Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.1 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌc

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên


HÀ NỘI - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ

7

VÀ CHỒNG

1.1.

Khái niệm chung về đại diện và đại diện giữa vợ và chồng

7

1.1.1.

Khái niệm chung về đại diện


7

1.1.2.

Bản chất và các đặc điểm pháp lý về đại diện giữa vợ và chồng

12

1.1.2.1. Khái niệm chung về đại diện giữa vợ và chồng

12

1.1.2.2. Đặc điểm chung của đại diện giữa vợ và chồng trong tương

15

quan với đại diện
1.2.

Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam điều chỉnh về quan hệ

26

đại diện giữa vợ và chồng.
1.2.1.

Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

26


1.2.2.

Giai đoạn từ 1945 đến nay

28

Chương 2:

32

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUAN
HỆ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM

2.1.

Thực trạng pháp luật hiện hành về đại diện theo pháp luật

32

giữa vợ và chồng và thực tiễn áp dụng
2.1.1.

Đại diện giữa vợ chồng khi một bên vợ, chồng bị mất năng
lực hành vi dân sự

3

32



2.1.1.1. Điều kiện để xác định đại diện theo pháp luật giữa vợ và

32

chồng mà một bên mất năng lực hành vi dân sự
2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ hoặc chồng với tư cách là người

40

đại diện cho chồng hoặc vợ của mình bị mất năng lực hành
vi dân sự
2.1.2.

Đại diện giữa vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng bị hạn

45

chế năng lực hành vi dân sự
2.1.2.1. Điều kiện để xác định đại diện theo pháp luật giữa vợ và

45

chồng mà một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ hoặc chồng trong trường hợp

51

chồng hoặc vợ của mình bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
2.2.


Thực trạng pháp luật hiện hành về đại diện theo ủy quyền

57

giữa vợ và chồng
2.2.1.

Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ

57

và chồng
2.2.1.1. Chủ thể đại diện trong quan hệ đại diện giữa vợ và chồng

57

2.2.1.2. Phạm vi đại diện trong đại diện theo ủy quyền giữa vợ

60

và chồng
2.2.1.3. Hình thức văn bản ủy quyền của đại diện giữa vợ và chồng
2.2.2.

Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng với tư cách là người đại

61
65


diện theo ủy quyền
2.2.2.1. Vợ, chồng đại diện cho nhau trong việc thực hiện các giao

65

dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, tài sản là
nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc chung tài sản để đầu
tư kinh doanh
2.2.2.2. Vợ, chồng đại diện cho nhau trong việc thực hiện các giao
dịch liên quan đến tài sản riêng của một bên vợ, chồng

4

74


Chương 3:

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

78

PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

3.1.

Nhu cầu khách quan và phương hướng hoàn thiện pháp luật
về đại diện giữa vợ và chồng

78


3.1.1.

Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về đại

78

diện giữa vợ và chồng
3.1.2.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ
và chồng

86

3.2.

Một số giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực hiện của pháp

91

luật về đại diện giữa vợ và chồng
KẾT LUẬN

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

103


5


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cũng như các nước khác, tại Việt Nam đại diện là một chế định pháp
luật, được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nhằm hỗ trợ việc thực
hiện năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp luật nói chung và để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, của những người bị hạn
chế, mất hoặc khơng có năng lực hành vi dân sự nói riêng. Đại diện khơng
những bảo vệ cho cá nhân mà còn liên quan đến pháp nhân.
Trên cơ sở quyền bình đẳng nam - nữ, quyền tự do của cơng dân, đảm
bảo các quyền và lợi ích của những chủ thể pháp luật ngay cả khi họ không
thể trực tiếp tham gia được các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, lao
động…và các quan hệ xã hội khác. Xuất phát từ nguyên tắc tự do cam kết,
thỏa thuận trong luật dân sự trong khuôn khổ pháp luật mà các cá nhân có thể
tự do thỏa thuận giúp đỡ nhau và thỏa mãn lợi ích của nhau.
Theo đó quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được pháp luật cơng nhận
và bảo vệ, vợ chồng đều có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình
theo pháp luật và theo ủy quyền. Người vợ trong gia đình có quyền đại diện
trong các quan hệ hôn nhân và gia đình khơng bị phân biệt với người chồng.
Việc vợ, chồng đại diện cho nhau và cho gia đình trong các giao dịch dân sự
ngày càng phổ biến, đa dạng trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao
đổi, cho vay, bảo lãnh…liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, hoặc có
thể liên quan đến tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung của gia đình, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của vợ, chồng thì việc đặt ra vấn đề đại diện là vô cùng cần
thiết, như vậy tránh việc các giao lưu dân sự giữa vợ chồng với người thứ ba
bị gián đoạn, hạn chế, tránh sự kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.


