Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) phân tích quan điểm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức liên hệ và đánh giá việc giải quyết mối quan hệ này trong thực tiễn đời sống sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.68 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác - Lênin

Đề 1: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Liên hệ và đánh giá
việc giải quyết mối quan hệ này trong thực tiễn đời sống sinh viên
hiện nay ( trong lựa chọn ngành học, định hướng nghề nghiệp
trong tình bạn, tình yêu…)

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thư
Họ tên: Nguyễn Kim Chi
Mã SV: 11211094
Lớp: Triết học Mác - Lênin_Kinh
tế quốc tế CLC 63B_AEP(121)_02
Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................3
1.

Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ

biện chứng giữa vật chất và ý thức.....................................................4
1.1. Vật chất quyết định ý thức.........................................................................4
1.2. Tính độc lập tương đối của ý thức.............................................................7

2.



Ý nghĩa phương pháp luận chung...............................................8

3.

Vận dụng vào đời sống...............................................................10

4.

Liên hệ.........................................................................................10

KẾT LUẬN................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................15

2


LỜI MỞ ĐẦU
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một nội dung cơ bản của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát
triển xã hội, là phương pháp luận khoa học để nhận thức, cải tạo xã hội. Ngày
nay, thế giới đang có những biến đổi to lớn, sâu sắc nhưng lý luận hình thái
kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thời đại. Ngày nay các
chính đảng và nhà nước vẫn dùng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong
xác định cương lĩnh của mình trong đó có đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong
con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa (Các Mác chỉ ra lịch sử loài người tất yếu trải qua các hình thái kinh tế
xã hội sau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta phải: dùng lập trường, quan điểm,
phương pháp chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của

Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như
thế chúng ta mới có thể dần dần tìm hiểu được quy luật phát triển của Cách
mạng Việt Nam, định ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của
Cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước ta.Làm đề tài tiểu
luận này, với tư cách là một sinh viên, một công dân của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tơi muốn cùng mọi người tìm hiểu sâu hơn
và kĩ hơn về Triết học Mác – Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ
thể hơn, đó là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Ngoài ra, tơi
cũng muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng
lớn lao của tồn Đảng, toàn dân ta hiện nay- sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội- mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là, mọi sách lược,
3


chiến lược cách mạng của chúng ta phải được xuất phát từ thực tế khách
quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng thời chống chủ quan
duy ý chí. Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó quyết định
sự thành cơng hay thất bại trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Điều này sẽ được lý giải rõ hơn trong phần nội dung của đề tài.

1. Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Trong
mối quan hệ ấy, triêt shọc Mác-Lênin khẳng định: “Ý thức do vật chất sinh ra
và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có sự độc lập tương đối nên có sự
tác động trở lại to lớn với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện cụ thể qua nhận
thức và thực tiễn như sau:

1.1. V t ậchấất quyếất định ý thức

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu vật chất là gì ? Vật chất là phạm trù
triết học, Lênin định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Như vậy Lênin đã làm nổi bật lên một số nội dung cơ bản của định nghĩa vật
chất như sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất thì “sinh
ra” ý thức, vì ý thức xuất hiện đã gắn liền với sự xuất hiện của con người cách
đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người thì chính là kết quả của một q trình
phát triển, tiến hóa lâu dài và phức tạp của, của thế giới vật chất, thế giới tự
nhiên. Con người là do giới tự nhiên và vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất nhiên,
4


ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự nhiên và vật
chất sinh ra. Những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh
được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, cịn ý
thức là cái có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và vật chất
là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người chính là một dạng vật chất có tổ
chức cao nhất, đồng thời là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Sự tồn tại
của ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản
ánh hiện thực khách quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết
định sự ra đời của cải vật chất có tư duy là bộ óc người.
Thứ hai, vật chất quyết định đến nội dung của ý thức: Cho dù “ý thức”
dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách
quan. Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh
hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người. Hay nói cách khác, có
thế giới hiện thực vận động và phát triển theo các quy luật khách quan của nó,
được phản ánh vào ý thức thì mới có nội dung của ý thức. Thế giới khách
quan, mà trước hết và chủ yếu chính là hoạt động thực tiễn mang tính xã hội lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ánh. Ý

thức được coi chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan. Sự phát triển của hoạt
động thực tiễn cả bề rộng lẫn chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định
đến tính phong phú, độ sâu sắc của nội dung của tư duy và ý thức con người
qua các thời đại.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: Ta thấy phản ánh và sáng
tạo là hai thuộc tính khơng tách rời nhau trong bản chất của ý thức. Nhưng sự
phản ánh của con người không phải là ”chụp ảnh”, “soi gương” hoặc là “phản
ánh tâm lý” như con vật mà chính là phản ánh, tự giác, sáng tạo, tích cực
5


thông qua thực tiễn khách quan. Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế
giới vật chất đây là thế giới của con người hoạt động thực tiễn. Chính thực
tiễn là hoạt động vật chất mang tính cải biến thế giới của con người – cũng là
cơ sở để hình thành và phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa
sáng tạo, vừa phản ánh, sáng tạo trong phản ánh và phản ánh để sáng tạo.
Thứ tư, vật chất quyết định đến sự vận động và phát triển của ý thức: Như
chúng ta thấy mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức thì đều gắn liền với quá
trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức cũng
phải thay đổi theo.
Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có, khơng thể tiêu diệt được, nó tồn tại
bên ngồi và khơng lệ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người, vật chất là
một thực tại khách quan. Khác với quan niệm “thượng đến” của tôn giáo. Vật
chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn lại, trái lại phạm trù vật chất là
kết quả của sự khái quát sự vật, hiện tượng cụ thể và do đó các đối tượng vật
chất có thật, hiện thức đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm
giác, và nhờ đó mà ta có thể biết được, hiểu được và nắm bắt sự vật này. Hơn
thế nữa Lênin còn khẳng định cảm giác ghép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác. Khẳng định như vậy một mặt muốn nhấn mạnh
tính thứ nhất của vật chất, vai trò quyết định của nó với vật chất, và mặt khác

khẳng định khả năng nhận thức thế giới khách quan của con người. Nó không
chỉ phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tân, với thuyết khơng
tưởng mà cịn phân biệt chủ nghĩa duy vật với hai mặt cơ bản của triết học.
Khoa học tự nhiên nói lên những thuộc tính, những mối quan hệ bản chất
của các hiện tượng tự nhiên, do quy luật vận động của các hiện tượng ấy
quyết định. Khoa học xã hội cũng vậy, quy luật vận động và phát triển của
6


hiện tượng và quá trình của xã hội là do hiện thực xã hội quyết định. Vật chất
quyết định ý thức. Ngun lí này có ý nghĩa thực tiễn vơ cùng quan trọng. Vì
trong thực tế mỗi con người, mỗi tổ chức thường có những chương trình, kế
hoạch hoạt động để thể hiện ý chí, ý tưởng của mình nhưng lại qn rằng
những ý chí, ước vọng đó chỉ thực hiện trên cơ sở những điều kiện vật chất
nhất định. Như ơng cha ta đã từng nói: “có thực mới vực được đạo” hay “có
bột mới gột nên gột nên hồ”

1.2. Tính đ ộ
cl ậ
p t ươ
ng đốấi của ý thức
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, ý thức do vật chất quyết
định. Đó là quan điểm của các nhà duy vật trước Mác-Lênin đã khẳng định.
Nhưng triết học Mác-Lênin khơng dừng lại tại đó mà nó cịn khẳng định vật
chất quyết định ý thức, song ý thức lại tác động lại vật chất, cải tạo thế giới
vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Thứ nhất, ý thức do vật chất sinh ra, là sự phản ánh thế giới vật chất vào
óc con người nhưng bản thân ý thức cũng có “đời sống”, quy luật vận động và
phát triển riêng. “Ý thức” một khi ra đời thì nó có tính độc lập tương đối, tác
động trở lại thế giới vật chất. “Ý thức” thì có thể thay đổi nhanh, chậm, hoặc

đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung thì chúng ta thấy ý thức
thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người, tự bản thân ý thức không thể biến đổi được
hiện thực. Nhờ vào hoạt động thực tiễn mà ý thức có thể làm biến đổi các
điều kiện, hồn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “ thiên nhiên thứ hai ” phục
vụ cho cuộc sống của chính con người. Cịn tự bản thân ý thức thì khơng thể
biến đổi được hiện thực. Con người dựa trên nền tảng những tri thức về thế
7


giới khách quan, có sự hiểu biết về những quy luật khách quan, từ đó đề ra
mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu đã xác định. Đặc biệt là ý thức tiến bộ, cách mạng một khi
thâm nhập vào quần chúng nhân dân – đây là lực lượng vật chất xã hội, thì có
vai trị rất to lớn. “ Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay thế được
sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực
lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó
thâm nhập vào quần chúng”
Thứ ba, ý thức có thể chỉ đạo hoạt động, hành động của con người,
quyết định sự thành công hay thất bại, đúng hay sai của hành động ấy. Khi
phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể tiên đốn một cách chính xác hiện
thực,có thể hình thành nên các lý luận định hướng đúng đắn và các lý luận
này được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi
tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội. Tuy nhiên
nếu ý thức phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực thì cũng sẽ dẫn đến tác
động tiêu cực.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng được
nâng cao, nhất là trong thời đại thơng tin, kinh tế phát triển, thời kì cách mạng
khoa học hiện đại. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, vai trị của tri thức khoa học,

tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là vô cùng quan trọng. Cụ thể là thời đại
thông tin, kinh tế tri thức; thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.

2. Ý nghĩa phương pháp luận chung

8


Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để
nhận thức cái đúng đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên
nhân vật chất, tồn tại xã hội_ để giải quyết tận gốc vấn đề chứ khơng phải tìm
nguồn gốc, nguyên nhân từ những nguyên nhân tinh thần nào “tính khách
quan của sự xem xét” chính là ở chỗ đó. Những u cầu này khơng phức tạp,
khơng khó thực hiện nhưng trong thực tế nó lại rất hay bị con người vi phạm
ở những mức độ khác nhau, do đó mà không đạt được những nhận thức đúng
dẫn về sự vật hoặc khơng có được những chủ trương hoạt động thực tiễn phù
hợp.Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu
từ việc quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động vào
chúng, ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của
nó. Khi đó, ta sẽ thu nhận được tri thức. Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu
trình trên, con người sẽ có kiến thức ngày càng phong phú về thế giới. Để sản
xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con người
phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác định
phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch.
Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế,
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Mọi mục đích hành động,
kế hoạch, chủ trương, biện pháp hành động của con người phải dựa trên việc
phân tích cặn kẽ, thấu đáo hồn cảnh thực tế khách quan, các chủ trương

chính sách của con người phải phản ánh được những nhu cầu đã chín muồi
của điều kiện thực tế, có như vậy những chủ trương, chính sách mới có thể
thực hiện thành cơng. Mặt khác, các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy tồn tại
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức, thực tế chứng tỏ rằng nếu làm trái

