Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ HỌC

BÀI TẬP LỚN
Đề tài: Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ
đổi mới (1986-nay)

Họ và tên: Trần Thị Diệp
MSV: 11191049
Lớp học phần: KHEH1104_01
Giảng viên: TS. Trần Lan Hương

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
Phần I. Đánh giá thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt
Nam thời kỳ đổi mới (1986-nay)......................................................................................5
1.1. Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế................................................................5
1.2. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nên kinh tế......................................7
1.3. Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào..............................................................8
1.3.1. Đầu tư và tích lũy vốn......................................................................................10
1.3.2. Yếu tố lao động.................................................................................................10
1.3.3. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế................................................11
1.4. Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra...............................................................12
1.4.1. Tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng trong nước).....................................................12
1.4.2. Chi tiêu chính phủ............................................................................................13
1.4.3. Xuất khẩu ròng.................................................................................................15


1.5. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới.......................................16
1.5.1. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................................16
1.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế..............................................................................22
1.5.3. Đánh giá sức cạnh tranh của nền kinh tế.....................................................29
1.5.4. Đánh giá về giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
...................................................................................................................................35
1.5.5. Đánh giá về xóa đói giảm nghèo....................................................................38
1.5.6. Đánh giá về nâng cao phúc lợi xã hội............................................................42
1.5.7. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.................48
1.5.8. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội..................................52
Phần II. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế...........................56
2.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế............57
2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc
nên kinh tế.....................................................................................................................59
2.3. Định hướng chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế...................60
2.4. Một số giải pháp nhằm chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế..62
KẾT LUẬN......................................................................................................................65
1


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................66

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô GDP của Việt Nam (1986 – 2021)
Hình 2. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế từ năm
1986 - 2020
Hình 3. Tốc độ tăng TFP và đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế

5
8

11

giai đoạn 2011 - 2021
Hình 4. Quy mơ và tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng giai đoạn 1989 - 2020
Hình 5. Quy mơ và tốc độ tăng chi tiêu chính phủ từ năm 1986 - 2020
Hình 6. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP từ năm 2006 - 2020 (%)
Hình 7. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (%)
Hình 8. Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế và tăng trưởng

12
14
16
17

kinh tế giai đoạn 2005 - 2020
Hình 9. Chỉ số xếp hạng cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của Việt Nam
Hình 10. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo

43

vùng và theo thành thị, nơng thơn (%)
Hình 11. Tỷ lệ hộ nghèo theo Chuẩn nghèo đa chiều phân theo thành thị,
nơng thơn
Hình 12. Mức độ đóng góp của các chỉ số và tình trạng nghèo đa chiều
Việt Nam
Hình 13. Xu hướng các chỉ số thành phần HDI của Việt Nam từ năm
1990-2018
Hình 14. Xu hướng HDI của Việt Nam so với các quốc gia trong nhóm so
sánh, năm 1990-2018


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các nguồn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 1986-2019
Bảng 2. So sánh năng suất lao động của Việt Nam so với một số nước
Bảng 3. Tốc độ tăng NSLĐ 1990 - 1995, 1995-2000, 2000-2005 và 20052015 của một số nước châu Á
Bảng 4. Năng suất lao động tính theo giờ lao động

20

37
39
41
46
47

9
23
24
25
2


Bảng 5. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và hệ số ICOR, 1991-2018
Bảng 6. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước giai đoạn tăng trưởng

27
28

nhanh
Bảng 7. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI)
Bảng 8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thơng theo tình trạng đi học,


40

1999 - 2019
Bảng 9.Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi phân theo vùng, 2010 - 2018
Bảng 10. HDI của Việt Nam và đóng góp của từng chỉ số thành phần vào

44

HDI của Việt Nam từ năm 1990-2018
Bảng 11. HDI và các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2018 so với các
quốc gia trong nhóm so sánh được chọn.

42

45
48

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi đất nước thống nhất, suốt giai đoạn 1976 – 1986, người dân cả nước đã
quen với việc hàng hóa khơng được mua bán trên thị trường. Chính sách bao cấp, tem
phiếu đẩy đến sự khan hiếm về hàng hóa, lạm phát tăng, tốc độ sản xuất chậm chưa đáp
ứng đủ nhu cầu, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới toàn diện và dần bỏ lại những ký ức về một thời tem phiếu.

3


Đến nay, với sự biến động và thay đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới cùng
với sự nỗ lực và các chính sách đúng đắn, diện mạo Việt Nam có nhiều thay đổi, kinh tế

duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện, đồng thời nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Trong nội dung bài tập lớn này, em xin phép được cung cấp
những thông tin rõ hơn về thực trạng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ
đổi mới (1986 - nay).

