Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

khoá luận Khoá luận Đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) và một số bệnh sinh sản thường gặp nuôi tại trang trại Khoá luận Đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) và một số bệnh sinh sản thường g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.12 KB, 87 trang )

Khoá luận : Đánh giá khả năng sản
xuất của lợn nái lai F1 (Yorkshire x
Landrace) và một số bệnh sinh sản
thường gặp nuôi tại trang trại ….

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa ln tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám
hiệu trường Đại học , Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực tập để tơi hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cùng các ban ngành chính quyền địa phương, các
anh chị cơ chú cơng nhân, kĩ thuật, quản lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tơi hồn thành q trình thực tập tại trang trại …..
Bằng tình cảm chân thành nhất, tơi xin cảm ơn tồn thể các thầy giáo, cơ
giáo trường Đại học .. đã hết lòng dạy dỗ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến thầy giáo …đã tận
tình, trực tiếp hướng dẫn, hết lịng giúp đỡ, động viên để tơi có thể hồn thành
được khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp Thú y đã
cùng chia sẽ buồn vui và động viên tơi trong suốt q trình học tập dưới mái
trường Đại học ..
BMT, ngày 22 tháng 8 năm 2021
Sinh viên

ii



Mục Lục
Phần I Đặt vấn đề......................................................................................................1
Phần II Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................3
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3

2.1.1. Cơ sở lý luận về lai giống3
2.1.1.1. Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng 3
2.1.1.2. Lai giống và ưu thế lai 5
2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái 7
2.1.3 Các chỉ tiêu sinh sảnvà các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của
lợn nái

12

2.1.3.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái 12
2.1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
2.1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước

15

19

2.1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi 19
2.1.4.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

21

2.1.5. Giới thiệu về một số giống lợn 23

2.1.5.1. Giống lợn Landrace

23

2.1.5.2. Giống lợn Yorkshire

24

2.1.5. Một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái nuôi tai trại
2.1.6.1. Bệnh sót nhau

25

25

2.1.6.2. Bệnh viêm tử cung

26

2.1.6.3. Bệnh viêm vú sau khi đẻ

27

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

29

2.2.1. Huyện Cưjut, tỉnh Đắk Nơng

29


2.2.2. Tình hình chăn ni ở huyện Cưjut, tỉnh Đắk Nông 30
Phần III Nôi dung và phương pháp nghiên cứu......................................................35
3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................35
iii


3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................35
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................35
3.2.2. Tình hình chăn ni lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi tại trang trại
tại xã Tâm Thắng huyện Cưjut tỉnh Đắk Nông.......................................................35
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản lợn nái F1
(Yorkshire x Landrace)

38

3.3. Phương pháp xử lý số liệu 38
Phần IV Kết quả và thảo luận..................................................................................39
4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại........................................................................39
4.1.1. Cơ cấu tổ chức trại 39
4.1.2. Cơ cấu chuồng nuôi trang thiết bị tại trại
4.1.3. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại

40

4.1.4. Cơ cấu kỹ thuật nuôi tại trại

41


40

4.1.5. Công tác thú y, vệ sinh an tồn chăn ni thực hiện tại trại

45

4.2. Đánh giánăng suất sinh sản của lợn F1 (Yorkshire x Landrace)

50

4.2.1. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace)
50
4.2.2. Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái F1 Yorkshire x Landrace
54
4.1. Một số bệnh sản khoa thường gặp trên lợn nái 59
4.2.1.Bệnh viêm tử cung sau đẻ 59
4.2.2. Bệnh viêm vú

61

4.2.3. Bệnh sót nhau

62

Phần V Kết luận và kiến nghị..................................................................................64
5.1. Kết luận

64

5.2 Kiến nghị


64

Tài liệu tham khảo...................................................................................................65
iv


Phụ lục hình ảnh......................................................................................................69
Phụ lục xử lý số liệu minitab

71

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Khối lượng và chiều dài của bào thai lợn qua các giai đoạn.....................11
Bảng 2: Các nước có số lượng lợn lớn nhất thế giới...............................................18
Bảng 3: Sản lượng tiêu thụ thịt lợn ở các quốc gia trên thế giới.............................18
Bảng 4: Số lượng lợn cả nước và khu vực Tây Nguyên qua các năm từ 20172019.........................................................................................................................19
Bảng 5: Số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh Đắk Nôngtừ năm 2017-2020.............29
Bảng 6: Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho nái hậu bị.........................................32
Bảng 7: Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho nái chửa...........................................33
Bảng 8: Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho nái nuôi con.....................................33
Bảng 9: Quy mô đàn lợn của trại.............................................................................37
Bảng 10: Phác đồ tiêm thuốc cho nái khi đẻ như sau..............................................40
Bảng 11: Lịch tiêm phòng vaccine tại trại...............................................................41
Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh lí sinh dục của lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace)
.................................................................................................................................45

