĐÁP ÁN
1. Đối với việc Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi xét thấy hành
vi của T không cấu thành tội phạm.
- Xác định hành vi của T không cấu thành tội phạm theo quy định tại
khoản 2 Điều 107 BLTTHS, không thuộc trường hợp Thẩm phán được phân
cơng chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình chỉ vụ án (05 điểm)
- Theo quy định tại Điều 180 BLTTHS năm 2003, thì Thẩm phán ra quyết
định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều
105 và các điểm 3, 4, 5 và 6 Điều 107 của BLTTHS. (03 điểm)
- Việc Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình
chỉ vụ án khi nhận thấy hành vi của T không phạm tội là sai. (02 điểm)
2. Đối với việc Thẩm phán ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam và
trả tự do cho T.
- Theo quy định tại đoạn 1 Điều 177 BLTTHS năm 2003, thì Thẩm phán được
phân cơng chủ tọa phiên tịa có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp
tạm giam do Chánh án hoặc phó Chánh án. (04 điểm)
- Theo hướng dẫn tại điểm E tiểu mục 2.2 Mục 2 về Điều 177 BLTTHS
năm 2003- Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì trường
hợp Thẩm phán được phân cơng chủ toạ phiên tồ ra quyết định đình chỉ vụ án
theo quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5 và 6 Điều 107 của
BLTTHS …, thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tồ án ra quyết định huỷ
bỏ biện pháp tạm giam và trả tự do ngay cho bị can, nếu họ không bị giam, giữ
về hành vi vi phạm pháp luật khác. (04 điểm)
- Xác định Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định
hủy bỏ biện pháp tạm giam và trả tự do cho T là sai. (02 điểm)
Bài tập 12
Khoảng 19 giờ, ngày 13/6/2015 anh Nguyễn Văn A ở huyện T, tỉnh T có
đi tham quan ở tỉnh V và có ghé bãi biển, anh A để túi xách ở bãi biển khơng
có ai trơng giữ rồi xuống tắm biển, trong túi xách có 01 đồng hồ đeo tay trị
giá 125.000.000đ, 01 điện thoại di động có giá trị 15.500.000 đồng, 01 điện
14


thoại di động hiệu Nokia có giá trị 800.000, 40.000.000đ tiền mặt, 02 đôi dép
40.000 đồng. Tổng trị giá tài sản: 141.340.000đ. Lúc này Phùng Xuân M và
Trần Văn N đi dọc bờ biển (bắt cng) thì phát hiện và chiếm giữ túi xách nói
trên. Khi anh A gọi vào số điện thoại của mình thì M nghe máy và nói
“Chìa khố vứt ở cổng khách sạn” rồi tắt máy. Sau đó, anh A đã có yêu cầu
trả lại nhưng M và N không trả.
Bản kết luận điều tra số 66/KLĐT ngày 02/10/2015 của Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an huyện T đề nghị truy tố Phùng Xuân M, Trần Văn N về
tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS.
Hỏi:
Với tình huống nêu trên, anh (chị) hãy cho biết kết luận điều tra của
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện T là đúng hay sai? Tại sao? Nêu
hướng giải quyết tiếp theo trong trường hợp: Hồ sơ vụ án đang trong giai

đoạn truy tố.
Cho biết M, N thỏa mãn các điều kiện về chủ thể của tội phạm “Trộm
cắp tài sản” quy định tại Điều 138 BLHS.
ĐÁP ÁN
a. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện T kết thúc điều tra và đề nghị
truy tố M, N về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS là
khơng đúng, khơng phù hợp với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội của M và
N gây ra, bất lợi cho họ. Vì bị can M và bị can N lấy tài sản của anh Nguyễn
Văn A không có sự lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của anh A. Bởi lẽ, tài sản của
anh A để trên bãi biển khơng có ai trơng giữ trong khi bãi biển vắng người thời
gian là lúc 19 giờ, không gian trời tối. Cả hai bị can khơng nhìn thấy ai kể cả bị
hại và anh A cũng khơng nhìn thấy M và N. (05 điểm)
Bị can M và bị can N sau khi nhặt được túi xách của anh A đáng lẽ phải
tìm chủ sở hữu để trả lại tài sản hoặc đem nộp cho chính quyền địa phương để
xử lý theo thủ tục mà pháp luật quy định. Anh A đã có yêu cầu trả lại nhưng M
và N khơng trả. Như vậy, M, N đã có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của
người khác. Cụ thể là quyền sở hữu đối với tài sản của anh A. Vì vậy, hành vi
của M, N đã cấu thành tội “Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác” quy
định tại khoản 1 điều 141 BLHS. (05 điểm)
b. Hướng giải quyết

