ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN
ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN
TRONG VIỆC PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG
CHO SINH VIÊN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
LỚP DT05 --- NHÓM 13 --- HỌC KỲ 203
NGÀY NỘP :
GVHD
:
Sinh viên thực hiện
16/06/2021
TS. An Thị Ngọc Trinh
Mã số sinh viên
Văn Ngọc Thành
2014513
Đoàn Tấn Thành
2014489
Lê Hoàng Phương Thảo
2012060
Triệu Khánh Thi
2010639
Huỳnh Phúc Thiện
2014577
Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm số
QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
MĐL
: Mặt đối lập
CHNL : Chiếm hữu nô lệ
MLH
: Mối liên hệ
CSHT : Cơ sở hạ tầng
MT
: Mâu thuẫn
CM
: Cách mạng
NT
: Nhận thức
CN
: Chủ nghĩa
NTCT : Nhận thức cảm tính
CS
: Cộng sản
NTLT : Nhận thức lý tính
CT
: Chính trị
PĐ
: Phủ định
CXNT : Cơng xã ngun thủy
PK
: Phong kiến
CQ
: Chủ quan
PP
: Phương pháp
DT
: Duy tâm
PPL
: Phương pháp luận
DV
: Duy vật
PT
: Phương thức
GC
: Giai cấp
QĐ
: Quan điểm
HT
: Hình thái
QH
: Quan hệ
KG
: Không gian
QL
: Quy luật
KH
: Khoa học
QN
: Quan niệm
KQ
: Khách quan
QT
: Quá trình
KT
: Kinh tế
SH
: Siêu hình
BC
: Biện chứng
KTTT : Kiến trúc thượng tầng
SVHT : Sự vật, hiện tượng
LĐ
: Lao động
SX
: Sản xuất
LL
: Lực lượng
TD
: Tư duy
LS
: Lịch sử
TG
: Thế giới
1
T/G
: Thời gian
TT
: Tồn tại
TH
: Triết học
VC
: Vật chất
TB
: Tư bản
VH
: Văn hóa
TL
: Tài liệu
VS
: Vơ sản
TN
: Tự nhiên
XH
: Xã hội
TS
: Tư sản
YT
: Ý thức
2
MỤC LỤC
QUY ĐỊNH VIẾT TẮT ...................................................................................... 1
1.
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 5
2.
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN ................................................ 6
1.1.
Khái quát về sự ra đời và phát triển của triết học Mác ...................... 6
1.1.1.
Những điều kiện lịch sử cho sự ra đời của triết học Mác ............ 6
1.1.2.
Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết
học Mác ...................................................................................................... 7
1.1.4.
1.2.
Những giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lê-nin ............... 8
Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lê-nin ......................... 9
1.2.1.
Khái niệm triết học Mác – Lê-nin ................................................ 9
1.2.2.
Đối tượng của triết học Mác – Lê-nin........................................ 10
1.2.3.
Chức năng của triết học Mác – Lê-nin....................................... 10
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN TRONG
VIỆC PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH
VIÊN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY ..................................................... 12
2.1.
Khái niệm biện chứng và năng lực tư duy biện chứng theo quan
điểm của triết học Mác – Lê-nin .................................................................. 12
2.2.
Đánh giá năng lực tư duy biện chứng của sinh viên trong thời đại
ngày nay ....................................................................................................... 13
2.2.1.
Vai trò của năng lực tư duy biện chứng ..................................... 13
3
2.2.2.
Những mặt tích cực .................................................................... 13
2.2.3.
Những hạn chế nhất định ........................................................... 14
2.3.
Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của triết học Mác – Lê-nin
trong việc phát huy năng lực tư duy biện chứng của sinh viên hiện nay .... 16
3.
KẾT LUẬN ................................................................................................. 18
4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 19
4
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học (TH) là hệ thống kiến thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, vị trí, vai trị của con người trong thế giới.
