Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với giáo dục ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.44 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Triết học Mác - Lênin

ĐỀ TÀI: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng
quan điểm tồn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại
dịch Covid -19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Mai
Lớp
: K24TCC
Mã sinh viên
: 24A4012541

Hà Nội, ngày 3 tháng 1 năm 2022


2

MỤC LỤC

Phần Mở đầu................................................................................................... 4
Phần Nội dung.................................................................................................6
Chương 1: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến......................................................................................................6
1. Khái niệm................................................................................................6
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến..........................................................6


2.1. Tính khách quan của các mối liên hệ.................................................6
2.2. Tính phổ biến của các mối liên hệ......................................................6
2.3. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ....................................7
3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến........7
3.1. Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện...........................................7
3.2. Cơ sở khoa học của quan điểm lịch sử cụ thể....................................7
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với giáo dục Việt
Nam.................................................................................................................8
1. Liên hệ thực tế: Những ảnh hưởng của Covid 19 đối với giáo dục Việt
Nam hiện nay...........................................................................................8
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến........................................9
3. Những vấn đề phát sinh trong nền giáo dục Việt Nam............................9
3.1. Những khó khăn và hạn chế trong giáo dục.......................................9
3.2. Đại dịch cùng với cơ hội cho sự thay đổi tích cực của giáo dục......11
3.3. Xu hướng giáo dục trong tương lai...................................................11
4. Liên hệ bản thân: Giải pháp để học tập tích cực trong đại dịch............11
4.1. Phương pháp học tập........................................................................11
4.2. Các cách chăm sóc sức khỏe tinh thần ............................................13


3

Phần Kết luận................................................................................................15
Tài liệu tham khảo.........................................................................................16


4

MỞ ĐẦU
Dịch COVID-19 đang lan truyền một cách nhanh chóng, gây ra những

hậu quả nặng nề cho nhân loại và cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa kiểm
soát được. Đại dịch đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong đó giáo dục
cũng khơng phải ngoại lệ. Theo tổ chức UNESCO, số học sinh bị ảnh hưởng
bởi đại dịch đã có lúc gần chạm mốc 1,6 tỉ người, khoảng 91,3% tổng số học
sinh toàn thế giới; 188 quốc gia và vùng lãnh thổ buộc phải đóng cửa các cơ
sở giáo. Đến thời điểm hiện tại, hơn một năm sau vi-rút Corona xuất hiện, gần
một nửa số học sinh trên thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi việc đóng của một
phần hoặc toàn bộ trường học và hơn 100 triệu trẻ em khác sẽ rơi xuống dưới
mức độ thông thạo tối thiểu về khả năng đọc do hậu quả của cuộc khủng
hoảng. Việc đóng cửa đột ngột các trường học, cao đẳng, và đại học đã làm
gián đoạn các hoạt động giảng dạy và học tập.
Việt Nam cũng vậy, cho đến nay hầu hết các tỉnh thành đã từng cho học
sinh, sinh viên tạm dừng đến trường học. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục
không thể bị gián đoạn. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam
đã và đang xây dựng một kịch bản chắc chắn cho ngành giáo dục, bởi tình
hình đại dịch COVID-19 vẫn cịn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên việc này thật
không dễ dàng. Song song với những yếu tố tiêu cực, chúng ta thấy cũng đã
xuất hiện những yếu tố tích cực tạo nên sự đổi mới cho nền giáo dục Việt
Nam. Giáo dục trực tuyến là tiền đề cho việc chuyển đổi số ngành giáo dục
trong tương lai khi công nghệ đang ngày càng phát triển, nhất là trong bối
cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Trên cơ sở nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện em
đã lựa chọn đề tài Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan
điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đối
với giáo dục ở Việt Nam hiện nay cho bài tiểu luận với mong muốn phân tích
rõ hơn được những khó khăn, bất cập và cũng như những đổi mới tích cực của


5


giáo dục VN. Trong tiểu luận em cũng sẽ đưa ra một số phương pháp học tập
của bản thân với mục đích giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên trong khoảng
thời gian học online.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN
LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.
1. Khái niệm
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối rang buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một
đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau
Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất,
bao quát nhất của thế giới. Bởi vậy, triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ
phổ biến.
2. Các tính chất của mối liên hệ phổ biến
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính
chất cơ bản của các mối liên hệ.
2.1. Tính khách quan của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác
động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản
thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập khơng phụ thuộc vào ý chí
của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó
trong hoạt động thực tiễn của mình.
2.2. Tính phổ biến của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng hay

quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay q trình
khác. Đồng thời, cũng khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là
một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên
hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn


7

nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và
làm biến đổi lẫn nhau.
2.3. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự
vật, hiện tượng hay q trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác
nhau, giữ vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt
khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong
những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất
và vai trị khác nhau.
Như vậy, khơng thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các
mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những
điều kiện xác định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ
bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp
và gián tiếp, v.v…của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
3.1. Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ
với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó
khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta cần phải có quan điểm tồn diện,
tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã
vội vàng đưa ra kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.