Bảng 13: Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace)
.................................................................................................................................49
Bảng 14: Một số bệnh thường gặp ở nái sinh sản...................................................53
Bảng 15: Bệnh viêm tử cung lợn nái F1(Yorkshire x Landrace) tại trại.................53
Bảng 16: Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung sau đẻ tại trại...................................54
Bảng 17: Bệnh sót nhau của lợn nái F1(Yorkshire x Landrace) tại trại..................56

vi


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn ni lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai trị
hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Thịt lợn là thực phẩm quan trọng
luôn phù hợp với thị hiếu của người dân Việt Nam do đó ngành chăn ni lợn
luôn được đánh giá cao và được nhà nước đầu tư phát triển
Lợn có một số vai trị nổi bật như sau: Chăn ni lợn cung cấp thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao cho con người.Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến. Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn
là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của
đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp. Chăn ni lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh
thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Chăn ni lợn có thể tạo ra nguồn
ngun liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen
để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người,..
Tuy nhiên ở nước ta sản lượng thịt lợn còn thấp, chất lượng thịt chưa cao
chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường trên thế giới cũng như chưa đáp ứng được
thị yếu người tiêu dùng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các
giống lợn ngoại đạt năng suất cao trong các cơ sở lợn giống.
Việc nhập các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, sinh sản
tốt, tỷ lệ thịt nạc cao như: Landrace (L), Yorkshire (Y), Duroc (D), Pietrain (P) đã

trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong sản
xuất chăn nuôi lợn ở nước ta. Nghiên cứu sử dụng các tổ hợp lai ngoại x ngoại
nhằm sản xuất lợn thương phẩm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả
kinh tế đã được chú trọng trong những năm gần đây.
Đinh Văn Chỉnh và CS (1999), Lê Thanh Hải (2001), Phùng Thị Vân và CS
(2002), Phan Xuân Hảo (2006), Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), đều
1


xác nhận: nái lai F1(Yorkshire x Landrace) cũng như nái lai F1(Landrace x
Yorkshire) đều cho năng suất sinh sản cao hơn nái Yorkshire hoặcLandrace thuần.
Theo tác giả Lê Đình Phùng (2013) nghiên cứu về khả năng sinh sản của
giống lợn Landrace, Yorkshire và lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi trong
các trang trại tại tỉnh Quảng Bình thì kết luận rằng Lợn nái F1 (Yorkshire x
Landrace) có khả năng sinh sản tốt hơn lợn nái Landrace và Yorkshire; số kg lợn
con nái cai sữa/nái/năm tương ứng là 146,5 so với 142,2 và 140,6 kg/nái/năm; giá
trị ưu thế lai tương ứng là 3,53% trong cùng điều kiện ni.
Vì thế hiện nay rất nhiều trang trại đã sử dụng lợn nái F1 (Yorkshire x
Landrace) làm nái sinh sản, do đó việc đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái đặc
biệt là lợn nái lại 2 máu (Yourkshire x Landrace) để cung cấp cho thị trường
những con giống tốt và nâng cao khả năng sinh sản của chúng là việc làm rất cần
thiết. Xuất phát từ thực tế đó chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài :“Đánh giá khả
năng sản xuất của lợn nái lai F1 (Yorkshire xLandrace) và một số bệnh sinh sản
thường gặp nuôi tại trang trại …”.
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng sinh sản và một số bệnh sản khoa thường gặp của lợn nái
F1 (Yorkshire x Landrace), đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao năng suất sinh sản và hạn chế một số bệnh sinh sản thường gặp
lên lợn nái tại trại tại tâm thắng huyện Cưjut tỉnh Đắk Nông.


2


Phần II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1 Cơ sở lý luận về lai giống
2.1.1.1. Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng
Thơng thường, các tính trạng có trị số kiểu hình liên quan đến kíchthước,
trọng lượng hay hình dạng...được xác định dựa trên thang địnhlượngđược
gọi là các tính trạng số lượng Hồng Trọng Phán (2005).
Các tính trạng số lượng có các đặc điểm sau:
- Do nhiều genequy định; chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện mơi
trường; và có sự phânbố kiểu hình liên tục trong một quần thể nhưng chúng
cũng cóthể xảy ra dưới dạng các lớp kiểu hình khác nhau, chẳng hạn như
trongcác ví dụ về dãy màu sắc hạt ở lúa mỳ hoặc số dãy hạt trên bắp ngơ nói
trên.
- Vì vậy, đối với các tính trạng này, khơng có một mối quan hệ chínhxác
giữa trị số kiểu hình và một kiểu gene cụ thể.Tuy nhiên, trong những năm
gần đây nhờ sửdụng các chỉ thị phân tử(molecular marker), người ta đã tiến
hành lập bản đồ các gene có hiệu quả lớn lên các tính trạng đặc biệt (như các
bệnh phứctạp ở người, năng suất cây trồng...) gọi là QTLs, tức các locus tính
trạng số lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Theo Lasley (1974) biểu hiện bề ngoài hoặc các đặc tính khác của một số cá
thể được gọi là kiểu hình của cá thể đó.
Để hiểu và xác định được tầm quan trọng của các tính trạng số lượng, ta cần
phải xây dựng một mơ hình cho phép chia cắt các trị số kiểu hìnhthành ra các
thành phần di truyền và mơi trường. Điều này có thể thựchiện theo cách đơn giản