“Năng lực tư duy hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử của con
người; trình độ tư duy của con người, do đó phụ thuộc vào năng lực và trình độ thực tiễn
của họ. Song, tư duy cũng thâm nhập vào thực tiễn và chỉ đạo thực tiễn của con người;
những đổi mới và phát triển diễn ra trong tư duy, vì vậy có tác dụng mở đường, định
hướng cho những đổi mới và phát triển của con người trong hoạt động thực tiễn.” 1
Trên thực tế, sinh viên hiện nay lại chưa thực sự chú ý đến hoạt động học tập mà
cốt lõi là vận dụng năng lực tư duy biện chứng vào cuộc sống hằng ngày. Nhiều sinh
viên khơng có phương pháp học tập, rèn luyện cũng như khả năng tự giáo dục bản thân.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm 13 nghiên cứu đề tài TRIẾT HỌC MÁC –
LÊ-NIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG
CAO NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY bằng
phương pháp cơ sở nghiên cứu luận biện chứng kết hợp với tổng hợp tài liệu để phân
tích, tổng hợp, thống kê và so sánh.
Thông qua đề tài, nhóm nghiên cứu muốn đưa ra giải pháp cải thiện tình trạng
tiếp thu thụ động, đồng thời phát huy vai trò chủ động của người học, đẩy mạnh việc tự
xây dựng năng lực biện chứng của sinh viên và giải quyết tốt các vấn đề trong việc học
nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương, 5 tiểu tiết.
1
ThS. Nguyễn Công An (06/05/2019), Phát huy năng lực tư duy biện chứng cho sinh
viên thông qua việc dạy và học thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác – Lênin. Truy cập từ />5
2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN
1.1.
Khái quát về sự ra đời và phát triển của triết học Mác
1.1.1. Những điều kiện lịch sử cho sự ra đời của triết học Mác
• Điều kiện kinh tế - xã hội:
o Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
điều kiện cách mạng công nghiệp.
o Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực
lượng chính trị - xã hội độc lập.
o Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra
đời của triết học Mác.
• Nguồn gốc lý luận : Kế thừa những thành tựu chủ yếu nhất cho sự ra đời của triết
học Mác.
o Triết học cổ điển Đức.
o Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
o Chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Pháp.
• Tiền đề về khoa học tự nhiên : Ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học
duy vật biện chứng:
o Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng.
o Thuyết tế bào.
o Thuyết tiến hóa.
Khoa học vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau,
các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới,
vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.
Đó là cơ sở – những tiền đề khoa học trực tiếp cho sự ra đời thế giới quan duy
vật và phép biện chứng duy vật của triết học Mác.
6
Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một tất yếu lịch
sử, không những vì nó một sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách
mạng của giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển hợp logic của lịch sử tư
tưởng nhân loại.
• Nhân tố chủ quan:
o Tình bạn vĩ đại của hai nhà cách mạng C. Mác và Ph. Ăng-ghen,có cùng
tư tưởng, quan điểm, khát vọng.
o Tình u thương những người cơng nhân nói riêng, những người lao động
nói chung.
o Tinh thần hy sinh, hoạt động thực tiễn khơng biết mệt mỏi của vì sự nghiệp
giải phóng.
o Niềm tin sâu sắc vào lí tưởng cách mạng của giai cấp công nhân.
o Sự thông minh hơn người.
1.1.2. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác
Gồm 3 thời kỳ:
• Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và
dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841 – 1844).
• Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
(1844 – 1848).
• Thời kỳ C.Mác và Ph. Ăng-ghen bổ sung và phát triển hồn thiện lí luận triết học
(1848 – 1895).
1.1.3. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăng-ghen
thực hiện
• Thực chất của cuộc cách mạng triết học:
o Khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ và khắc
phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra
một chủ nghĩa duy vật triết học hồn bị, đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
7
o Vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch
sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử – nội dung chủ yếu của
bước ngoặc cách mạng trong triết học.
o Bổ sung những đặc tính mới vào triết học, sáng tạo ra một triết học chân
chính khoa học – Triết học duy vật biện chứng.
o Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, Mác và Ăng-ghen đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học và hoạt
động thực tiễn của con người
o Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, triết học Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa
học cụ thể.
Ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học
• Ý nghĩa phương pháp luận : Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào
công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào cơng nhân, từ
trình độ tự phát lên tự giác:
o Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân – một giai
cấp cách mạng nhất, tiến bộ nhất.
o Triết học Mác đã chấm dứt tham vọng của nhiều nhà triết học duy tâm coi
triết học là “khoa học của mọi khoa học”. Xác lập đúng đắn mối quan hệ
giữa triết học với khoa học cụ thể.
o Triết học là thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết
cho sự phát triển của các khoa học.
• Ý nghĩa thực tiễn : Từ khi ra đời đến nay các nguyên lý của triết học Mác vẫn
còn nguyên giá trị.
1.1.4. Những giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lê-nin
• Hồn cảnh lịch sử V. I. Lê-nin phát triển triết học Mác
o Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX : Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lên giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện những mâu thuẫn mới đặc biết là mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
o Trung tâm cách mạng thế giới chuyển sang nước Nga và xuất hiện phong
trào giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa.
8
o Những phát minh mới trong vật lí học dẫn đến sự khủng hoảng về thế giới
quan. Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến
nhận thức và hoạt động cách mạng, nở rộ các loại chủ nghĩa duy tâm khoa
học tự nhiên.
o Các nhà tư tưởng tư sản phản bác nhằm xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa
Mác.
• V. I. Lê-nin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
o Thời kỳ 1893 – 1907, V. I. Lê-nin bảo vệ và phát triển triết học Mác, nhằm
thành lập Đảng Mác-xít ở Nga và chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ
tư sản lần thứ nhất.
o Từ 1907 – 1917, V. I. Lê-nin phát triển toàn diện triết học Mác và lãnh
đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
đầu tiên trên TG.
o Từ 1917 – 1924 là thời kỳ V. I. Lê-nin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách
mạng, bổ sung, hoàn thiện triết học Mác, gắn liền với việc nghiên cứu các
vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội.
o Thời kỳ từ 1924 đến nay, triết học Mác – Lê-nin tiếp tục được các Đảng
Cộng sản và công nhân bổ sung, phát triển.
1.2.
Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lê-nin
1.2.1. Khái niệm triết học Mác – Lê-nin
• Triết học Mác – Lê-nin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên,
xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận
thức và cải tạo thế giới.
o Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện
chứng chủ quan.
o Đưa ra hệ thống các quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế
giới.
9
o Chú trọng đến các quy luật vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài
người và con người.
1.2.2. Đối tượng của triết học Mác – Lê-nin
• Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lê-nin là giải quyết mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy
luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
• Trong triết học Mác – Lê-nin, đối tượng của triết học và đối tượng của các khoa
học cụ thể đã được phân biệt rõ ràng:
o Các khoa học cụ thể nghiên cứu quy luật trong các lĩnh vực riêng biệt về
tự nhiên, xã hội hoặc tư duy.
o Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong cả ba lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
• Triết học Mác – Lê-nin có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học cụ thể : Quan
hệ giữa quy luật của các khoa học cụ thể và quy luật của triết học là quan hệ biện
chứng giữa cái riêng và cái chung.
1.2.3. Chức năng của triết học Mác – Lê-nin
Định nghĩa
• Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người
trong thế giới đó.
• Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những ngun tắc xuất phát có
vai trị chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu.
Chức năng của TH Mác – Lê-nin : Gồm hai chức năng là chức năng thế giới
quan và chức năng phương pháp luận.
• Chức năng TGQ:
o Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hình thành quan điểm
khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó xác định thái độ và các thức
hoạt động của mình.
o Nâng cao vai trị tích cực, sáng tạo của con người.
o Thế giới quan duy vật biện chứng là cơ sở khoa học để đấu tranh với các
loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
10
• Chức năng phương pháp luận:
o Triết học Mác – Lê-nin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất,
phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
o Trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm
công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học,
đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.
