Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ động cơ và thiết bị điện của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.07 KB, 65 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Lời Cam Đoan
Sinh viên: Lê Thị Tâm – lớp Thương Mại 46A – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Hà Nội.
Em xin cam đoan trong chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh tiêu thụ động cơ và thiết bị điện của Công ty TNHH nhà nước
một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội” em không sao chép từ nội dung của
các chuyên đề và luận văn khác.
Hà Nội tháng 05/ 2008
Sinh viên: Lê Thị Tâm
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
MỤC LỤC
Trang
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….63
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các công ty cạnh tranh với nhau
ngày càng gay gắt. Thị trường luôn biến động và thay đổi không ngừng, ở đó
việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn, không còn
là vấn đề mới mẻ song nó luôn mang tính cấp bách, là mối quan tâm hàng đầu
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tiêu thụ sản phẩm về cơ
bản là thực hiện mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, bởi thế
nó quyết định và chi phối tới cả các hoạt động nghiệp vụ khác trong doanh
nghiệp.
Với chặng đường 47 năm xây dựng và trưởng thành Công ty TNHH nhà
nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội luôn luôn không ngừng hoàn
thiện và đổi mới phát triển theo đà phát triển của đất nước, vị thế của Công ty
ngày càng cao, sản phẩm của công ty đã góp phần đắc lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, công tác tiêu thụ sản phẩm luôn được
công ty chú ý quan tâm.
“Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ động cơ và thiết bị điện của


Công ty TNHH nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội“ là đề tài
em chọn và trình bày trong chuyên đề tốt nghiệp này. Mục đích của đề tài là
nhằm phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ động cơ và thiết bị điện tại Công
ty TNHH nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội, qua đó để thấy
được những thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại trong khâu tiêu
thụ. Trên cơ sở đó em đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ
động cơ và thiết bị điện tại công ty.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để phân tích trong chuyên đề
bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng
hợp phân tích.
Nội dung của báo cáo được trình bày theo 3 chương, bao gồm:
1
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Chương 1: Khái quát các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt
động tiêu thụ động cơ và thiết bị điện của Công ty TNHH nhà nước một thành
viên chế tạo điện cơ Hà Nội
Chương 2: Thực trạng tiêu thụ động cơ và thiết bị điện của Công ty
TNHH nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ động cơ và thiết bị
điện của Công ty TNHH nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội
Với thời gian thực tập tại Công ty không phải là quá nhiều cộng với kiến
thức còn hạn hẹp nên báo cáo sẽ không tránh khỏi các sai sót. Vì vậy em rất
mong các thầy cô tận tình chỉ bảo.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên chế
tạo điện cơ Hà Nội được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Thanh Phong,
tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, của Kỹ sư: Hoàng Anh Dũng –
trưởng phòng kinh doanh của Công ty em đã hoàn thành bản báo cáo này, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Hà Nội 05/2008
Sinh viên: Lê Thị Tâm

2
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ ĐỘNG CƠ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CHẾ TẠO
ĐIỆN CƠ HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Sự hình thành
Nhà máy Chế tạo điện cơ (tên viết tắt là VOV) được thành lập ngày
15/01/1961 đánh dấu sự ra đời của nhà máy sản xuất thiết bị điện đầu tiên của
Việt Nam. Nhà máy là tiền thân của Công ty TNHH nhà nước một thành viên
chế tạo điện cơ Hà Nội (tên viết tắt là: CTAMAD) ngày nay. Ngay từ đầu
những năm thành lập với một số thiết bị tư trang tự chế: trong đó các nhà
xưởng là các xưởng trường, xưởng sản xuất 22 Ngô Quyền, 2F Quang Trung
và 44B Lý Thường Kiệt. Và với 571 cán bộ công nhân viên nhà máy đã phải
vượt qua các khó khăn phức tạp của việc sát nhập và những tư tưởng cục bộ
trong nội bộ tổ chức để bắt tay vào tổ chức sản xuất. Sản phẩm ban đầu của
nhà máy là các động cơ 0.1 KW đến 10 KW và các phụ tùng thiết bị sản xuất
khác.
1.2. Quá trình phát triển
Năm 1963 nhà máy được Bộ chủ quản giao cho tiếp nhận và quản lý toàn
bộ cơ sở hạ tầng của trường kỹ thuật 1 tại 44B Lý Thường Kiệt Hà Nội. Sau
thời gian cải tạo và sắp xếp mặt bằng đến năm 1965 cơ sở 44B Lý Thường
Kiệt đã trở thành cơ sở sản xuất chính của nhà máy. Các cơ sở hạ tầng và các
trang thiết bị của nhà máy ngày càng được mở rộng và trang bị thêm, sản
3
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
phẩm của nhà máy có thêm máy phát điện và các thiết bị chuyên dụng dùng
trong khai thác than như: quạt gió…