3


bằng cách biểu thị trị số kiểu hình (P: phenotype)cho một kiểu gene (i) trong một
môi trường cụ thể (j) như sau:
Pij = Gi + Ei
Trong đó: Gi là phần đóng góp về mặt di truyền của kiểu gene (genotype) i
vào kiểu hình
Ej là độ sai lệch do mơi trường (environment) j. Ej có thểâm hoặc dương tùy
thuộc vào sự tác động của mơi trường j.
Kiểu hình do các gen chi phối thuộc ít nhất hai locus trở lên thì giá trị kiểu
hình của nó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
A (Additive Value): Giá trị cộng gộp hoặc giá trị giống.
D (Dominant Deviation): Sai lệch trội
I (Interactive Deviation): Sai lệch tương tác
Eg (General Enviromental Deviation): Sai lệch môi trường chung
Es (Special Enviromental Deviation): Sai lệch môi trường riêng
Theo Phan Cự Nhân và CS (1985), các tính trạng có hệ số di truyền thấp hiệu
quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao. Ngược lại, các tính trạng có hệ số
di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao, hiệu quả lai giống lại thấp.
Ở lợn hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp cịn các
tính trạng có liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự sinh trưởng có hệ số di
truyền cao.
Hiệu quả chọn lọc và tiến bộ di truyền tỷ lệ thuận với hệ số di truyền. Các tính
trạng có hệ số di truyền cao (h 2 ≥ 0,6) sẽ thu được hiệu quả chọn lọc cao hoặc đạt
được tiến bộ di truyền nhanh trong chọn lọc. Các tính trạng thuộc về khả năng sản
xuất như tăng khối lượng của gia súc, chất lượng thân thịt của lợn, độ dày mỡ

lưng và tỷ lệ thịt nạc của lợn, tỷ lệ mỡ sữa của bị…thường thuộc loại có hệ số di
truyền cao.
4


Đối với các tính trạng thuộc về khả năng sinh sản cao, do hệ số di truyền của
chúng thấp(h2 ≤ 0,2), hiệu quả chọn lọc và tiến bộ di truyền thấp. Các tính trạng
thuộc về khả năng sinh sản như con có số đẻ ra sống và số con cai sữa trên mỗi
lứa của lợn, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, đều thuộc nhóm này.
Đối với những tính trạng có hệ số di truyền ở mức trung gian (0,2 < h 2 < 0,6),
chọn lọc cũng là một biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả chọn lọc và tiến bộ
di truyền nhưng kết quả đạt mức trung bình. Các tính trạng như tiêu tốn thức
ăn/kg, tăng khối lượng, đều thuộc nhóm này vì có hệ số di tuyền trung gian.
2.1.1.2 Lai giống và ưu thế lai
a. Lai giống và cơ sở lựa chọn phương pháp lai tạo để cải biến khả năng sản
xuất của vật nuôi
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái giống
thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể là hai
dịng, hai giống, hai lồi khác nhau. Lai giống làm lay động tính bảo thủ di truyền
của các cá thể, các dòng, các giống. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp
tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai
giống là phương pháp chủ yếu làm biến đổi di truyền của quần thể gia súc, nó
thường mang lại cho con lai sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, chống chịu tốt
hơn với bệnh tật và các điều kiện bất lợi của môi trường và có sức sản xuất cao
hơn trung bình của bố mẹ gọi là ưu thế lai.
Từ phân tích các đặc điểm của hệ thống chăn nuôi, mà người chăn nuôi đưa ra
quyết định phương pháp cải biến khả năng sản xuất của vật nuôi bằng con đường
chọn lọc, lai tạo, nhập các giống hay thay đổi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
b. Ưu thế lai
Thuật ngữ ưu thế lai được Shull một nhà di truyền học người Mỹ đề cập đến

từ năm 1914, sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi
ở thực vật và động vật.
5


Có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa tồn bộ là hiện tượng con lai giữa các cá thể
không cùng nguồn gốc, huyết thống có sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, sức
chống chịu tốt hơn với bệnh tật và các điều kiện bất lợi của mơi trường và có sức
sản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ. Ưu thế lai được tính bằng %
năng suất tăng lên của con lai so với trung bình của bố mẹ chúng. Trong thực tế,
ưu thế lai cũng có thể chỉ biểu hiện theo từng mặt, từng tính trạng một, có khi chỉ
một vài tính trạng biểu hiện ưu thế lai cịn các tính trạng khác vẫn giữ ngun như
khi chưa lai tạo, thậm chí có tính trạng cịn giảm đi. Các tính trạng có hệ số di
truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với
chọn lọc, lai tạo là giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Cơ sở di truyền của ưu thế lai
Ưu thế lai trong di truyền học được giải thích bằng các thuyết khác nhau như
thuyết siêu trội, thuyết trội và thuyết tương tác gen.
- Thuyết trội: các gen có lợi phần lớn là gen trội, giả thiết này cho rằng mỗi
bên cha mẹ có những cặp gen trội đồng hợp tử khác nhau. Khi lai giống ở thế
hệF1 sẽ có các gen trội ở tất cả các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCDDEEFF
và mẹ có kiểu gen aabbccddeeff thì thế hệF1 có kiểu gen là: AaBbCcDdEeFf. Do
tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất có một kiểu gen
đồng hợp hồn tồn là thấp. Ngồi ra, vì sự liên kết giữa các gen trội và gen lặn
trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp được kiểu gen tốt nhất cũng
thấp.
- Giả thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với
hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen dị hợp tử có tác động lớn
hơn các cặp alen đồng hợp tử AA>Aa>aa. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả
năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.