15


- Trong giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ, có căn cứ xác
định hành vi của Phùng Xuân M, Trần Văn N phạm vào tội “Chiếm giữ trái phép
tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLHS thì báo cáo lãnh đạo ra Quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung do có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm
khác theo quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTHS năm 2003. (05 điểm)
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung,

Cơ quan điều tra thay đổi quyết định khởi tố vụ án, thay đổi quyết định khởi tố
bị can; VKS kiểm sát quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án, xem xét phê
chuẩn khởi tố bị can đối với M, N về tội “Chiếm giữ trái phép tài sản”. Sau khi
VKS phê chuẩn, Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ hành vi của bị can M, N về tội
“Chiếm giữ trái phép tài sản. Khi đã làm rõ các yêu cầu điều tra bổ sung của
VKS, Cơ quan điều tra kết thúc vụ án, đề nghị truy tố bị can M, N về tội “Chiếm
giữ trái phép tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLHS. (05 điểm)
Bài tập 13
Vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 20/5/2017, A (chưa có tiền án, tiền sự)
đến tiệm Internet X thì gặp bạn là B đang chơi game. Biết B có xe mơ tơ nên
A hỏi mượn để đi công việc. Khi mượn được xe, A điều khiển ghé vào trạm
xăng để đổ xăng. Khi mở cốp xe, nhìn thấy trong cốp xe có giấy chứng nhận
đăng ký xe, giấy phép lái xe và giấy chứng minh nhân dân của B nên A nảy
xin ý định đem xe đi cầm để lấy tiền tiêu xài. A điều khiển xe đến nhà trọ NT
để tìm bạn là C. Khi đến nhà trọ, A gặp bạn là C liền hỏi mượn giấy chứng
minh nhân dân của C để đi cầm xe. Nghĩ là A đi cầm xe của A nên C đồng ý.
Liền sau đó, A điều khiển xe chở C đến tiệm cầm đồ để cầm chiếc xe nêu trên
cho anh D (là chủ tiệm cầm đồ) với giá 03 triệu đồng, trong thời hạn 30 ngày
Sau đó bỏ trốn khơng trở về địa phương. Xe mơ tơ có giá trị 10 triệu đồng.
Thấy A không đem xe về trả nên B nhiều lần nhắn tin yêu cầu A trả xe.
A nhắn tin qua điện thoại cho B biết là xe đã đem cầm và nói với B đến nhà
trọ NT gặp C nhận lại giấy tờ và giấy cầm xe để đi chuộc xe. B đến nhà trọ
gặp C nhận lại giấy tờ và giấy cầm xe. Sau đó, B trình báo cơ quan chức
năng thu hồi lại xe mơ tơ trên.
Hỏi: A có phạm tội khơng? Tội gì? (20 điểm)
ĐÁP ÁN
16