Phần I. Đánh giá thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt
Nam thời kỳ đổi mới (1986-nay)
1.1. Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô GDP của Việt Nam (1986 – 2021)

4


Nguồn: The Worldbank
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy diễn biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1986
đến năm 2021 đi theo chiều hướng có những thời điểm tăng trưởng rất cao nhưng cũng có
thời điểm tăng trưởng giảm rất sâu, theo từng giai đoan thì tốc độ tăng trưởng có sự khác
nhau. Giai đoạn từ năm 1986 – 1987, tốc độ tăng trưởng rất thấp chỉ vào khoảng 2,5 –
3,5%. Đây là những năm đầu đổi mới, ưu tiên hàng đầu trong chính sách nhà nước ta cho
thời điểm những năm đầu đổi mới này chính là vấn đề kiểm soát lạm phát bởi hệ quả của
tổng điều chỉnh giá – lương – tiền đã khiến lạm phát nước ta rơi vào tình trạng phi mã.
Chính những chính sách kiểm sốt lạm phát đó đã phần nào hạn chế sự tăng trưởng kinh
tế của nước ta. Sau khi đã kiểm soát được lạm phát, từ những năm 1990 trở đi, tốc độ tăng
trưởng đã có sự cải thiện. Thơng qua rất nhiều những chính sách, đặc biệt những chính
sách ban hành sau đổi mới có hiệu lực như chính sách thu hút đầu tư nước ngồi đã góp
phần giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Có thể thấy giai đoạn từ năm 1990 – 1997, tốc
độ tăng trưởng rất cao, trung bình hơn 8% mỗi năm.
Tuy nhiên sau năm 1997, tốc độ tăng trưởng Việt Nam đã đi xuống do nước ta đã
chịu phần nào ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á nổ ra ở Thái Lan, từ

mức tăng trưởng 8 – 9% xụt giảm còn hơn 4% vào năm 1999. Kết thúc giai đoạn suy
thối do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế Việt
5


Nam đã được khơi phục và có xu hướng đi lên. Đặc biệt có thể thấy vào năm 2007, tốc độ
tăng trưởng nước ta lên cao vì đây là thời điểm nước ta gia nhập WTO. Việc trở thành
thành viên chính thức của WTO khơng những đã hỗ trợ rất nhiều cho xuất khẩu tại Việt
Nam mà việc đầu tư tại nước ta cũng rất thuận lợi. Điều này đã góp phần rất lớn vào tăng
trưởng của nước ta.
Xu hướng đi lên của tăng trưởng Việt Nam đã phải chấm dứt từ năm 2008 khi mà
những ảnh hưởng đầu tiên của khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ảnh hưởng đến Việt
Nam. Tuy nhiên quy mô nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nhỏ nên tăng trưởng
nước ta chịu ảnh hưởng không quá nghiêm trọng, mức độ tăng trưởng thấp nhất vẫn là
5,2%.
Thời kỳ hậu khủng hoảng năm 2008, Việt Nam bắt đầu tái cấu trúc nền kinh tế,
tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi, trước năm 2019, trung bình tăng trưởng
xoay quanh 6% mỗi năm. Như vậy có thể thấy, giai đoạn năm 2016 – 2019, bình quân
trong 4 năm tốc độ tăng trưởng nước ta rơi vào khoảng 6,8% mỗi năm cao hơn tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoan trước 2011 – 2015 là 5,91% và đã phần nào đạt mục tiêu
tăng trưởng do Quốc hội đề ra cho giai đoạn 2016 – 2020. Từ cuối năm 2019 đến nay,
nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID, khi dịch bệnh toàn cầu diễn ra
buộc các nền kinh tế phải đóng cửa tất cả các hoạt động từ du lịch, sản xuất,…Điều nay
đã khiến tăng trưởng kinh tế nước ta 2 năm gần đây rơi vào mức dưới 3% mỗi năm – mức
độ tăng trưởng rất thấp. Tuy nhiên, nước ta vẫn là một trong rất ít những quốc gia vẫn duy
trì được mức tăng trưởng dương và cũng là một trong những quốc gia nằm trong nhóm
nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.
Về quy mô GDP của nền kinh tế, trong giai đoạn từ năm 1986 – 2021 theo số liệu
của Worldbank thì quy mô GDP Việt Nam đạt đỉnh vào năm 2021 với hơn 350 tỷ USD và
thấp nhất là năm 1989 rơi vào khoảng 6,2 tỷ USD. Xét một cách tổng quan thì từ năm