- Tương tác gen: lai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới trong đó có
tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo ra ưu thế
lai. Có thể hiểu cơ sở của ưu thế lai là kết quả của sự tăng lên của tần số kiểu gen
6


dị hợp. Khi tần số của kiểu gen dị hợp tăng lên thì giá trị kết hợp của các gen sẽ
tăng lên và đó là cũng là cơ sở gốc rễ của ưu thế lai. Khi tần số kiểu gen dị hợp
tăng lên thì giá trị ưu thế lai sẽ tăng theo.
Hình thức biểu hiện của ưu thế lai
Ưu thế lai có thể có các hình thức biểu hiện sau:
- Giá trị trung bình tính trạng của con lai có thể vượt trội so với giá trị tính
trạng của một trong hai bố mẹ gốc và trung bình giá trị tính trạng của cả hai bố
mẹ gốc.
- Giá trị trung bình tính trạng của con lai bằng giá trị trung bình tính trạng
của bố và mẹ cịn gọi là ưu thế lai trung
Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
- Công thức lai: ưu thế lai đặc trưng cho mỗi cơng thức lai. Theo Trần Đình
Miên và cs (1994), mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng
cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000), ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến
số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con theo mẹ. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng
đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế
lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi
lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi lai 3 giống hoặc lai số
lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 - 15%, số lợn con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1 kg ở 28 ngày tuổi so với giống
thuần. Nghiên cứu của Mclaren và cs (1987), về ưu thế lai cá thể và ảnh hưởng
của giống ở các giống lợn Duroc, Landrace, Yorkshire, Pietrain đối với các tính
trạng sinh trưởng và chất lượng thịt cho thấy: con lai F1 giữa đực và cái của các
giống trên có chỉ tiêu tăng khối lượng hằng ngày cao hơn, tuổi đạt đến khối lượng
91 kg ở con cái và 100 kg ở con đực sớm hơn so với bố mẹ thuần, đạt ưu thế lai

tương ứng là 10,5% và - 7,5% ở hai tính trạng trên.
- Tính trạng ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, các tính trạng khác nhau thì
có mức độ di truyền khác nhau. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi
7


sống và khả năng sinh sản có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao. Vì
vậy, để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp
nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Sự khác biệt giữa bố và mẹ ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai
giống đem lai, hai giống càng khác xa nhau về di truyền thì ưu thế lai thu được
càng lớn. Lasley (1974), cho biết: nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối
với một tính trạng nào đó thì mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.
- Điều kiện nuôi dưỡng: trong điều kiện ni dưỡng kém thì ưu thế lai có
được sẽ thấp, ngược lại trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì ưu thế lai có được sẽ
cao.
2.1.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
2.1.2.1 Chu kì động dục của lợn nái
Lợn cái sau khi thành thục về tính thì bắt đầu có biểu hiện động dục, lần thứ
nhất thường biểu hiện khơng rõ ràng, cách sau đó 15-16 ngày lại động dục lần
này biểu hiện rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ
Chu kỳ động dục của lợn nái bình quân là 21 ngày (18-21 ngày). Một chu kỳ
tính của lợn nái thường chia làm 4 giai đoạn, đó là giai đoạn trước động dục, giai
đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh.
- Giai đoạn trước động dục thường kéo dài 1 - 2 ngày và được tính từ khi thể
vàng của lần động dục trước tiêu biến đến lần động dục tiếp theo. Đây là giai
đoạn chuẩn bị cho đường sinh dục cái tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ
tinh.
- Giai đoạn động dục kéo dài từ ngày thứ hai đến thứ ba tiếp theo gồm có 3
thời kỳ nhỏ hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực, giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ

theo từng giống lợn, lợn nội thường kéo dài 3-4 ngày, lợn ngoại và lợn lai thường
kéo dài 4-5 ngày. Giai đoạn sau động dục là giai đoạn kéo dài từ ngày thứ 3 - 4
tiếp theo của giai đoạn động dục, lúc này dấu hiệu hoạt động sinh dục bên ngồi
giảm dần, âm hộ teo lại, lợn cái khơng muốn gần lợn đực, ăn uống tốt hơn.
8


- Giai đoạn yên tĩnh thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và
không được thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến (khoảng 14 - 15 ngày kể từ lúc
rụng trứng). Đây là giai đoạn dài nhất trong cả chu kỳ sinh dục, con vật không có
biểu hiện về hành vi sinh dục, là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh chuẩn bị cho chu kỳ
động dục tiếp theo.
2.1.2.2 Biểu hiện động dục của lợn nái
Biểu hiện động dục của lợn nái tuỳ thuộc vào giống, tuổi và cá thể. Toàn bộ
thời gian động dục của lợn nái có thể chia làm 3 giai đoạn :
- Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu)
- Giai đoạn chịu đực (phối giống)
- Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc)
+ Giai đoạn trước khi chịu đực
Đặc điểm chung của lợn cái khi bắt đầu động dục là thay đổi tính nết, kêu rít,
bỏ ăn hoặc kém ăn, phá chuồng, dũi đất, cơ thể bồn chồn, tai đi ve vẩy, thích
gần lợn đực, nếu nhốt nhiều con thì thích nhảy lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi
sưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng chưa chịu cho đực nhảy. Người nuôi
không nên cho lợn phối giống vào lúc này. Giai đoạn này ở lợn nái ngoại thường
kéo dài khoảng 2 ngày.
+ Giai đoạn chịu đực
Còn gọi là thời kỳ mê đực, khi sờ tay lên mơng lợn nái thì lợn đứng n, đi
cong lên, hai chân chỗi rộng ra, lưng võng xuống, có hiện tượng đái són, âm hộ
chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, chảy dịch nhờn. Khi lợn đực lại gần thì
đứng im cho phối. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày (lợn nội thường ngắn

hơn khoảng 28 - 30 giờ). Nếu được phối giống ở giai đoạn này thì tỷ lệ thụ thai
cao.
+ Giai đoạn sau chịu đực:
Lợn nái trở lại trạng thái bình thường, ăn uống như cũ, âm hộ giảm độ nở, se
nhỏ thâm, đuôi cụp không cho con đực phối.
9


