Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

CÂU hỏi ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.48 KB, 38 trang )

ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

LIÊN XÔ – ĐÔNG ÂU – HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu 1: Trình bày cơng cuộc cải tổ ở Liên Xô. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô đã tác động như thế nào đến sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới?
Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện
nay.
Câu 2: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô
đã đạt được những thành tựu nào trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội? Hãy đánh
giá về vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế trong giai đoạn này.
Câu 3: Nêu những thành tựu nổi bật của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. Ý nghĩa lịch sử của những thành tựu
đó?
Câu 4: Cơng cuộc cải tổ ở Liên Xô đã được đề ra và thực hiện như thế nào? Bài học kinh
nghiệm cho các nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay?
Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ của Liên bang Xô viết? Từ nguyên nhân sự sụp đổ
đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội hiện nay.
CHÂU Á – ĐÔNG NAM Á – ASEAN
Câu 1: Nêu hoàn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại sao sự
phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là một chương mới trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á?
Câu 2 “Từ sau năm 1945, Đông Nam Á trở thành khu vực của các quốc gia đã giành
được độc lập tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và
hợp tác phát triển”
Sách giáo khoa Lịch sử trang 21, NXB Giáo dục 2017
Trình bày quan điểm của em về nhận định trên.
Câu 3: Nêu hoàn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại sao
sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là một chương mới trong lịch sử
khu vực Đông Nam Á?
Câu 4 : Trình bày những nét chính về q trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước


Đơng Nam Á trước và sau năm 1945. Những nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á luôn là
mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc trong nhiều thập kỷ ở thế kỷ XX?
Câu 5: Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các nước Đơng Nam Á cần làm gì để đảm bảo an ninh, hịa bình và ổn định khu vực?
Câu 6 Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
Vì sao đến đầu những năm 90 thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực
Đông Nam Á?

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

1


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

Câu 7: Trình bày sự ra đời của tổ chức ASEAN. Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
đã được thiết lập, phát triển như thế nào? Việt Nam cần phải làm gì để phát huy những
thuận lợi khi là thành viên của tổ chức ASEAN?
Câu 8: Qua công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay:
a. Nêu nội dung đường lối cải cách - mở cửa và thành tựu.
b. Liên hệ với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985-1991), rút ra điểm khác?
Câu 9 Từ sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của một số nước châu Á trong nhiều thập
niên qua, nhiều người dự đoán rằng “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
Hãy trình bày quan điểm của em về ý kiến trên.
Câu 10 Phân tích những đặc điểm nổi bật về chính trị và kinh tế của các nước châu Á từ
sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Hãy nêu và giải thích sự biến đổi về kinh
tế, chính trị ở các nước châu Á trong giai đoạn này.
CHÂU PHI – MĨ LATINH


-

Câu 1: “ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã
diễn ra sơi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc đã tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 9 trang 13, NXB Giáo dục 2016)
a, Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
b, Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc
đối với cách mạng thế giới.
Câu 2: Vì sao đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ? So sánh điểm khác nhau về tổ chức lãnh đạo, hình
thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á.
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi đã diến ra như thế nào? So sánh về tổ chức lãnh
đạo, hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á?
Câu 4:Cho các sự kiện sau:
Ngày 1-1-1959 cuộc cách mạng nhân dân Cu-ba đã giành được thắng lợi.
Tháng 4 -1961 Phi đen- Ca-xtơ-rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đất nước Cu-ba anh hùng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội được thể hiện như thế nào? Những hiểu biết của em về
mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba?
Câu 5: Phân tích ý nghĩa của sự kiện “Năm châu Phi”. Các nước châu Phi cần tập trung
giải quyết những vấn đề nào để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước?
Câu 6: Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam phi đã đạt
được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Câu 7: Phân tích sự kiện đánh dấu bước mở đầu của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ
–Latinh? Nêu những điểm khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ –
Latinh so với các nước châu Á, châu Phi.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”


Nelson Mandela

2


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

Câu 8: Vì sao có thể khẳng định: Thế kỉ XX là thế kỉ giải trừ của chủ nghĩa thực dân?
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực MĩLatinh đã làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới như thế nào?
CẦN VƯƠNG – YÊN THẾ - TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN
Câu 1: Trình bày những đặc điểm của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. Vì sao có
thể khẳng định phong trào Cần vương mang tính dân tộc và nhân văn sâu sắc ?
Câu 2Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam đã xuất hiện trong bối cảnh nào? Vì sao các đề
nghị cải cách duy tân đều không được thực hiện? Liên hệ với các cải cách duy tân cùng
thời ở châu Á và rút ra nhận xét.
Câu 3So sánh những điểm giống và khác nhau của cuộc khởi nghĩa Hương Khê và cuộc
khởi nghĩa Yên Thế?
Câu 4 Vì sao phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều tầng lớp xã
hội khác nhau tham gia? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào.
Câu 5: So sánh đặc điểm phong trào Cần Vương với phong trào yêu nước đầu thế kỉ
XX.Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX
Câu 6:Vì sao sau khi thực dân Pháp hồn thành q trình xâm lược nước ta (6/1884),
phong trào yêu nước chống Pháp vẫn tiếp tục dâng cao? Hãy rút ra những điểm giống và
khác nhau của cuộc khởi nghĩa Hương Khê và cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN I – KINH TẾ - XÃ HỘI
Câu 1 Trình bày ngắn gọn chính sách kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp ở nước ta. Nhận xét về những tác động của chính sách đó đối với kinh
tế, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu 2Trong hoàn cảnh nào thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

ở nước ta? Trình bày những chính sách về kinh tế và rút ra nhận xét về tác động của những
chính sách đó đối với nền kinh tế Việt Nam.
Câu 3:Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách về chính trị và văn hóa – giáo dục ở nước ta
trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất như thế nào? Đó có phải là khai hóa
văn minh khơng? Vì sao?
Câu 4: Trong hoàn cảnh nào đã dấn đến sự biến chuyển của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX? Phân tích đặc điểm và thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội
nước ta.

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX – NGUYỄN TẤT THÀNH
Câu 1. Trình bày sự xuất hiện của xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
ở nước ta đầu thế kỉ XX?
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

3


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

Câu 2. Điểm mới trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và những đóng góp của
ơng đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Câu 3 Trình bày sự xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở
nước ta đầu thế kỉ XX. Những điểm tích cực, hạn chế của xu hướng đó đã để lại bài học
kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?
Câu 4: Cho các sự kiện sau:
Tên phong trào
Phong trào Đông du


Thời gian
1905 - 1909

Lãnh đạo
Phan Bội Châu

Đông Kinh nghĩa thục

1907

Lương Văn Can, Lê Đại...

Cuộc vận động Duy tân và
phong trào chống thuế ở Trung Kì

1908

Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng...

Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước đầu thế kỉ
XX. Đánh giá những đóng góp của phong trào đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam.
Câu 5 Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới?
Những hoạt động yêu nước của Người trong những năm 1911 đến 1917 có ý nghĩa như thế
nào đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 6 Phân tích hồn cảnh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Vì sao có thể
khẳng định những hoạt động của Người từ năm 1911 đến 1917 là sự khởi đầu cho một
khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam?
Câu 7 Trình bày những hoạt động yêu nước của Phan Bội châu và Phan Châu Trinh trong

những năm đầu thế kỉ XX. Rút ra nhận xét về điểm giống và khác trong chủ trương cứu
nước của hai cụ Phan.
Câu 8 Trên cơ sở phân tích những nét chính về phong trào Đơng Du và phong trào Duy
tân đầu thế kỉ XX, em hãy rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này.
Câu 9: So sánh chủ trương cứu nước và hoạt động yêu nước chủ yếu của Phan Bội châu
và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX
------------------------------------------------------------

LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858 – 1918
Câu 1. Trình bày sự xuất hiện của xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân
tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX?
a, Hoàn cảnh:

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

4


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

- Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam
dưới ngọn cờ Cần Vương do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bại. Để giải phóng dân
tộc, địi hỏi cách mạng Việt Nam phải đi theo một khuynh hướng cứu nước mới.
- Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa sâu sắc: Trên cơ sở các giai cấp cơ bản của xã
hội phong kiến đã xuất hiện thêm các giai cấp và tầng lớp mới. Mỗi giai cấp, tầng lớp đều
có thái độ chính trị khác nhau đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta

thông qua các sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa, việc Nhật Bản đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn
noi theo con đường cứu nước và tấm gương tự cường của Nhật Bản.
- Xu hướng:
- Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ
Việt Nam đã lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả
nhiệt tình của tuổi trẻ tạo nên một phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang một màu sắc
mới với hình thức đấu tranh phong phú.
=> Như vậy, đầu thế kỉ XX, ở nước ta đã xuất hiện xu hướng cứu nước mới là xu
hướng dân chủ tư sản.
Câu 2. Điểm mới trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và những đóng góp
của ơng đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
*Điểm mới trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu (1867-1940) hiệu là Sào Nam. Ông sinh ra tại Nam Đàn, Nghệ An
là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Với lịng u nước thương dân hết mực, ơng
sớm có hồi bão cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, hoạt động yêu nước
của Phan Bội Châu đã bộc lộ nhiều điểm mới:
-Tư tưởng yêu nước thương dân, gắn liền với lợi ích chung của đồng bào. Theo
ông, “Dân là nước, nước là dân”, cứu nước là cứu dân.
-Mục tiêu cứu nước của Phan Bội Châu đã thể hiện những điểm quyết liệt. Phan
Bội Châu trước sau đều nêu mục tiêu là đánh Pháp để giành độc lập, xây dựng nên một
chế độ chính trị tiến bộ.
-Về phương pháp đấu tranh, Phan Bội Châu tổ chức bạo động để đánh Pháp. Theo
ơng, nợ máu chỉ có thể trả bằng máu- một chủ trương mà sau này đối với cách mạng Việt
Nam là dùng bạo lực cách mạng để trấn áp và đánh đổ bạo lực phản cách mạng.
- Về lực lượng đấu tranh, Phan Bội Châu chủ trương vận động quần chúng trong
nước song cũng thực hiện sự giúp đỡ của bên ngồi, đó là cầu viện Nhật Bản, đã hướng
cách mạng Việt Nam ra thế giới và gắn vấn đề của dân tộc với vấn đề của thời đại.
*Những đóng góp của ơng đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX:
- Phan Bội Châu đã đưa vào cách mạng Việt Nam một phong trào cứu nước theo

khuynh hướng mới là dân tộc chủ nghĩa (dân chủ tư sản) khi phong trào theo tư tưởng
phong kiến đã thất bại hoàn toàn.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

5


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

- Phan Bội Châu là tấm gương sáng về lòng yêu nước, cả cuộc vì nước vì dân, hoạt
động cứu nước khơng ngaị gian khổ, khó khăn.
- Phan Bội Châu cịn để lại nhiều tác phẩm văn học khích lệ lòng yêu nước và kêu
gọi nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.
Câu 3: Phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Hãy đánh giá về đóng góp của phong trào này đối với sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc Việt Nam.
* Đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện xu hướng cứu nước mới theo con đướng dân
chủ tư sản. Với tất cả lòng yêu nước nồng nàn, sự hiểu biết mới và nhiệt tình của tuổi trẻ
những trí thức nho học tiến bộ Việt Nam đã tạo nên một phong trào yêu nước sôi nổi tiêu
biểu là Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo, Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng,
Đông Kinh nghĩa thục do Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can thành lập...Đặc điểm
chung của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX:
- Về lãnh đạo: phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của những
nhà nho yêu nước đang trên con đường tư sản hóa.
- Về mục tiêu: chống Pháp, chống phong kiến giành độc lập, gắn độc lập dân tộc
với việc xây dựng một xã hội tiến bộ hơn theo thể chế quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa...
- Lực lượng tham gia: Nhiều tầng lớp nhân dân như nhà nho, trí thức tiểu tư sản

thành thị, cơng nhân, nơng dân, nhà bn, binh lính, học sinh
- Hình thức đấu tranh: rất phong phú, đa dạng gồm vũ trang bạo động (Đông du),
cải cách (Duy tân), mở trường (Đông Kinh nghĩa thục), tuyên truyền, diễn thuyết lập hội....
- Kết quả- ý nghiã: Phong trào thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử quan trọng:
+Phong trào là sự tiếp nối của phong trào đấu tranh chống Pháp bất khuất của nhân
dân ta cuối thế kỉ XIX.
+ Phong trào đã làm dấy lên phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, với hình
thức đấu tranh phong phú với nhiều đóng góp nổi bật về văn hóa.
+ Phong trào đã thức tỉnh, cổ vũ tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân, đánh
dấu bước tiến mới của phong trào yeu nước và cách mạng Việt Nam đồng thời để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu cho đời sau.
- Nguyên nhân thất bại: do nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan và khách quan,
chủ yếu là:
+ Do thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị của chúng ở Việt Nam nên
nhanh chóng đàn áp, dập tắt các phong trào ngay từ khi đang phát triển hoạt động.
+ Thiếu một giai cấp tiên tiến có khả năng lãnh đạo cách mạng vì phong trào do các
nhà nho đang trên con đường tư sản hóa lãnh đạo
+ Do sự hạn chế bất cập của khuynh hướng tư sản, mới ở Việt Nam nhưng đã hạn
chế so với thời đại và thiếu cơ sở xã hội để phát triển.
* Đánh giá về đóng góp của phong trào này đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