Khơng được đồng nhất hay san bằng vai trò của các mối liên hệ của các
mặt sự vật. Phải phản ánh đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ. Phải
rút ra được những mối liên hệ bản chất nhất chủ yếu của sự vật khi tuân thủ
nguyên tắc này con người sẽ tránh được sai lầm nguỵ biện và chiết trung.
3.2. Cơ sở khoa học của quan điểm lịch sử cụ thể


8

Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và
tác động vào sự vật cần phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể,
môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Một luận điểm
nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không phải là
luận điểm khoa học trong điều kiện khác.

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC VIỆT NAM
1. Những ảnh hưởng của Covid 19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Sau khi em được học và nghiên cứu Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
em thấy rằng mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều có mối liên hệ tác động
qua lại và ràng buộc với nhau khơng có sự vật, hiện tượng nào có thể hoạt
động tách rời các sự vật hiện tượng khác. Đại dịch Corona cũng vậy. Nếu như
cuối năm 2019 vi-rút Corona lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ
Hán, Trung Quốc thì hiện nay nó đã lây lan và tác động tiêu cực đến tồn cầu
trong đó có Việt Nam. Nếu nhìn nhận một cách phiếm diện chúng ta sẽ nghĩ
rằng nó chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực y tế. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê
thì tính đến 16 giờ ngày 27/12/2021, Việt Nam có 1.666.545 trường hợp mắc,
trong đó 1.259.614 trường hợp đã được chữa khỏi và 31.418 trường hợp tử
vong nhưng nó cũng đã tác động đến tất cả các lĩnh vực. Chỉ sau thời gian

ngắn xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do vi-rút Corona đã nhanh
chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao
đảo,.... và với hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam, dịch COVID-19 đặt
ra nhiều thách thức, khó khăn.
Tuy nhiên mọi sự vật hiện tượng ln có mối liên hệ, tác động qua lại
với nhau nên khi xem xét một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta phải đặt nó
trong các mối liên hệ, nhiều khía cạnh khác nhau chính vì lẽ đó em nhận thấy


9

rằng cần nhìn nhận giáo dục việt nam trong mùa dịch khơng chỉ có yếu tố khó
khăn, hạn chế mà cịn thấy những chuyển đổi rất tích cực trong giáo dục có
thể là tiền đề cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến.
Trước khi có dịch giáo dục VN vẫn áp dụng hình thức giáo dục truyền
thống là giảng dạy trực tiếp giữa thầy và trò. Hiện nay các cơ sở giáo dục đều
khơng thể áp dụng hình thức truyền thống đó. Vấn đề đặt ra làm thế nào để
hạn chế dịch lây lan nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng giảng
dạy. Và tất cả các cơ sở giáo dục đều lựa trọn giải pháp tạm thời là đào tạo
trực tuyến.
Tuy nhiên để việc giảng dạy trực tuyến được diễn ra thuận lợi cần rất
nhiều yếu tố khác nhau:
a) Yếu tố vật chất: bao gồm thiết bị thơng tin liên lạc hiện đại (điện
thoại, máy tính, máy tính bảng,..), độ ổn định của dường truyền mạng,

b) Yếu tố con người: ý thức học tập, trình độ và kỹ năng sử dụng các
phương tiện liên lạc,…
c) Các yếu tố khác: Chủ trương chỉ đạo của các cơ quan chức năng,…
Tất cả các yếu tố đó phải được liên kết với nhau thật hợp lý sau đó là

nhuần nhuyến. Nếu thiếu đi một trong số các yếu tố trên thì việc giảng dạy
cũng như việc tiếp thu kiến thức sẽ không đạt hiệu quả và kết quả mong
muốn.
3. Những vấn đề phát sinh trong nền giáo dục Việt Nam
3.1. Những khó khăn và hạn chế trong giáo dục.
Mặc dù việc giảng dạy trực tuyến đã và đang diễn ra ở các cấp học đã
phần nào đảm bảo được tiến độ giảng dạy, người học vẫn duy trì được hoạt
động học tập của bản thân nhưng vẫn có nhiều vấn đề phát sinh:


10

Đối với học sinh, sinh viên ở các thành phố lớn, đào tạo trực tuyến là
cách tốt nhất để giảng dạy học sinh, sinh viên trong bối cảnh cách ly tại nhà.
Tuy nhiên, đây lại là trở ngại lớn đối với học sinh vùng sâu vùng xa. Nhiều
nơi vẫn chưa được phủ sóng mạng internet, nên việc đảm bảo tính đồng bộ
của giáo dục thông qua phương thức học từ xa đã trở thành một thách thức.
Hơn nữa, chưa bàn đến chất lượng mà chỉ xét trên phương diện kinh tế.
Rõ ràng, việc học trực tuyến sẽ làm tăng chi phí giáo dục bởi học sinh học
trực tuyến cần có đủ các thiết bị như máy tính, loa, tai nghe có micro, máy in
và cước phí internet, mạng 4G phải trả hàng tháng,... Nhưng hiện nay đại đa
số học sinh đều có gia cảnh khơng khá giả, nhất là học sinh dân tộc thiểu số ở
miền núi thì việc học trực tuyến vẫn quá tầm tay. Theo Tổng cục thống kê
năm 2021, ước tính thu nhập bình qn 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá
hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 73 nghìn đồng so với năm 2020 và
với mức sống như thế này thì việc trang bị đầy đủ các thiết bị cho toàn bộ học
sinh sinh viên đang là một bài tốn khó. Vậy mơ hình học trực tuyến chỉ khả
thi khi điều kiện kinh tế của gia đình học sinh đáp ứng được các địi hỏi về
trang thiết bị học tập.
Mặt khác, dịch bệnh còn tác động sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của học

sinh, sinh viên nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục. Theo Báo cáo
"Thanh niên và COVID-19: Tác động đến việc làm, giáo dục, quyền và sức
khỏe tinh thần” của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) cho biết, 65% thanh
niên thừa nhận đã học kém hơn kể từ khi bắt đầu đại dịch do chuyển đổi từ
học tại lớp sang học trực tuyến và học từ xa trong thời gian phong tỏa. Mặc
dù đã nỗ lực tiếp tục học tập và rèn luyện, nhưng một nửa trong số họ tin
rằng, việc học của họ sẽ bị trì hỗn và 9% cho rằng, họ có thể bị trượt. Báo
cáo của ILO cho rằng, 38% thanh niên không chắc chắn về triển vọng nghề
nghiệp trong tương lai của họ khi cuộc khủng hoảng dự kiến sẽ tạo ra nhiều
trở ngại hơn trên thị trường lao động và kéo dài thời gian chuyển tiếp từ
trường học sang nơi làm việc. Cuộc khảo sát cho thấy, 50% thanh niên có thể


11

bị lo lắng hoặc trầm cảm, trong khi 17%. Sự ảnh hưởng của COVID-19 đối
với sức khỏe tâm thần của học sinh sinh viên. Có thể lý giải do sự căng thẳng
và tình cảnh khó khăn trong thời gian chống dịch, vấn đề kết nối giữa người
với người, hay do những sự kỳ thị của mọi người xung quanh,…
Việc học trực tuyến cũng đã tác động đến phương pháp giảng dạy của
giáo viên trong thời gian vừa qua. Các thầy cô giáo vừa phải trang bị kiến
thức, kỹ năng tin học, công nghệ thông tin vừa phải xây dựng giáo án hoàn
toàn khác sao cho phù hợp với việc dạy trực tuyến. Không những vậy, việc
học trực tuyến đã làm giảm cơ hội giao tiếp, tương tác giữa thầy và trị khiến
cho việc quản lý học sinh vơ cùng khó khăn. Cùng với đó là sự thay đổi cách
thức kiểm tra, đánh giá học sinh tất cả được làm dưới hình thức online. Đây
khơng chỉ là thách thức của giáo viên mà là một bài tốn khó cho tồn ngành
giáo dục.
3.2. Đại dịch cùng với cơ hội cho sự thay đổi tích cực của giáo dục
Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch Covid-19 cũng đem đến cơ