Trong năm 1965 do đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc XHCN,
nhiều cán bộ công nhân viên của công ty đã lên đường nhập ngũ chiến đấu
bảo vệ tổ quốc. Tuy phải kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất,
song nhà máy đã từng bước xây dựng được một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công
nhân kỹ thuật có trình độ được đào tạo bài bản, chính quy cả trong nước và
ngoài nước. Song song với đó các quy trình thiết kế, chế tạo sản phẩm, quy
trình công nghệ, các nội quy, quy phạm, chế độ trong nhà máy… cũng dần
được hình thành và hoàn thiện.
Phân xưởng khí cụ điện – chuyên sản xuất các mặt hàng khí cụ điện áp
như: cầu dao, cầu trì, áptomát… được tách riêng để trở thành nhà máy độc lập
mang tên nhà máy chế tạo khí cụ điện I- VINAKIP vào năm 1967.
Năm 1968 Bộ Công nghiệp đã chuyển giao cho nhà máy phân xưởng A5
của nhà máy công cụ số (nay là công ty cơ khí Hà Nội ). Đặc biệt trong năm
này nhà máy được chính phủ khen thưởng huân chương lao động hạng nhì.
Trong những năm 70 Nhà máy đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên
lên đến 1480 người, với gần 100 kỹ sư, bình quân hàng năm chế tạo được trên
8000 sản phẩm các loại. Trong thời gian này chính phủ Việt Nam tiếp nhận
viện trợ của chính phủ Hungari, xây dựng một dây chuyền đồng bộ sản xuất
động cơ điện có công suất từ 40KW trở xuống tại Đông Anh –Hà Nội. Đến
năm 1977 việc xây dựng cơ sở này hoàn thành và được giao cho nhà máy tự
quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Trong những năm này Nhà máy đã
sản xuất được các động cơ có công nghệ phức tạp, có công suất cao như: động
cơ 3 pha có cổ góp 10/3,3 KW và 55/18,3 KW phuc vụ chương trình mía
đường, các tổ máy phát 30KW, 50KW, các động cơ bơm giếng sâu 55 KW …
4
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Những năm 80, 90 nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thiết bị điện cho
công nghiệp cũng như dân dụng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao trên nhà máy đã đặt ra nhiệm vụ phải mở rộng mặt bằng nhà
xưởng sản xuất, trang bị các thiết bị chuyên dùng để đảm bảo yêu cầu sản

xuất. Các sản phẩm mới được sản xuất thêm trong giai đoạn này bao gồm:
quạt trần sải cánh Φ1400 và Φ 1200; quạt bàn Φ 400, quạt bàn 32 W; chấn
lưu đèn ống. Cũng trong thời gian này nhà máy cũng cho xây dựng mới nhà 3
tầng làm văn phòng làm việc tại 44B Lý Thường Kiệt và chuyển toàn bộ bộ
phận quản lý tại 22 Ngô Quyền về đây để tiện cho quản lý và điều hành sản
xuất, cơ sở 22 Ngô Quyền được chuyển nhượng cho tổng Công ty dầu khí để
lấy tiền bổ sung vốn lưu động và mua sắm thiết bị để tăng cường năng lực sản
xuất. Tuy nhiên trong giai đoạn này công ty cũng gặp không ít các khó khăn,
đặc biệt là trong giai đọan cuối những năm 80 đầu những năm 90, khi cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp được xóa bỏ và chuyển sang cơ chế thị trường. Đó
là do sản phẩm của nhà máy tuy bền nhưng nặng nề, mẫu mã không đẹp, chất
lượng không ổn định, chi phí vật tư chính để sản xuất ra sản phẩm cao hơn giá
bán 1,3 lần. Mặt khác sản phẩm của nhà máy bị tồn kho không bán được cũng
khá nhiều, sản xuất bị ngưng trệ đã đẩy nhà máy và các cán bộ công nhân
viên của nhà máy vào tình trạnh hết sức khó khăn.
Nhà máy không ngừng cải tạo thiết kế trong những năm tiếp theo, cho ra
đời trên 20 sản phẩm mới đáp ứng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kinh doanh. Đến
cuối năm 90, do yêu cầu về môi trường của thành phố và yêu cầu về truờng xã
hội nói chung ngày càng cao. Việc để một nhà máy sản xuất cơ khí với rác
thải công nghiệp cao, độ ồn lớn giữa trung tâm thành phố là không hợp lý.
Chính vì vậy nhà máy quyết định tìm ra giải pháp chuyển nhà máy ra khỏi
thành phố trước khi thành phố có quyết định bắt buộc nhà máy phải di dời. Để
thực hiện công việc di dời trên nhà máy đã chọn một giải pháp liên doanh với
5
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
công ty SAS Trading của Thái Lan trên mặt bằng tại 44B Lý Thường Kiệt để
xây dựng “Tổ hợp khách sạn Melia – nhà văn phòng” và đưa vào khai thác
ngày 14/12/1998, trong đó nhà máy có 35% vốn góp, tạo thêm một ngành
kinh doanh mới của nhà máy, và nguồn kinh phí do phía đối tác liên doanh
đền bù chi phí cho việc di chuyển và xây dựng nhà máy mới.