6


Xuất phát từ thực tiễn, các giao lưu dân sự và thương mại của vợ,
chồng ngày càng đa dạng, việc vợ, chồng tự do tham gia kinh doanh ngày
càng nhiều, đặc biệt việc vợ, chồng đưa tài sản chung vào giao lưu dân sự
ngày càng sôi động và phức tạp. Vì vậy việc đại diện sẽ giải quyết được nhiều
vấn đề trong gia đình và ngồi xã hội nhất là việc đảm bảo được quyền, lợi
ích của người thứ ba trong giao dịch dân sự.
Việc nghiên cứu vấn đề đại diện giữa vợ và chồng là vơ cùng cần
thiết, vì hành vi đại diện của vợ, chồng cho nhau trong các quan hệ dân sự
không những để thực hiện chức năng của gia đình mà cịn là thực hiện các
quyền năng dân sự do pháp luật quy định. Việc đại diện cho nhau giữa vợ và
chồng liên quan mật thiết đến lợi ích của vợ chồng trong các giao dịch dân sự
và liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều này
được chứng minh trước thực tế hiện nay có ngày càng nhiều những tranh chấp
liên quan đến một bên vợ hoặc chồng đại diện cho nhau thực hiện các giao
dịch dân sự nhưng đã vượt quá phạm vi đại diện hoặc có hành vi lừa dối trong
các văn bản ủy quyền giữa vợ và chồng… khiến cho các giao dịch không
được thực hiện, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích một bên vợ hoặc chồng, của
vợ chồng và gia đình hoặc bên thứ ba.
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế về các vấn đề hôn nhân và gia đình,
dân sự… có yếu tố nước ngồi, cùng với việc Nhà nước ta đang đặt ra chương
trình sửa đổi các văn bản pháp luật về dân sự, hơn nhân và gia đình và các văn
bản pháp luật liên quan khác, việc nghiên đề tài này để có những luận cứ khoa
học sửa đổi pháp luật là cần thiết.
Chính bởi vậy việc nghiên cứu đại diện giữa vợ và chồng theo quy
định của pháp luật hiện hành là một việc làm có tính cấp thiết, đáp ứng được
u cầu cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định đại diện giữa vợ và chồng là một vấn đề không cũ nhưng trên
thực tế có rất ít cơng trình nghiên cứu thấu đáo và đầy đủ. Vấn đề này được

7


nhắc đến như một nội dung nhỏ trong các bài báo, hay các cơng trình nghiên
cứu khác về quan hệ của vợ chồng như: Nguyễn Ngọc Điện: Bình luận khoa học
Luật Hơn nhân và gia đình, tập II: "Các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng",
Nhà xuất bản Trẻ, 2004, đã khái quát lên những vấn đề chung nhất về đại diện
giữa vợ và chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Cũng về vấn
đề đại diện giữa vợ và chồng thì có những thắc mắc có liên quan có trong mục
tư vấn pháp luật của các báo và tạp chí như Nguyễn Minh Hằng: "Đại diện
theo ủy quyền từ pháp luật nội dung đến tố tụng dân sự", Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, số 5, 2005; hay trên các diễn đàn pháp luật: diendanphapluat.vn như
"thay đổi cổ đông công ty giữa vợ và chồng"… nhằm để giải quyết các vấn đề
trong thực tế xảy ra của các vụ việc hay giao dịch dân sự có liên quan đến tài
sản của vợ chồng, đến phạm vi đại diện giữa vợ và chồng, vượt quá phạm vi
đại diện của vợ chồng… Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình của Trường
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự của Viện Đại học Mở Hà Nội…
còn mang tính giới thiệu và phân tích hạn chế. Tất cả các nội dung bàn về đại
diện giữa vợ chồng đều chỉ là những giải thích trong các vụ việc cụ thể mà
chưa có sự khái quát, hơn nữa nó được nằm rải rác ở nhiều báo, tạp chí khác
nhau gây khó khăn cho việc thực hiện cũng như áp dụng pháp luật.
Như vậy đề tài đại diện giữa vợ và chồng chưa được đề cập đến một
cách toàn diện và đầy đủ trong một cơng trình chun khảo nào ở nước ta,
hơn thế nữa trước thực tế các vụ việc cũng như tranh chấp liên quan đến đại
diện giữa vợ và chồng ngày càng nhiều và phức tạp, cộng với khả năng đáp
ứng giải quyết của các quy định pháp luật hơn nhân và gia đình cịn hạn chế,

nhiều cách hiểu khác nhau trong một quy định pháp luật. Bởi vậy việc nghiên
cứu vấn đề này một cách có hệ thống và tồn diện là việc cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn. Bên cạnh đó việc nghiên cứu vấn đề đại diện của một
số nước như Nhật Bản, Pháp, Đức thấy được vấn đề đại diện của các nước
này thật sự cụ thể và rõ ràng, đặc biệt về đại diện của vợ chồng trong đời sống

8


xã hội. Có được sự hồn thiện này theo chúng tôi là do xuất phát từ chế định
sở hữu trong pháp luật của các nước này đi từ sở hữu cá nhân một cách minh
bạch, tơn trọng. Trong khi đó ở Việt Nam lại ngược lại đi từ chế độ sở hữu tập
thể, nhà nước, toàn dân dẫn đến sự nhập nhằng, thiếu rõ ràng trong các chế độ
sở hữu ở nước ta, đặc biệt sở hữu cá nhân cũng mới được cơng nhận tại Việt
Nam. Chính vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề đại diện của vợ
chồng ở Việt Nam liên quan đến tài sản chung, riêng của vợ chồng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của "Đại diện giữa vợ chồng theo pháp luật
hiện hành" là:
- Những vấn đề chung về đại diện trong các quy định của pháp luật
dân sự.
- Những vấn đề chung về đại diện giữa vợ chồng được quy định trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong thực tế
và những vấn đề đặt ra.
Phạm vi nghiên cứu: Do đề tài là về đại diện giữa vợ chồng theo pháp
luật hiện hành nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu đề cập đến những vấn đề đại
diện của vợ và chồng trong các giao dịch dân sự ở Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích

+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế độ đại diện giữa vợ
và chồng. Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận của quan hệ đại diện giữa vợ
và chồng.
+ Nghiên cứu việc áp dụng các quy định pháp luật về đại diện giữa vợ
và chồng trong thực tiễn và phát hiện những vướng mắc, bất cập trong khi áp
dụng pháp luật.