1986 đến năm 2021, quy mơ GDP của Việt Nam có xu hướng tăng lên qua các năm. Có
thể thấy quy mơ nền kinh tế Việt Nam đã lớn hơn rất nhiều so với những năm đầu đổi
mới. Điều đó cho thấy những chính sách thực hiện từ những năm đổi mới đặc biệt là
chính sách liên quan đến đầu tư, liên quan đến hội nhập đã phát huy được tác dụng rất lớn
6


cho việc dần dần đưa kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế có vai trị nhất định trong
khu vực cũng như là quốc tế.
1.2. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nên kinh tế.
Trong hơn 30 năm đổi mới, cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, tốc độ tăng
trưởng của các ngành kinh tế cũng có những thay đổi rõ rệt. Nhìn theo số liệu thống kê
của Worldbank có thể thấy xu hướng biến động tăng trưởng giữa các ngành không đồng
đều. Sau những năm đầu đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa cùng với cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ khá là cao,
bình qn mơi năm của ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng 7,7%/ năm và ngành dịch vụ là
6,5%/ năm. Ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản thì có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều
khi trung bình mỗi năm chỉ đạt 3,4%/ năm. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng giữa các ngành
đang đi đúng hướng nhưng vẫn còn khá chậm so với khu vực và thế giới. Tốc độ tăng
trưởng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mặc dù cao hơn nhiều so với ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản nhưng lại biến động khá nhiều, có thời điểm tốc độ tăng trên 10%
nhưng cũng có thời điểm thậm chí khơng tăng trưởng. Trong khi đó, ngành nơng nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng thấp nhưng lại ổn định, các con số chỉ biến động từ
3 – 4%. Điều nay cho thấy, ngành công nghiệp, xây dụng và dịch vụ của nước ta vẫn còn
rất phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các
cuộc khủng hoảng trên thế giới và khu vực.

Hình 2. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế
từ năm 1986 - 2020


7


Nguồn: The Worldbank
1.3. Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào.
Tăng trưởng kinh tế đã giảm dần sự phụ thuộc vào các nhân tố chiều rộng.
Giai đoạn đầu đổi mới, tăng trưởng của Việt Nam dựa đáng kể vào các nhân tố
tăng trưởng theo chiều rộng, mà cụ thể là tăng vốn và lao động. Trong giai đoạn 1991 2000, 52% tăng trưởng GDP của Việt Nam là do đóng góp của các yếu tố đầu vào. Từ
năm 2002 trở đi, những nỗ lực cải cách đã cải thiện được một số chỉ số chất lượng tăng
trưởng, đưa nền kinh tế có xu hướng phát triển theo chiều sâu. Chủ trương đổi mới mơ
hình tăng trưởng của Việt Nam đã được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ XI và XII,
trong đó nhấn mạnh tăng trưởng cần chuyển dần sang dựa vào công nghệ, dựa vào đổi
mới sáng tạo. Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng
trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh
tế đã đề ra những giải pháp lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao
năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
8


27/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05NQ/TW.
Giai đoạn 2002 – 2019 cho thấy tốc độ tăng vốn và lao động đang chậm dần, trong
khi đó TFP có tốc độ tăng nhanh hơn và do vậy nếu nhìn một cách tổng thể, tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam đang dựa nhiều vào tăng chất lượng, thay vì tăng về số lượng vốn và
lao động. Đây là sự chuyển biến tích cực từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng
theo chiều sâu và chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được coi trọng.
Bảng 1. Các nguồn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 1986-2019
Đơn vị: %