6


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN


- Phong trào nhận thức đúng bản chất của chế độ phong kiến đã lạc hậu, lỗi thời, ý
thức hệ phong kiến khơng cịn phù hợp cần phải thay đổi và truyền bá một hệ tư tưởng
mới là dân chủ tư sản: chuyển từ tư tưởng trung quân ái quốc sang yêu nước gắn liền với
thương dân là tư tưởng tiến bộ.
- Phong trào đã xác định được kẻ thù của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm
lược và phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng.
- Phong trào đã làm phong phú thêm hình thức đấu tranh của dân tộc: vừa vũ trang
bạo động, vừa cải cách sâu rộng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; bỏ nền Hán học cũ,
hơ hào xóa bỏ hủ tục phong kiến, truyền bá những hiểu biết mới về khoa học tiến bộ thế
giới và nếp sống văn minh...
Câu 4: So sánh đặc điểm phong trào Cần Vương với phong trào yêu nước đầu thế kỉ
XX.
Nội dung so Phong trào Cần vương cuối thế kỉ Phong trào yêu nước đầu thế kỉ
sánh
XIX
XX
Lãnh đạo
Văn thân sĩ phu yêu nước
Những nhà Nho yêu nước đang
trên con đường tư sản hóa
Mục tiêu
Chống Pháp, giành độc lập, khôi Chống Pháp, giành độc lập,
phục chế độ phong kiến
hướng theo chế độ tư bản chủ
nghĩa. Gắn độc lập dân tộc với
việc xây dựng một xã hội tiến bộ
hơn.
Lực lượng tham Văn thân sĩ phu yêu nước, nông Nhiều tầng lớp: Nhà nho, công
gia
dân

nhân, nông dân, nhà bn, binh
lính, học sinh..
Hình thức đấu Chỉ khởi nghĩa vũ trang
Phong phú, đa dạng gồm bạo
tranh
động, cải cách, mở trường, tuyên
truyền, lập hội...
Kết quả, ý nghĩa - Gây cho địch nhiều tổ thất - Dấy lên phong trào yêu nước
nhưng cuối cùng bị đàn áp và thất theo khuynh hướng mới, với hình
bại.
thức đấu tranh phong phú; có
- Là sự tiếp nối phong trào đấu những đóng góp nổi bật về văn
tranh giai đoạn trước; làm chậm hóa.
q trình bình định quân sự và - Tuy thất bại, phong trào đã thức
làm chậm việc thiết lập bộ máy tỉnh lòng yêu nước của quần
thống trị của thực dân Pháp
chúng nhân dân, đánh dấu bước
tiến mới của phong trào yêu nước
và cách mạng Việt Nam
Nguyên
nhân - Nổ ra khi thực dân Pháp đã -Thực dân Pháp đã ổn định được
thất bại
khuất phục được triều đình Huế, nền thống trị ở Việt Nam.
biến một bộ phận của giai cấp - Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiến
phong kiến thành tay sai.
tiến có khả năng lãnh đạo cách
- Sự bất cập, lạc hậu của con mạng.
đường phong kiến
- Khuynh hướng tư sản hạn chế
- Do hạn chế, sai lầm của các văn về thời đại, thiếu cơ sở xã hội để

thân sĩ phu lãnh đạo phong trào
phát triển.

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

7


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

? Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX:
Hướng dẫn trả lời
Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX:
- Phong trào diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì. Thành phần tham gia bao gồm các sĩ
phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt , tiêu biểu là ba cuộc khởi
nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- Phong trào có hình thức và phương pháp đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang, phù hợp với
truyền thống đấu tranh của dân tộc.
- Phong trào có tính chất là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Ý nghĩa của phong trào chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đã chứng tỏ ý chí
đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt.
CÂU 5 Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam đã xuất hiện trong bối cảnh nào?
Vì sao các đề nghị cải cách duy tân đều không được thực hiện? Liên hệ với các cải
cách duy tân cùng thời ở châu Á và rút ra nhận xét.
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam đã xuất hiện trong bối cảnh nào?
Đầu những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng cuộc
chiến xâm lược Nam Kì và mưu đồ thơn tính cả nước ta thì đất nước Việt Nam lâm vào
tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Nền kinh tế sa sút, nông nghiệp, thủ cơng nghiệp và thương nghiệp bế tắc, đình trệ, tài
chính cạn kiệt.
Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách nội trị ngoại giao lạc hậu.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng; địa chủ, cường hào đục
khoét, nhũng nhiễu dân lành.
Đời sống nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc đã làm thổi bùng lên các cuộc khởi
nghĩa nơng dân như: Trong năm 1862 có khởi nghĩa Cai tổng Vàng (Bắc Ninh), Nông
Hùng Thạc (Tuyên Quang); năm 1866 nổ ra khởi nghĩa ở Kinh thành Huế.
Vận nước nguy nan đã tác động tới các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ. Trào lưu cải
cách Duy tân ra đời.
Vì sao các đề nghị cải cách duy tân đều không được thực hiện? Liên hệ với các cải
cách duy tân cùng thời ở châu Á và rút ra nhận xét.
Rốt cuộc, các cơ hội duy tân đã bị bỏ qua, các đề nghị cải cách đã không bao giờ được
thực hiện. Vì:
- Những đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong,
chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết mâu thuẫn của xã hội
Việt Nam, đó là mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam, mâu thuẫn giữa
nông dân với địa chủ phong kiến.
- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp và từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách
có thể thực hiện được, ví dụ như những bản điều trần sâu sắc, có tình có lí của Nguyễn
Trường Tộ...
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

8


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN


- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn cùng tư tưởng Nho giáo cổ hủ, lạc hậu, không chịu thay
đổi đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, xã hội Việt Nam còn luẩn quẩn
trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
* Liên hệ
- ở châu Á, năm 1868, đất nước Nhật Bản thực hiện các cuộc duy tân Minh Trị; Thái Lan
thực hiện cải cách của vua Ra- Ma V nhằm đưa đất nước trở nên cường thịnh và thoát
khỏi thân phận thuộc địa...
- Năm 1898 cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc
CÂU 6
Trình bày sự xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước
ta đầu thế kỉ XX. Những điểm tích cực, hạn chế của xu hướng đó đã để lại bài học
kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?
- Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới
ngọn cờ Cần Vương do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bại. Để giải phóng dân tộc,
địi hỏi cách mạng Việt Nam phải đi theo một khuynh hướng cứu nước mới.
-Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã
hội Việt Nam đã có sự phân hóa sâu sắc: Trên cơ sở các giai cấp cơ bản của xã hội phong
kiến đã xuất hiện thêm các giai cấp và tầng lớp mới. Mỗi giai cấp, tầng lớp đều có thái độ
chính trị khác nhau đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc.
-Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta thông
qua các sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo
con đường cứu nước và tấm gương tự cường của Nhật Bản.
- Xu hướng:
-Như thế, đầu thế kỉ XX, dưới tác động của những hoàn cảnh lịch sử trên, ở nước ta đã
xuất hiện xu hướng cứu nước mới là xu hướng dân chủ tư sản.
-Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt
Nam đã lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả nhiệt
tình của tuổi trẻ tạo nên một phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang một màu sắc mới
với hình thức đấu tranh phong phú.

Những điểm tích cực, hạn chế của xu hướng đó đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho
cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?
- Đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã dấy lên cuộc vận động sôi nổi, sâu rộng theo khuynh
hướng mới - khuynh hướng dân chủ tư sản, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
với các phong trào Đông du, Duy tân, Đơng Kinh nghĩa thục, phong trào chóng thuế ở
Trung Kì....
-Tuy chưa làm bùng nổ cuộc cách mạng tư sản thực sự nhưng có thể nói phong trào yêu
nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đã kế thừa xứng đáng truyền thống yêu nước
đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

9


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

- Bài học: giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, đặt vấn đề
giải phóng dân tộc lên hàng đầu...
- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại..đặt dưới sự
lãnh đạo của đảng tiến bộ....
CÂU 7 Vì sao phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều tầng
lớp xã hội khác nhau tham gia? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong
trào.
* Vì sao phong trào Cần Vương thu hút...
- Các văn thân. sĩ phu lãnh đạo hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi đứng lên
chống Pháp muốn khôi phục lại vương triều phong kiến…
- Chiếu Cần Vương phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta là đánh Pháp.
giành độc lập dân tộc...