2.1.2.3 Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái
Việc xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái có một vai trị rất
quan trọng. Vì muốn đạt được tỉ lệ thụ thai cao và lợn nái đẻ nhiều con, thì cần
phải xác định chính xác được thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái. Để xác
định được thời điểm phối giống thích hợp, trước hết phải nắm vững qui luật động
dục, rụng trứng của lợn nái, đồng thời còn phải căn cứ vào thời điểm để 2 tế bào
trứng, tinh trùng gặp nhau và có khả năng thụ thai để quyết định thời gian phối
giống thích hợp cho lợn nái.
Lợn nái sau khi động dục trứng mới rụng, thường sau động dục 39 - 40 giờ
trứng mới rụng và trứng rụng kéo dài 10 - 15 giờ hoặc dài hơn, trong ống dẫn
trứng, trứng có khả năng thụ thai chỉ 8-10 giờ, lợn nái mỗi lần động dục rụng trên
20 trứng, trong thực tế lợn chỉ đẻ được trên dưới 10 con.
Sau khi phối giống tinh trùng và trứng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn
trứng và thụ thai ở đó. Lợn đực sau khi xuất tinh, tinh trùng phải qua 2 - 3 giờ
mới di chuyển được lên 1/3 phía trên của ống dẫn trứng, trong đường sinh dục
của lợn nái tinh trùng có thể sống được 45 - 48 giờ, nhưng thời gian còn khả năng
thụ thai chỉ là 20 - 24 giờ.
Như vậy phải phối giống cho lợn nái trước khi trứng rụng 1 - 2 giờ vào giữa
giai đoạn chịu đực. Nếu chúng ta cho phối quá sớm, trứng chưa rụng, đợi đến lúc
trứng rụng thì tinh trùng đã hết khả năng thụ thai. Ngược lại nếu cho phối q
muộn, trứng rụng lâu khơng gặp, hoặc khi có tinh trùng thì trứng đã mất khả năng
thụ thai, kết quả thụ thai thấp. Do vậy xác định thời điểm chịu đực có một ý nghĩa

cực kỳ quan trọng trong công tác phối giống cho lợn nái.
2.1.2.4 Biểu hiện lợn nái đẻ
- Căn cứ vào lịch phối giống trung bình lợn nái mang thai 114 ngày, vì vậy
phải có số ghi chép lịch phối giống để có thể dự kiến ngày để
- Căn cứ vào trạng thái cơ thể lợn
+ Hiện tượng làm ổ lợn nái trước khi đẻ thường có biểu hiện cắn ổ, tha rác
10


đểlàm ổ đẻ, không ăn
+ Trạng thái thần kinh: trước khi đẻ lợn nái thường bồn chồn, bỏ ăn, đi lại
+ Trạng thái cơ quan sinh dục trước khi đẻ 1-2 ngày cơ quan sinh dục bên
ngồi có những thay đổi rõ rệt. Âm môn phù to, nhão ra và xung huyết nhẹ đầu
năm vú căng to, tĩnh mạch vù nổi rõ ràng
+ Sữa đầu cũng là một yếu tố tin cậy để xác định lớn đã sắp đẻ chưa, lợn nái
trước khi đẻ 3 ngày cặp vú giữa đã tiết ra nước trong, trước khi đẻ 1 ngày có thể
vắt được vài giọt sữa màu trắng. Khi cặp vú phía trước đã vắt được vài giọt sữa
đầu thì chỉ nửa ngày sau lợn sẽ đẻ. Nếu cặp vú sau cũng vắt được sữa đầu thì chỉ
vài giờ sau lợn sẽ đẻ
2.1.2.5. Quá trình đẻ
Quá trình để bắt đầu từ vùng dưới đồi của bào thai kích thích tuyến yên tiết
homon ACTH (adreno-cortico-tropin-hommon), ACTH kích thích nhau thai và tử
cung tiết prostagladin phân giải thể vàng. Nội mạc tử cung co rút dẫn đến hiện
tượng đẻ
Quá trình để được chia làm 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (giai đoạn chuẩn bị đẻ 2-12h)
Giai đoạn này được đặc trưng bởi:hàm lượng hormon progesteron thấp hẳn
xuống ở 2 ngày trước khi đẻ do thể vàng bị tiêu biến (dưới tác dụng của
prostagladin). Hàm lượng estrogen tăng lên, estrogen có tác dụng làm cho các cơ
của tử cung mẫn cảm với các kích thích của oxytocin. Hàm lượng oxytocin tăng

lên các cơ trong đường sinh dục từ co rút bất thường và ngắn chuyển sang co rút
nhịpnhàng đều đặn và có chu kỳ.Cổ tử cung mở rộng làm cho tử cung và âm đạo
thơng suốt với nhau.Có dịch ối chảy ra, dịch ối có tác dụng bơi trơn đường sinh
dục, tạo điều kiện thuậnlợi cho quá trình sinh đẻ
- Giai đoạn 2 (giai đoạn đẩy thai ra 1-4h)
Các mảng ối căng phồng đẩy bào thai ra gần cổ tử cung nhất. Lực co bóp lúc
này là tổng hợp giữa lực co bóp của đường sinh dục, sự co bóp củacơ thành bụng
11