11
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN TRONG VIỆC
PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN TRONG
THỜI ĐẠI NGÀY NAY
2.1.
Khái niệm biện chứng và năng lực tư duy biện chứng theo quan điểm của
triết học Mác – Lê-nin
Biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện
mâu thuẫn trong cách lập luận.2
“Năng lực là khả năng và điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có, là tổng hợp
những phẩm chất tâm – sinh lý tạo cơ sở và khả năng hình thành một hoạt động
nào đó; năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm – sinh lý của con người
khiến cho nó thích hợp với một loại hình nghề nghiệp nhất định đã hình thành
trong lịch sử”.3
Năng lực tư duy: Là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, liên tưởng,
trừu tượng hóa, khái quát hóa và xử lý tri thức trong quá trình phản ánh, tái tạo,
phát triển và vận dụng chúng vào những tình huống thực tiễn nhất định.
Như vậy, “năng lực tuy duy biện chứng là tổng hợp tất cả các phẩm chất
của tư duy ở trình độ cao, khoa học nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức và
thực tiễn đang đặt ra một cách đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả
nhất”.4
2
Từ gốc là dialego với nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận.
3
ThS. Nguyễn Công An (06/05/2019), Phát huy năng lực tư duy biện chứng cho sinh
viên thông qua việc dạy và học thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác – Lênin. Truy cập từ />4
ThS. Nguyễn Công An (06/05/2019), Phát huy năng lực tư duy biện chứng cho sinh
viên thông qua việc dạy và học thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác – Lênin. Truy cập từ />12
2.2.
Đánh giá năng lực tư duy biện chứng của sinh viên trong thời đại ngày
nay
2.2.1. Vai trò của năng lực tư duy biện chứng
V. I. Lê-nin đã từng khẳng định vai trò của tư duy đối với nhận thức và cải tạo
thế giới: “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà
còn tạo ra thế giới khách quan”. Điều này cho thấy, một mặt, thông qua hoạt
động tư duy, con người có thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan; mặt
khác, thông qua hoạt động thực tiễn, con người có thể cải biến hiện thực khách
quan theo những lợi ích của mình. Cũng từ đó, có thể khẳng định tư duy khoa
học, năng lực tư duy khoa học có vai trị quan trọng đối với cả hoạt động nhận
thức lẫn hoạt động thực tiễn. Năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp cho sinh viên
rất nhiều trong q trình học tập cũng như cơng tác sau này:
Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện
chứng sẽ giúp sinh viên cái nhìn tồn diện, phân biệt tri thức đúng sai; chỉ ra
nguyên nhân cái sai và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn. Sinh viên tự
học tự học, tự nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp
mà thực tiễn đặt ra.
Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; sinh viên khơng cịn
phải học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết sáng tạo ra tri thức mới.
Thứ ba, loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì tuệ.
2.2.2. Những mặt tích cực
Thứ nhất, giúp cho sinh viên có cơ sở phân biệt khái niệm triết học với khái
niệm của các khoa học khác. Trên cơ sở đó sinh viên có tư duy logic hơn, tránh
mất các sai lầm trong việc nhầm lẫn giữa các khái niệm với nhau.
Ví dụ: Trong triết học định nghĩa phát triển “là sự vận động từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng nào đó”. Mặc khác
trong kinh tế, phát triển sẽ được định nghĩa “là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền
với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo
đảm công bằng xã hội”.
13
Thứ hai, giúp cho sinh viên có những quan điểm đúng đắn và phương pháp biện
chứng duy vật để tiếp thu các mơn học khác có hiệu quả. Trên cơ sở đó sinh viên
có điều kiện phát huy năng lực tư duy biện chứng, khả năng lập luận cao, để dễ
dàng tổng hợp được kiến thức cần nghiên cứu, tìm hiểu.