Từ năm 1994 đến 1998 nhà máy hoàn tất việc di chuyển và xây dựng
nhà máy mới tại Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội với tổng diện tích 40900 m
2
(gấp 4 lần diện tích nhà máy cũ). Công việc xây dựng nhà máy mới này được
tiến hành theo phương thức vừa xây dựng vừa di chuyển và vẫn duy trì sản
xuất. Để phù hợp với ngành nghề kinh doanh ngày 15/02/1996, Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp ra quyết định số 502/QĐ – TCCB về việc đổi tên nhà máy chế
tạo điện cơ thành Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội – lấy tên giao dịch quốc tế
là HANOI ELECTRICAL ENGINEERING COMPANY, tên viết tắt là:
CTAMAD.
Ngày 08/10/2000, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 2527/QĐ
– TCCB về việc bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh các loại máy biến
áp cho Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội.
Ngày 27/12/2001, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 3110/QĐ
– TCCB về việc đổi tên Công ty chế tạo điện cơ thành Công ty chế tạo điện
cơ Hà Nội.
Đến 02/11/2004 Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội đổi tên thành Công ty
TNHH nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội theo quyết định số
118/2004/ QĐ - BCN của Bộ Công Nghiệp. Vốn điều lệ của công ty là:
154.186.000.000 (Một trăm năm mươi tư tỷ, một trăm tám sáu triệu đồng).
Công ty có trụ sở chính tại: Km 12, quốc lộ 32, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm
Hà Nội. Chi nhánh và nhà máy sản xuất động cơ điện tại Thành Phố Hồ Chí
Minh: Đường Tân Kiên- Bình Lợi, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP Hồ
6
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Chí Minh. Hiện nay công ty trực thuộc tổng Công ty thiết bị kỹ thuật điện.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty từ 2004 đến nay bao gồm:
+ Thiết kế, chế tạo, sữa chữa, lắp đặt và kinh doanh động cơ điện, máy
phát điện cao áp, hạ áp và các thiết bị điện cao hạ áp khác, xuất khẩu và nhập
khẩu các loại vật tư, thiết bị điện cao áp phân phối. Dịch vụ sữa chữa, bão

dưỡng lắp đặt thiết bị điện cao áp, hạ áp.
+ Thiết kế thi công, lắp đặt, sữa chữa các loại máy bơm, các loại máy
phát điện, thiết kế thi công các trạm bơm.
+ Thiết kế thi công, sữa chữa, lắp đặt công trình đường dây, trạm thủy
điện và trạm biến áp đến 35 KV.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu và vật tư, thiết bị phụ tùng máy móc.
+ Dịch vụ kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng.
Trong suốt chặng đường 47 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH
nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội đã từng bước trưởng thành
với quy mô sản xuất ngày càng lớn, lĩnh vực hoạt động ngày càng phong phú,
đa dạng. Sản phẩm mang thương hiệu CTAMAD được sử dụng tại hầu hết
các ngành kinh tế trong cả nước như sản xuất xi măng, thép, truyền tải và
phân phối điện, chế tạo bơm điện.
2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của công ty
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Qua tìm hiểu thực tế của công ty cho thấy bộ máy quản lý của Công ty
TNHH nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội được tổ chức theo
mô hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty theo cơ cấu trực tuyến tham mưu,
các đơn vị trong công ty đều trực thuộc giám đốc. Các đơn vị trong công ty
bao gồm:
- Phòng ban chuyên môn: có 07 phòng. Bao gồm: phòng kinh doanh,
phòng kế hoạch, phòng tổ chức, phòng tài chính kế toán, phòng kỹ
thuật, phòng quản lý chất lượng, phòng kỹ thuật.
7
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Các xưởng sản xuất: có 06 xưởng. Bao gồm: xưởng cơ khí, xưởng
đúc dập, xưởng lắp ráp, trung tâm khuôn mẫu và thiết bị, xưởng chế
tạo biến thế, xưởng chế tạo tủ điện.
- Chi nhánh và nhà máy sản xuất động cơ điện tại Thành Phố Hồ Chí
Minh.

Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của CôngTy TNHH Nhà
Nước Một Thành Viên Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội.
Cơ cấu nhân lực của công ty trong năm 2007: tổng số cán bộ, công nhân
viên của công ty có 464 người trong đó:
- Kỹ sư: 87 người
Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
PGĐ kinh
doanh
PGĐ kỹ
thuật
PGĐ sản
xuất
PGĐ tổ
chức
Thủ trưởng các đơn vị
8
Giám
đốc
xưởng
cơ khí
Giám
đốc
xưởng
dập
Giám
đốc
xưởng
lắp ráp

Giám
đốc
xưởng
chế tạo
biến
Giám
đốc cơ
sở 2 TP
Hồ Chí
Minh
Trưởng
phòng
kinh
doanh
Trưởng
phòng tổ
chức
Trưởng
phòng tài
chính kế
toán
Trưởng
phòng kỹ
thuật
Trưởng
phòng
KCS
Phòng
thiết
kế

Giám
đốc
trung
tâm
khuôn

xưởng
chế tạo
tủ điện
Phòng
kế
hoạch
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Biên chế quản lý hành chính: 30 người
- Kỹ thuật viên: 47 người
- Công nhân lành nghề: 280 người
- Số lao động không lành nghề: 20 người
2.2. Chức năng của một số bộ phận
 Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về tất cả các mặt hoạt động của
công ty. Chuyên sâu vào các lĩnh vực cụ thể như:
- Chiến lược phát triển của công ty
- Các công tác kế hoạch
- Bố trí nhân sự trong Công ty
- Công tác tài chính của Công ty
 Phó giám đốc sản xuất: phụ trách lĩnh vực sản xuất. Phó giám đốc
kinh doanh: phụ trách về công tác thị trường đầu ra và thị trường đầu
vào của Công ty.
 Phòng tổ chức.
- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nhân sự,
điều chuyển cán bộ công nhân viên trong Công ty, sắp xếp tổ chức