- Nhân dân ta khâm phục tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi. Tôn Thất Thuyết và các
văn thân. sĩ phu…
* Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam…
- Chủ quan:
+ Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự liên kết. thiếu sự chỉ huy thống nhất.
+ Thế lực phong kiến đang suy tàn. không có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thể hiện tinh thần yêu nước. đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân ta…
- Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. là tiền đề cho phong trào đấu tranh ở
đầu thế kỉ XX…
Câu 8: So sánh chủ trương cứu nước và hoạt động yêu nước chủ yếu của Phan Bội
châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX
Khái quát về hai cụ Phan:
+ Phan Bội Châu (1867-1940) hiệu là Sào Nam. Ông sinh ra tại Nam Đàn, Nghệ An là
một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Với lòng yêu nước thương dân hết mực, ơng
sớm có hồi bão cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp
+ Phan Châu Trinh (1872 - 1926) là một chí sĩ yêu nước người phủ Tam Kì, Quảng Nam.
Ơng là lãnh tụ của phong trào cải cách dân chủ. Phan Châu Trinh chủ trương giương cao
ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội , cứu nước bằng việc nâng cao dân trí dân quyền, yêu
cầu Pháp phải sửa đổi chính sách cai trị. Ơng đề cao phương châm "tự lực khai hóa" đánh
đổ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa ở Việt Nam.
Giống nhau
+ Về mục đích: Hoạt động cứu nước của hai cụ Phan đều xuất phát từ lòng yêu nước nồng
nàn, muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
+ Về khuynh hướng cứu nước: đều vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản: hai cụ mỗi người xác định được một trong hai kẻ thù, một trong hai nhiệm vụ của
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela

10


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

cách mạng Việt Nam mà chưa gắn chúng với nhau, cả hai cụ đều nhận thức đúng được vai
trò của quần chúng nhân dân nhưng lại thiếu niềm tin vào sức mạnh của họ, nhất là giai
cấp công nhân và nông dân.
+ Về phương pháp đấu tranh: Cả hai cụ đều quá nhấn mạnh một phương pháp đấu tranh
hoặc bạo động, hoặc cải cách mà chưa kết hợp các phương pháp đó. Cả hai cụ đều thấy
được sự cần thiết kết hợp chuẩn bị bên trong với giúp đỡ bên ngoài nhưng do ảo tưởng kẻ
thù nên xác định đồng minh chưa đúng: Phan Bội Châu xác định đồng minh là Nhật Bản,
Phan Châu Trinh xác định đồng minh là Pháp đều sai lầm.
Khác nhau:
+Về xác định kẻ thù: Phan Bội Châu xác định kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược thì Phan
Châu trinh lại xác định đó là vua quan phong kiến hủ bại.
+ Về mục tiêu và biện pháp thực hiện:
Phan Bội Châu xác định phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc – cho đây là
điều kiện để duy tân đất nước. Phương pháp đấu tranh là bạo động vũ trang. Ông chủ
trương phải tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ nước ngoài, trước hết là
nhờ Nhật đánh Pháp.
Phan châu Trinh lại nhấn mạnh trước hết phải duy tân đất nước, cải cách kinh tế, xã
hội nhằm nâng cao dân khí, dân trí, dân quyền – cho đây là điều kiện để giải phóng dân
tộc. Phương pháp đấu tranh của ơng là ơn hịa, cải cách. Ơng chủ trương đòi Pháp phải
sửa đổi chế độ cai trị và dựa vào thực dân Pháp để thực hiện cải cách dân chủ, nâng cao
dân trí, dân quyền. Ơng cũng đề cao phương châm “tự lực, khai hóa”
Như vậy, cùng đón nhận khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản
nhưng giữa hai cụ Phan có nhiều điểm khác biệt. Điều này đã dẫn đến sự hình thành hai
xu hướng cứu nước trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là xu hướng bạo động (Phan
Bội Châu) và xu hướng cải cách (Phan châu Trinh) nhưng hai xu hướng này không đối lập

nhau mà hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Cuối cùng cả hai cụ Phan đều thất bại nhưng
đều đã góp phần tạo nên cuộc vận động dân tộc, dân chủ sôi nổi những năm đầu thế kỉ
XX.
Câu 9: Phong trào cần vương là phong trào yêu nước chống xâm lược trên lập
trường phong kiến, mang tính dân tộc sâu sắc? (Phân tích tính chất của phong trào
Cần vương)
Tính chất u nước
+ Hồn cảnh ra đời và ý nghĩa của chiếu Cần vương
+ Mục tiêu của phong trào
+ Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt đi đày năm 1888, nhưng phong trào không thể bị dập tắt,
trái lại vẫn tiếp tục phát triển quy tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa có quy mơ và trình
độ tổ chức cao như BĐ, BS, HK do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Điều này
khẳng định Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước là chủ đạo.
Trên lập trường phong kiến
+ Mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến
+ Lãnh đạo là văn thân sĩ phu yêu nước là những trí thức phong kiến, ban đầu đặt dưới sự
lãnh đạo của triều đình kháng chiến do vua Hàm Nghi đứng đầu.
+ Hình thức đấu tranh: sử dụng hình thức đặc thù của chế độ phong kiến là đấu tranh vũ
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
11


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

trang mang tính chất thủ hiểm.
Tính dân tộc
+ Phong trào có mục tiêu là mục tiêu chung của cả dân tộc, đáp ứng nguyện vọng bức
thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam, phản ánh mâu thuẫn chủ yếu giữa nhân dân Việt

Nam với thực dân Pháp xâm lược
+ Phong tr có lực lượng tham gia đơng đảo văn thân sĩ phu yêu nước, nông dân, nhân
dân lao động...
+ Phong tr thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc, là sự kế thùa truyền thống đấu
tranh bất khuất của dân tộc, khẳng định năng lực chiến đấu của nhân dân ta, để lại những
bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh yêu nước trong thời gian sau.
Câu 10: So sánh phong trào Cần vương ( Khởi nghĩa Hương Khê) với phong trào
nông dân Yên Thế
Nhận xét về điểm giống nhau:
- Cả hai đều là những phong trào u nước dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, lơi kéo
đơng đảo quần chúng nhân dân tham gia, có thời gian tồn tại bền bỉ lâu dài.
- Cả hai đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu nên thất bại nhưng đã chứng tỏ tinh thần
yêu nước của nhân dân ta và để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu
tranh yêu nước trong giai đoạn sau, đặc biệt là về đường lối, phương pháp đấu tranh và tổ
chức xây dựng lực lượng.
- Thất bại của phong trào Cần vương và Khởi nghĩa Yên Thế chứng tỏ con đường đấu
tranh tự phát hay dưới ngọn cờ phong kiến dều không mang lại thắng lợi cuối cùng.Từ đó
chỉ rõ yêu cầu bức thiết của phong trào yêu nước Việt Nam là phải có một con đường cứu
nước mới trên lập trường tư tưởng mới để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thành
cơng.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
PHONG TRÀO YÊN THẾ
Thời gian