9


quy luật, con người sẽ phải hứng chịu những hậu quả. Do đó, phải nhận thức
các quy luật, hành động phù hợp với quy luật.
Bên cạnh đó là phát huy tinh năng động chủ quan của ý thức: Ý thức, tư
tưởng, với tính năng động sáng tạo của nó có vai trị to lớn do đó cần phát huy
yếu tố tích cực của ý thức, cũng có nghĩa là phát huy vai trò của nhân tố con
người trong hoạt động cải tạo hiện thực. Trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn, con người phải luôn chủ động, phát huy hết trí thơng minh, khả năng suy
nghĩ của mình. Phải ln tìm tịi, sáng tạo ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế
thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con người mới ngày càng tài năng,
xã hội ngày phát triển. Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng,
nâng cao thể lực, trí lực để nâng cao năng lực nhận thức và lao động của
mình. Phải kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, khơng bỏ cuộc giữa chừng.
Cuối cùng là khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí: Trong
sự vận động đa dạng của xã hội, xuất hiện những xu hướng cần khắc phục và
loại trừ. Nếu yếu kém về trình độ nhận thức nói chung và cịn nhiều hạn chế
trong áp dụng lí luận vào thực tiễn thì dễ dẫn đến “sự mù quáng chủ quan”, có
thể rơi vào chủ nghĩa duy tâm một cách không tự giác. Đồng thời cũng không
nên tuyệt đối hóa vai trị của vật chất, tức là chống lại “chủ nghĩa khách
quan”, có thái độ thụ động ỷ lại vào điều kiện vật chất.

3. Vận dụng vào đời sống
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về con

người và vị trí của con người trong thế giới đó. Bởi vậy khi ta áp dụng quy
luật của triết học vào bất kì một lĩnh vực vào trong đời sống thì ln đúng.
Như mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, xét trên tập tục bó chân với quan
niệm cổ hủ đã làm cho nhiều bé gái bị hoại tử, thậm chí tử vọng vì hủ tục này.
10


Tuy vậy sự tác động của ý thức với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất
định chứ không thể sinh và tiêu diệt quy luật hoạt động của vật chất được.
Suy cho cùng ở mức độ nào, nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới
vật chất. Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội
là quan hệ giữa sự tồn tại xã hội và ý thức xã hội. trong đó quan hệ xã hội
quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có sự độc lập tương đối và
tác động trở lại tồn tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
còn là cơ sở để nghiên cứu, xem xét các mối quan hệ khác như: Lý luận và
thực tế, khách thể và chủ thể, vấn đề tâm lý, kinh tế và chính trị...

4. Liên hệ
Để áp dụng kiến thức triết học vào liên hệ và đánh giá việc giải quyết
mối quan hệ này trong thực tiễn đời sống sinh viên cụ thể trong việc lựa chọn
ngành nghề cho tương lai. Như chúng ta thấy, khơng ít sinh viên đang rơi vào
tình trạng mất phương hướng và chưa chọn được lối đi phù hợp với bản thân,
chuyên ngành học tập của mình. Cái gì bên ngồi sinh viên chính là thực tại
khách quan tác động đến việc định hướng nghề nghiệp, nó làm cho một bộ
phận khơng nhỏ sinh viên cảm thấy hoang mang trước các lựa chọn trong
tương lai. Trước hết, nếu nói sinh viên muốn có định hướng nghề nghiệp tốt
thì trong quá trình học tập nên dành thời gian tìm hiểu về các ngành nghề u
thích và tìm ra lối đi chuyên sâu vào một con người nghề nghiệp thích hợp.
Sinh viên cần chủ động đọc và tìm hiểu về bản thân cũng như mơi trường và
nghề nghiệp trên các trang mạng uy tín và tự trang bị kiến thức cho bản thân.

Các mối quan hệ xung quanh có thể cung cấp cũng như đưa ra lời khuyên cho
sinh viên, song, chính bản thân mới là người có thể hiểu rõ được mình muốn
và thích hợp với ngành nghề nào trong để quyết định con đường cho bản thân.
11