cơ hoành tạo thành 1 lực mạnh và được kéo dài. Bào thai được đẩy ra ngoài
- Giai đoạn 3 (cuống nhau ra)
Sau khi toàn bộ bảo thai được đẩy ra ngoài hết, 10-50 phút mảng nhau được
đẩy qua âm đạo dưới tác dụng của các cơ co rút dạ con. Nếu quá trình số nhau
gặp trở ngại hoặc chậm trễ đều có thể gây ra hiện tượng viêm từ cung do ở những
nơi có màng nhau các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến nhiều, q trình oxy
hố tạo ra các chất độc gây ra viêm, hoại tử niêm mạc tử cung
2.1.2.5 Các giai đoạn phát triển của thai lợn
Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày (3 tháng 3 tuần 3 ngày) và
được chia ra làm 3 thời kỳ phát triển
- Thời kỳ phôi thai
- Thời kỳ tiền thai
- Thời kỳ bào thai
Thời kỳ phôi thai (từ ngày 1–22)
- Đây là thời kỳ phát dục mạnh của bào thai. Sau khi thụ thai 1-3 ngày, hợp tử
sẽ di chuyển và bám vào làm tổ ở hai bên sừng tử cung, lúc này hợp tử lấy chất
dinh dưỡng từ trứng và tinh trùng.
- Thời kỳ này cũng hình thành lên các màng: Màng nỗn hồng, màng ối,
màng đệm, màng niệu.
Giai đoạn này hợp từ di động dễ dàng sự kết hợp giữa hợp tử và niêm mạc tử

cung còn chưa chắc chắn nên rất dễ bị xảy thai. Một số cơ quan đã thấy rõ như
tim, hầu, khí quản, thực quản, dạ dày, phổi. Cuối thời kỳ này khối lượng của phôi
khoảng 1g.
Thời kỳ tiền thai (từ ngày 23-39)
- Thời kỳ này bắt đầu hình thành lên nhau thai. Nhau thai là sự phát triển liên
tục của màng đệm màng đệm tăng sinh, dày lên và bám chắc vào niêm mạc của
sừng từ cung. Nhau thai là nơi vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào
bào thai.
12


Trong thời kỳ này quá trình phát dục diễn ra mạnh hình thành và tương đối
hồn thiện các cơ quan bộ phận trong cơ thể như hệ thần kinh, cơ quan sinh dục,
sụn,cơ. Đến cuối thời kỳ này sự phát dục đã tương đối xong sự kết hợp giữa bảo
thai và cơ thể mẹ chắc chắn hơn
- Khối lượng bào thai đạt khoảng 6-7g ở ngày thứ 39
Thời kỳ bào thai (ngày thứ 40-114)
Quá trình trao đổi chất của bảo thai ở thời kỳ này diễn ra mãnh liệt để phát
triển hoàn thiện các cơ quan bộ phận khác da, lông, răng, dạ dày... Và bắt đầu thể
hiện những đặc điểm của giống.
- 2/3 khối lượng bảo thai phát triển ở ngày thứ 84 trở đi, cho nên thời kỳ này
có ảnh hưởng quyết định đến khối lượng sơ sinh. Khối lượng thai ở cuối thời kỳ
này đạt khoảng 1,3-1,4kg (đối với lợn nái ngoại)
Trong thực tế sản xuất người ta thường chia quá trình mang thai của lợn làm 2
giai đoạn chửa kỳ 1 và chửa kỳ 2.
+ Giai đoạn chứa kỳ 1: 84 ngày đầu
+ Giai đoạn chữa kỳ 2: 30 ngày cuối
Chiều dài và khối lượng của thai lợn
Bảng 1: Khối lượng và chiều dài của bào thai lợn qua các giai đoạn
Ngày có chửa

30
51
72
93
114

Chiều dài
Chiều dài
So với lúc 30
(cm)
2,5
9,8
16,3
22,9
29,4

Khối lượng
Khối lượng
So với lúc 30

ngày tuổi (lần)
3,9
6,5
9,2
11,8

(g)
1,5
49,8
220,5

620
1041

ngày tuổi (lần)
33,2
147
411
694

2.1.3 Các chỉ tiêu về sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
của lợn nái
2.1.3.1 Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái
13


a. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
- Tuổi động dục lần đầu:
Là thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn nái động dục lần đầu tiên. Tuổi động
dục lần đầu khác nhau tuỳ theo giống lợn, ví dụ: lợn nội có tuổi động dục lần đầu
sớm hơn lợn ngoại.
- Tuổi phối giống lần đầu:
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa cho phối giống vì ở thời
điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng trứng rụng cịn ít. Người ta
thường cho phối giống vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3. Tuổi phối giống lần đầu được
tính bằng cách cộng tuổi động dục lần đầu với thời gian động dục của một hoặc
hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu.
- Tuổi đẻ lứa đầu:
Sau khi phối giống, lợn chửa trung bình 114 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi lợn
mẹ đẻ lứa đầu tiên.
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái người ta căn cứ vào 2 mặt: số