Năm


1986 1990
1991 1995
1996 2000
2001 -

Tốc độ

Tốc độ

tăng

tăng

GDP

vốn

4,51

3,79

8,48
7,62
8,35

6,62
8,86
8,40


Tốc độ
tăng
lao
động
3,00
2,38
1,97
2,49

Tỷ trọng đóng góp vào tăng

Tốc độ
tăng

Năm
Vốn

TFP

trưởng kinh tế
Lao

TFP

-

1991 –

14,78


động
23,32

-

1995
1996 –

40,66

24,8

34,5

-

2000
2001 –

44,12

25,6

30,32

-

2005
2006 –


79,67

26,06

-5,73

60,6

25,4

14,0

61,88

2005
2006 -

6,39

8,90

2,42

-0,27

2010
2011

2010
2011 -


6,01

6,80

1,50

1,78

2012

54,7

24,7

20,7

2015
2016 -

6,85

7,63

0,78

2,93

2013


50,9

16,9

32,2

2014

54,2

9,2

36,6

2015

51,3

1,5

47,3

2016

57,3

7,3

35,5


2019

9


2017

54,7

5,8

39,5

Bình

54,8

13,0

32,2

2017
2018

33,5

23,0

43,5


2019

33,9

20,0

46,1

quân
2011 –

Nguồn: Tổng cục Thống kê 1986 – 2019
1.3.1. Đầu tư và tích lũy vốn.
Nhìn chung tốc độ tăng vốn và đầu tư từ sau những năm đổi mới đến nay có xu
hướng tăng dần qua các năm và đạt đỉnh điểm vào giai đọan 2006 – 2010 với tốc độ xấp
xỉ khoảng 8,9%. Các chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế đã phát huy tác dụng
khi dòng vốn cho đầu tư phát triển vào Việt Nam ngày càng tăng đặc biệt là dịng vốn
FDI. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành
đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ USD,
cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt
Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD.
Từ năm 1986 đến nay, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu từ
vốn, tiêu biểu là giai đoạn 2006 – 2010 khi vốn đóng góp gần 80% vào tăng trưởng kinh
tế.
1.3.2. Yếu tố lao động.
Từ kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy tỷ trọng đóng góp của lao động có xu
hướng giảm dần theo các giai đoạn. Ở đây đầu vào lao động ở đây được đo lường bằng
tổng số việc làm; nếu đầu vào lao động được đo lường bằng tổng số giờ làm việc, tỷ trọng
đóng góp của lao động vào tăng trưởng có thể cao hơn. Hơn nữa, xu hướng tỷ trọng đóng
góp của lao động vào tăng trưởng giảm gợi ý một vấn đề về chất lượng lao động chưa

cao: chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay vẫn đang là thách thức, cho dù lực
lượng lao động của Việt Nam trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ
thuật thấp, chưa đáp ứng cho định hướng phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
10


1.3.3. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế.
Hình 3. Tốc độ tăng TFP và đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2011 - 2021

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào diễn biến tốc độ tăng của TFP và đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh
tế thì có thể thấy mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng ngày một lớn. Tính chung
cho cả giai đoạn từ năm 2011 – 2015, đóng góp của TFP vào GDP rơi vào khoảng 33,58%
và trong khoảng 2016 – 2020, là 45,21%. Nhìn vào xu hướng đóng góp của TFP có thể
thấy nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch đúng hướng, những yếu tố về chiều sâu
như công nghệ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên mức độ chuyển dịch vẫn còn
tương đối ít.
Trong vài năm trở lại đây, nhờ thực hiện tốt Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội
2011- 2020 tập trung vào cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững, đảm bảo môi
trường, công bằng xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô, hướng vào ba nội dung quan trọng:
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa và đổi mới; Cải thiện thể chế, chính
sách theo định hướng thị trường và Phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã đạt được tốc độ
tăng nhanh của TFP
11


1.4. Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra.
1.4.1. Tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng trong nước).
Theo số liệu của Worldbank, trong hơn 30 năm đổi mới kinh tế, quy mơ tiêu dùng

cuối cùng của người dân có xu hướng tăng dần qua mỗi năm. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng
tiêu dùng thì lại có biến động theo từng thời kỳ. Giai đoạn những năm đầu đổi mới, tốc độ
tăng tiêu dùng khá là chậm và thấp, sau năm 1999 tốc độ bắt đầu tăng dần và đạt đỉnh vào
năm 2007 với hơn 10%. Thời điểm này nước ta vừa gia nhập WTO, nền kinh tế rộng mở,
hàng hóa trong nước phong phú hơn kích cầu tiêu dùng của người dân. Sau năm 2008, do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng tiêu dùng giảm sâu từ hơn 8% xuống còn
khoảng 3%. Ảnh hưởng của khủng hoảng khiến hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn và người dân
có xu hướng tiêu dùng ít đi. Sau khủng hoảng 2008, nền kinh tế ổn định chưa được bao
lâu thì cuối năm 2019, đại dịch COVID – 19 khiến cho nền kinh tế tồn thế giới phải
đóng cửa và người dân chỉ có thể tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu. Điều này đã khiến
tốc độ tăng tiêu dùng cuối năm 2020 xụt giảm chỉ cịn khoảng 1%.
Hình 4. Quy mô và tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng giai đoạn 1989 - 2020

Nguồn: The Worldbank

12


1.4.2. Chi tiêu chính phủ.
Trong 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, tỷ lệ chi này đều tăng qua các năm. Năm
2011 chiếm 59,3% trong tổng chi thì năm 2014 chiếm 69,06% và năm 2015 ước tính
chiếm 66,86%. Trong chi thường xuyên, ngân sách Nhà nước luôn chú trọng chi phát
triển giáo dục đào tạo, bảo đảm chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo phát triển sự
nghiệp kinh tế. Tỷ lệ chi giáo dục đào tạo năm 2011 là 12,62% thì năm 2015 là 16,05%;
chi sự nghiệp y tế năm 2011 tăng từ 3,93% lên 5,90% vào năm 2014; chi sự nghiệp kinh
tế tăng từ 5,78% năm 2011 lên 7,12% năm 2014. Để kinh tế phát triển bền vững, trong
những năm qua chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường ngày càng được tăng
cường, năm 2011 tỷ lệ chi là 0,73% thì năm 2015 là 0,85%.
Chi ngân sách Nhà nước so với GDP bình quân năm thời kỳ 2006-2010 chiếm
35,09% và thời kỳ 2011-2014 chiếm 28,90%. Trong cơ cấu chi, chi phát triển sự nghiệp