Vậy thì để định hướng nghề nghiệp đúng đắn thì bản thân sinh viên phải
nghiên cứu ngành nghề tỉ mỉ, nội dung công việc như thế nào, yêu cầu ra sao,
việc định hướng bản thân có bao nhiêu vấn đề thì sinh viên phải tìm hiểu,
phải đọc trước.
Bản thân em thấy rằng những yếu tố bên ngoài sinh viên, thực tiễn khách
quan làm cho sinh viên chưa tích cực tìm hiểu, nghiên cứu như yếu tố cơ sở
vật chất chưa thực sự tốt; hệ thống thư viện chưa thực sự hiện đại và cập nhật
nhiều tài liệu về định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Muốn có định hướng
đúng đắn và thành công trong tương lai người thầy, người cô hay các bậc cha
mẹ đi trước phải có hiểu biết, sự quan tâm, phải thực sự có tinh thần giúp đỡ
và bản thân phải chủ động đi hỏi han, tìm hiểu. Quản lý như thế nào thì các
bạn sinh viên sẽ có tinh thần tự giác tìm hiểu sớm về các ngành nghề trong
tương lai. Các phương tiện giải trí đa dạng, phong phú có sức hút hơn cả việc
tìm đọc thơng tin nên các bạn sinh viên rất thích vào game, rất thích vào cái
này cái kia, song, mơi trường xã hội đòi hỏi những con người thực sự có năng
lực, có tài năng. Vậy thì khi đi học chúng ta có quyết tâm học hơn. Rất nhiều
yếu tố bên ngoài tác động tới sinh viên. Và làm cho một bộ phận khơng nhỏ
sinh viên là chưa tích cực học tập, nghiên cứu. Ta nói vật chất quyết định ý
thức. Thực tại khách quan, điều kiện khách quan ở bên ngồi nó tác động tới
sinh viên mà làm cho sinh viên như vậy. Tất nhiên chúng ta nói đến nhân tố
khách quan thì chúng ta cũng phải đề cập tới nhân tố chủ quan. Do bản thân
sinh viên lười, chủ quan trong việc tìm hiểu và định hướng bản thân từ sớm,
nhiều sinh viên còn rất nhiều vấn đề như vui chơi, giải trí lấn át hết, bản lĩnh ý
chí đương đầu với khó khăn, vượt qua khó khăn chiếm lĩnh tri thức cịn q ít

q hạn chế.
12


Liên hệ với bản thân em - sinh viên ngành kinh tế quốc tế chất lượng cao
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì em đã có sự chuẩn bị cho bản thân từ
sớm, đã tìm hiểu những ngành nghề u thích và phù hợp từ khi bắt đầu ơn
thi lên chất lượng cao. Ngoài ra, một tiết lên lớp, bản thân em đã phải chuẩn
bị ở nhà 2-3 tiết ở nhà học tập thật sự. Có như vậy, em mới nắm được kiến
thức trọng tâm của buổi học, chiếm lĩnh được tri thức cho bản thân mình
trước khi lên lớp nghe thầy cơ giảng bài và trong q trình nghe giảng, trao
đổi với thầy cô và bạn bè về kiến thức đó, để từ đó đặt ra những câu hỏi mà
bản thân còn thắc mắc, băn khoăn chưa biết đáp án khiến vốn kiến thức mình
lấy được nhiều hơn, nắm bài tốt hơn đem lại kết quả tốt cho kỳ thi cũng như
kiến thức sau này vào công việc khi ra trường. Quá trình hoạt động học tập và
tìm hiểu định hướng bản thân của em tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
chính là vật chất đang hoạt động cịn ý thức trong q trình hoạt động định
hướng nghề nghiệp của sinh viên là sản phẩm của bộ óc con người-sản phẩm
từ bộ óc tư duy của em và là sự phản ánh tự giác, tích cực của em, là hiện
tượng tìm hiểu và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Nếu bản thân em nhận thức đúng về hoạt động
định hướng nghề nghiệp, có tri thức khoa học trong suốt q trình học tập, có
nghị lực và có ý chí tham gia nhiệt tình mọi hoạt động định hướng thì hành
động của em phù hợp với các quy luật khách quan. Từ đó, em sẽ có năng lực
vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện những mục đích của
mình trong hoạt động định hướng nghề nghiệp-đó là sự tác động tích cực của
ý thức đối với vật chất.
Bản thân em thấy một người sinh viên có tri thức, tức là có sự hiểu biết
đúng và nắm được quy luật, có niềm tin, có bản lĩnh, có ý chí quyết tâm, tình
13