9


+ Từ những nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về vấn đề đại diện giữa vợ và chồng ở nước ta để tăng cường hiệu quả
điều chỉnh của pháp luật trong vấn đề này.
- Nhiệm vụ
+ Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật hiện hành về đại diện giữa vợ
và chồng.
+ Đánh giá thực trạng của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng.
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần hồn thiện quy định pháp
luật về chế độ đại diện giữa vợ và chồng.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Phương pháp cụ thể là: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, kết hợp
với các phương pháp khác như phương pháp lịch sử, thống kê, lôgic…
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
- Về lý luận làm rõ và có hệ thống hơn cơ sở lý luận của chế định đại
diện giữa vợ và chồng.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về đại diện giữa vợ và
chồng, đề xuất những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về đại

diện giữa vợ và chồng ở Việt Nam.
- Là công trình khoa học có hệ thống, là tài liệu tham khảo cho giáo
viên, sinh viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học cho cán bộ thực
hiện pháp luật.

10


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đại diện giữa vợ và chồng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về quan hệ đại diện giữa
vợ và chồng ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại
diện giữa vợ và chồng.

11


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẠI DIỆN VÀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

1.1.1. Khái niệm chung về đại diện
Thông thường , khi tham gia giao dich
̣ dân sự hoă ̣c các giao dich
̣ khác ,
các chủ thể sẽ tự mình xác lập thực hiện giao dịch


. Tuy nhiên , chủ thể của

quan hê ̣ pháp luâ ̣t rấ t đa da ̣ng , mỗi loa ̣i chủ thể có những đă ̣c điể m khác nhau
và bất cứ ch ủ thể nào của quan hệ pháp luật dân sự cũng đều có sự liên quan
đến quan hệ đại diện .
Với mỗi cá nhân , không phải lúc nào cá nhân cũng trực tiế p tham gia
giao dich
̣ dân sự . Đối với người chưa thành niên , người bi ̣ha ̣n chế năng lực
hành vi dân sự , người bi ̣mấ t năng lực hành vi dân sự… thì người đa ̣i diê ̣n
theo pháp luâ ̣t của những người này là sự đảm bảo cầ n thiế t để cho viê ̣c xác
lâ ̣p, thực hiê ̣n giao dich
̣ dân sự của người đươ ̣c đa ̣i diê ̣n phù hơ ̣p với quy đinh
̣
của pháp luật . Đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà quyền lợi
có tính chất cộng đồng (hô ̣ gia điǹ h , tổ hơ ̣p tác , pháp nhân ) thì chế định đại
diê ̣n là yế u tố không thể thiế u để các chủ thể này tham gia vào giao dich
̣ dân
sự bởi suy cho cùng thì viê ̣c tham gia giao dich
̣ dân sự vẫn phải thông qua
hành vi của con người với sự nhận thức , làm chủ được hành vi của họ .
Vâ ̣y đa ̣i diê ̣n là gì ?
Đại diện theo cách hiểu thông thường từ trước tới nay là một hành
động, một việc làm của một người mà khơng nhân danh mình, khơng nhân
danh chính người thực hiện cơng việc, hành động đó. Các hành vi của một cá
nhân hay tổ chức khơng nhân danh mình đang diễn ra hàng ngày trong xã hội
hiện đại như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Bởi vì, trên thực tế cũng như
hồn cảnh xã hội thì khơng phải lúc nào bản thân mỗi cá nhân cũng có khả

12



năng và điều kiện để thực hiện một hay một số hành vi nhất định để thực hiện
một công việc nào đó.
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thì "Đại diện là sự thay mặt (cho cá
nhân, tập thể) ví dụ: đại diện cho nhà trai phát biểu trước nhà gái trong lễ ăn
hỏi, đại diện cho anh em bè bạn đến chúc mừng trong một dịp nào đó; hay
cịn có nghĩa là người, tổ chức thay mặt ví dụ như: cơ quan cử đại diện ở
nước ngoài" [35, tr. 279].
Theo ć n Từ điển Luật học , thì đại diện là "việc một người, một cơ
quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm
quyền đại diện" [36, tr. 225].
Ta thấy rằng, trong quan hệ pháp luật về đại diện thì chủ thể của quan
hệ pháp luật này để thực hiện những quan hệ giao dịch nhất định là một người
(người đại diện), một tập thể (ban đại diện) hoặc một cơ quan (cơ quan đại
diện) được ủy quyền nhân danh chủ thể khác trong quan hệ giao dịch. Quyền
đại diện có thể là quyền năng đương nhiên, phát sinh từ việc thực hiện chức
năng trong hoàn cảnh hoạt động cụ thể (chẳng hạn nhân viên bán hàng là đại
diện của cửa hàng, của công ty trong quan hệ với khách hàng). Quyền đại
diện có thể được căn cứ theo luật hoặc các thể thức hành chính nhà nước
(chẳng hạn những quy định về người giám hộ). Quyền đại diện cũng có thể
căn cứ vào quyền năng được ủy quyền (chẳng hạn đại sứ thay mặt quốc gia
trong quan hệ đối ngoại). Hoạt động của đại diện trực tiếp làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt các quan hệ về quyền và nghĩa vụ của chủ thể được đại diện.
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện, người đại diện không
được thực hiện các quan hệ thuộc phạm vi chức năng đại diện vì mục đích cá
nhân hoặc vì các mục đích khác với quyền lợi của chủ thể được đại diện.
Cụ thể hơn thì đại diện được quy định: "Đại diện là việc một người
(sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau
đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong

phạm vi đại diện" [22, Khoản 1, Điều 139].

13


Như vậy, trong các định nghĩa này đã nêu rõ được về mặt chủ thể của
quan hệ pháp luật đại diện sẽ có người đại diện và người được đại diện cùng
với bên thứ ba khi người đại diện thực hiện các hành vi trong giao dịch.
Người đại diện có thể là cá nhân cũng có thể là tập thể được nhân danh các
chủ thể trong giao dịch để thực hiện các hành vi nhất định theo quy định của
pháp luật hay nói đúng hơn là trong nội dung được uỷ quyền. Và như vậy
trong hoàn cảnh này đây là đại diện theo sự tự nguyện thỏa thuận của các bên,
được pháp luật cho phép. Các chủ thể có thể đương nhiên phát sinh quyền đại
diện cũng có thể thỏa thuận và trong một số trường hợp thì quyền đại diện sẽ
là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Hoạt động đại diện làm chấm dứt tư
cách chủ thể của chủ thể được đại diện trong giao dịch dân sự và chỉ trong
phạm vi ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật với mục đích vì lợi ích
của người được đại diện, phát sinh tư cách chủ thể của người đại diện trong
giao dịch dân sự với một bên chủ thể còn lại của giao dịch. Người đại diện
trong giao dịch dân sự cịn có thể là người có thẩm quyền, là người mà pháp
luật dân sự cho phép đối với chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự mà
quyền lợi có tính chất cộng đồng như: pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các
tổ chức này do tính chất của chủ thể đều hoạt động thơng qua hành vi của
người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức đó. Đại diện có ý nghĩa rất lớn
trong mọi mặt của đời sống xã hội và trong nhiều mối quan hệ, tuy nhiên, giới
hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập tới đại diện trong lĩnh
vực dân sự, hôn nhân và gia đình chứ khơng đề cập đến các lĩnh vực khác như
đại diện trong hành chính, ngoại giao…
Như vậy đại diện có thể được tiếp cận với các ý nghĩa sau:
- Là một tiểu chế định pháp luật dân sự - hơn nhân và gia đình.

Chế định pháp luật về đại diện ở đây có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là
tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự và hơn nhân và gia đình điều chỉnh
nhóm quan hệ về đại diện giữa những chủ thế pháp luật nhất định, cụ thể. Các

14


cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ đại diện bắt buộc phải tuân thủ các quy
định pháp luật về đại diện. Các quy phạm pháp luật quy định về quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự về đại diện
cũng như vợ và chồng đại diện cho nhau khi tham gia giao dịch dân sự, hơn
nhân và gia đình. Các quy phạm pháp luật này nằm trong Luật Dân sự, Luật
Hơn nhân và gia đình điều chỉnh quan hệ đại diện giữa vợ và chồng.
- Đại diện còn được tiếp cận là một quan hệ pháp luật dân sự - hơn
nhân và gia đình
Qua việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự khẳng định đại diện là
một quan hệ pháp luật dân sự. Các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự trong
trường hợp này bao gồm:
Chủ thể của quan hệ pháp luật này gồm có người đại diện và người
được đại diện. Người đại diện là người nhân danh người được đại diện xác lập
quan hệ với người thứ ba nhưng khi xác lập quan hệ đại diện này là vì lợi ích
của người được đại diện. Người được đại diện là người được tiếp nhận, thụ
hưởng các hậu quả pháp lý từ quan hệ do người đại diện xác lập, thực hiện
theo đúng thẩm quyền đại diện.
Khách thể của quan hệ đại diện là hành vi tức các quyền và nghĩa vụ
mà các bên hướng tới đầu tiên và trực tiếp dưới dạng hành động hoặc khơng
hành động. Có những hành vi được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể có
những hành vi khơng thể hiện dưới dạng vật chất thì khi đó việc vật chất hóa
là cần thiết. Suy cho cùng thì việc trực tiếp hay thực hiện đại diện đều nhằm
hướng tới một lợi ích vật chất nhất định.

Nội dung của quan hệ đại diện chính là các quyền và nghĩa vụ dân sự
của các bên tham gia giao dịch, nhiều khi các quyền và nghĩa vụ này đan xen
vào nhau và rất phức tạp. Tuy nhiên, trong từng quan hệ nhỏ thì phân tích
quyền và nghĩa vụ rất rõ ràng, quyền của người này chỉ được đáp ứng khi bên
kia thực hiện hoặc khơng thực hiện một hành vi nào đó.