sản xuất.
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với công nhân viên lao động
theo đúng pháp luật và quy định của công ty.
- Đảm bảo công tác tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong
công ty.
- Nghiên cứu và đề xuất các nội quy, quy định, chế độ hoạt động của
Công ty cho phù hợp với chế độ chính sánh và pháp luật của Nhà
nước.
- Tổng hợp, quản lý quỹ tiền lương, trả lương cho nhân viên, công
nhân lao động theo đúng chế độ, định mức và hiệu quả công tác.
9
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động, an toàn lao động, vệ
sinh môi trường.
 Phòng kinh doanh:
- Tham mưu cho giám đốc Công ty về phương án sản xuất sản phẩm để
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.
- Ký kết các loại hợp đồng với khách hàng, đối tác và thực hiện công
tác mua hàng và bán hàng.
- Tiến hành điều tra, mở rộng thị trường đẩy mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm.
- Mua và cung ứng đầy đủ các vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho sản
xuất.
- Tổ chức phân công nhiệm vụ sản xuất cho các bộ phận đảm bảo sự
đồng bộ, nhịp nhàng, cân đối.
 Phòng tài chính kế toán:
- Quản lý tài chính của công ty, cung cấp tài chính để phục vụ công tác
cấp vật tư mua phục vụ sản xuất.
- Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để tham mưu cho
giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh đúng theo pháp luật quy

định.
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phòng quản lý chất lượng (KCS):
- Thực hiện tham mưu và chịu trách nhiệm quản lý về chất lượng sản
phẩm của công ty.
- Quan hệ trực tiếp với các cơ quan Nhà nước về việc đăng kiểm chất
lượng sản phẩm của công ty.
10
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Kiểm tra chất lượng các chi tiết được chế tạo theo bản vẽ, kiểm tra
chất lượng của các bán thành phẩm, thành phẩm, kiểm tra chất lượng
các loại khuôn đá do trung tâm khuôn mẫu thiết bị chế tạo.
- Thực hiện việc bảo hành sản phẩm cho khách hàng, thực hiện tổng
kết phát hiện nguyên nhân sai hỏng và tìm biện pháp khắc phục.
 Phòng kỹ thuật:
- Lập định mức công nghệ cho các sản phẩm, thiết kế khuôn đá các
loại.
- Chịu trách nhiệm quản lý thiết kế sản phẩm, thiết kế các trang thiết bị
tự trang, tự chế.
- Tham gia đấu thầu, lập dự án các công trình.
- Quản lý các công nghệ chế tạo, thi công đối với các sản phẩm và
trang bị của công ty. Tiến hành nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát
minh sáng kiến, ứng dụng khoa học tiên tiến nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
 Trung tâm thiết bị và khuôn mẫu:
- Quản lý các thiết bị máy móc, nhà xưởng, điện năng của toàn công ty.
- Đảm nhận công việc lắp đặt các máy móc thiết bị được đầu tư. Khôi
phục nâng cấp các thiết bị.
- Bão dưỡng, sữa và chế tạo các loại thiết bị phục vụ sản xuất.
- Chế tạo các khuôn mẫu dập, gá lắp, dụng cụ chuyên dùng để dập ra

các lá tôn, rôto và stato các loại.
 Phân xưởng lắp ráp:
- Lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm nhập kho.
- Lồng dây vào thân của động cơ các loại, tẩm sấy stato các loại
11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
 Phân xưởng đúc dập: cung cấp các bán thành phẩm bao gồm: stato,
rôto, nắp gió… các chi tiết hàn cung cấp cho các đơn vị sản xuất. Dập
các lá tôn của rôto và stato của động cơ các loại.
 Phân xưởng cơ khí:
- Gia công các chi tiết cơ khí: ví dụ thân, nắp… của các loại động cơ.
- Gia công rôto sau khi đúc.
 Trung tâm dịch vụ: ở đây tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa máy
móc thiết bị theo yêu cầu của khách hàng. Sữa chữa, bảo hành các
sản phẩm. Tiếp nhận, sữa chữa máy móc thiết bị theo yêu cầu của
khách hàng.
3. Đặc điểm về lao động và nguyên vật liệu
3.1. Đặc điểm về lao động
Lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong ba yếu tố cơ bản của mọi quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thì con người và các hoạt động của con người (lao động) là yếu
tố quan trọng nhất. Theo đà phát triển, tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội,
con người bằng khả năng sáng tạo luôn tìm cách sáng tạo, cải tiến, tạo ra các
sản phẩm mới có tính năng ngày càng cao, nâng cao năng suất lao động tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy thiếu con người thì hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ bị ngưng trệ. Và để họat động sản xuất kinh doanh được ổn
định, có hiệu quả doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên thích hợp và có
trình độ.
Với đặc điểm sản xuất động cơ và thiết bị điện của công ty phải trải qua
nhiều công đoạn nhỏ rất phức tạp đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ và