lượng và chất lượng của đàn con.
b. Năng xuất sinh sản:
Năng xuấtsinh sản của lợn nái được đánh giá trên các chỉ tiêu số lượng và các
chỉ tiêu chất lượng đàn con.
Các chỉ tiêu số lượng gồm có:
- Số con sơ sinh cịn sống đến 24 giờ trên lứa đẻ:
Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con
của giống, nói lên kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên và kỹ thuật chăm sóc lợn nái
chửa. Trong vịng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không đạt khối lượng sơ
sinh (quá bé), khơng phát dục hồn tồn, dị dạng… thì sẽ bị chết. Ngoài ra do lợn
con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết.
Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa: tổng số lợn con đẻ ra còn sống trong
vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của các lứa đẻ trên tổng số
14


lứa đẻ.
Cơng thức tính:
Bình qn số lợn con đẻ ra còn sống /lứa =
- Tỷ lệ sống: tỷ lệ sống được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ sống % =

x100

- Số lợn con cai sữa trên lứa:
Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng suất của nghề
chăn ni lợn. Nó liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết
sữa và khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh
cho lợn con. Đó là số lợn con được ni sống cho đến khi cai sữa lợn mẹ. Thời
gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật chế biến thức ăn và kỹ

thuật chăn ni. Hiện nay có một số cơ sở chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp
đã tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 21 hoặc 28 ngày tuổi, cịn trong chăn ni
đại trà thường tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 45 thậm chí 56 ngày tuổi.
Nếu chúng ta tiến hành cai sữa sớm cho lợn con sẽ góp phần tăng số lứa đẻ
trên năm của lợn nái và hạn chế một số bệnh hay lây từ lợn con sang lợn mẹ.
Tỷ lệ nuôi sống % =

x100

Trong một số trường hợp số lợn con sơ sinh nhiều nhưng người ta chỉ giữ lại
một số lợn con nhất định để nuôi để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của
lợn con. Thơng thường tỷ lệ ni sống càng cao thì càng tốt.
- Số lợn con cai sữa /nái/năm:
Là chỉ tiêu tổng quát nhất của nghề chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc
15


vào thời gian cai sữa lợn con và số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ. Nếu
cai sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/ nái /năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong
mối lứa thì số lượng lợn con cai sữa/ nái/năm sẽ cao và ngược lại.
Số lượng lợn con cai sữa/ nái/năm =
Các chỉ tiêu chất lượng đàn con:
- Khối lượng sơ sinh toàn ổ:
Là chỉ tiêu nói lên khả năng ni dưỡng thai của lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ
thuật chăm sóc quản lý và phịng bệnh cho lợn nái chửa. Do đó thành tích này phụ
thuộc cả vào phần của lợn nái và phần ni dưỡng của con người.
Khối lượng sơ sinh tồn ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra cịn sống và
được phát dục hồn tồn. Nếu những lợn con sinh ra khoẻ mạnh bị lợn mẹ đè chết
là thuộc về trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi chứ khơng thuộc về thành tích của
lợn nái.

Khối lượng sơ sinh của các giống lợn khác nhau thì khác nhau. Khối lượng sơ
sinh trung bình của lợnLandrace và lợn Yorkshire là 1,3 -1,4 kg/conkhối lượng
sơ sinh trung bình lợn Duroc là 1,5kg
- Độ đồng đều: là xác định xem trong cả ổ lợn con độ to, nhỏ có đồng đều
nhau haykhơng, thường có 2 phương pháp tính:
Lấy khối sơ sinh của từng con so sánh với khối lượng sơ sinh bình qn của
tồn ổ. Sự chênh lệch đó càng nhỏ chứng tỏ đàn lợn ấy càng đồng đều lấy tỷ lệ về
đồng đều phát dục để biểu thị:
Độ đồng đều phát dục =

x100

Độ đồng đều là một chỉ tiêu quan trọng để giám định phẩm chất về khả năng
sinh sản của lợn nái tốt hay xấu. Bởi vì khối lợng sơ sinh giữa 2 đàn lợn con hơn
kém nhau không nhiều, nhưng độ đồng đều có thể chênh lệch nhau lớn.
- Khối lượng cai sữa toàn ổ: cùng với chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, chỉ tiêu
16


khối lượng tồn ổ lúc cai sữa góp phần đánh giá đầy đủ năng suất của nghề ni
lợn nái
Bình qn khối lượng 1 lợn con cai sữa (kg): khối lượng trung bình tính bằng
kg của 1 lợn con lúc cai sữa được tính theo cơng thức sau:
Bình qn tổng khối lượng 1 con cai sữa =
- Khả năng tiết sữa:
Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ ni
sống của đàn lợn con, cũng như khối lượng cai sữa sau này. Do đó trong cơng tác
giống cần chú ý chọn được những lợn nái có năng xuất sữa cao, cũng như áp
dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng để nâng cao khả năng tiết sữa
của lợn mẹ.

Khi đánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái, do đặc điểm cấu tạo giải phẫu của
bầu vú lợn mẹ khơng có bể sữa cho nên rất khó xác định chính xác lượng sữa sản
xuất ra của lợn nái. Có một số phương pháp có thể áp dụng để đánh giá sản lượng
sữa của lợn nái như căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của lợn con, cân khối lượng
lợn con trước và sau khi cho bú mẹ, hoặc cân khối lượng lợn mẹ trước và sau khi
cho bú … tuy nhiên các phương pháp này đều ít nhiều ảnh hưởng đến lợn con và
lợn mẹ và không phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Quy luật tiết sữa của lợn mẹ có đặc điểm là tăng dần từ lúc mới đẻ đến 21
ngày đạt sản lượng cao nhất sau đó giảm dần. Căn cứ vào đặc điểm này, trong
thực tiễn sản xuất người ta lấy khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh
giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ.
Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, cá thể, thức
ăn, chăm sóc nuôi dưỡng … để nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ chúng ta cần
phải căn cứ vào từng yếu tố ảnh hưởng để có biện pháp thích hợp.
2.1.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
17