A khơng phạm tội vì: Giá trị tài sản mà A chiếm đoạt là 03 triệu đồng (giá

trị mà A cầm xe) nên hành vi của A không đủ yếu tố cấu thành tội “lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bởi các lẽ: A mượn xe của B thông qua giao dịch
mượn xe hợp pháp. Sau khi mượn được xe A mới nảy sinh ý định và đem xe đi
cầm với giá 03 triệu đồng. Hành vi này của A là hành vi lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản; về giá trị tài sản mà A chiếm đoạt, mục đích mà A muốn
chiếm đoạt là 03 triệu đồng (số tiền cầm xe) chứ khơng phải tồn bộ chiếc xe vì
sau khi cầm xe, A đưa giấy cầm xe và chỉ nơi cầm xe để B đi chuộc xe; hơn nữa,
A cầm xe trong hạn 30 ngày, chưa hết thời hạn nên A vẫn còn thời gian để chuộc
lại xe và thực tế thì xe đã được thu hồi; do đó, trong trường hợp này xác định giá
trị tài sản mà A chiếm đoạt chỉ là 03 triệu đồng chưa đủ định lượng để cấu thành
tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Bài tập 14
Hồi 8h00, ngày 23/5/2011, Nguyễn Văn A (sinh năm 1987), trú tại xã X,
huyện S, tỉnh H đến cửa hàng của anh Nguyễn Văn B ở khu chợ xe máy phố
C lấy trộm xe máy loại Honda. Khi Nguyễn Văn A vừa nổ máy cho xe chạy
khoảng 200m thì bị Cơng an phường T, quận G, tỉnh H bắt quả tang và thu
giữ tang vật. Tại Cơng an phường, A khai nhận tồn bộ hành vi phạm tội của
mình, nên cùng ngày Cơng an phường T đã trao trả lại xe mô tô cho anh B
quản lý và sử dụng.
Qua điều tra mở rộng vụ án, A cịn khai nhận ngồi hành vi trên thì
20/5/2011 thì A và Nguyễn Văn Q (sinh năm 1988) ở cùng nhà trọ với A, còn
lấy trộm của người khách đi xe Buýt 01 chiếc cặp số bên trong có
20.000.000đ, 01 máy xách tay và 01 bọc nilon màu đen. Sau khi lấy được tài
sản thì A và Q chia nhau mỗi người số tiền 10.000.000đ, đối với máy tính
xách tay A đưa cho Q cất giữ cịn bọc nilon vứt bỏ gần nhà trọ, cả hai về nhà
trọ ngủ. Sau đó Q nghĩ rằng bên trong bọc nilon là thuốc phiện nên quay lại
mang về nhà cất giấu.
Căn cứ vào lời khai của A , ngày 24/6/2011 Công an phường T tiến
hành khám xét nơi ở của Nguyễn Văn Q thu giữ được số tang vật trên.
Anh, (chị) hãy cho biết:

-Là kiểm sát viên được giao thụ lý giải quyết vụ án trên, anh (chị) phải
làm gì?
17


-Với tình tiết nêu trên thì Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn Q có dấu hiệu
phạm tội gì? Tại sao?
ĐÁP ÁN
Theo quy định tại Điều 82 và Điều 143 BLTTHS thì Thủ trưởng, phó thủ
trưởng CQCSĐT các cấp có thẩm quyền ra lệnh khám xét khẩn cấp, khám xét
chỗ ở, các lệnh trên phải được phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp. Việc Công
an phường T khám xét chỗ ở của Q là sai. KSV đề xuất lãnh đạo Viện yêu cầu
CQĐT quận G trả tự do ngay đối với Q.
Việc khám xét và thu giữ vật chứng của Công an phường là không đúng thẩm
quyền, song không thể tiến hành khám xét lại nên cần yêu cầu CQĐT củng cố
tài liệu, xác minh chứng cứ; ghi lời khai của A để làm rõ bọc nilon màu đen, tiến
hành cho A nhận dạng bọc nilon và ghi lời khai Q mô tả đặc điểm bọc nilon.
+ Yêu cầu CQĐT – Công an quận G tiến hành điều tra xác minh đối với
hành vi bắt người quả tang; Ghi lời khai của người bị hại, lời khai của Nguyễn
Văn A và trưng cầu định giá tài sản chiếc xe máy, xác minh rõ nhân thân của A,
qua kết quả định giá tài sản nếu trên 2.000.000 hoặc dưới 2.000.000đ nhưng A
có tiền án, tiền sự chưa được xóa thì khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A về
tội TCTS theo Đ 138 BLHS. Nếu kết quả định giá tài sản dưới 2.000.000đ mà
chưa có tiền án, tiền sự thì chưa ra Quyết định khởi tố vụ án và bị can.
+ Đối với việc A khai nhận ngày 20/5/2011 đã cùng Q trộm cắp tài là
chiếc cặp số cần yêu cầu xác minh làm rõ; Ai là người quản lý chiếc cặp số.
Trưng cầu định giá chiếc máy tính xách tay, trưng cầu giám định xác định vật
chứng thu được tại nhà Q có phải là ma túy hay không? Trong lượng là bao
nhiêu?. Kết quả giám định xác định trọng lượng ma túy tương ứng với khoản
nào của Điều 194 thì khởi tố vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy tại khoản

tương ứng, nếu trọng lượng ma túy dưới định lượng tại khoản 1 Điều 194
BLHS, xác minh Q nếu chưa có tiền án, tiền sự về tội quy định tại Điều 194 thì
khơng khởi tố vụ án theo khoản 1 Điều 194 BLHS.
Kết quả xác minh được người quản lý chiếc cặp thì khởi tố vụ án về tội
trộm cắp tài sản. Đồng thời đấu tranh làm rõ hành vi cất dấu ma túy của người
quản lý chiếc cặp.
+ Với những tình tiết nêu trên thì Nguyễn Văn A có dấu hiệu tội trộm cắp
tài sản; Nguyễn Văn Q có dấu hiệu tội trộm cắp tài sản và tàng trữ trái phép chất
ma túy. Vì A và Q có hành vi chiếm đoạt chiếc cặp của khách đi trên xe buýt
18