tay nghề vững vàng ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực. Vì vậy đội ngũ công nhân
kỹ thuật và trung cấp kỹ thuật trong Công ty chiếm tỷ lệ cao. Đây là lực lượng
12
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
quyết định trực tiếp đến sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của công
ty. Cơ cấu lao động của Công ty được phản ánh trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty
STT Chỉ tiêu (đơn vị: người) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng số lao động 440 460 464
2 Số lao động là kỹ sư 78 85 87
3 Lao động biên chế quản lý
hành chính
27 30 30
4 Kỹ thuật viên 45 45 47
5 Công nhân lành nghề 270 280 280
6 Số lao động không lành nghề 20 20 20
(Nguồn: CTAMAD)
Tổng số lao động trong Công ty trong 3 năm gần đây thay đổi không quá
lớn. Năm 2007 số lao động trong Công ty tăng thêm so với năm 2006 là 4
người và năm 2006 tăng thêm so với năm 2005 là 20 người.
Số lao động là kỹ sư liên tục được tăng lên trong các năm gần đây, tuy
nhiên số lượng tăng lên cũng không phải là lớn. Cụ thể trong năm 2005 số lao
động là kỹ sư của Công ty là 78 người thì đến năm 2006 con số này tăng lên
là 85 người và năm 2007 là 87 người. Trong cơ cấu lao động của Công ty thì
tỷ lệ công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể trong năm 2005 tỷ lệ công
nhân lành nghề chiếm 61,36% trong tổng cơ cấu lao động, năm 2006 con số
này là 60,87% và năm 2007 là 60,34%. Như vậy trong các năm gần đây cơ
cấu lao động là công nhân lành nghề luôn chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng cơ
cấu lao động. Lao động biên chế quản lý hành chính của Công ty, công nhân
không lành nghề và các kỹ thuật viên thay đổi không đáng kể trong những

năm gần đây.
Về phía công ty một mặt yêu cầu mỗi lao động cần nắm vững và chuyên
sâu về lĩnh vực của mình song còn yêu cầu mỗi lao động có khả năng làm
việc ở các bộ phận khác. Đây là điều kiện giúp công ty có thể điều phối, luân
13
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
chuyển giữa các bộ phận để đáp ứng được các yêu cầu sản xuất kinh doanh,
đặc biệt trong những thời gian cao điểm trong chu kì sản xuất kinh doanh.
Một đặc điểm khác là lao động nữ tại công ty chiếm tỷ lệ thấp, chỉ
khoảng 25% phần lớn thuộc bộ phận sản xuất gián tiếp, còn lại đa phần là
nam. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ này là do việc sản xuất đòi hỏi
trình độ kỹ thuật khá phức tạp và cần đến yếu tố sức khỏe cao, trong khi
những công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỹ thích hợp với lao động nữ lại rất
ít, chủ yếu tập trung ở các công đoạn như đấu dây, bện dây, quấn dây.
Tầm quan trọng của lực lượng lao động là rất rõ rệt vì vậy Công ty đã
có những chính sách cụ thể trong tuyển dụng lao động cũng như trong chế độ
tiền lương, chính sách đãi ngộ với người lao động… Đối với việc tuyển dụng,
Công ty đã xây dựng một hệ thống tuyển dụng chặt chẽ do ban lãnh đạo Công
ty và những cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp tuyển dụng thông qua hai nội
dung: thi lý thuyết và thi thực hành. Chính sách tiền lương của công ty luôn
được quan tâm, cải thiện. Thu nhập lao động bình quân năm 2006 là 2.9 triệu
đồng/ tháng, thì đến năm 2007 con số đó tăng lên là 3.7 triệu đồng/ tháng.
Đặc biệt hàng năm Công ty đều tổ chức các hoạt động du lịch, tham quan,
nghỉ mát cho toàn bộ công nhận viên của Công ty. Tất cả những điều đó giúp
tạo ra không khí lao động hăng say, nhiệt tình tăng sự tâm huyết của người
lao động với Công ty góp phần tăng năng suất và hiệu quả lao động.
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào cần thiết, tất yếu của quá trình sản
xuất. Chúng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và quyết định
chất lượng sản phẩm của Công ty. Với đặc điểm sản xuất động cơ và thiết bị

điện của Công ty, Công ty cần sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu
khá đa dạng về chủng loại, hình thức. Trong đó nguyên vật liệu chính bao
gồm: thép 45, nhôm, tôn CT3, tôn silic, dây điện từ. Các loại nguyên vật liệu
14
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
này thường có trọng lượng riêng tương đối ổn định, vì vậy thuận tiện cho việc
định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ, xác định khối định nguyên vật
liệu cần tiêu dùng.
Nhận thức được về tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với sản
lượng cũng như chất lượng của sản phẩm từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác tiêu thụ sản phẩm, nên hầu hết các nguyên liệu Công ty đều nhập về từ
nước ngoài (gián tiếp qua các nhà cung cấp trong nước) với chất lượng rất
đảm bảo. Cụ thể như sau:
- Thép, tôn silic của Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga.
- Dây điện từ cấp F, cấp H của Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Nhôm được nhập về từ Ấn Độ.
- Vòng bi SKF của Thụy Điển.
- Sơn tổng hợp, sơn cách điện của Hàn Quốc.
Đặc biệt Công ty có các mối quan hệ lâu dài, uy tín với các nhà cung cấp
trong nước nên không gặp các trở ngại trong việc cung ứng nguyên vật liệu
cho sản xuất.
Tuy nhiên trong các năm gần đây giá các nguyên vật liệu nói chung liên
tục tăng. Trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng nhiều làm ảnh hưởng
đến chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty.
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong một tháng của Công ty phản ánh
theo bảng 1.2.
Bảng 1..2 : Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong một tháng của công
ty
STT Chủng loại Số lượng (kg)
1 Thép 45 8.000