15


Qua đây ta có thể nhận thấy cơ sở và mục đích của đại diện hướng tới
trong các quan hệ giao dịch dân sự chính là các lợi ích nào đó. Đại diện cũng
cần có những cơ sở nhất định để hình thành và phát triển dựa trên những
nguyên tắc nhất định đó là:
- Xuất phát từ ngun tắc tơn trọng đảm bảo quyền dân sự, đảm bảo
quyền tự do của cơng dân, đảm bảo các quyền và lợi ích của họ ngay cả khi
họ không thể trực tiếp tham gia được các giao dịch dân sự, kinh tế và các
quan hệ ngồi xã hội. Đại diện theo đó tồn tại và phát triển để đảm bảo quyền
dân sự của chủ thế quan hệ pháp luật được thực hiện đầy đủ, không bị gián
đoạn bởi các yếu tố khách quan, bất khả kháng.
- Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của
pháp luật dân sự. Trong khn khổ pháp luật các cá nhân có thể tự do thỏa
thuận giúp đỡ nhau và thỏa mãn lợi ích của nhau. Các chủ thể tham gia quan
hệ đại diện hoàn toàn độc lập với nhau về tư cách pháp lý. Các chủ thể có
quyền thể hiện ý chí của mình trong việc có thực hiện hay khơng việc đại
diện. Tuy nhiên đại diện không thể làm thay cho người được đại diện các cơng
việc mang tính sinh hoạt đời thường như ăn, uống…mà các công việc này buộc
phải có tính chất pháp lý như giao kết hợp đồng, vay tiền…Tính độc lập của
chủ thể thể hiện rõ ở việc chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia
vào quan hệ đại diện. Tự do ý chí của cá nhân trong xác lập, thực hiện và chấm
dứt giao dịch. Ở đây khẳng định và làm rõ thêm tính độc lập của các chủ thể

trong quan hệ đại diện. Các chủ thể có quyền tự do thể hiện ý chí của mình
đối với việc xác lập hay không xác lập quan hệ đại diện. tuy nhiên sự tự do ý
chí này sẽ bị hạn chế trong những trường hợp nhất định khi pháp luật buộc
những người có liên quan phải thực hiện quan hệ đại diện. Hơn nữa sự tự do
này cũng không thể tùy tiện mà buộc phải tuân theo quy định của pháp luật.
- Xuất phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Năng lực chịu
trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia quan hệ đại diện đảm bảo việc thực

16


hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, và sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc
thực hiện không đúng và khơng đầy đủ các nghĩa vụ đó. Khơng những vậy
năng lực chịu trách nhiệm dân sự của mỗi chủ thể này còn được bảo đảm
bằng các biện pháp để các chủ thể khi tham gia quan hệ đại diện thỏa mãn
một cách tốt nhất nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của mình. Đó chính
là các biện pháp bảo vệ quyền chủ thể và các hình thức trách nhiệm đối với
việc không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ
đại diện.
Quan hệ đại diện được thể hiện qua một số hình thức pháp lý cơ bản
của quan hệ dân sự. Người đại diện và người được đại diện có thể giao kết
hợp đồng đại diện bằng miệng đối với các loại giao dịch mà đối tượng giao
dịch pháp luật không bắt buộc phải lập thành văn bản. Nhưng trước yêu cầu
của xã hội cũng như tính chất của giao dịch thì hiện nay các loại giao dịch này
chủ yếu được lập thành văn bản và văn bản được đảm bảo bằng chứng thực
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tăng thêm giá trị pháp lý của loại văn
bản này.
Như vậy, ta đã xem xét khái niệm đại diện dưới nhiều góc độ, tuy nhiên
trong luận văn này sẽ giới hạn xem xét vấn đề đại diện trong lĩnh vực dân sự,
thương mại hay nói cách khác đó là các giao lưu dân sự có sự góp mặt của đại diện.

1.1.2. Bản chất và các đặc điểm pháp lý về đại diện giữa vợ và chồng
1.1.2.1. Khái niệm chung về đại diện giữa vợ và chồng
(Trong luận văn này khái niệm vợ chồng được dùng để chỉ những cặp
vợ chồng kết hôn theo đúng các quy định của pháp luật hơn và nhân gia đình)
Quan hệ vợ chồng là một quan hệ đặc biệt nhưng lại phổ biến trong
đời sống xã hội mỗi quốc gia. Quan hệ này là một sự liên kết đặc biệt giữa
một người đàn ông và một người đàn bà, sự liên kết này không phụ thuộc vào
tính tốn vật chất, mà được dựa trên cơ sở tình u thương, q trọng, bình

