Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

giai dia li 6 bai 13 cac dang dia hinh chinh tren trai dat khoang san

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.9 KB, 6 trang )

BÀI 13: CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN
A/ Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 136 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và
đồi.

2. Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới (trang 96 – 97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế
giới.

Trả lời:
1. Sự khác nhau giữa núi và đồi.
- Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m.


- Đồi có đỉnh trịn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m; nằm chuyển tiếp giữa đồng
bằng và núi.
2. Một số dãy núi lớn trên thế giới:
- Châu Mỹ: dãy Rốc – ki, dãy An – đét,...
- Châu Âu: dãy An – pơ, dãu Uran,...
- Châu Á: Dãy Hi-ma-lay-a, dãy An – tai, dãy Véc-khôi-an,...
- Châu Phi: Dãy Át-lát, dãy Đrê-kem-pec,...
Câu hỏi 2 trang 136 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
1. Quan sát hình 3, 4 và thơng tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên
và đồng bằng.

2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 - 97) , kể tên một số cao nguyên, đồng
bằng lớn trên thế giới.


Trả lời:
1. Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:


- Cao nguyên: độ cao trên 500m so với mực nước biển, sườn dốc, là dạng địa hình miền
núi.
- Đồng bằng: độ cao dưới 200m so với mực nước biển, bằng phẳng, khơng có sườn.
2. Một số cao ngun, đồng bằng lớn trên thế giới:
- Cao nguyên: CN. Cô-lô-ra-đô, CN. Pa-ta-gô-ni (châu Mỹ); CN. Mông Cổ (châu Á);
CN. Kim-boc-li (châu Đại Dương),...
- Đồng bằng: ĐB. A-ma-dôn (châu Mỹ); ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu (châu Âu); ĐB. Tây
Xi-bia, ĐB. Hoa Bắc, ĐB. Ấn Hằng (châu Á);...
Câu hỏi trang 137 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá,
gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.
2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng
sản.
3. Sắp xếp các loại khoảng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khống, kim
cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xit.
Trả lời:


1. Đối tượng là khoáng sản: than đá, cát, đá vơi. Vì đây là những khống vật được hình
thành qua quá trình địa chất và tồn tại ở trạng thái rắn.
2. Một số vật dụng được làm từ khoáng sản: thìa, chảo, xoong nồi, khung xe đạp, dây
điện,...
3. Sắp xếp vào các nhóm:
- Khống sản năng lượng: nước khống, than bùn, khí thiên nhiên.
- Khống sản kim loại: vàng, ni-ken, bơ – xít.
- Khống sản phi kim: phốt – phát, kim cương, cao lanh.
B/ Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 138 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao ngun, đồng bằng.
Trả lời:

- Núi: là dạng địa hình nhơ cao rõ rệt so với mặt nước biển từ 500m trở lên. Núi có đỉnh
nhọn, sườn dốc.
- Đồi: là dạng địa hình nhơ cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường
khơng q 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
- Cao nguyên: là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với
mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung
quanh.
- Đồng bằng: là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng,
có thể rộng tới hàng triệu km vuông. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với
mực nước biển.
Câu 2 trang 138 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoảng sản?
Trả lời:
Xây dựng nhà ta sử dụng các vật liệu như: cát, xi măng (đá vôi), gạch men (đá), sắt thép,
nhôm, thủy tinh,...
Câu 3 trang 138 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.
Trả lời:


Đỉnh núi Phan – xi – păng (Lào Cai)

Cao nguyên chè ở Mộc Châu (Sơn La)

Đồi thấp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4 trang 138 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Tìm kiếm thơng tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở

nước ta.
Trả lời:
- Hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh:
+ Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dịng an-tra-xít, tỷ lệ
các-bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và ng
Bí – Đơng Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn.
- Thực trạng vấn đề khai thác than ở Quảng Ninh hiện nay:
+ Quản lý các doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến việc thai đá bị khai thác lãng phí, làm ảnh
hưởng tới trữ lượng chung của cả nước.
+ Các quy định và sự kiểm sốt chưa nghiêm minh của pháp luật khiến có thực trạng các
đơn vị khai thác khống sản chui cịn rất nhiều.


+ Tai nạn trong quá trình khai thác than đá ngày càng trở nên báo động. Việc chưa có đầy
đủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong khai thác cũng như có q nhiều các đơn vị khai
thác khơng có giấy phép làm cho nhiều tai nạn thương tâm xảy ra.
+ Đời sống của công nhân trong ngành than cịn thấp khiến cho họ có xu hướng nghỉ việc
nhiều. Gây ra việc thiếu lao động ở ngành này.
+ Vốn ở ngành than là một vấn đề lớn khi các doanh nghiệp thường xuyên thiếu vốn. Gây
ra tình trạng gián đoạn sản xuất và khai thác.



×