12 năm (1885 - 1896)

30 năm (1884 - 1913)

Quy mô


Rộng lớn, chủ yếu ở cách tỉnh Bắc Hẹp hơn, chủ yếu ở một số tỉnh
Kì và Trung Kì
trung du, miền núi phía Bắc

Lãnh đạo

Văn thân sĩ phu yêu nước

Thủ lĩnh nông dân

Lực
lượng Đông đảo, gồm văn thân sĩ phu Đông đảo nông dân, đồng bào dân
tham gia
yêu nước, nơng dân,
tộc thiểu số
Mục tiêu
Hình
đấu tranh

Chống Pháp giành độc lập, khôi
phục chế độ phong kiến (tư tưởng
này đã lạc hậu với thời cuộc)
thức Khởi nghĩa vũ trang

Chống Pháp bình định, lấn chiếm,
bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ
ruộng đất
Khởi nghĩa vũ trang kết hợp với
hịa hỗn


“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
12


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

Tính chất

Yêu nước chống Pháp xâm lược
trên lập trường phong kiến, chịu
sự chi phối của hệ tư tưởng Nho
giáo, ảnh hưởng của chiếu Cần
vương, gắn độc lập dân tộc với
chế độ phong kiến

Tự phát của nông dân. đã kết hợp
được yêu cầu độc lập dân tộc với
nguyện với nguyện vọng dân chủ,
bước đầu giải quyết được yêu cầu
ruộng đất cho nông dân.

Kết quả

Mặc dù diễn ra anh dũng, gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhưng cuối
cùng đều bị đàn áp, thất bại.

LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CÂU 1 “ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc

đã diễn ra sơi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc đã tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 9 trang 13, NXB Giáo dục 2016)
a, Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
b, Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân
tộc đối với cách mạng thế giới.
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ Đông Nam Á. Ngay khi được tin phát xít Nhật
đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang,
lật đổ ách thống trị của phát xít, giành được những thắng lợi tiêu biểu. Nhiều nước đã
tuyên bố độc lập như In-đô-nê-xi-a (17 − 8 − 1945), Việt Nam (2 − 9 − 1945) và Lào (12
− 10 − 1945).
Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á tiêu biểu là cuộc cách mạng Ấn Độ (1946 - 1950),
tháng 1 năm 1950 Ấn Độ tuyên bố thành lập nước cộng hòa.
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc ở châu Phi diễn ra
sôi nổi, sớm nhất là Bắc Phi với những thắng lợi của nhân dân Ai Cập và An-giê-ri,...
Năm 1960 là "Năm châu Phi" với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập.
Ở khu vực Mĩ Latinh, tình hình có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Ngày 1 − 1 − 1959, cuộc
cách mạng nhân dân ở Cu-ba giành thắng lợi, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Từ sau đó,
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
13


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

các cuộc đấu tranh củng cố độc lập chủ quyền, thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ đã
diễn ra mạnh mẽ tạo thành một cao trào cách mạng, Mĩ Latinh được ví như "Lục địa bùng

cháy".
Kết quả là tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967 chỉ còn 5,2 triệu km 2 với 35 triệu dân, tập
trung chủ yếu ở Nam châu Phi.
2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Nội dung chính của giai đoạn này là các cuộc đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ ách thống trị
của thực dân Bồ Đào Nha giành độc lập ở ba nước Ăng-gơ-la, Mơ-dăm-bích và Ghi-nê
Bít-xao. Kết quả, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho các
nước Ghi-nê Bít-xao vào năm 1974 và Ăng-gơ-la, Mơ-dăm-bích vào năm 1975.
Sự tan rã các thuộc địa Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng
dân tộc ở châu Phi.
3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
Nội dung chính của giai đoạn này là cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apac-thai), tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là : Rơ-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng
hồ Nam Phi.
Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị
xoá bỏ và người da đen được quyền bầu cử và các quyền tự do dân chủ khác. Cuộc đấu
tranh đã giành được thắng lợi ở Rơ-đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng hồ Dim-ba-bu-ê), ở
Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a), đặc biệt ở Cộng hoà Nam Phi –
sào huyệt lớn nhất và cuối cùng của chế độ A-pac-thai. Nelson Man-đê-la được bầu là
Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi năm 1994.
Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các
dân tộc châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn
là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu đã kéo dài từ bao đời nay.
b, Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân
tộc đối với cách mạng thế giới.
Nguyên nhân
Các dân tộc có tinh thần u nước đồn kết đấu tranh, đó là cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc mang tính chính nghĩa...
Các dân tộc đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, các tổ

chức quốc tế....
Ý nghĩa
Lịch sử các dân tộc bước sang trang mới, nhiệm vụ to lớn là phát triển kinh tế văn hóa...
Thắng lợi của phong trào đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập, làm thay đổi
bản đồ chính trị và số phận của hàng trăm triệu người trên thế giới, từ thân phận nô lệ trở
thành người tự do làm chủ đất nước...
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
14


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

CÂU 2
“Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
Phân tích qua dẫn chứng sự phát triển kinh tế của các nước châu Á, tiêu biểu là:
Ấn Độ
Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đạt được nhiều thành tựu to
lớn:
+ Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong
nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.
+ Các sản phẩm cơng nghiệp chính của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao
thơng, xe hơi, dược phẩm...Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trong những năm gần
đây.
+ Hiện nay, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm,
công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. Vị thế và uy tín của Ấn Độ được nâng cao trên
trường quốc tế.
Trung Quốc
Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to

lớn và toàn diện về kinh tế:
+ Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%, đạt 8740,4 tỉ nhân
dân tệ, đứng thứ 7 thế giới.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần so với trước cải cách.
+ Tổng số vốn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc đạt 521 tỉ USD.
Đông Nam Á
- Xin-ga-po được ví như con rồng nhỏ châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 12%
(1968 - 1973)
- Nền kinh tế Ma-lai-xi-a vô cùng năng động, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,3 % (1965 1983)
- Thái Lan đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu,
hoạt động du lịch chuyên nghiệp, đạt hiệu quả kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế
11,4% (1987 - 1990)
Kết luận: Nhận định trên là đúng
CÂU 3
Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II đối với Liên Xô, Nhật Bản và các nước
Tây Âu sau năm 1945? Bài học kinh nghiệm cho thế giới từ thực tế đó?
- Mặc dù là nước thắng trận, nhưng Liên Xô đã chịu những tổn thất nặng nề: Hơn 27
triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc và gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp
bị phá hủy… Chiến tranh đã làm Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
- Nhật Bản là nước bại trận. Sau chiến tranh, Nhật Bản mất hết thuộc địa; bị tàn phá nặng
nề…. khiến cho đất nước chìm ngập trong khó khăn…. ; Phải lệ thuộc vào Mỹ….
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
15