được 20.000.000đ, sau đó cịn chiếm đoạt chiếc xe máy bị bắt quả tang; khi thực
hiện chiếm đoạt chiếc cặp thì A khơng biết trong đó có ma túy nên khơng truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với A về tội này mà Q phải chịu trách nhiệm độc lập
về tội quy đinh tại Điều 194 BLHS (Nếu giám định bọc nilon có đựng chất ma
túy).
Bài tập số 331 (15)
Nguyễn Văn A rủ Trần Văn B, Lê Văn C, Nguyễn Văn Đ mang theo
dao đến nhà ông Nguyễn Văn H để đánh trả thù, thì tất cả đồng ý. Khi đến
cổng, A bảo C và Đ đứng ngoài canh gác, cịn A và B trực tiếp vào nhà chém
ơng H gây thương tật 35%.Viện kiểm sát nhân dân huyện T truy tố A, B, C , Đ
về tội cố ý gây thương tích theo khoản 4 Điều 134 BLHS năm 2015.Xét các bị
cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS, Tòa án nhân dân huyện T áp dụng
khoản 3 Điều 134, khoản 1 Điều 54 BLHS xử phạt bị cáo A 06 năm tù, B 04
năm tù.Áp dụng khoản 2 Điều 134, khoản 2 Điều 54 BLHS xử phạt bị cáo C
và Đ mỗi bị cáo 02 năm tù.
Hỏi: Là người trực tiếp kiểm sát bản án, Anh (chị) có quan điểm như
thế nào về việc xét xử của Tòa án.
ĐÁP ÁN

a). Tòa án nhân dân huyện T xử các bị cáo như trên là đúng theo quy định
của BLHS năm 2015 (20 điểm).
b). Vì tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng như sau:
1) Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật….
2) Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng không bắt muộc phải trong khung hình phạt liền
kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong
vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể (20 điểm).
Bài tập 401(16)
Anh T và H ở cùng khu phố, có quen biết nhau. Anh T có cho H vay số
tiền 1.000.000đ và đã nhiều lần đòi tiền nhưng H không trả. Chiều 14.7.2016,
19


anh T gặp H ở quán bia gần nhà. Anh T địi tiền nhưng H khơng trả. Bực
tức, anh T chửi và dùng tay đập 01 nhát vào gáy H. Mọi người can ngăn thì
cả 02 đi về. Đến tối, anh T gọi điện cho H hẹn ra quán bia nói chuyện. Khi đi
T cầm theo 02 chiếc tuýp sắt phi 21, dài 06cm. Sợ bị T đánh, H cũng cầm theo
01 chiếc tuýp sắt tương tự và giắt vào giá chờ hàng của xe mô tô, rồi điều
khiển xe đến nơi hẹn gặp T. Khi thấy H từ xa đang đến, thì T lầm tức cầm 02
chiếc tuýp sắt lao về phía H. H dựng xe và bỏ chạy. T đuổi theo, được khoảng
10m thì T cầm 01 chiếc tp ném về phía H nhưng khơng trúng. Lập tức H
cúi xuống nhặt chiếc tuýp này, quay lại, 02 tay cầm tuýp sắt, 02 chân nhẩy bật
lên vụt 01 nhát trúng đầu anh T (lúc này đuổi sát đến, cách H 1,5m). Hậu
quả anh T bị tổi hại 43% sác khỏe).
Tịa án huyện Q mở phiên tịa hình sự sơ thẩm, áp dụng khoản 4 (theo
điểm a khoản 1) điều 134 BLHS tuyên phạt H 06 năm tù về tội “Cố ý gây