kinh tế - xã hội từ năm 2006 đến nay đều tăng. Bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010
chiếm 54,65% và thời kỳ 2011-2014 chiếm 64,04%; trong đó, chi cho giáo dục, đào tạo
và sự nghiệp y tế bình quân mỗi năm qua các thời kỳ lần lượt là: Thời kỳ 2006-2010
chiếm 13,53% và 4,51% và thời kỳ 2011-2014 chiếm 14,33% và 4,57%.
Tỷ lệ chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm dần do thực hiện tái cơ cấu đầu tư
công. Theo đó, Nhà nước bố trí sắp xếp lại đầu tư xây dựng cơ bản, đình hỗn, giãn một
số cơng trình xây dựng trong thời gian qua. Chi đầu tư phát triển bình quân năm thời kỳ
2001-2005 chiếm 31%, thời kỳ 2006-2010 chiếm 15% và thời kỳ 2011-2014 chiếm
24,44%.
Chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 cơ bản được bảo đảm theo đúng dự
toán, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân
sách.
Tổng chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016-2019 ước tính đạt 6.277,6
nghìn tỷ đồng, gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2014, trong đó ước tính tổng chi đầu tư phát
triển chiếm 25% tổng chi ngân sách Nhà nước; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội
chiếm 58,7%, trong đó tỷ lệ chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong tổng chi ngân sách tăng
từ 13,7% năm 2016 lên 14% năm 2019; tỷ lệ chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ
13


đạt 0,74%. Nhờ dư địa tài khóa tích lũy được trong quá trình cơ cấu lại ngân sách Nhà
nước giai đoạn 2016-2019, nên mặc dù thu ngân sách năm 2020 gặp nhiều khó khăn
nhưng vẫn cân đối được đủ nguồn để triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh do thiên tai,
dịch bệnh. Ước tính chi ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng
đầy đủ các nhiệm vụ chi ngân sách. Điểm sáng trong thực hiện chi ngân sách năm 2020 là
tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển tiến bộ hơn so với năm trước nhờ sự chỉ đạo quyết
liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương. Ước
tính đến ngày 31/12/2020 chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán năm 2020 (cùng kỳ năm
2019 đạt 62,9%). Tính chung 5 năm 2016-2020 tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt

8,06 triệu tỷ đồng, bằng 29,4% GDP, trong đó năm 2016 bằng 28,8%; năm 2017 bằng
27,1%; năm 2018 bằng 33,7%; năm 2019 bằng 29,1% và năm 2020 bằng 28,3%. Chi đầu
tư phát triển bằng 7,4% GDP trong giai đoạn 2016-2019, một số khoản mục chi quan
trọng như chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm 4%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với
giai đoạn 2011-2014; chi sự nghiệp khoa học và công nghệ chiếm 0,2%, tăng 0,01 điểm
phần trăm.

14


Hình 5. Quy mơ và tốc độ tăng chi tiêu chính phủ từ năm 1986 - 2020

Nguồn: The Worldbank
1.4.3. Xuất khẩu ròng.
Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu giai đoạn 2011-2015 tương đối ổn định, tăng
trưởng xuất khẩu bình quân năm đạt 17,5%, nhập khẩu bình quân năm đạt 14,3%, góp
phần đáng kể vào thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế. Hoạt động xuất, nhập
khẩu hàng hóa trong giai đoạn này đều tăng trưởng khá tốt.
Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP ngày càng gia tăng, giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ này
khoảng 78%, cao hơn tỷ lệ 62% trong giai đoạn 2006-2010, thể hiện độ mở rất lớn của
nền kinh tế. Xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng khá nhanh từ 657 USD/người lên
1457 USD/người vào giai đoạn 2011-2015. Như vậy, trong vòng 10 năm xuất khẩu bình

15


quân đầu người đã gấp gần 4 lần, từ 478 USD/người năm 2006 lên 1768 USD/người vào
năm 2015.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng tận dụng tốt hơn những ưu
thế của hội nhập quốc tế. Xuất khẩu khu vực này (kể cả dầu thô) luôn đạt mức tăng

trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số. Tăng trưởng xuất khẩu bình
quân năm giai đoạn 2006-2010 của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt
16,1%, chiếm 55,2% tổng kim ngạch thì đến giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân
năm đạt 23,9% và tỷ trọng chiếm tới 70,5% vào năm 2015. Ngồi ra, cán cân thương mại
hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln ở trạng thái xuất siêu,
trong khi cán cân thương mại của các doanh nghiệp trong nước luôn nhập siêu ở mức cao
làm cho cán cân thương mại chung luôn nhập siêu.
Trong giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa so với GDP ngày càng gia
tăng, ước khoảng gần 100%, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2015 (khoảng 78%),
thể hiện độ mở rất lớn của nền kinh tế. Xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng khá
nhanh từ 1.461 USD/người giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 2.479 USD/người giai đoạn
2016-2020. Trong vịng 5 năm xuất khẩu bình qn đầu người tăng từ 1.894 USD/người
năm 2016 lên khoảng 2.897 USD/người vào năm 2020.
Hội nhập kinh tế đã thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát
triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vẫn là khu vực tận dụng tốt
hơn ưu thế của hội nhập quốc tế. Xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô) luôn đạt mức
tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn với 72,34% so với tổng giá trị xuất khẩu
trong năm 2020. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2016-2020
của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 12.32%/năm, cao hơn mức tăng chung
11,77%/năm của xuất khẩu. Ngoài ra, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln ở trạng thái xuất siêu và có xu hướng tăng mạnh
qua các năm, trong khi cán cân thương mại của các doanh nghiệp trong nước ln nhập
siêu ở mức cao.
Hình 6. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP từ năm 2006 - 2020 (%)
16


Nguồn: The Worldbank
1.5. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới.
1.5.1. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới có liên quan mật thiết với những thay
đổi về cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã chuyển dịch theo
hướng năng động và hiệu quả hơn.
1.5.1.1. Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành kinh tế.
Hình 7. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (%)

17


Nguồn: The Worldbank
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, từ năm 1986 – 2020 ghi nhận chuyển dịch cơ
cấu của Việt Nam theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản giảm xuống
đến năm 2020 chỉ vào khoảng 15% và công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Đây là một sự
chuyển dịch đúng hướng của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên con số 15% của ngành nông
nghiệp vẫn là một con số cao và tốc độ giảm vẫn còn rất là chậm.
Trong những năm 2011-2015, cơ cấu các khu vực kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực. Năm 2011, tỷ trọng các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công
nghiệp và xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong GDP tương ứng
19,57%; 32,24%; 36,73% và 11,46%. Cơ cấu này đã có sự dịch chuyển theo xu hướng
giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và
xây dựng và tỷ trọng ngành dịch vụ. Đến năm 2015 tỷ trọng của các khu vực này lần lượt
là: 17,00%, 33,25%, 39,73% và 10,02%. Như vậy, trong 5 năm 2011-2015 tỷ trọng nông,
lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,57 điểm phần trăm; công nghiệp và xây dựng tăng 1,01
điểm phần trăm; dịch vụ tăng 3,00 điểm phần trăm.

18


Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam
còn khá chậm. Trừ những nước có khu vực kinh tế cơng nghiệp phát triển mạnh như Xinga-po và Hàn Quốc, các nước có cùng xuất phát điểm là sản xuất nơng nghiệp giống Việt

Nam như Thái Lan, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ đã có cơ cấu kinh tế tương đối hợp
lý. Đến cuối năm 2014, cơ cấu 3 khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản; công
nghiệp và xây dựng; dịch vụ của Thái Lan lần lượt là 11,7%, 42,0% và 46,3%; Phi-li-pin
là 11,3%, 31,3% và 57,4%. Như vậy, so với các nước trong khu vực, tỷ trọng khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP của Việt Nam vẫn còn cao. Tỷ trọng khu vực
này năm 2014 của Ma-lai-xi-a là 9,1%; Phi-li-pin 11,3%; Thái Lan 11,7%; In-đô-nê-xi-a
13,7%; Trung Quốc 9,2%; Hàn Quốc 2,3%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch”
của nền kinh tế như tài chính, tín dụng cịn chiếm tỷ trọng thấp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây thay đổi rõ rệt
giữa các khu vực. Điều này được thể hiện ở giảm tỷ trọng trong GDP của khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng các khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch
vụ. Năm 2020, ước tính khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 14,85%, giảm 1,47
điểm phần trăm so với năm 2016; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%, tăng
1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%, tăng 0,71 điểm phần trăm.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế những năm gần đây không chỉ diễn ra giữa các khu vực
kinh tế mà cịn có xu hướng chuyển đổi tích cực trong nội bộ từng khu vực. Trong khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm từ
12,18% năm 2016 xuống 10,82% năm 2020, tuy nhiên giá trị tăng thêm ngành nông
nghiệp vẫn đạt kết quả cao với tốc độ tăng từ 0,72% lên 2,55%. Trong giai đoạn này, hoạt
động sản xuất nông nghiệp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ loại cây có giá trị
thấp sang loại cây có giá trị cao hoặc nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả rõ rệt. Cơ cấu
sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn
với nhu cầu thị trường.
Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp
có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác và
19


nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững. Ngành chế biến, chế tạo

ln đóng vai trị động lực, dẫn dắt tăng trưởng của tồn nền kinh tế với tỷ trọng trong
GDP tăng dần qua các năm: Năm 2016 chiếm 14,27%; năm 2017 chiếm 15,33%; năm
2018 chiếm 16%; năm 2019 chiếm 16,48% và năm 2020 chiếm 16,7%. Bình qn giai
đoạn 2016-2020, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 15,86% GDP, cao hơn tỷ
trọng 13,38% của giai đoạn 2011-2015. Tỷ trọng ngành khai khoáng trong GDP giảm
đáng kể, bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm 6,95%, giảm 3,58 điểm phần trăm so với
tỷ trọng bình quân 10,53% của giai đoạn 2011-2015.
Khu vực dịch vụ cũng là điểm sáng và động lực tăng trưởng kinh tế trong những
năm gần đây. Việc tái cơ cấu ngành dịch vụ được thực hiện theo hướng nâng cao chất
lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm có năng
lực cạnh tranh; phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học,
cơng nghệ cao như cơng nghệ thơng tin, truyền thơng, tài chính, ngân hàng, logistics,
hàng khơng, du lịch và thương mại điện tử, y tế, giáo dục. Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ
trọng các ngành dịch vụ thị trường chiếm 28,42% GDP, tăng 0,6 điểm phần trăm so với
bình qn giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ thị
trường đạt khá, giai đoạn 2016-2019 tăng 7,41%, cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với giai
đoạn 2011-2015 (6,51%). Năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, tốc độ tăng
của các ngành dịch vụ thị trường chỉ đạt 1,37% nên tốc độ tăng bình quân giai đoạn 20162020 đạt 6,17%, thấp hơn so với giai đoạn 2011-2015 (6,51%).
1.5.1.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
Do tốc độ tăng GDP của các thành phần kinh tế những năm 2006-2010 và 20112015 có sự chênh lệch nên cơ cấu kinh tế 3 thành phần chuyển dịch khác nhau. Kinh tế
Nhà nước tăng trưởng trong hai thời kỳ này lần lượt là 5,01% và 5,00%; kinh tế ngoài
Nhà nước tăng 6,17% và 6,05%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng 9,56% và
7,20%. Trong giai đoạn 2011-2015, cả 3 thành phần kinh tế đều tăng thấp hơn tốc độ tăng
của thời kỳ 2006-2010, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi vẫn duy trì được
tốc độ tăng cao nhất nên tỷ trọng của khu vực này tăng lên đáng kể.

20


Kinh tế Nhà nước những năm 2006-2010 chiếm 34,81% tổng sản phẩm trong nước

theo giá hiện hành đã giảm xuống còn 32,26% trong những năm 2011-2015 (giảm 2,55
điểm phần trăm), chủ yếu do việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong
những năm vừa qua. Tỷ trọng kinh tế ngoài Nhà nước từ 47,97% trong những năm 20062010 đã tăng lên 48,57% trong những năm 2011-2015 (tăng 0,60 điểm phần trăm). Tỷ
trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 17,22% lên 19,17% (tăng 1,95
điểm phần trăm). Các số liệu nêu trên cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
những năm vừa qua diễn ra đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch cịn chậm.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 thành phần
kinh tế gần như khơng có q nhiều thay đổi so với giai đoạn trước 2011 – 2015 khi tỷ
trọng kinh tế ngoài nhà nước vẫn là lớn nhất với 42, 81% vào cuối năm 2020.
Hình 8. Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế và tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 2005 - 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

21


1.5.1.3. Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế.
Giai đoạn 2011-2015, vùng kinh tế trọng điểm và lớn nhất cả nước vẫn là Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Năm 2015 hai vùng này chiếm 35,64% và 25,68%
GDP cả nước, bình quân cả giai đoạn 2011-2015 chiếm khoảng 37,6% và 25,1% GDP.
Đây là hai vùng có số lượng doanh nghiệp và lao động tập trung lớn; sản xuất công
nghiệp, đầu tư xây dựng, hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động, đặc biệt là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Hai vùng này còn nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng nói riêng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói
chung.
Ngồi vùng Đơng Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long cũng là vùng có vị trí kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, có tiềm năng lớn nhất về phát triển nơng nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực,
nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển cây ăn trái. Giai đoạn 2011-2015, vùng Đồng
bằng sơng Cửu Long đóng góp gần 13% vào GDP cả nước.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đóng góp bình qn khoảng 14%
vào tổng GDP cả nước trong giai đoạn 2011-2015. Đây cũng là vùng có vị trí địa lý thuận
lợi, hầu hết các địa phương đều có đường bờ biển dài, giao thơng tương đối thuận tiện.
Tuy nhiên, khu vực này cũng có nhiều hạn chế do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Hiện tại, nơng, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản
phẩm trên địa bàn của vùng.
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khống sản và trữ năng thuỷ điện lớn
nhất nước ta. Khu vực này giàu than, quặng sắt, măng gan, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, apa-tít... Một số khống sản cho phép khai thác quy mô công nghiệp như sắt ở n Bái;
thiếc và bơ xít ở Cao Bằng; kẽm và chì ở Bắc Kạn; đồng, vàng và a-pa-tít ở Lào Cai…
Trữ năng thuỷ điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu kw) chiếm hơn 1/3 tiềm năng thuỷ
điện của cả nước, riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kw. Hầu hết các nhà máy thủy điện lớn
đều tập trung ở khu vực này như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Sơn
La, nhà máy thủy điện Đại Thị… Đây còn là vùng chè lớn nhất cả nước với các loại chè
thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La. Với thế mạnh
22