Ví dụ: Trong triết học Mác – Lê-nin sự chuyển động của các vì sao là vận
động của tự nhiên vô sinh; sự mất đi của một cá thể sinh vật là vận động của tự
nhiên hữu sinh; sự thay đổi chế độ chính trị của một quốc gia là vận động của xã
hội; sự tăng trưởng tri thức của con người là vận động của tư duy. Nếu khơng
nhìn ở khía cạnh triết học thì đa phần sinh viên sẽ xem những sự chuyển động đó
là những vận động đó là một điều bình thường, do các điều kiện tự nhiên tác
động tạo nên.
Thứ ba, trang bị cho sinh viên các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật –
cơ sở để họ phát huy năng lực tư duy biện chứng. Gồm ba nguyên tắc : Nguyên
tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn; nguyên tắc lịch sử – cụ thể trong nhận
thức và thực tiễn; nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn.
Ví dụ: Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn: Vận dụng trong
cách mạng dân tộc dân chủ về phân tích mâu thuẫn xã hội, so sánh lực lượng ta
– địch; công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước về xác định những khâu then
chốt trong đổi mới kinh tế, chính trị và tư duy.
2.2.3. Những hạn chế nhất định
Thứ nhất, một số sinh viên vẫn chưa thật sự đứng trên lập trường duy vật biện
chứng, vẫn còn tin vào thế giới quan duy tâm. Điều này ảnh hưởng tới việc phát
huy năng lực tư duy biện chứng của họ.
Ví dụ: Thế giới quan duy tâm thừa nhận rằng bản chất của thế giới chính
là tinh thần. Nó là cái cơ trước và cũng là cái có quyết định đối với thế giới của
con người và vật chất. Trong thế giới quan duy tâm lại tồn tại cả thế giới quan
duy tâm khách quan và thế giới quan duy tâm chủ quan. Hai hình thức này lại
khác nhau trong quan niệm về tinh thần. Do đó, sẽ có một số mâu thuẫn nãy sinh
trong việc nói đến sự hình thành của của các sự vật, sự việc. Đơn giản như trong
14
việc hình thành của trái đất, nó được tạo ra do thần linh theo chủ nghĩa quan
duy tâm hay nó là một trong những hành tinh của vũ trụ này được hình thành từ
hàng tỉ năm trước.
Thứ hai, sau khi học thế giới quan và phương pháp luận triết học của môn
triết học Mác – Lê-nin, một số sinh viên vẫn chưa có phương pháp tư duy biện
chứng duy vật, còn rơi vào bệnh kinh nghiệm giáo điều, chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: Nhiều sinh viên có lối suy nghĩ đơn giản, không bám sát thực tế,
không coi trọng thực tiễn, khơng lấy thực tiễn làm cơ sở lí luận. Làm cho việc đi
xâu một vấn đề nào đó không rõ ràng, rành mạch.
Thứ ba, sinh viên hiện nay khi học thế giới quan và phương pháp luận triết
học của môn triết học Mác – Lê-nin, họ chỉ mới biết học thuộc lịng những gì
giảng viên truyền đạt, chưa hiểu sâu sắc bản chất của những tri thức đã học để có
thể rút ra được ý nghĩa thực tiễn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng hoàn cảnh
cụ thể trong học tập và sinh hoạt.
Ví dụ: Đây hầu như là tình hình chung của sinh viên, bởi có lẽ một phần
do môn học đối với họ quá khô khan, khó hiểu và khó có thể tiếp thu hết các kiến
thức. Làm cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế khá khó khăn và gặp nhiều trở
ngại.
Thứ tư, một số sinh viên còn phạm phải sai lầm khi vận dụng các nguyên
tắc của phép biện chứng duy vật vào học tập và nghiên cứu khoa học. Nghĩa là
năng lực tư duy biện chứng của họ còn hạn chế, điều đó đã làm cho nhiều sinh
viên hiện nay khơng hiểu và nắm vững nguyên tắc khách quan nên trong cách
nghĩ, cách làm của họ còn biểu hiện sự liều lĩnh, vội vàng khơng xuất phát từ
hồn cảnh thực tế, điều kiện hiện có của gia đình, của bản thân nên rơi vào ảo
tưởng.