hội cho sự đổi mới trong ngành Giáo dục và đào tạo, cụ thể là chuyển đổi số
trong giáo dục. Nhiều phương pháp tiếp cận sáng tạo được thúc đẩy như học
tập qua radio, Internet, truyền hình. Hàng loạt giải pháp đào tạo từ xa được
phát triển nhờ phản ứng nhanh chóng của chính phủ và các đối tác giáo dục
trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ nền giáo dục đa sắc thái. Ở Việt Nam, từ khi
dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục cơng lập,
ngồi cơng lập và tư thục đã “Biến nguy thành cơ” từ việc học online mùa
dịch Covid-19... phải dừng việc dạy và học trực tiếp sang học trực tuyến qua
Internet và trên truyền hình,… chính là cơ hội chuyển đổi số ngành GDĐT.
3.3. Xu hướng giáo dục trong tương lai
Đến thời điểm hiện tại dịch Covid vẫn chưa có dấu hiệu bị khống chế vì
vậy theo đánh giá của em việc dạy học trực tuyến vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Như phân tích ở trên mặc dù giảng dạy online hiện nay của Việt Nam gặp
nhiều hạn chế, song đó cũng là cơ hội để chúng ta khắc phục khó khăn khiến


12

nó trở thành cơ hội tốt cho sự chuyển đổi tích cực cho giáo dục hiện nay. Cho
nên có thể thấy dạy và học trực tuyến khơng cịn là giải pháp tạm thời mà có
thể trở thành giải pháp lâu dài và là xu hướng trong tương lai. Tuy nhiên để
thực hiện điều này cần có sự tổ chức khoa học, ổn định của các ban ngành.
4. Liên hệ bản thân: Giải pháp gì để học tập tích cực trong đại dịch?
4.1. Phương pháp học tập
Theo kinh nghiệm của bản thân em nhận thấy khả năng tập trung ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả học tập, việc học tập online lại dễ gây mất tập trung
hơn so với học tập truyền thống. Nguyên nhân chủ yếu là đến từ các thiết bị
điện tử mà phần lớn là điện thoại di động. Qua một thời gian học trực tuyến
em đã rút ra những giải pháp nhằm gia tăng khả năng tập học tập như sau:
a) Tìm mơi trường thích hợp cho việc học; giữ cho không gian học gọn

gàng; chuẩn bị sẵn sàng mọi phương tiện cần thiết trước khi vào học.
b) Tắt hết các thiết bị không cần thiết hoặc tắt thơng báo trên thiết bị.
c) Tìm cách hạn chế thời gian vào những ứng dụng gây lãng phí thời
gian như trò chơi, mạng xã hội,…
d) Loại bỏ những ứng dụng khơng cần thiết khỏi màn hình để tránh sao
nhãng.
e) Khi học online nên mở chế độ tồn màn hình để tập trung tối đa vào
bài học.
f) Dọn dẹp màn hình chính, phân loại các tệp tin vào các thư mục riêng
để tránh bị quá tải thông tin và rút ngắn thời gian, thao tác tìm những
tài liệu lưu trữ.
g) Bật chế độ tối (Dark Mode) trên điện thoại hay máy tính giúp tiết
kiệm pin, bảo vệ mắt.
h) …
Phía trên là những giải pháp mang tính khách quan. Tuy nhiên, chính bản
thân học sinh mới là người quyết định sự hiệu quả của mọi phương thức học
tập. Vì vậy, em thấy rằng cần phải tạo cho bản thân mình một tâm thế học một


13

cách chủ động bao gồm ý thức, thái độ, trình độ, khả năng nhận thức của bản
thân, phát huy cao độ khả năng tư duy sáng tạo đặc biệt là đối với sinh viên ở
bậc Đại học bởi nếu bản thân mình khơng chủ động, cầu thị trong q trình
học tập thì sẽ khơng bao giờ có kết quả tốt. Một số giải pháp bao gồm:
a) Xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân.
Mục tiêu sẽ chính là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công. Học
trực tuyến rất khác so với học trực tiếp bởi sẽ không có ai quản thúc
hay nhắc nhở nên chính chúng ta sẽ phải có tinh thần học tập thật tốt.
b) Xây dựng cho mình kế hoạch, lộ trình học tập cụ thể, khoa học.

Việc lập ra kế hoạch học tập cụ thể sẽ giúp chúng ta có định hướng
trong học tập, tránh bị xao nhãng hay bị quá tải bởi lượng kiến thức.
c) Chủ động chuẩn bị bài từ trước.
Khi chuẩn bị trước bài học, chúng ta sẽ có những kiến thức bao quát
về bài học, có thể nắm được bố cục của bài học. Điều này sẽ giúp
chúng ta hiểu bài giảng của giảng viên hơn.
d) Ghi chép nội dung bài học một cách khoa học.
Việc ghi chép những ý chính giúp ta có thể hiểu hơn, ghi nhớ lâu hơn
và cũng rất thuận tiện khi cần xem lại kiến thức
e) Chú ý nghe giảng, tích cực tương tác với giảng viên và bạn
Khi học trực tuyến, những tương tác giữa người dạy và người học đã
bị hạn chế rất nhiều. Sẽ không đạt hiệu quả giáo dục nếu chúng ta chỉ
nghe một cách thụ động những gì giảng viên nói mà khơng đưa ra
những phân tích đánh giá những kiến thức thu nhận được rồi phản hồi
với giảng viên.
Ngoài ra, để quá trình học tập trực tuyến được diễn ra thuận lợi nhất thì
bản thân mỗi chúng ta cần trau rồi khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt
bởi công nghệ thông tin đã là một công cụ, phương tiện học tập không thể
thiếu trong thời đại hiện nay. Có rất nhiều các chương trình đào tạo miễn phí