2 Tôn Silic 100.000
3 Dây điện từ 10.000
4 Nhôm 3.000
5 Sơn cách điện 2.500
15
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
6 Sơn tổng hợp 700
7 Tôn CT3 3.000
(Nguồn: CTAMAD)
Về nguồn năng lượng trong Công ty chủ yếu sử dụng là nguồn điện ba
pha 380V/ 220V dùng để chạy các máy móc, thiết bị. Đặc biệt chi phí cho
việc sử dụng năng lượng này hàng năm khá lớn, chiếm 3,6% trong tổng chi
phí sản xuất kinh doanh vì vậy Công ty cũng có những biện pháp cụ thể để
thực hiện việc tiết kiệm điện.
4. Năng lực máy móc thiết bị và công nghệ chế tạo sản phẩm
4.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là bộ phận quan trong tài sản cố định của doanh nghiệp,
nó phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng như trình độ khoa học
công nghệ của doanh nghiệp là cao hay thấp. Ngoài ra máy móc thiết bị là điều
kiện quan trọng để tăng sản luợng, tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho doanh
nghiệp. Chính vì vậy việc đầu tư cho các máy móc thiết bị là hoạt động đầu tư
quan trọng mang tính chất lâu dài mà doanh nghiệp cần chú ý quan tâm.
Đặc điểm sản xuất động cơ và các thiết bị điện của Công ty phải trải qua
nhiều công đoạn phức tạp vì vậy yêu cầu nhiều máy móc thiết bị chuyên dụng.
Với hệ thống máy móc thiết bị hiện có của Công ty rất đa dạng, nhiều
chủng loại đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất qua nhiều công đoạn, phức tạp trong
việc chế tạo các động cơ và các thiết bị điện. Bảng 1.3 thống kê các loại máy
móc thiết bị sản xuất động cơ và các thiết bị điện hiện công ty đang sử dụng.
Từ bảng 1.3 ta có thể nhận thấy tại Công ty hiện có tới trên dưới hai mươi

chủng loại các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Số lượng
các máy tiện, máy động lực, máy nâng hạ, nhóm máy mài đá chiếm số lượng
rất lớn.
16
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Tuy nhiên ở Công ty hiện vẫn còn một số máy móc thiết bị của Công ty đã
xuống cấp, lạc hậu. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính đồng bộ
của máy móc, cũng như ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Trong thời gian gần đây Công ty rất quan tâm tới hoạt động đổi mới,
nâng cấp máy móc thiết bị để đáp ứng được đối với áp lực cạnh tranh ngày
càng cao. Nhờ sự đầu tư đổi mới này hệ thống máy móc thiết bị của Công ty
dần được hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng.
Bảng 1.3: Thống kê máy móc thiết bị sản xuất của Công ty TNHH nhà
nước một thành viên chế tạo điện cơ Hà Nội
STT Tên thiết bị Số
lượng
(chiếc)
STT Tên thiết bị Số
lượng
(chiếc)
1 Nhóm máy động lực 14 11 Khoan bàn 17
2 Nhóm máy tiện 46 12 Nhóm thiết bị
nâng hạ
28
3 Khoan cần 7 13 Máy nghiền 2
4 Nhóm máy khoan
đứng
5 14 Máy dập 10
5 Nhóm máy phay 9 15 Máy uốn 2
6 Nhóm máy Doa 1 16 Máy thử nghiệm

và biến áp
7
7 Nhóm máy bào 8 17 Máy cắt 3
8 Nhóm máy mài 8 18 Máy búa 2
9 Nhóm máy bavia 2 19 Nhóm lò 7
10 Nhóm máy mài 2 đá 10 20 Nhóm các thiết bị
khác
18
(Nguồn báo cáo CTAMAD)
4.2. Năng lực thiết bị
CTAMAD là doanh nghiệp có trên có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực chế tạo và sửa chữa, lắp đặt máy điện và các thiết bị điện cao hạ áp, Công
17
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
ty có đầy đủ các thiết bị phục vụ đáp ứng các yêu cầu chính xác cao về công
nghệ điện cũng như cơ khí.
Các loại thiết bị của CTAMAD được chia ra làm các nhóm khác nhau
và có những tính năng, công dụng cụ thể. Các nhóm thiết bị bao gồm: nhóm
thiết bị sản xuất động cơ, nhóm thiết bị sản xuất MBA, nhóm thiết bị phục vụ
gia công cơ khí. Công ty có dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín sản xuất
máy biến áp phân phối với nhiều thiết bị tự động hóa được nhập khẩu từ các
nước tiên tiến. Hiện nay công ty có 02 nhà xưởng với hệ thống máy móc thiết
bị hiện đại. Ngoài ra, để mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường phía
Nam, năm 2002 Công ty xây dựng và đưa và vận hành cơ sở 2 tại khu Công
nghiệp Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh - Tp. Hồ Chí Minh. Hệ thống thiết
bị công nghệ chế tạo của Công ty rất đa dạng, phong phú cho phép thực hiện
các công đoạn chế tạo từ gia công cơ khí, đúc ép, lắp ráp, kiểm tra chất lượng
và hoàn thiện sản phẩm.
- Thiết bị đúc áp lực 350 tấn: cho phép phun ép kim loại để hình thành
các vỏ động cơ, các khung máy biến áp đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật

về chất lượng và mẫu mã.
- Hệ thống sơn tĩnh điện, hệ thống hút chân không, hệ thống lọc dầu,
máy quấn dây tự động cho các máy biến áp và động cơ điện hệ thống
các phòng thử nghiệm…
- Thiết bị cân bằng động: Các rôto của máy phát, động cơ điện hoạt
động với vận tốc quay lớn (cỡ 4500 vòng/ phút đến 6000 vòng/ phút)
nên yêu cầu rất cao về cân bằng điện. Thiết bị này cho phép cân bằng
các rôto có chiều dài từ 70 mm đến 5000 mm, trọng lượng đến 4500
kg.
- Hệ thống thiết bị pha cắt tôn: máy pha cắt tôn silic để chế tạo rôto các
lõi dây starto, máy cắt chéo tự động, máy gấp vỏ cách sóng…
18
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Hệ thống lò tẩm sấy chân không: các bộ dây cao áp, hạ áp là bộ phận
không thể thiếu trong chế tạo động cơ điện, máy biến áp. Hệ thống là
tẩm sấy chân không cho phép chúng đạt được các tiêu chuẩn về độ
bền, chất lượng cách điện.
- Bên cạnh đó công ty còn có một hệ thống các phòng thí nghiệm với
các thiết bị tiên tiến, hiện đại dung để đánh giá toàn bộ các tính năng
của sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và cả tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài các thiết bị chuyên dụng và hệ thống phòng thí nghiệm trên Công
ty còn có một hệ thống máy móc đa dạng, hệ thống máy móc này thường
xuyên được kiểm tra và được công nhân tại trung tâm dịch vụ kết hợp với
trung tâm thiết bị và khuôn mẫu của Công ty sữa chữa kịp thời khi phát hiện
có những hư hỏng. Chính vì vậy máy móc thiết bị luôn được sử dụng hiệu quả
và tuổi thọ máy móc thiết bị được kéo dài hơn, riêng đối với những máy móc
thiết bị lớn có tuổi thọ trung bình lên tới 30 năm.
Như vậy có thể nhận thấy các máy móc thiết bị của công ty có thể đáp
ứng tốt nhu cầu sản xuất sản phẩm của Công ty từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng, ngay cả đối với cả các khách hàng khó tính nhất. Đây chính là

một trong những thế mạnh của Công ty, nó giúp Công ty khẳng định được vị
thế cạnh tranh của mình trên thị trường máy điện Việt Nam.
4.3. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm
Sản phẩm động cơ điện và thiết bị điện của Công ty có kết cấu rất phức
tạp, quy trình sản xuất qua nhiều công đoạn đòi hỏi phải sử dụng nhiều
nguyên liệu đầu vào, kết hợp với hệ thống máy móc chuyên dụng và đội ngũ
lao động lành nghề. Vì vậy nó đòi hỏi phải có một dây chuyền công nghệ
đồng bộ, chuyên dụng và hiện đại.
19
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
• Để sản xuất động cơ điện, hai bộ phận chính của nó cần phải được
thiết kế, chế tạo theo công nghệ đòi hỏi phải có độ chính xác cao mới
đảm bảo điều kiện vận hành với tốc độ lớn.
- Phần tĩnh (stato): được sản xuất bằng cách ép từ nhiều lá tôn silic 0,5
mm và chế tạo qua các công đoạn như: lồng dây, tẩm sấy, ép vào than
động cơ, gia công cơ khí.
- Phần quay (rôto): được sản xuất bằng cách ghép nhiều lá tôn Silic sau
khi đã được định hình. Chiều dày của mỗi lá tôn là 0,5 mm. Các công
đoạn chế tạo bao gồm: đúc nhôm, ép trục, lồng dây, gia công cơ khí,
cho phép hoàn thành một rôto theo chất lượng quy định.
Từ đặc điểm trên ta nhận thấy chất lượng của các động cơ được sản xuất
ra phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất. Nên chỉ cần sai hỏng một công
đoạn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của động cơ. Chính vì vậy tại mỗi khâu,
mỗi công đoạn sản xuất Công ty luôn quán triệt các cán bộ công nhân phải
chấp hành nghiêm túc các quy tắc, quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật cũng
như an toàn vệ sinh lao động trong từng khâu sản xuất, công đoạn sản xuất.
• Để chế tạo các loại máy biến áp cũng phải trải qua rất nhiều khâu:
chế tạo mạch từ, chế tạo cuộn dây, chế tạo vỏ máy biến áp và tiến
hành khâu lắp ráp, thử nghiệm sản phẩm.
- Công nghệ chế tạo mạch từ ảnh hưởng trực tiếp đến độ ồn, độ rung và

