Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.33 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT
THÚC HỌC PHẦN
MƠN: TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI: Hãy đánh giá các quy định pháp
luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ
án hành chính thơng qua tình huống cụ
thể

HỌ TÊN
MSSV
LỚP

:

Hồng Thị Huyền

Trang
:

452241

:

CNTC05M-1-21-

N02



Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU········································································3
B. NỘI DUNG·····································································3
I. Một số vấn đề của pháp luật hiện hành về điều kiện khởi
kiện vụ án hành chính·······························································3
1. Một số khái niệm····································································3
2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính·····································4
2.1. Chủ thể khởi kiện·······························································4
2.2. Đối tượng khởi kiện···························································· 4
2.3. Thời hiệu khởi kiện····························································5
2.4. Điều kiện về thủ tục, hình thức, nội dung đơn khởi kiện····6
2.5. Thẩm quyền giải quyết······················································6
II. Phân tích tình huống·····························································6
1. Nội dung tình huống·······························································6
2. Phân tích các điều kiện khởi kiện············································7
2.1. Chủ thể khởi kiện·······························································7
2.2. Đối tượng khởi kiện···························································· 8
2.3. Thời hiệu khởi kiện····························································8
2.4. Thẩm quyền giải quyết······················································8
III. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện
khởi kiện vụ án hành chính thơng qua tình huống················9
1. Ưu điểm·················································································9
2. Nhược điểm············································································ 9
C. KẾT LUẬN····································································10
2


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO······································11


A. MỞ ĐẦU
Khiếu kiện hành chính là hiện tượng khách quan, phát sinh từ
những sai phạm, hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước. Để giải quyết hiệu quả những vụ việc này, pháp luật tố tụng
hành chính Việt Nam đã thiết lập, duy trì và từng bước hồn thiện
nhiều phương thức nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn quyền khiếu
kiện hành chính của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Một trong số
phương thức để người dân bảo vệ quyền lợi của mình là khởi kiện
hành chính. Để thực hiện quyền khởi kiện của mình, cá nhân, tổ
chức phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Với mong muốn làm
rõ hơn những quy định này, em xin lựa chọn đề tài: “Hãy đánh giá
các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ
án hành chính thơng qua tình huống cụ thể” làm bài tiểu luận
kết thúc học phần của mình.
Do sự hiểu biết cùng kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế, bài làm
của em khơng tránh khỏi có sự sai sót. Em rất mong nhận được chỉ
dẫn của các Thầy/Cơ bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề của pháp luật hiện hành về điều kiện khởi
kiện vụ án hành chính
1. Một số khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt thì “vụ” là “sự việc khơng hay, rắc rối cần
phải giải quyết”, “án” là “tranh chấp quyền lợi cần được xét xử
trước tòa án”.1 Như vậy, xét về mặt thuật ngữ, “vụ án” là công việc

1 Trung tâm từ điển học - Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1130.

3



phát sinh trên cơ sở tranh chấp với các quyền lợi thuộc nhiệm vụ
xét xử của tòa án.
Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính được tịa án
có thẩm quyền thụ lý theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền
lợi ích hợp pháp của họ.1
Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân tổ chức, theo quy định
của pháp luật tố tụng hành chính chính thức u cầu tịa án thụ lý
vụ án hành chính để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc
của người mà họ đại diện bị xâm phạm bởi quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật thơi việc, quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách
cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội
đồng nhân dân.2
2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
2.1.

Chủ thể khởi kiện

Theo quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thơi việc trong trường hợp khơng đồng ý với quyết định, hành
vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng
hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại
không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý
với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó. Thứ hai: Tổ
chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải

quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường
hợp không đồng ý với quyết định đó. Thứ ba: Cá nhân có quyền khởi
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb. Cơng
an nhân dân, Hà Nội, tr. 217.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 226.

