Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giai dia li 6 bai 10 cau tao cua trai dat cac mang kien tao ket noi tr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.4 KB, 3 trang )

BÀI 10: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO
A/ Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi trang 129 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái và nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man- ti và nhân
(có thể lập bảng so sánh).
Trả lời:
Vỏ Trái Đất
Độ dày

Từ 5km (ở đại dương) - 70km (ở

Lớp Manti
Độ dày 2900km.

lục địa).

Lớp Nhân
Dày khoảng 3400
km.

Trạng

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài

- Chia thành 2 tầng:

- Chia làm 2 tầng:

thái

cùng.


- Cấu tạo bởi các tầng đá khác
nhau.
- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa
và vỏ đại dương.

+ Manti trên ở trạng
thái quánh dẻo.
+ Manti dưới ở trạng
thái rắn.

+ Nhân ngoài ở
thể lỏng.
+ Nhân trong ở
dạng rắn.

Nhiệt độ từ 1500 đến

Nhiệt độ khoảng

3700 độ C

5000 độ C

Nhiệt độ Càng xuống sâu nhiệt độ càng
tăng, tối đa đến 1000 độ

Câu hỏi trang 130 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Quan sát hình 2, em hãy:
- Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào?
- Dựa vào chú giải, tìm trên hình các địa mảng xơ vào nhau và đới tiếp giáp của các địa

mảng đó.


Trả lời:
- Bảy địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất:
+ Mảng Thái Bình Dương
+ Mảng Âu - Á
+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a
+ Mảng châu Phi
+ Mảng Bắc Mỹ
+ Mảng Nam Mỹ
+ Mảng Nam Cực
- Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á.
* Các mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó:
Hướng di chuyển của các địa mảng theo chiều mũi tên, ta thấy các địa mảng xô vào nhau:
+ Mảng Phi với mảng Âu-Á.
+ Mảng Âu – Á với mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a
+ Mảng Âu – Á với mảng Thái Bình Dương.
+ Mảng Ấn Độ - Ơ-xtrây-li-a với mảng Thái Bình Dương.
+ Mảng Bắc Mĩ với mảng Thái Bình Dương.
- Vị trí hai mảng xơ vào nhau thể hiện bằng nét vẽ màu đỏ.
B/ Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 130 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Vẽ vào vở một hình trịn tượng trưng cho trái Đất, thể hiện trên đó cấu tạo bên trong của
Trái Đất.


Trả lời:
Học sinh dựa vào hình 1 được minh họa trong sách giáo khoa để vẽ.


Câu 2 trang 130 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Tìm kiếm thơng tin và trình bày về vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Trả lời:
- "Vành đai lửa Thái Bình Dương" là khu vực bao quanh Thái Bình Dương thường xuyên
xảy ra động đất và phun trào núi lửa; có hình dạng giống vành móng ngựa và dài khoảng
40.000km.
- Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa Thái
Bình Dương; đó là một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung đảo, quần đảo, các
dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Nó cịn có tên gọi khác là vành đai
địa chấn Thái Bình Dương.



×