17


đẳng và tự nguyện giữa hai người, hai cá thể khác giới cùng muốn chung tay
xây dựng một gia đình. Gia đình chính kết quả của việc vợ và chồng xây dựng
nên với những mục đích của nó đó là xây dựng mối quan hệ bền vững trong
gia đình, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Vợ và chồng cùng nhau
tạo dựng và thực hiện các chức năng của gia đình đảm bảo thỏa mãn nhu cầu
tinh thần và vật chất của đôi bên: kinh tế, sinh đẻ và giáo dục con cái. Tuy
nhiên việc kết hôn này phải được pháp luật thừa nhận tức việc kết hôn này
không vi phạm các quy định mà pháp luật cấm.
Khi hai người đã được công nhận là vợ chồng sẽ phát sinh một quan
hệ đặc biệt cả về mặt tình cảm, luật pháp và xã hội. Ý chí của hai người nhiều
khi sẽ là một trong một số quan hệ pháp luật nhất định, quyết định của người
này phải có sự thống nhất của người kia và ngược lại, tài sản cũng có thể được
xác định là tài sản chung. Hai người sẽ thay đổi địa vị pháp lý trong một số
trường hợp, đặc biệt nhân thân của vợ và chồng sẽ bị thay đổi. Để thực hiện các
chức năng của gia đình thì vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho
nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp
vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và
khả năng của mỗi người… Mặc dù mang trong quan hệ vợ chồng tính chất đặc

biệt này nhưng bên cạnh đó hai người vẫn là hai cá thể riêng biệt, vẫn có
những quan hệ mang tính cá nhân tồn tại bên cạnh đời sống vợ chồng nên tính
chất phức tạp càng nâng cao. Khi hai người có quan hệ vợ chồng thì phát sinh
những quan hệ mới nhưng không hẳn chấm dứt các quan hệ cũ, bởi vậy pháp
luật không thể không quan tâm, tôn trọng những quan hệ đặc biệt này.
Trong các chức năng của gia đình đặc biệt là chức năng phát triển
kinh tế luôn được cả vợ và chồng quan tâm và đó chính là thước đo cho thấy
thái độ xây dựng và gìn giữ trong gia đình của vợ và chồng. Việc phát triển
kinh tế luôn đi kèm với sử dụng và gìn giữ nó. Bên cạnh đó với thiên chức
của người phụ nữ thì việc khơng phát triển được kinh tế mà thay vào đó là
quản lý và sử dụng hợp lý, chi tiêu tiết kiệm cũng như lao động trong gia đình

18


được đánh giá ngang bằng với việc phát triển kinh tế của người đàn ơng trong
gia đình. Để thực hiện tốt các chức năng trong gia đình thì tham gia vào các
giao dịch dân sự là tất yếu trong mỗi gia đình. Chính bởi vậy vợ hoặc chồng
ln là người thay mặt gia đình để trực tiếp thực hiện các giao dịch thường ngày
duy trì sinh hoạt gia đình. Những giao dịch hàng ngày liên quan đến tài sản
chung của cả vợ và chồng nhưng trên thực tế thường do một bên vợ, chồng tham
gia đại diện gia đình và trong trường hợp này việc đại diện là đương nhiên.
Do tính chất của các giao dịch thường là nhỏ liên quan trực tiếp đến việc duy
trì sinh hoạt hàng ngày của gia đình, vì vậy pháp luật khơng đề cập đến.
Như vậy, trong các giao dịch dân sự có tính chất quan trọng, liên quan
đến tài sản chung có giá trị lớn và các giao dịch khác mà theo quy định của
pháp luật chỉ có thể được xác lập với sự đồng ý của vợ hoặc chồng thì khi ấy
vợ hoặc chồng tham gia giao dịch sẽ là là đại diện cho nhau. Việc xác định ý
chí của vợ hoặc chồng trong việc đại diện cho nhau ngoài việc đồng ý của vợ
hoặc chồng, vì lợi ích của phía bên kia thì cịn một loại lợi ích đặc trưng nữa

mà chỉ tồn tại trong đời sống vợ chồng đó là lợi ích của các con và của gia
đình. Các giao dịch dân sự thường được cả hai vợ chồng đảm nhiệm thay
nhau một cách linh hoạt nhưng chỉ có các giao dịch quan trọng theo quy định
của pháp luật mới cần sự thể hiện ý chí của cả vợ và chồng. Trong các loại
giao dịch này thì vợ chồng được phép ủy quyền cho nhau và việc ủy quyền
nhất thiết phải được thể hiện dưới hình thức văn bản
Ta có thể định nghĩa đại diện giữa vợ và chồng như sau:
Đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh
cả hai người để tham gia các quan hệ ngoài xã hội (như thực hiện những giao
dịch dân sự, kinh tế…) theo quy định của pháp luật hoặc pháp luật quy định
cần phải có sự thỏa thuận của vợ chồng nhưng người cịn lại khơng trực tiếp
tham gia được nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và gia
đình và bên thứ ba trong giao dịch.

19


1.1.2.2. Đặc điểm chung của đại diện giữa vợ và chồng trong tương
quan với đại diện
Thứ nhất, tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng trong tương
quan với đại diện nói chung:
Trong đại diện nói chung thì người đại diện được thực hiện các công
việc không nhân danh mình, có nghĩa là mọi hành động của người đại diện trong
khi thực hiện các giao dịch dân sự đều làm thay, làm hộ người được đại diện.
Người được đại diện lúc này có thể có mặt hay khơng có mặt khi giao
dịch diễn ra nhưng về mặt pháp lý thì người được đại diện lúc này khơng
được phép thực hiện bất cứ một hành vi pháp lý cụ thể nào nhân danh mình,
và lúc này ý chí của người được đại diện cũng không được đề cập đến. Vì khi
đó người đại diện sẽ chính là chủ thể trong giao dịch mà không cần đến người
được đại diện nữa. Trong đại diện theo ủy quyền thì người đại diện của người