cảm để vượt qua những khó khăn để lựa chọn đúng con đường nghề nghiệp
thì đạt đến đỉnh cao. Cho nên cái nhân tố chủ quan, phát huy vai trò của nó là
rất quan trọng. Hiện nay, một số sinh viên ỷ lại, chủ quan rằng bây giờ vẫn
còn quá sớm để suy nghĩ về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho bản thân,
buông thả trong giai đoạn đầu đại học và để đến những năm cuối sắp ra
trường mới đi tìm một cơng việc bất kì thay vì chủ động tham gia hoạt động
định hướng hay đi tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến ngành học của
mình. Việc định hướng như vậy không bao giờ hiệu quả. Cho nên tính ỷ lại,
trơng chờ nó có ở khắp mọi nơi. Khi đã quán triệt nguyên tắc khách quan thì
mình phải chống lại hai cái bệnh đó là bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh thụ
động trơng chờ, ỷ lại.

KẾT LUẬN
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học.Trong
điều kiện hiện nay nó vẫn cịn giữ ngun giá trị. Nó đưa ra một phương pháp
hữu hiệu để phân tích các hiện tượng trong cuộc sống xã hội để từ đó vạch ra
phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn. Qua việc
nghiên cứu đề tài trên, chúng ta đã tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về mối quan
hệ giữa vật chất với ý thức, đó là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn
nhau. Khẳng định vật chất ln mang tính thứ nhất, tính quyết định, ý thức
ln mang tính thứ hai, bị chi phối, bị quyết định. Song, ý thức lại có tác động
trở lại vơ cùng quan trọng đối với vật chất. Nó có thể làm cho vật chất phát
triển, biến đổi theo nhu cầu, ý muốn, nhưng đồng thời nó cũng có thể làm cho
vật chất khơng phát triển, bị kìm hãm. Trong hoạt động thực tiễn thì nhân tố
vật chất là cơ sở quy định các nhân tố tinh thần chỉ có thể phát huy tác dụng
nếu nó bảo đảm sự thống nhất gắn bó với các nhân tố vật chất. Do vậy, để
14



phát huy hiệu quả hoạt động học tập của bản thân thì em phải xuất phát từ
thực tế khách quan, phải phản ánh đúng thế giới khách quan không thêm bớt
và từ những kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống cũng như trải nghiệm để
bản thân mình hoạt động học tập dễ dàng, đóng góp cơng sức học tập cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, nhân dân ta
cũng cần ủng hộ, động viên và giữ vững lòng tin với Đảng và Nhà nước,
khơng lung lay trước những chiêu trị chống phá, bôi nhọ của các thế lực thù
địch. Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, nắm rõ nội dung lý thuyết và vận dụng thành thạo phép duy vật
biện chứng vào nghiên cứu và quản lí kinh tế, phát huy mạnh mẽ hơn nữa mối
quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong cơng cuộc đổi mới. Nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển kinh tế Việt Nam và
giữ ổn định chính trị đất nước chính là mong muốn chung của mọi người dân,
cũng là trách nhiệm cao cả của thế hệ sinh viên Việt Nam.
Trên đây là nội dung bài tiểu luận của em, trong q trình làm bài khó
tránh khỏi mắc một số lỗi dẫn đến sai sót, kính mong cơ giáo giảng dạy bộ
mơn Triết học Mác – Lênin có thể nhận xét và bổ sung những thiếu sót cần
sửa đổi để em không chỉ cải thiện hiểu biết về kiến thức lý luận và thực tiễn,
mà cịn có thể rút kinh nghiệm cho những bài tập lớn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo trình – Bộ giáo dục và đào tạo, năm 2019
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin – Nxb
chính trị quốc gia sự thật, 2018
15


3. Tập bài giảng triết học Mác-Lenin tập 1 – Nxb chính trị quốc gia, 2000
4.


/>
5.

/>
6.

/>
7.

/>
8.

/>
9.

/>
16



×