4


kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ
quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo
quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã
được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại
đó.
Tuy nhiên, để quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ
chức được thực hiện thì quyền khởi kiện phải được thực hiện bởi
những chủ thể có năng lực hành vi tố tụng hành chính. Năng lực
hành vi tố tụng hành chính là khả năng bằng chính hành vi của
mình cá nhân thực hiện quyền và các nghĩa vụ hành chính được
pháp luật hành chính thừa nhận. Như vậy, việc khởi kiện vụ án hành
chính chỉ có thể được thực hiện bởi người có quyền khởi kiện vụ án
hành chính hoặc người đại diện của người có quyền khởi kiện vụ án
hành chính với điều kiện người đó đảm bảo năng lực hành vi tố tụng
hành chính. Người đại diện của người có quyền khởi kiện vụ án hành
chính bao gồm: người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện
theo pháp luật.
2.2.

Đối tượng khởi kiện


Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính được quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 và khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành
chính năm 2015. Cụ thể:
+ Quyết định hành chính: Quyết định hành chính là văn bản do
cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể
trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể (khoản 1 Điều 3).
+ Hành vi hành chính: Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan
hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan
5


hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm
vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 3).
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc: Theo quy định tại khoản 5
Điều 30 “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn
bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ
luật buộc thơi việc đối với cơng chức thuộc quyền quản lý của
mình.”
+ Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh: Là một đối tượng mới của khởi kiện, quyết định này chỉ
được khởi kiện mà không bị khiếu nại. Vụ việc cạnh tranh do Bộ
trưởng bộ công thương quy định, và quyết định này do Chủ tịch hội
đồng cạnh tranh ban hành.
+ Danh sách cử tri: Gồm danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc
hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách
cử tri trưng cầu ý dân.

2.3.

Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015,
thời hiệu khởi kiện được tính như sau: 01 năm kể từ ngày nhận được
hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Từ
ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan
lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà
không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật
đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì
thời hiệu khởi kiện được quy định như sau: 01 năm kể từ ngày nhận
6


được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc
quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; 01 năm kể từ ngày hết thời
hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có văn
bản trả lời cho người khiếu nại.
Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn
quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác khơng tính vào
thời hiệu khởi kiện.
2.4.


Điều kiện về thủ tục, hình thức, nội dung đơn khởi kiện

Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định việc khởi kiện phải được
thực hiện bằng văn bản. Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan,
tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118
của Luật Tố tụng hành chính 2015.
Đơn khởi kiện phải có nội dung chính được quy định tại Điều 118.
Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền,
lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại. Trường hợp vì lí do
khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu,
chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ
hiện có để chứng minh quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Các tài
liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ
sung theo quy định của Tịa án trong qua trình giải quyết vụ việc.
2.5.

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định của pháp luật thì việc khởi kiện chỉ có thể được
thực hiện và bảo đảm nếu việc khởi kiện đến đúng Tịa án có thẩm
quyền theo quy định tại Điều 31 và 32 Luật Tố tụng hành chính
2015. Mặc dù tuân thủ các điều kiện như đã phân tích ở trên, nhưng
cá nhân khởi kiện lại gửi đơn khởi kiện đến Tịa án khơng có thẩm
7


quyền thì đơn khởi kiện khơng được thụ lí, vụ án hành chính khơng
được giải quyết.
II. Phân tích tình huống