Nguyên nhân của những hạn chế trên
Thứ nhất, đây là mơn học hầu như khơng có sự kế thừa ở bậc học phổ
thông như các môn khoa học cơ bản khác. Bởi vậy, sinh viên có khoảng trống
và lúng túng trong việc tiếp thu tri thức của môn khoa học này.
15
Ví dụ: Theo chương trình học thì triết học Mác – Lê-nin là một mơn học
hồn tồn mới đối với tất cả các sinh viên. Mặt khác, ở các bậc học trước, do
một số câu nói khơng tích cực về mơn như khó hiểu, dài dịng,... dễ làm cho sinh
viên có sự e dè trong khi học mơn này. Điều đó khiến việc tiếp thu các kiến thức
của mơn học này khó hơn nhiều so với các mơn học khác, nhất là các mơn khoa
học tự nhiên,...
Thứ hai, khi nói tới thế giới quan và phương pháp luận triết học của môn
học triết học Mác – Lê-nin, hầu hết sinh viên đều cho rằng đây là mơn học
chung, thậm chí có sinh viên cịn cho là mơn học phụ, tri thức khơ khan, khó
hiểu, khơng thiết thực với cuộc sống, học cũng khơng giúp gì cho chun mơn
của họ. Vì thế, nhiều sinh viên không hứng thú, say mê học tập, coi việc học nó
là bắt buộc, gị ép, chống đối.
Ví dụ: “Nghe thấy những lời đường mật, chúng ta có thể rung động.
Nhưng tuyệt đối khơng được hí hửng đắc ý. Nếu như khơng rung động thì là giả
rối. Nhưng nếu hí hửng đắc ý thì rất có thể sẽ trở thành sự thật”. Đây là một
câu nói trong triết học, nó làm cho người đọc vào cảm thấy lằn nhằn, phức tạp,
khó hiểu khi nói đến cảm xúc của con người. Qua đó có thể thấy, khi sinh viên
gặp quá nhiều những câu như vậy sẽ dẫn đến việc chán nản và học với tâm thế
là đối phó.
Thứ ba, sinh viên chưa thật sự xác định đúng đắn tầm quan trọng của mơn
học, vẫn cịn thái độ học tập chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, có những sinh viên
nhận thức được vai trị của mơn học, nhưng lại chưa có phương pháp học đúng
đắn nên kết quả học tập cịn thấp, chủ yếu đạt điểm trung bình và trung bình
khá, kết quả khá, giỏi rất ít.
Ví dụ: Sinh viên khi tiếp cận với triết học Mác – Lê-nin đa phần bởi vì đây
là một mơn học bắt buộc, học để tích lũy tín chỉ,... nên thường xem nhẹ nó và
khơng tìm hiểu sâu về tầm quan trọng của mơn học này.
2.3.
Những giải pháp nhằm phát huy vai trị của triết học Mác – Lê-nin trong
việc phát huy năng lực tư duy biện chứng của sinh viên hiện nay
16
Vai trò của người giảng dạy
Thứ nhất, chú ý phát huy nỗ lực cố gắng, sự sáng tạo của chính sinh viên.
Thứ hai, làm cho sinh viên tự nhận thức đúng vị trí, vai trị, tầm quan trọng
của triết học Mác – Lê-nin đối với bản thân, phải xóa đi những mặc cảm về môn
học.
Thứ ba, khắc phục sự phân biệt, đối xử không đúng, coi học phần những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là môn chung, môn phụ nên không
đầu tư thời gian, công sức vào nghiên cứu và học tập.
Thứ tư, chỉ ra vai trò của triết học, để sinh viên tự hiểu rằng triết học Mác
– Lê-nin là quan trọng, cần thiết cho sinh viên có phương pháp tư duy đúng đắn
trong nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống.