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN


- Các nước Tây Âu tham chiến (Tây Đức; Anh; Pháp ; Ý..) đều bị tàn phá nặng nề hoặc
tổn thất nghiêm trọng. Sau chiến tranh, các nước này đều mắc nợ; kinh tế sa sút…. ; Phải
lệ thuộc vào Mỹ….
- Các nước tham chiến dù thắng trận hay bại trận đều bị thiệt hại nặng nề….
- Cần phải giải quyết mọi tranh chấp, mâu thuẫn bằng hịa bình….
Bài học kinh nghiệm cho thế giới…
- Các nước tham chiến dù thắng trận hay bại trận đều bị thiệt hại nặng nề….
- Cần phải giải quyết mọi tranh chấp, mâu thuẫn bằng hịa bình….
CÂU 4
Nêu hồn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại
sao sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là một chương mới trong
lịch sử khu vực Đông Nam Á?
a, Hoàn cảnh đưa đến sự phát triển của ASEAN giai đoạn 1991 - 2000
- Trước năm 1991 sự phát triển của ASEAN cịn nhiều hạn chế do tình hình chính
trị khu vực khơng ổn định và ảnh hưởng từ sự can thiệp của Mĩ vào khu vực, ASEAN gồm
5 nước thành viên sáng lập và sau đó kết nạp thêm Bru- nêy.
- Từ năm 1991, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực I-an-ta tan rã, quan
hệ quốc tế chuyển sang thời kì đối thoại, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải
quyết những vấn đề tồn tị trong khu vực.
- Tháng 10 năm 1991 Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia được kí kết đã giúp cho
tình hình chính trị trong khu vực được cải thiện rõ rệt, xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở
rộng các thành viên của Hiệp hội, trực tiếp thúc đẩu sự phát triển của ASEAN.
b, Sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000
Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN : Việt Nam vào tháng 7/ 1995, Lào và Mian-ma – tháng 7 /1997 và Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN thỏng 4/
nm 1999.
Lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam á, 10 nớc đều cùng đứng trong mt tổ chức
thống nhất. ASEAN đà chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng khu
vực Đông Nam á hoà bình ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hoạt động
hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994). Nhiều

nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức này như : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mĩ, Ấn Độ,...
Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đơng Nam Á. Từ đó đến nay
ASEAN ngày càng phát triển.
CÂU 5

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
16


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

Trình bày những nét chính về q trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước Đơng Nam Á trước và sau năm 1945. Những nguyên nhân nào khiến Đông Nam
Á luôn là mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc trong nhiều thập kỷ ở thế kỷ XX?
Những nét chính về q trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông
Nam Á trước và sau năm 1945
Trước năm 1945, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước thực dân
phương Tây.
- Năm 1945, trước thời cơ Nhật đầu hàng, các nước Đông Nam Á nhanh chóng
giành chính quyền….
- Ngay sau đó, các nước Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược Đông Nam Á, các nước này
lại tiếp tục phải kháng chiến …Thập kỷ 50, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc
lập….
- Từ giữa những năm 50, Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á bằng hai con
đường….
- Năm 1975, các nước Đông Nam Á giành độc lập và bước vào thời kỳ xây dựng
đất nước trong hịa bình.

Những nguyên nhân khiến Đông Nam Á luôn là mục tiêu xâm lược của các
nước đế quốc
- Đơng Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng: là cầu nối giữa các châu lục, án ngữ
con đường biển huyết mạch của thế giới…..
- Đông Nam Á là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn nhân lực dồi dào…
- Đầu thế kỷ XX, khi các nước đế quốc có nhu cầu về thuộc địa thì các nước Đơng
Nam Á vẫn đang trong tình trạng lạc hậu….Thập kỷ 50 của thế kỷ XX, do sự phát triển
theo hai con đường… nên Đông Nam Á trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của hai phe
TBCN và CNXH….
CÂU 6
Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đơng Nam Á có tác
động đến q trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành
ASEAN 10” .Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao?
a, Lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á
- Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) thành lập với sự tham
gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan.
- Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Đông Dương kết thúc
thắng lợi. Tình hình chính trị của khu vực Đơng Nam Á bước đầu ổn định, quan hệ giữa
các nước Đông Dương với ASEAN có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đã góp phần tăng cường hợp tác
giữa các nước thành viên thông qua nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Lúc này quan hệ giữa
ba nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ
ngoại giao…
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
17


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN


- Tháng 10 – 1991, Hiệp định Pari về Campuchia được kí kết, tình hình chính trị ở Đơng
Nam Á được cải thiện rõ rệt. Từ đây ASEAN có điều kiện mở rộng thành viên… Như vậy
ASEAN từ năm nước đã phát triển thành mười nước thành viên.
* Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao?
- Sự kiện tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Baliđánh dấu ASEAN bắt đầu
phát triển.
- Giải thích:
+ Đã đưa ra được nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN…
+ Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt…
CÂU 7
Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ
hai. Các nước Đơng Nam Á cần làm gì để đảm bảo an ninh, hịa bình và ổn định khu
vực?
a, Khái qt những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Biến đổi về chính trị: Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông
Nam Á đã giành được độc lập:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan)
đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đơng Nam Á bị Nhật chiếm đóng, vì
vậy, nhân dân Đơng Nam Á đã phải chuyển từ đấu tranh chống đế quốc Âu - Mĩ sang đấu
tranh chống phát xít Nhật.
Nhân cơ hội phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, chiến tranh thế giới II kết thúc
một số nước đã đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành độc lập. Đông Nam Á trở thành nơi
khởi đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Tiêu biểu là các cuộc
đấu tranh của nhân dân các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào.
- Inđônêxia: Ngày17/8/1945 tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hịa
Inđơnêxia.
- Việt Nam: nhân dân Việt Nam đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thắng lợi và thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

- Lào: chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đến
ngày 12/10/1945 nước Lào tuyên bố độc lập.
- Nhiều nước khác như Miến Điện, Philíppin, Mã Lai đã giải phóng được phần lớn
lãnh thổ.
Tuy nhiên, ngay sau đó, thực dân Âu - Mĩ đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm
lược trở lại Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến kiên
cường, bền bỉ. Cuối cùng, các nước đế quốc buộc phải trao trả và công nhận nền độc lập
của các nước:
- Đế quốc Mĩ trao trả độc lập cho Philíppin tháng 7/1946;
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
18