thiên nhiên ưu đãi như vậy nhưng khu vực Trung du và miền núi phía Bắc vẫn chưa phát
huy được lợi thế. Tỷ trọng đóng góp của vùng vào GDP cả nước cịn hạn chế, bình qn
chỉ đóng góp khoảng 13,6% vào GDP cả nước giai đoạn 2011-2015. Vùng Tây Ngun là
nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sơng chính với tiềm năng thủy điện chiếm 22% của cả
nước, có thể sản xuất 15 tỷ kwh điện mỗi năm. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú.
Một số loại đã điều tra có trữ lượng lớn như: Than bùn, than nâu, sét cao lanh, pu-dơ-lan
và đặc biệt là bơ-xít với trữ lượng dự báo 4,5 tỷ tấn (chiếm 91% trữ lượng của cả nước),
phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nơng và Lâm Đồng. Nhóm khống sản kim loại có sắt,
won-phram, ăng-ti-moon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá q có sa-phia, thạch anh... phân bố
đều ở các tỉnh. Đây cũng là vùng thuận lợi phát triển du lịch, cây công nghiệp… Giai
đoạn 2011-2015, mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng vùng Tây Ngun ln duy trì được
tốc độ phát triển bình quân trên 6,6%/năm; đóng góp vào GDP cả nước khoảng 4%.
1.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế.

1.5.2.1. Năng suất lao động của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, năng suất lao động phản
ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng GDP tính bình qn một lao động
trong thời kỳ tham chiếu. Chỉ tiêu năng suất lao động thường được phân tổ theo ngành
kinh tế và loại hình kinh tế. Tăng năng suất lao động đóng vai trị quyết định đối với tăng
trưởng kinh tế.
Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể theo
hướng tăng đều đặn qua các năm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội
của đất nước. Năng suất lao động của Việt Nam tính bình qn đạt 3,9%/năm cho cả giai
đoạn 2006-2015, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng
4,2%/năm. Năng suất lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010, tuy thấp hơn so
với mục tiêu đề ra là tăng 29%-32%, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ này
cao hơn thời kỳ 2006-2010. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn
nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt 92,1 triệu đồng/lao động, tương
đương 4.118 USD/lao động. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền
kinh tế năm 2017 tăng 6,05% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng
4,72%/năm. Tăng năng suất lao động của năm 2017 cao hơn mục tiêu tăng năng suất lao
23


động bình quân hằng năm đưa ra trong Nghị quyết số 05- NQ/TW Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Giai đoạn 2016-2020: tốc độ tăng năng suất
lao động bình quân hàng năm cao hơn 5,5%”8.
Mặc dù đã có nhiều cải thiện, sau 17 năm, từ năm 2000 đến 2017, năng suất lao
động của Việt Nam đã tăng gấp ba và khoảng cách với các nước đã được thu hẹp dần
nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước. So với nước có mức
năng suất dẫn đầu Châu Á là Singapore, khoảng cách về năng suất giữa Singapore và Việt
Nam đã giảm đáng kể, từ mức cao gấp 21 lần vào năm 1990 thì khoảng cách hiện tại là 12
lần. Từ năm 2000 đến năm 2016, sự thay đổi mức năng suất rõ rệt hơn ở các nước Trung
Quốc - tăng 9,5 lần, Myanmar - tăng 6 lần, Việt Nam - tăng 3,2 lần. Các nước Malaysia,

Thái Lan, Indonesia và Philippines có sự gia tăng năng suất lao động nhưng chậm hơn.
Các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đang có xu hướng
giảm dần tốc độ tăng năng suất lao động, là cơ hội cho các nước đang phát triển thu hẹp
dần khoảng cách. Tuy nhiên, vị thế về năng suất hầu như không thay đổi giữa các nước
Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.

24


×