Thứ năm, động viên để mỗi sinh viên có ý thức tìm cho mình phương pháp học
tập, nghiên cứu khoa học phù hợp với bản thân.
➢ Vai trị của sinh viên
Thứ nhất, có phương pháp học tập đúng đắn, khoa học như đọc tài liệu
trước khi lên lớp, tập trung nghe giảng ở trên lớp, hệ thống lại bài học, ôn bài
thường xuyên. Trên cơ sở đó sẽ phát huy được năng lực tư duy biện chứng của
bản thân.
Thứ hai, tích cực tham gia các buổi thảo luận, viết tiểu luận khoa học để
nâng cao kiến thức, hiểu sâu hơn về môn học, giúp rèn luyện thêm cách viết, cách
trình bày một vấn đề khoa học có hệ thống logic chặt chẽ. Điều này sẽ rèn luyện
cho sinh viên năng lực tư duy biện chứng.
Thứ ba, tập trung vận dụng tri thức triết học Mác – Lê-nin để giải quyết
vấn đề nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống. Qua những tri thức của triết
học giúp họ phân biết phân tích tình hình cụ thể, những vấn đề nảy sinh trong học
tập và cuộc sống.
17
3. KẾT LUẬN
Như vậy, năng lực tư duy biện chứng là tổng hợp tất cả các phẩm chất của tư duy ở
trình độ cao, khoa học nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức và thực tiễn đang đặt ra
một cách đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả nhất. Đó là địi hỏi bắt buộc ở
mỗi người trong quá trình tiến hành nhiệm vụ nhận thức, cải tạo thế giới khách quan và
thực tiễn xã hội đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, chủ thể tư duy
phải : Nắm vững các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật và vận
dụng linh hoạt, sáng tạo những nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy
vật vào nhận thức và giải quyết những vấn đề cần thiết của thực tiễn đặt ra.
Triết học Mác – Lê-nin là sự thống nhất giữa thế giới quan, phương pháp luận. Nó
phản ánh thế giới dưới dạng một hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy luật, phạm trù.
Vì vậy, nắm vững triết học Mác – Lê-nin là nắm vững được bản chất, quy luật tất yếu
của thế giới vật chất, là cơ sở quan trọng để rèn luyện và phát huy năng lực tư duy biện
chứng. Nó khơng chỉ trang bị cho sinh viên một cách hệ thống thế giới quan duy vật
khoa học, cung cấp cho sinh viên các nguyên tắc cơ bản của tư duy biện chứng mà cịn
góp phần hình thành ở sinh viên năng lực vận dụng linh hoạt các nguyên lý, quy luật,
phạm trù của phép biện chứng duy vật vào nhận thức khoa học. Những nguyên lý của
triết học Mác – Lê-nin là khoa học trang bị cho sinh viên, góp phần rèn luyện, nâng cao
nghệ thuật nắm bắt và vận dụng linh hoạt các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Ngồi ra,
nó cịn giúp cho sinh viên dần khắc phục được những hạn chế trong tư duy, từng bước
hoàn thiện phương pháp tư duy biện chứng.
Tóm lại, việc hiểu rõ về năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn bản chất,
vị trí, vai trị của từng sự vật, hiện tượng trong đời sống. Từ đó, ta cũng nắm được cho
bản thân những nhận thức đúng đắn về sự vật cũng như năng lực tư duy cao nhằm thúc
đẩy sự phát triển khơng chỉ cho riêng mình mà cịn cho xã hội.
18
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục đào tạo (2019). Giáo trình Triết học Mác – Lê-nin. NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội (Bản dự thảo)
2. ThS. Nguyễn Công An (06/05/2019). Phát huy năng lực tư duy biện chứng cho
sinh viên thông qua việc dạy và học thế giới quan và phương pháp luận triết học
Mác – Lê-nin. Truy cập từ />
19