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

-

- Thực dân Anh công nhận nền độc lập Miến Điện tháng 1/1948, Mã Lai tháng
8/1957.
- Năm 1954, thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập của ba nước Việt Nam,
Lào, Campuchia.
- Năm 1984, Brunây tuyên bố là quốc gia độc lập.
- Tháng 5 năm 2002 Đông Timo ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi
Inđônêxia và trở thành một quốc gia độc lập.
Như vậy, cho tới giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt
giành được độc lập bằng những hình thức đấu tranh phong phú. Giành được độc lập là
biến đổi to lớn nhất của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các
nước ĐNA từ thân phận thuộc địa, lệ thuộc đã trở thành những quốc gia độc lập, nhân dân

từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ nước nhà đã tạo ra điều kiện tiên quyết để khu
vực Đông Nam Á bước vào thời kì mới phát triển sau này.
* Biến đổi về kinh tế: Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra
sức xây dựng và phát triển kinh tế xã hội làm cho nền kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu và
phụ thuộc vào các nước đế quốc, đã có sự biến đổi lớn, ngày càng trở nên phát triển đạt
được nhiều thành tựu to lớn như Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan..
* Biến đổi trong quan hệ giữa các nước trong khu vực: Hiệp hội các quốc gia
ĐNA ra đời năm 1967 gồm 5 nước thành viên sáng lập là Ma-lai-xi-a, In-đô-nêxi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po và Thái Lan. ASEAN đã phát triển và mở rộng thành viên, đến
tháng 4 năm 1999 Cam –phu-chia trở thành thành viên thứ 10, lần đầu tiên trong lịch sử 10
nước ĐNA đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất, xây dựng ĐNA thành một
khu vực hịa bình, hữu nghị, hợp tác cùng nhau phát triển phồn vinh.
b, Để đảm bảo an ninh, hịa bình và ổn định khu vực, các nước Đông Nam Á cần :
* Các nước ĐNA tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp ước Ba-li (2/1976) xác định
nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:
Cùng nhau tôn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ,
Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau,
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình,
Hợp tác phát triển có kết quả.
* Căn cứ vào Luật biển (1982) của Liên hợp quốc, kiên trì đấu tranh ngoại giao và
pháp lí, lên án mọi hành động xâm phạm chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển đảo, kiên
quyết tơn trọng và địi được tơn trọng nền độc lập chủ quyền
* Đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế, các tổ chức trong và ngoài khu vực nhằm tạo ra
mơi trường hịa bình, ơn định khu vực, đảm bảo điều kiện và là cơ sở để ĐNA phát triển.
* Việt Nam đồn kết với các nước Đơng Nam Á, cùng thề hiện trách nhiệm chung
để bảo vệ hịa bình an ninh và ổn định khu vực.
CÂU 8
Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi đã diến ra như thế nào? So sánh về tổ
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”


Nelson Mandela
19


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

chức lãnh đạo, hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với
châu Á?
So sánh về tổ chức lãnh đạo, hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi với châu Á?
Tiêu chí
Châu PHI
Châu Á
Tổ chức lãnh đạo Thơng qua Tổ chức Thống nhất Dưới sự lãnh đạo của chính
châu Phi
Đảng của giai cấp vô sản như ở
Trung Quốc, Việt Nam; Đảng
của gai cấp tư sản như ở Ấn
Độ, In –đơ-nê-xi-a
Hình thức đấu Chủ yếu là đấu tranh chính trị, họp Đấu tranh chính trị kết họp với
tranh
pháp, nhiều nước cùng được trao đấu tranh vũ trang, giành độc
trả độc lập: Năm 1960 năm châu lập hoàn toàn.
Phi 17 nước tuyên bố độc lập
CÂU 9
Qua công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay:
a. Nêu nội dung đường lối cải cách - mở cửa và thành tựu.
b. Liên hệ với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985-1991), rút ra điểm khác?
a. Nội dung đường lối cải cách-mở cửa. thành tựu:
+ Tháng 12-1978. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cho công

cuộc cải cách kinh tế- xã hội của đất nước.
+ Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. lấy phát triển kinh tế làm
trung tâm. thực hiện cải cách - mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa đất nước…
+ Sau 20 năm cải cách- mở cửa (1979-2000). nền kinh tế phát triển nhanh chóng. đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất thế giới…
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9.6%. đạt giá trị 8740.4 tỉ
nhân dân tệ. đứng hàng thứ bảy trên thế giới…
+ Trên lĩnh vực đối ngoại. Trung Quốc thu được nhiều kết quả. góp phần củng cố địa vị
đất nước trên trường quốc tế (từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX. bình thường hóa
quan hệ với Liên Xô. Việt Nam…. thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công. Ma Cao…)
b. Liên hệ với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985-1991), rút ra điểm khác?
- Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. Kết quả sau hơn 20 năm cải cách-mở cửa. Trung Quốc ngày càng phát triển…
- Liên Xô đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng chưa thực hiện được gì.
những cải tổ về chính trị- xã hội lại được đẩy mạnh. xóa bỏ chế độ một Đảng…Kết quả
công cuộc cải tổ bị thất bại. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ sụp đổ.
CÂU 10
Nêu hồn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại
sao sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là một chương mới trong
lịch sử khu vực Đông Nam Á?
Hoàn cảnh đưa đến sự phát triển của ASEAN giai đoạn 1991 - 2000
- Trước năm 1991, sự phát triển của ASEAN cịn nhiều hạn chế, chưa có gì nổi bật, một số
nước ASEAN như Thái Lan, Phi-lip-pin còn tham gia vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt
Nam.
- Từ năm 1991, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển sang thời kỳ
đối thoại, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
20



ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

khu vực
- Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được kí kết đã giúp cho tình hình chính
trị trong khu vực được cải thiện rõ rệt, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ASEAN.
Sự phát triển của ASEAN giai đoạn 1991 - 2000
- Từ năm 1992 đến năm 1999, ASEAN phát triển từ ASEAN 6 lên ASEAN 10 (với sự gia
nhập của Việt Nam (1995), Lào, Mianmar (1997) và Cam-pu-chia (1999)
- Cùng với sự thống nhất khu vực, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác
kinh tế và xây dựng một khu vực Đơng Nam Á hịa bình, ổn định và phát triển. Năm
1992, ASEAN quyết định xây dựng AFTA; năm 1994 ASEAN lập diễn đàn an ninh khu
vực (ARF)….Từ đó đến nay, ASEAN ngày càng phát triển.
-

Giải thích sư phát triển của ASEAN giai đoạn này đã mở ra một chương mới ….
10 nước ĐNA cùng đứng trong một tổ chức ASEAN đã tạo nên sự thống nhất toàn khu
vực là cơ sở để tạo nên một khu vực ĐNA hịa bình, ổn định
- Sự liên kết khu vực được tăng cường, tính hội nhập được nâng caoddax tạo cơ hội phát
triển cho các quốc gia trong khu vực ĐNA.

-----------------------------------------------

LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1: Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược.
Câu 2: So sánh về thái độ của triều đình với thái độ của nhân dân trước cuộc xâm lược
của thực dân Pháp ở nước ta 1858 -1884
Câu 3: Phong trào Cần vương. Vì sao phong trào thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân
tham gia? Tính chất của phong trào Cần vương

Câu 4: Từ hiều biết về các phong trào Cần vương, Yến Thế và phong trào yêu nước đầu
thế kỉ XX hãy rút ra nhận xét về tính chất của phong trào? Bài học cho cách mạng?
Câu 5: So sánh điểm giống và khác trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh. Rút ra nhận xét về hạn chế của hai ơng.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
21


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

Câu 6: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành có gì mới và khác so với Phan Bội Châu?
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: Chính sách đối ngoại của Mĩ qua các giai đoạn 1945 – 1991 và 1991 – 2000. Nhận
xét về bản chất của chính sách đó.
Câu 2: Sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản? Nguyên nhân? Bài học.
Câu 3: Phân tích hồn cảnh Liên Xơ, Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới II. Rút
ra bài học cho các nước hiện nay.
Câu 4: So sánh tình hình kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II và rút ra nhận
xét về điểm giống và khác.
Câu 5: Mục tiêu và cơ sở của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu. Phân tích sự kiện đánh
dấu bước đột phá của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu.
Câu 6: Vì sao Mĩ La tinh được ví là lục địa bùng cháy? Điểm khác biệt của phong trào
giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so với châu Á.
Câu 7: “ Châu Á từ sau năm 1945 đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc.” Trình bày quan
điểm về nhận đình trên.
Câu 8: Hồn cảnh của ASEAN 1991 – 2000. Vì sao giai đoạn này đánh dấu bước phát
triển mới trong lịch sử Đơng Nam Á?