thương tích”. Ngay sau phiên tịa, H kháng cáo xin giảm hình phạt, T kháng
cáo tăng hình phạt.
Hỏi:
1. Quyết định của Tòa Q đúng hay sai, tại sao?
2. Hướng xử lý vụ án?
ĐÁP ÁN
1/Quyết định của Tòa Q là sai. Hành vi của H phạm tội “Cố ý gây thương
tích do vượt giới hạn phịng vệ chính đáng” theo khoản 1 Điều 136 BLHS. Vì: T
là người chủ động mang theo 02 tuýp sắt để đánh H. Khi thấy H đến, T lập tức
cầm 02 tuýp lao ra đuổi đánh H. H bỏ chạy, T đuổi theo đến cùng để đánh được
H và đã thực hiện hành vi đánh H là ném tp về phía H. Việc khơng đánh được
là ngồi ý muốn của H. Cịn H, để tự vệ đã nhặt tuýp đánh lại T, và thực tế, khi
đánh lại thì T đã đuổi áp sát cách 1,5m.
2/ Hướng xử lý: Cấp phúc thẩm căn cứ điểm b khoản 1 Điều 357
BLTTHS tuyên sửa bản án sơ thẩm theo hướng: H phạm tội “Cố ý gây thương
tích do vượt giới hạn phịng vệ chính đáng” theo khoản 1 Điều 136 BLHS. Áp
dụng hình phạt khác nhẹ hơn phạt tù có thời hạn đối với H (cảnh cáo, phạt tiền
hoặc cải tạo không giam giữ).
Bài tập 431(17)
Nguyễn Văn D-SN: 21/5/2000, Phạm Văn E-SN: 16/9/2000, Trần Văn
X-SN: 17/4/1999 đã có sự bàn bạc, nghiên cứu để cùng nhau đột nhập vào
20


nhà anh Đào Văn Z để trộm cắp tài sản. Khoảng 9h ngày 15/3/2015 D,E,X đã
đột nhập vào nhà anh Z, sau 10 phút lục sốt khơng phát hiện được tài sản gì
có giá trị thì X nói với E và D: “về thôi, không Z sắp đi làm về rồi, tao về
trước đây”. Nói xong X trèo qua tường nhà Z bỏ về trước. Khi X đã về D bảo
E cùng xuống bếp lục sốt thì phát hiện ra 1 bọc tiền trị giá 60 triệu đồng
được cất trong cót thóc, D liền cầm số tiền này bỏ vào trong người, sau đó

cùng E đi ra góc vườn để trèo tường ra ngoài. Khi E dẫm lên vai D trèo lên
bờ tường và chuẩn bị kéo D lên trên tường thì Z đi làm về phát hiện và hơ
hốn mọi người. Thấy vậy E nhảy xuống đường và chạy thoát, D chạy vào
trong bếp nhà anh Z lấy 01 dao bầu cầm ở tay phải bỏ cọc tiền vào trong
người. Khi anh Z và mọi người mở cửa vào nhà thì thấy D tay cầm dao nói:
“để cho tơi đi, nếu ai cản trở tôi sẽ chém chết”. Anh Z vẫn xông vào túm D
đồng thời phát hiện và giằng lại bọc tiền trong người D, lúc này D giơ dao lên
dọa chém, thấy vậy anh Z buông C ra và lùi lại để cho D chạy thoát và mang
theo 60 triệu đồng.
Hỏi: Anh chị hãy cho biết trong tình huống nêu trên D,E,X phạm tội
gì? Tại sao?
ĐÁP ÁN
- X tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- E phạm tội trộm cắp tài sản vì hành vi lén lút
- D phạm tội cướp tài sản vì hành vi có biến chuyển từ lén lút sang dùng
hung khí đe dọa cướp tài sản
- Khi xét định khung hình phạt phải xét đến yếu tố D, E, X đủ 16 tuổi
nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Bài tập 464(18)
Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường bị chết máy. Đang loay
hoay khời động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau
một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hơ mọi
người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B (là người quen
của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B
1.500.000 đồng.
Hỏi:
1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
21