được ủy quyền sẽ thực hiện mọi quyền năng của người được đại diện trong
phạm vi đã ký kết hợp đồng ủy quyền nhưng bản chất thì hợp đồng hay giao
dịch được ký giữa người được đại diện với bên thứ ba chứ không phải của
người đại diện. Người đại diện theo ủy quyền có quyền thể hiện ý chí chủ thể
của mình là muốn hay khơng muốn làm người đại diện. Tức trong điều kiện
nhất định thì chủ thể này có quyền từ chối nhận đại diện. Người đại diện theo
ủy quyền chỉ được thực hiện những công việc theo ủy quyền. Cũng như vậy
đối với đại diện theo pháp luật thì người đại diện cũng thực hiện thay tư cách
chủ thể của người được đại diện nhưng tư cách chủ thể bị hạn chế hơn. Nếu
rơi vào các điều kiện pháp luật quy định thì họ khơng có quyền chối từ tư
cách đại diện của mình. Và khi đó người đại diện sẽ bắt buộc phải thực hiện
nghĩa vụ của mình. Người đại diện có tồn quyền quyết định thay cho người
được đại diện trong mọi giao dịch liên quan đến người được đại diện. Như
vậy đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền trong pháp luật dân sự
đều là sự làm thay, làm hộ người khác, tuy nhiên có sự phân biệt rõ ràng về tư

20


cách chủ thể trong từng loại đại diện. Và ở đây mục đích hướng tới chính là
những lợi ích vật chất và phi vật chất nhất định mà cả hai bên chủ thể cùng
hướng tới, lợi ích này mang tính cá nhân đậm nét. Ngay cả trường hợp đại
diện theo pháp luật người đại diện thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người được đại diện nhưng suy cho đến cùng thì vì quyền lợi của
người đại diện trong việc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc người bị mất, bị hạn
chế năng lực hành vi hay chưa đến tuổi thành niên. Ví dụ như quyền yêu cầu
ly hôn trong luật tố tụng dân sự của một bên vợ, chồng.
Trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì cá nhân
khơng được để người khác đại diện cho mình mà họ phải tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch đó, (thơng thường, đây là những giao dịch liên quan đến

quyền nhân thân) - vốn có đặc tính khơng thể chuyển giao cho người khác,
nên sẽ không đề cập đến tư cách chủ thể trong đại diện ở đây, vì bản chất
khơng giao dịch được nên khơng có đại diện.
Tóm lại, trong đại diện nói chung thì tư cách chủ thể của người đại
diện ln được xem xét khi xác lập giao dịch cũng như các điều kiện khác do
pháp luật quy định cụ thể.
Đối với đại diện giữa vợ và chồng thì tư cách chủ thể trong giao dịch
lúc này thuộc về một bên vợ hoặc chồng. Một bên tham gia giao dịch và bên
còn lại coi như thống nhất ý chí. Người vợ đại diện cho người chồng trong đại
diện theo ủy quyền thì lúc này người chồng khơng cịn tư cách gì trong giao
dịch này nữa vì trước khi giao dịch diễn ra thì người chồng đã đồng ý chuyển
tư cách pháp lý của mình cho vợ mình. Ở đây có sự làm thay, làm hộ nhưng
tư cách chủ thể của hai người hầu như khơng có sự phân định rõ nét, minh
bạch. Ý chí chủ thể của người đại diện nhiều khi là thống nhất với ý chí của
người được đại diện. Thực chất quan hệ vợ chồng đã là điều kiện đảm bảo tốt
nhất cho tư cách chủ thể trong giao dịch dân sự đối với bên thứ ba. Bởi vì khi
tham gia giao dịch trong đại diện thông thường người đại diện phải chứng

21


minh tư cách chủ thể của mình nhưng khi vợ và chồng đại diện cho nhau
trong giao dịch thì nhiều khi không nhất thiết phải làm vậy. Người vợ và
người chồng đã trở thành những chủ thể đặc biệt trong quan hệ đại diện, bởi
giữa người đại diện và người được đại diện thống nhất ý chí khi giao dịch. Cụ
thể là khi người chồng là đại diện cho vợ mình và ngược lại thì về bản chất là
thay mặt vợ để thực hiện công việc, hay làm hộ vợ mình nhưng nhiều khi đó
lại là cơng việc chính người chồng phải làm, phải thực hiện. Có những trường
hợp vợ chồng đại diện cho nhau thì khơng chỉ nhân danh cho người đại diện
mà nhiều khi còn nhân danh và thể hiện ý chí của chính bản thân mình. Như