14

các kỹ năng mềm về công nghệ để đáp ứng được nhu cầu tham gia học tập
trực tuyến.
4.2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần và tham gia các hoạt động ngoại khóa
Bên cạnh những hoạt động học tập chun mơn, kỹ năng chuyên ngành
thì hoạt động rèn luyện thể chất, tinh thần như thể dục, cũng vô cùng quan
trọng và nên được duy trì. Sức khỏe tâm thần cũng là một trong các yếu tố tác
động đến hiệu quả của quá trình học trực tuyến. Tuy nhiên, việc phải ở nhà

mùa dịch lâu ngày khiến đời sống tinh thần của nhiều người có xu hướng bị
suy giảm. Đó có thể là cảm giác đơn độc khi sống một mình; là nỗi lo lắng về
nguy cơ lây lan dịch bệnh; là sự mệt mỏi khi vừa phải làm việc, vừa phải
trông con hoặc là áp lực khi công việc bị ảnh hưởng và thu nhập giảm sút. Dù
sống một mình hay sống cùng gia đình thì cũng có lúc bạn cảm thấy buồn
chán, bí bách, ngột ngạt. Thay vì để mình rơi vào trạng thái lo âu, chán nản và
ảnh hưởng đến kết quả học tập, chúng ta có thể cải thiện đời sống tinh thần
bằng các cách sau:
a) Tập thiền, tập Yoga hoặc chơi thể thao giúp giải tỏa những cảm xúc
căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực.
b) Đọc tin tức tích cực về dịch bệnh, thơng tin hữu ích trong việc giải trí,
chăm sóc sức khỏe
c) Có một sở thích nhất định như trồng câu, may vá, thêu thùa, chăm sóc
thú cưng, đọc sách,…
d) Dành thời gian bên người thân.
e) Dành thời gian cho bạn bè và xây dựng mạng lưới các mối quan hệ
bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa mà một số cơ sở giáo
dục tổ chức trực tuyến như Hội thao “Thanh niên khỏe” 2021 (Đại
học Quốc gia Hà Nội), HOUers 7 days challenge (Đại học Mở Hà
Nội), The Amazing Runners 2021 (Học viện Ngân hàng),…


15

KẾT LUẬN
Dịch Covid-19 đã và đang có những tác động to lớn đến nền giáo dục
Việt Nam. Điều này đã đặt ra những thách thức trong việc quản lý và đổi mới
giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những hậu quả nặng đề mà nó đã để lại thì đây
cũng chính là cơ hội cho sự chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
Dựa trên những kiến thức về mối liên hệ phổ biến em mong bài tiểu luận

sẽ giúp thầy cô và các bạn có một cái nhìn rõ hơn, sâu rộng hơn và đa chiều
hơn về những ảnh hưởng của Covid-19 đối với ngành giáo dục Việt Nam từ
đó các bạn học sinh sinh viên rút ra được phương pháp học tập sao cho hiệu
quả trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp.


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Triết học Mác Lênin (Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2005)
UNESCO | Education: from disruption to recovery ( />FES | Việt Nam: COVID-19 và thách thức đối với ngành giáo dục – bởi TS.
Dương Kim Anh-Phó giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam ngày 15/4/2020
( />WHO | World Health Organization: COVID-19 và sức khỏe tâm thần - 28
Tháng Mười 2020 ( />TỔNG CỤC THỐNG KÊ: Một số nét chính tình hình kinh tế – xã hội quý IV
và năm 2021. ( />Covid-19 tác động tiêu cực lĩnh vực giáo dục và đào tạo thanh niên -Thứ năm,
13/08/2020 11:07 ( />Tạp chí giáo dục International Higher education – SỐ 102 – KỲ HẠ 2020
( />Từ tác động của dịch covid-19 đối với ngành giáo dục: thêm một góc nhìn về
đầu tư cho giáo dục vùng dtts (cema.gov.vn)



×