2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự khơng? Tại sao?
ĐÁP ÁN
1. Hành vi cùa H cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 136 BLHS
1999.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh
chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn
tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất cơng khai về hành vi khách quan
của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản
(sơ hở sẵn có hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài
sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế
thường là nhanh chóng tẩu thốt.
H khơng cưỡng đoạt tài sản hay cướp tài sản vì H không dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hay dùng các thủ đoạn uy hiếp tinh thần của chị A…Hành vi
của H công khai, không lén lút nên không thể là tội trộm cắp tài sản. Hành vi
của H không thuộc các hành vi được quy định tại tội lợi dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản. H khơng dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của chị A vì
nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản
thì khơng phải hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội
bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người
phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại
có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì khơng phải là lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. H khơng thể có mục đích lừa dối chị A từ trước được vì việc chị A
bất ngờ hỏng xe giữa đường và nhờ H sửa là hoàn toàn ngẫu nhiên. H không
phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì cơng nhiên chiếm đoạt tài sản là cơng
khai chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn
cản, ở đây thì chị A vẫn có điều kiện ngăn cản H.
Như vậy, hành vi cùa H chỉ cấu thành tội cướp giật tài sản vì:
Thứ nhất, H đã có hành vi cơng khai chiếm đoạt tài sản của chị A, cụ thể
là hành vi “Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi
mất”. H lợi dụng sơ hở của chị A là tin tưởng vào người lạ sẽ giúp mình sửa xe

nên chị khơng đề phịng. Lúc H chiếm mất xe do quá bất ngờ nên chị A khơng
giữ lại được chiếc xe mặc dù chị có khả năng giữ lại và chị biết là H đang chiếm
đoạt chiếc xe của chị. Chị A hô hào nhờ người dân giúp đỡ nhưng không kịp.

22


Thứ hai, khi chiếm được chiếc xe của chị A, H đã có hành vi nhanh chóng
tẩu thốt và tẩu tán tài sản. Thể hiện ở hành vi H khởi động xe và phóng vọt đi,
sau đó H gửi xe tại nhà người quen là B rồi ngay sau đó mang đi tiêu thụ.
Cả hai hành vi công khai chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thốt đều là hành
vi về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản.
Về mặt chủ quan, lỗi của H là lỗi cố ý trực tiếp.
Về mặt chủ thể, xét theo tình huống H là người có đầy đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đúng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
2. Việc B có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng cần phải chia ra hai
trường hợp như sau:
• Trường hợp thứ nhất: B không biết chiếc xe máy mà H mang đến là xe
mà H chiếm đoạt được. B sẽ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì ví dụ H
nói rằng đây là chiếc xe mà H trúng thưởng được, H rất vui, nhưng vì khơng cần
xe nên H mang bán và tặng cho B 1.500.000 đồng cho vui vẻ…. Mặc dù tình
huống này có vẻ phi lí và hiếm khi xảy ra nhưng khơng phải là khơng có.
• Trường hợp thứ hai: Ta cần chia ra trong trường hợp này 2 trường hợp
nhỏ:
Thứ nhất, B không hề tham gia hay biết trước những kế hoạch và hành vi
chiếm đoạt tài sản của H nhưng B biết chiếc xe máy mà H mang đến là xe mà H
chiếm đoạt. B sẽ bị khép vào tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều
250 BLHS 1999: “1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài
sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù

từ sáu tháng đến ba năm.”. B không thể là đồng phạm của H vì B khơng hề tham
gia hay biết trước những kế hoạch và hành vi chiếm đoạt tài sản của H.
Thứ hai, B là đồng phạm của H. B và H cùng ý chí là sẽ chiếm đoạt chiếc
xe của chị A và cùng nhau mang đi tẩu tán. Tuy nhiên, theo em, việc B và H có
dự tính trước là sẽ chiếm đoạt chiếc xe là vơ lý. Vì việc chị A đi thăm người
quen và xe của chị A hỏng giữa đường nên chị nhờ H sửa là vô tình nên H và B
khơng thể bàn bạc trước việc sẽ cướp xe của chị.
Bài tập 543(19)
Ngày 04/02/2011 Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn B và
Trần Văn E đang có hành vi đánh bạc bằng hình thức ăn thua bằng tiền,
23


hình thức chơi là bài lá thì bị bắt quả tang cùng tang vật. Tổng số tiền để
đánh bạc là 1.950.000đ.
Qua xác định được ngày 02/02/2011 A, B, D, E còn đanh bạc với tổng
số tiền dùng để đánh bạc là 1.500.000đ.
Anh, (chị) hãy cho biết, hành vi của: A, B, D, E có cấu thành tội đánh
bạc theo Điều 248 BLHS ?
ĐÁP ÁN
Tại Điều 248 BLHS quy định là hành vi đánh bạc trái phép thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự khi tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ hai triệu
đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc quy
định tại Điều 249 BLHS, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm
phán TANDTC ban hành ngày 22/10/2010 hướng dẫn áp dụng một số quy định
tại Điều 248 và Điều 249 BLHS thì xác định trách nhiệm hình sự đối với người
đánh bạc khơng được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật tất cả các lần đánh bạc,
mà phải căn cứ vào từng lần lần đánh bạc để xem xét, cụ thể trường hợp tổng số
tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần dưới mức tối thiểu để truy

cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và khơng thuộc một trong các
trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự ( đã bị kết án về tội này hoặc
tội quy định tại Điều 249 của BLHS, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm ) thì
người đánh bạc khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
Bài tập 637(20)
B và chị M có quan hệ tình cảm yêu đương. B rủ chị M đi chơi rồi
quan hệ tình dục, sau đó vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, B dùng tay bóp cổ, dùng áo
chống nắng xiết cổ chị M. Thấy chị M còn sống, B tiếp tục dùng đá đập nhiều
nhát vào đầu chị M cho đến chết mới thơi. Sau đó, B chiếm đoạt chiếc điện
thoại di động của chị M. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 17/2015/HSST ngày
02/6/2015, Tòa án nhân dân tỉnh H đã áp dụng Điểm n Khoản 1 Điều 93;
Điểm d Khoản 2 Điều 133; Điểm p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46, Điểm e Khoản
1 Điều 48 Điều 50 BLHS; Xử phạt B 16 năm tù về tội "Giết người", 07 năm
tù về tội "Cướp tài sản". Tổng hợp hình phạt chung cho cả 02 tội là 23 năm
tù. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
VKSND cấp thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm.
24


Hỏi: Anh (chị) hãy đánh giá về việc áp dụng pháp luật của cấp sơ thẩm
đối với bản án nêu trên?
ĐÁP ÁN
Hành vi phạm tội của B là quyết liệt, hung hãn cao độ, bất chấp pháp luật,
coi thường tính mạng của người khác. Cấp sơ thẩm đánh giá hành vi của B với
tình tiết định khung "có tính chất cơn đồ" và "cố tình phạm tội đến cùng". Tuy
nhiên, Bản án sơ thẩm bỏ lọt tình tiết tăng nặng "Giết người mà liền sau đó lại
phạm tội rất nghiêm trọng" được quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 93 BLHS
đối với bị cáo dẫn đến chưa đánh giá đúng tính chất đặc biệt nghiêm trọng mà bị
cáo đã gây ra, từ đó xử phạt bị cáo mức án 16 năm tù là quá nhẹ, chưa tương
xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo.

Bài tập 646(21)
Nguyễn Chí Linh nợ tiền và trốn tránh Trần Văn Thanh nên Thanh đã
nhờ Hồ Quốc Bình và Lâm Trường Giang đi đòi nợ cho Thanh và thỏa thuận
nếu địi được thì Thanh sẽ trả cơng cho Bình và Giang 30 triệu đồng. Thanh,
Bình, Giang bàn bạc sẽ gọi điện cho anh Linh đến một địa điểm ở huyện N để
sửa máy xúc, buộc anh Linh phải cầm cố xe lấy tiền trả cho Thanh. Đúng
hẹn, anh Linh lái xe xúc đến địa điểm hẹn tại huyện N thì nhóm Thanh,
Bình, Giang đến chửi bới và u cầu anh Linh trả tiền, nhưng anh Linh
khơng có tiền trả và nhóm bảo anh Linh đi cầm cố xe lấy tiền trả nhưng Linh
không cầm cố được. Thanh bảo anh Linh viết giấy tự nguyện giao xe cho
Thanh, sau đó Thanh lấy xe mô tô chở anh Linh ra đường quốc lộ đón xe
khách về nhà. Những ngày sau đó, Thanh điện thoại giục anh Linh trả tiền
nhưng anh Linh không trả. Đến 08h ngày 12/3/2014, anh Linh điện thoại hẹn
gặp Thanh để trả tiền đã nợ. Tại điểm hẹn, Thanh nhận tiền cịn anh Linh
nhận lại xe thì Cơng an đến bắt giữ Thanh. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số
11/2014/HSST ngày 24/10/2014 của Tòa án nhân dân huyện N tuyên bố các
bị cáo Thanh phạm tội "Cướp tài sản" và "Cưỡng đoạt tài sản", các bị cáo
Bình, Giang phạm tội "Cướp tài sản".
Hỏi: Anh chị hãy đánh giá về việc định tội danh của Thanh, Bình,
Giang và trình bày quan điểm giải quyết vụ án?
ĐÁP ÁN

25


×