1. Nội dung tình huống
Năm 1990, ơng Dương Lam H (sinh năm 1959) có nhận sang
nhượng của ơng Hồng Văn Đ thửa đất 03, tờ bản đồ D87 III,
phường P, thành phố B, tỉnh L. Khi ông H nhận sang nhượng thì đã
có con đường đi ngang qua thửa đất số 01 do ông Nguyễn Văn B\
đang sử dụng đi vào thửa đất của ông. Tháng 6-1991, ông H và ông
B có lập văn bản thỏa thuận về việc cắt đất ra làm đường đi từ phía
nơng trường Cơ Hin Đa đi sang đất Lộc Phát đến vườn ông H và nhà
ông B. Năm 1991, ông Đ nhận chuyển nhượng thửa đất số 16 (sau
khi đã thỏa thuận có đường đi). Năm 1994, ông Đ tiếp tục nhận
chuyển nhượng thửa đất số 01 của ơng B. Gia đình ơng H và ông Đ
sử dụng con đường ổn định từ năm 1991 đến năm 2017. Năm 2017,
ông H và ông Đ xảy ra tranh chấp con đường đi vào thửa đất và ông
được biết ông Đ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với phần đường đi và ông Đ đã rào đất lại không cho ông H đi
vào đất. Ngồi con đường nói trên thì khơng có con đường nào đi
vào thửa đất của ơng. Ơng H đã làm đơn khiếu nại và ngày 09-112017, Ủy ban nhân dân thành phố B có văn bản số 2719/UBND trả
lời nội dung khiếu nại của ơng xác định có con đường và việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chưa đúng thực tế sử dụng vì
một phần diện tích đã cấp là đường giao thơng và ơng Đ đã rào lại
đường do đã được cấp giấy chứng nhận. Do đó, ngày 06-11-2018
ơng H có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số P 817143 ngày 22/12/1999 do Ủy ban nhân dân
Thành phố B cấp cho ông Lưu Đức Đ đối với thửa đất số 16 tờ bản
đồ số 10(D.87.IV) phường P, thành phố B, tỉnh L.
8


2. Phân tích các điều kiện khởi kiện
2.1.


Chủ thể khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 115 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 “Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc
trong trường hợp khơng đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã
khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn
giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được
giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải
quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó”.
 Chủ thể khởi kiện trong tình huống này là ơng Dương Lam H
(sinh năm 1959, địa chỉ tại 59 Tản Đà, Thôn 7, Xã Đ , Thành phố B,
tỉnh L). Theo đó, ơng H là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyết
định hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố B. Cụ thể, Ủy ban
nhân dân Thành phố B cấp cho ông Lưu Đức Đ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 16 nên và ông Đ đã rào đất
lại không cho ông H đi vào đất. Tuy nhiên, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nói trên là chưa đúng thực tế sử dụng vì một phần diện
tích đã cấp là đường giao thơng. Do vậy, ơng H đã có đơn khởi kiện
đề nghị Tịa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó để đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ơng H có đầy đủ năng lực
hành vi tố tụng hành chính quy định tài Điều 54 Luật Tố tụng hành
chính. Từ những ý trên, có thể xác định ơng H đáp ứng yêu cầu về
điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
2.2.

Đối tượng khởi kiện

Trong vụ việc này đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là

Quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số P 817143 ngày 22/12/1999
do Ủy ban nhân dân thành phố B cấp cho ông Lưu Đức Đ đối với
9


thửa đất số 16 tờ bản đồ số 10(D.87.IV) phường P. Căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015, khoản 16
Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất là quyết định hành chính và có thể là đối tượng khởi kiện vụ án
hành chính nếu thuộc trường hợp quy tại khoản 2 Điều 3 Luật tố
tụng hành chính năm 20151. Vì những lẽ trên, đối tượng khởi kiện
của ông H thỏa mãn điều kiện khởi kiện của một vụ án hành chính.
2.3.

Thời hiệu khởi kiện

Ngày 09-8-2017 ơng Dương Lam H biết được việc Ủy ban nhân
dân thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số P 817143
ngày 22/12/1999 cho ông Lưu Đức Đ trùng lên đường đi vào thửa
đất của ông. Ngày 05-3-2018 ông H đã có đơn khởi kiện gửi đến Tịa
án nhân dân thành phố B đề nghị giải quyết hủy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên và được hướng dẫn khởi kiện đến Tòa án
nhân dân tỉnh L theo đúng thẩm quyền. Do vậy, ngày 06-11-2018
ơng H có đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh L là còn thời hiệu
theo quy định tại Điều 116 Luật tố tụng Hành chính.
2.4.

Thẩm quyền giải quyết


Xét đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là Quyết định hành
chính trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân
Thành phố B. Khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính quy định:
Tịa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm “Khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa
giới hành chính với Tịa án”. Như vậy, thẩm quyền giải quyết vụ việc
nêu trên được xác định thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh L.