Câu 9: Phân tích sự đối đầu hai cực Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh thế giới II? Nhận xét
về sự tác động của sự đối đầu hai cực Xơ – Mĩ đến tình hình thế giới.
----------------------------------------------LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền quốc gia và biển đảo?
- Việt Nam căn cứ vào nguyên tắc trong Hiệp ước Bali (1976)...., căn cứ vào Công
ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 (Liên Hợp Quốc)..., Tuyên bố DOC- cách ứng xử của
các bên ở biển Đông.... kiên trì đấu tranh ngoại giao pháp lí, lên án mạnh mẽ mọi hành
động xâm phạm chủ quyền... kiên quyết tôn trọng và địi được tơn trọng nền độc lập, chủ
quyền.. đặc biệt là chủ quyền biển đảo...
- Việt Nam đoàn kết với các nước trong khu vực, các tổ chức, các quốc gia đấu
tranh thể hiện trách nhiệm chung bảo vệ hịa bình và an ninh trong khu vực và thế giới.
- Việt Nam tiếp tục đổi mới, tích cực hợp tác quốc tế, tăng cường tiếp thu khoa học
công nghệ phát triển mạnh mẽ về kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mình.
- Ủng hộ hịa bình, lên án chiến tranh góp phần xây dựng thế giới hồ bình, hữu
nghị, hợp tác.
→ Đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp với luật pháp Quốc tế
Câu 2 Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện nào tác động đến sự phát
triển của các quốc gia Đông Nam Á? Ý nghĩa của các sự kiện đó?
Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện tác động... Ý nghĩa ...
Năm 1945: Một loạt các nước giành độc lập như Indonexia, Việt Nam, Lào đã thúc
đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á phát triển mạnh mẽ.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
22


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

Năm 1967: Sự thành lập ASEAN đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực,

tạo cơ sở cho quá trình hợp tác khu vực...
Năm 1976: Với việc ký Hiệp ước Bali, quan hệ giữa các nước Đông Dương với
ASEAN được cải thiện. Hiệp ước Bali thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra thời kỳ phát
triển mới cho Đông Nam Á.
Câu 3: Nêu những thành tựu và hạn chế cơ bản của Liên Xô trong công cuộc xây
dựng Chủ nghĩa xã hội (1945- 1991). Liên Xô tan rã đã tác động như thế nào đến
tình hình thế giới?
a. Thành tựu:
- Kinh tế: Hồn thành khơi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh; xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội đạt được nhiều thành tựu. Liên Xô trở thành cường
quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế
giới.
Khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ
thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ; Năm 1957, phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo;
Năm 1961, phóng thành công tàu vũ trụ phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin
bay vòng quanh trái đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
b. Hạn chế:
- Đề ra đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, …xã hội thiếu dân chủ và công bằng làm gia tăng bất
mãn trong quần chúng.
- Không bắt kịp bước phát triển về khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì
trệ khủng hoảng về kinh tế và xã hội.
- Cơng cuộc cải tổ phạm phải sai lầm về nhiều mặt, từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin,
xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng lãnh đạo…., thiết lập quyền lực
tổng thống, làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô.
- Hạn chế về công tác cán bộ: sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách
mạng của một số người lãnh đạo đảng và nhà nước trở thành đối tượng để các thế lực thù
địch lợi dụng chống phá chế độ.
c. Tác động:
- Hệ thống XHCN trên thế giới khơng cịn tồn tại; Trật tự hai cực Ianta chính thức

sụp đổ; Mĩ là cực duy nhất cịn lại, có lợi thế tạm thời, mưu đồ thiết lập trật tự thế giới
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
23


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

“đơn cực” do Mĩ làm bá chủ thế giới.
Câu 4 Những điểm giống và khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
a. Giống nhau
* Hoàn cảnh ra đời
- Là tổ chức của những quốc gia liền kề về địa lí, tương đồng về kinh tế, văn hóa.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ).
* Mục tiêu: liên minh, hợp tác cùng phát triển về kinh tế, văn hóa.
* Vị trí: hiện nay là những tổ chức liên kết, hợp tác khu vực phát triển hiệu quả nhất thế
giới, có xu hướng phát triển liên kết lên tầm cao mới (EU tiến tới nhất thể hóa, ASEAN
hướng tới thành một cộng đồng vững mạnh).
* Vai trò: hợp tác, phát triển tăng khả năng cạnh tranh với các nước ngoài khối.
b. Khác nhau
- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết châu lục, hợp tác toàn diện hơn và ảnh
hưởng lớn hơn. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức liên kết khu vực
và đang phát triển.
Câu 5 Trình bày khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh
rằng: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đơng Nam Á đã góp phần làm thay
đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.


* Khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa
thực dân …

- Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam
Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập, hoặc giải phóng phần lớn lãnh
thổ (dẫn chứng tiêu biểu)…

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
24


ĐỘI TUYỂN LỊCH SỬ THCS LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆP NGUYỄN

- Ngay sau đó, thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước lại
phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, buộc các nước đế quốc phải lần
lượt công nhận nền độc lập của nhiều nước (dẫn chứng tiêu biểu)…

- Nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia giành chiến thắng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp năm 1954; tuy nhiên sau đó Việt Nam, Lào, tiếp đến là Campuchia
phải tiến hành kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới, đến năm 1975 mới giành
thắng lợi hoàn toàn. 1-1984, Brunây tuyên bố độc lập

- Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân ở Đông Nam Á diễn ra sớm nhất, quyết liệt và dai dẳng, cuối cùng giành thắng lợi
hoàn toàn. Chủ nghĩa thực dân cả cũ và mới ở khu vực đều bị đánh đổ…

* Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đơng Nam Á đã góp phần làm thay đổi
sâu sắc bản đồ chính trị thế giới vì:


- Đã đưa tới sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập. Các quốc gia này ngày càng
tham gia tích cực và có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị thế giới …

- Góp phần đưa tới sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân (cả cũ và mới) cùng hệ thống thuộc
địa của nó. Trận địa của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp lại …

- Góp phần mở rộng trận địa và tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa (với
thắng lợi của cách mạng Việt Nam)

- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đơng Nam Á cũng góp phần quan trọng
làm xói mịn và đưa tới sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta…

Câu 6 Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kì hồng kim
sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự
phát triển đó? Theo Anh (chị), Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho
cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới!”

Nelson Mandela
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×