thông số không tải của máy biến áp. Nếu chất lượng lá tôn không
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến độ dẫn từ làm tổn hao
không tải tăng lên. Lắp ráp mạch từ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
làm máy biến thế bị rung và ồn khi làm việc.
- Chế tạo cuộn dây máy biến áp là phần nhạy cảm nhất, quyết định đến
thông số kỹ thuật và độ ổn định vận hành của máy. Vì vật chất lượng
vật tư và công nghệ quấn dây rất quan trọng. Vật liệu quấn dây bao
20
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
gồm: đồng lá có các chiều dày và bản rộng khác nhau, dây điện từ
Hàn Quốc, CADIVI (công nghệ Italia), dây chữ nhật bọc giấy cách
điện hoặc giấy Nomex của DuPont (Mỹ) có điện trở suất.
- Chế tạo vỏ máy biến áp. Xu hướng hiện nay thường sử dụng máy
biến áp kiểu cánh gấp sóng (cánh tản nhiệt có khả năng tự giãn nở).
Công ty CTAMAD có hệ thống đồng bộ chế tạo vỏ máy biến áp kiểu
gấp sóng bao gồm: máy gấp sóng cánh tản nhiệt, hệ thống làm sạch
vỏ máy bằng hóa chất, hệ thống sơn tĩnh điện và sấy khô vỏ máy.
- Lắp ráp các bán thành phẩm sau khi chế tạo (lõi tôn, bộ dây, vỏ
thùng…) và các phụ kiện bao gồm: bộ điều chỉnh không điện, van
giảm áp, mắt nhìn dầu, rơ le hơi, chỉ thị nhiệt độ: Elmek (Thổ Nhĩ
Kỳ), sứ nhựa tổng hợp, sứ ngoài trời.
Máy biến áp dầu CTAMAD hiện đang sử dụng dầu castrol (có thể thay
bằng loại dầu khác nếu có yêu cầu cảu khách hàng). Máy biến áp sau khi lắp
hoàn chỉnh được chuyển sang khu vực thử nghiệm để tĩnh theo thời gian quy
định.
Máy biến áp do CTAMAD sản xuất được thiết kế và chế tạo phù hợp với
điều kiện làm việc ở Miền Bắc. Các thông số kỹ thuật của máy dựa trên tiêu
chuẩn TCVN 1984 – 1994 phù hợp với IEC 76. Quá trình sản xuất máy biến
áp được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Tất cả các bán
thành phẩm đều được đo kiểm trong quá trình chế tạo.

Quy trình công nghệ chế tạo động cơ, thiết bị điện như: máy biến áp
tuy rất phức tạp song với kinh nghiệm và quy trình sản xuất đồng bộ, chặt
chẽ. Công ty có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe bằng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 cho các lĩnh vực sau: thiết kế, chế tạo
các loại động cơ điện, máy biến áp, máy phát điện và hệ thống điều khiển,
phân phối điện.
21
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
5. Sản phẩm và thị trường và của công ty
5.1. Sản phẩm của công ty
Sản phẩm chủ đạo của Công ty là động cơ điện. Hiện tại Công ty sản
xuất và kinh doanh hơn 100 các loại động cơ các loại; máy biến áp với công
suất dưới 2000 KVA, động cơ thang máy, quạt công nghiệp, hệ thống tủ điện.
Những sản phẩm này đóng góp đắc lực vào phát triển kinh tế và đẩy mạnh
tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra Công ty nhận sửa
chữa các động cơ điện, máy phát điện, máy biến áp và các thiết bị điện với
chất lượng cao và thời gian ngắn nhất.
Số lượng chủng loại động cơ, các thiết bị điện khác như: máy biến áp,
tủ điện được sản xuất, kinh doanh chính trong 3 năm 2005-2007 bao gồm:
Bảng 1.4: Số lượng chủng loại các sản phẩm sản xuất và kinh doanh
chính trong 3 năm 2005- 2007
TT Tên sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Máy động cơ điện các
loại
36.000 chiếc 42.000 chiếc 5000 chiếc
2 Máy biến áp các loại 300 chiếc 600 chiếc 800 chiếc
3 Tủ điện cao hạ áp các loại 70 chiếc 90 chiếc 105 chiếc
(Nguồn: báo cáo về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh chính của Công ty)
Sản phẩm động cơ điện có rất nhiều loại khác nhau như: động cơ và máy

phát xoay chiều, động cơ và máy phát một chiều, động cơ một pha, động cơ
ba pha nhiều tốc độ, động cơ thang máy.
Các thiết bị điện khác bao gồm: máy biến áp phân phối, máy phát tàu
hỏa, quạt công nghiệp, hệ thống tủ điện, tủ phân phối, máy phát điện, tủ khởi
động, tủ tự kích và tự động ổn áp máy phát, tủ bù cos φ.
5.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
22
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Do sản phẩm của Công ty được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh
tế quốc dân, sản phẩm của Công ty rất cần thiết trong các ngành công nghiệp
chế biến nông sản, thủy lợi, sản xuất thép… Công ty cũng có rất nhiều các
bạn hàng truyền thống từ lâu năm như: xí nghiệp liên doanh Vietsopetro, tổng
công ty thép, tổng công ty hóa chất, tổng công ty xi măng, các Công ty chế
tạo bơm, các Công ty sản xuất mía đường…Tới 90% sản phẩm của Công ty
phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm để bán cho các hộ
tiêu dùng nông dân chủ yếu để lắp các máy chế biến nông sản, bơm nước,
70% sản phẩm có công suất từ 15 KW trở xuống dùng cho nhu cầu lắp máy
xay xát gạo. Đặc điểm này dẫn đến sản lượng tiêu thụ động cơ hàng năm của
Công ty mang tính mùa vụ rất rõ rệt, tập trung chủ yếu vào các tháng 3, 4, 5
và 9, 10 mỗi năm. Công suất của các chủng loại động cơ cũng có xu hướng
tăng lên ở các năm.
Thị trường của Công ty ngày càng bị canh tranh gay gắt với các sản
phẩm trong nước cũng như các sản phẩm nhập về từ nước ngoài. Đặc biệt là
các sản phẩm được nhập về từ Trung Quốc, các sản phẩm này thường có giá
rất rẻ. Và các sản phẩm có chất lượng rất cao được nhập về từ các nước Nhật
Bản, Italia…

23

×