1 />
10


III. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện
khởi kiện vụ án hành chính thơng qua tình huống
1. Ưu điểm
Luật Tố tụng hành chính quy định người dân có quyền lựa chọn
giữa việc khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền trước khi kiện ra tịa
án hoặc có thể khởi kiện thẳng đến tịa án theo quy định tại Điều
luật này, trừ khởi kiện về danh sách cử tri bắt buộc giải quyết qua
thủ tục khiếu nại trước. Có thể nói đây là một bước đổi mới căn bản
về điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính so với Pháp
lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Quy định này tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, tôn trọng quyền lựa
chọn của người khởi kiện. Việc sớm đưa ra Tịa cịn có tác dụng thúc
đẩy người bị kiện có trách nhiệm hơn trong việc tự xét lại, nhanh
chóng hơn trong việc tự sửa sai.
Luật Tố tụng hành chính hiện hành đã quy định một cách hợp lý
hơn về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với các quyết định
hành chính, hành vi hành chính. Việc kéo dài hơn thời hiệu khởi kiện

đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ thời
gian chuẩn bị tài liệu, chứng cứ trước khi đưa vụ án ra tòa xét xử.
Quy định cụ thể về các điều kiện khởi kiện có ý nghĩa thực tiễn,
tránh tình trạng khởi kiện tràn lan, khởi kiện để tịa án khơng có
thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện khơng đúng loại việc mà Tịa
án có thẩm quyền giải quyết.
2. Nhược điểm
Theo quy định về thời hiệu khởi kiện đối với quyết định giải quyết
khiếu nại là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc làn thứ 2; thì thực tế đặt ra
vấn đề: Nếu trường hợp nhận được quyết định giải quyết khiếu nại
mà không muốn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại, chỉ muốn
11


khởi kiện quyết định hành chính ( giải quyết vụ việc ban đầu) thì
thời điểm tính thời hiệu có được tính từ khi nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại hay khơng? Đây cũng là vấn đề cần được giải
thích chính thức bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh tình
trạng mất quyền khởi kiện vì hết thời hiệu khởi kiện.
Khoản 2 Điều 116 quy định về thời hiệu khởi kiện bắt đầu kể từ
khi “biết được”. Quy định này gây khó khăn trong việc xác định thời
hiệu khởi kiện. Bởi lẽ, việc xác định như thế nào là “biết được” rất
mơ hồ và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân. Ví dụ như
cùng một sự việc, có người biết trước, có người biết sau dẫn đến
thời điểm hết thời hiệu khởi kiện khác nhau. Câu hỏi đặt ra là: Làm
thế nào để biết chính xác một người đã biết về quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc,… ảnh
hưởng đến quyền lợi của mình kể từ thời điểm nào?
Thẩm quyền của Tịa án theo Luật Tố tụng hành chính cịn có

nhiều bất cập. Tại khoản 8 Điều 32 có quy định như sau: “Trường
hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy
định tại Điều 31 của Luật này”. Vậy, “trường hợp cần thiết” là
trường hợp nào? Điều này hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Điều đó dẫn đến một hệ quả là Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ lấy các
vụ án hành chính của Tịa án nhân dân cấp huyện lên mà không dựa
trên cơ sở pháp lý rõ ràng nào.
C. KẾT LUẬN
Ở nước ta, việc chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân trước sự xâm phạm của quyết định hành chính, hành
vi hành chính trái pháp luật được thể hiện trong cơ chế khởi kiện vụ
án hành chính tại Tịa án. Giá trị cơ bản, thiết yếu nằm ở việc trao
quyền khởi kiện vụ án hành chính cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và
12


bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện. Việc thực hiện quyền tranh
tụng hành chính của Tịa án và cơ chế bảo đảm quyền tranh tụng
được triển khai trên thực tế đã góp phần tích cực vào việc nâng cao
tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cẩn
trọng, thận trọng hơn. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền trong sạch vững
mạnh, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.

Hồng Đình Dũng (2020): Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015, Tạp chí điện tử

Luật sư Việt Nam, truy
cập 10/11/2021.

4.

/>
5. Luật Tố tụng hành chính Việt Nam năm 2015
6. Trung tâm từ điển học - Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng
Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1130.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hành
chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 217.

13



×