- Ảnh hưởng của giống
Giống có vai trị quyết định năng xuất sinh sản của lợn nái. Giống và đặc tính
sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Giống khác nhau cho năng suất khác nhau.
Phương pháp nhân giống khác nhau cũng cho năng xuất khác nhau, cho nhân
giống thuần chủng thì năng suất của chúng chính là năng suất của giống đó.
- Ảnh hưởng của lứa đẻ:
Lợn nái có khả năng đẻ 1,7 – 1,8 lứa/năm và số con đẻ ra/lứa thay đổi tùy
theo tuổi của lợn nái.
Lứa đẻ tốt nhất của lợn nái là thứ hai đến thứ sáu, bảy, tuổi sinh sản cố định là
từ năm tuổi thứ hai đến năm tuổi thứ tư. Sang năm tuổi thứ năm lợn nái có thể đẻ
tốt nhưng con đẻ ra bị còi cọc chậm lớn hay xảy ra hiện tượng đẻ khó, con chết
trong bụng... Cần phải tính toán để thay thế nái.

- Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất sinh sản của
lợn nái: dinh dưỡng cơ thể lợn nái nhận được hàng ngày thông qua thức ăn. Dinh
dưỡng đảm bảo cho cơ thể phát triển và tồn tại, cung cấp năng lượng hàng ngày
và các hoạt động sinh sản. Do vậy, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho lợn nái phải
đảm bảo đầy đủ và cân đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.
+ Protein: đóng vai trò rất quan trong trong nhu cầu của lợn nái có chửa vì
protein cần cho sự phát triển của bào thai, tổ chức mang thai, tổ chức tuyến vú để
chuẩn bị cho q trình tiết sữa ni con sau này, duy trì và phát triển cơ thể lợn
mẹ. Do đó cần đảm bảo về số lượng và chất lượng protein trong khẩu phần hàng
ngày đặc biệt là bổ sung đầy đủ và cân đối axít amin cần thiết trong khẩu phần ăn.
Ta cần phải phối hợp khẩu phần ăn cho lợn theo từng giai đoạn phát triển cho phù
hợp. Nếu thiếu bất kỳ một axít amin khơng thay thế nào thì cơ thể khơng thể tự
tổng hợp được các phân tử protein tương ứng, kết quả là lãng phí thức ăn, lợn
tăng trọng giảm đi.
+ Năng lượng: lợn cần năng lượng để duy trì cơ thể bình thường, để lớn lên
18


và sinh sản. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng là thành phần chủ yếu của
khẩu phần ăn hằng ngày. Trong các loại thức ăn của lợn thì tinh bột là nguồn cung
cấp năng lượng chính. Mỡ và dầu cung cấp nhiều năng lượng hơn tinh bột nhưng
số lượng được dùng trong khẩu phần thức ăn cho lợn là rất ít. Người ta thường thí
nghiệm bổ sung mỡ vào trong thức ăn ở giai đoạn cuối của những lợn nái chửa có
tỷ lệ ni sống con dưới 85% thì tỷ lệ này được nâng lên.
+ Vitamin: là những chất rất quan trọng trong quá trình trao đổi của cơ thể gia
súc, nếu khẩu phần ăn thiếu vitamin A lợn sẽ chậm lớn. Thiếu vitamin nhóm B thì
lợn sẽ mệt mỏi, rối loạn thần kinh, ăn kém, tiêu hóa kém, rụng lông, sinh trưởng
chậm. Thiếu vitamin D lợn con bị còi xương. Thiếu vitamin PP lợn con chậm lớn,
kém ăn, tiêu chảy... Thiếu vitamin E trong thời gian nái mang thai và ni con thì

khả năng sinh sản kém, sản lượng sữa giảm, con đẻ ra ốm yếu, dễ chết.
+ Chất khoáng: chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ thể, là thành phần cấu thành xương
thai, hoocmon tích lũy trong cơ thể mẹ để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa ni con
sau này. Do đó, cung cấp đầy đủ chất khoáng bào thai sẽ phát tạo lên triển tốt, lợn
con sinh ra khỏe mạnh, tránh hiện tượng lợn mẹ bị bại liệt sau này. Khoáng bố
sung được chia ra 2 nhóm chính: khống đa lượng: Ca, P, Na, Cl, Mg... và khoáng
vi lượng: Zn, Fe, Se, Cu, Mn...
Các nguyên tố khống vi lượng có hàm lượng rất nhỏ trong khẩu phần ăn của
lợn nái nhưng nó đóng vai trị rất quan trọng. Fe trong cơ thể cần thiết cho việc
tạo hồng cầu, huyết sắc tố, Zn có vai trị rất quan trọng trong chức năng đặc thù
của một số enzym trong cơ thế. Iốt là thành phần quan trọng của hoocmon giáp
trạng, do đó tác động đến sự chuyển hóa.
- Ảnh hưởng của việc chăm sóc ni dưỡng
+ Ảnh hưởng của kỹ thuật phối giống
Thời điểm phối giống hợp nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực. Đối với lợn nái
ngoại, nái lai máu ngoại thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi có hiện tượng
chịu đực 6 - 8 giờ, hoặc cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng thứ 4 kể từ lúc bắt
19


×