vậy tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng trong một số trường hợp
là thống nhất, trùng khớp với nhau. Bên cạnh đó trong đại diện giữa vợ và
chồng thì tư cách chủ thể của vợ và chồng trong giao dịch khi một người tham
gia quan hệ đại diện thì khơng những là vợ chồng đại diện cho nhau mà nhiều
khi vợ chồng còn là người đại diện cho cả gia đình. Gia đình ở đây ngồi vợ
và chồng thì cịn con cái nên tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng
dường như nặng nề hơn so với đại diện nói chung, có ảnh hưởng không nhỏ
đến những quyết định của chủ thể khi giao dịch. Đối với đại diện theo pháp
luật thì trong đại diện nói chung và đại diện giữa vợ và chồng đều tuân theo
các quy định của pháp luật. Tư cách chủ thể của người đại diện và người được
đại diện trong những trường hợp nhất định được pháp luật quy định rõ ràng
nhưng đối với đại diện giữa vợ và chồng có vẻ mờ nhạt hơn. Chính bởi tư
cách chủ thể của hai đối tượng này nhiều khi trộn lẫn vào nhau nên việc pháp
luật quy định những việc phải do chính cá nhân người thành niên thực hiện thì
đơi khi cũng không rõ ràng trong đời sống xã hội. Đối với đại diện theo pháp
luật giữa vợ và chồng trong trường hợp một người bị mất năng lực hành vi thì
quy định áp dụng như đối với người giám hộ trong đại diện nói chung.
Như vậy tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng thuận lợi và
đơn giản hơn khi tham gia giao dịch so với tư cách chủ thể trong đại diện nói
chung. Việc một bên vợ chồng đại diện cho nhau thực hiện giao dịch nhưng

22


bản chất có những giao dịch tư cách chủ thể của đại diện và được đại diện
trùng nhau, thống nhất là một. Chính bởi vậy trong nhiều giao dịch tư cách
chủ thể của vợ và chồng khơng có có ý nghĩa pháp lý về đại diện nhưng lại có
ý nghĩa về việc đảm bảo thực hiện giao dịch đối với bên thứ ba. Bên thứ ba
khi đó sẽ có cảm giác an toàn, tin cậy hơn khi giao dịch với đối tác là một bên
vợ hoặc chồng. Bởi vì nếu giao dịch không được thực hiện đúng và đầy đủ thì

việc bồi thường khi đó xảy ra được đảm bảo hơn (có thể bồi hồn bằng tài sản
chung hoặc kể cả tài sản riêng của mỗi cá nhân vợ hoặc chồng). Đặc biệt hơn
là có những quan hệ trong đại diện theo pháp luật nói chung khơng thể đại
diện được nhưng đại diện của vợ và chồng lại thực hiện được đó là vợ chồng
đại diện cho nhau khi thực hiện những nghĩa vụ thuộc về nhân thân, cá nhân
của một bên vợ hoặc chồng. Ví dụ như thực hiện các nghĩa vụ của con cái đối
với cha mẹ....
Nói tóm lại, đại diện giữa vợ và chồng trong pháp luật hơn nhân và gia
đình là một trường hợp đặc biệt trong đại diện nói chung của Luật dân sự, và
vợ, chồng cũng là những chủ thể đặc biệt trong pháp luật về đại diện.
Thứ hai, về ý chí chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng trong tương
quan với đại diện:
Trong đại diện theo pháp luật dân sự thì ý chí của chủ thể là khơng thể
thiếu đặc biệt đại diện trong hợp đồng ủy quyền. Việc đại diện theo ủy quyền
chỉ có thể thực hiện khi mà người đại diện có ý chí muốn đại diện, tức sự tự
do ý chí sẽ ràng buộc người đại diện và người được đại diện trong hợp đồng
ủy quyền để xác lập phạm vi đại diện trong giao dịch. Cũng giống như hợp
đồng trong đại diện theo ủy quyền cần sự thể hiện ý chí của bên nhận ủy
quyền cũng như sự đồng ý của bên ủy quyền. Sẽ là không thỏa đáng và hợp
đồng ủy quyền có thể bị vơ hiệu khi mà một trong hai bên khơng có sự tự do ý
chí và bị rơi vào các trường hợp như: lừa dối, nhầm lẫn, ép buộc... Tùy từng
trường hợp cụ thể hợp đồng được ký kết bởi người đại diện và người được đại

23


diện sẽ vơ hiệu vì khơng có tự do ý chí trong hợp đồng đại diện. Như chúng ta
đã biết một người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, cho nên khi sự
tự do ý chí bị vi phạm thì sẽ khơng có hợp đồng ủy quyền và cũng khơng phải
gánh chịu hậu quả từ những gì mà người đại diện thực hiện.

Bên cạnh việc tự do ý chí để đại diện được thực hiện thì nhất thiết hai
bên phải có sự tin cậy lẫn nhau. Người ta sẽ khơng bao giờ giao cho một
người mà mình khơng tin cậy thay mặt mình thực hiện những hành vi mà hậu
quả của nó có thể là thiệt hại lớn về tài sản, uy tín, danh dự… của mình. Sự
tin cậy là do những hành vi mà người đại diện thực hiện sẽ mang lại cho
người được đại diện một sự ràng buộc nhất định vào những hậu quả được xác
lập bởi những hành vi đó. Hành vi giao kết các hợp đồng của người đại diện
trong phạm vi ủy quyền, cũng chính là hành vi mà người được đại diện xác
lập, hệ quả từ việc giao kết hợp đồng hoàn toàn do người được đại diện gánh
chịu bởi vậy sự tin tưởng là phần không thể thiếu khi ta nói tới đại diện trong
giao kết hợp đồng. Điều này cũng hồn tồn tự nhiên như chính bản chất của
mỗi sự việc, vì trong mỗi chúng ta sẽ khơng dễ dàng gì để cho một người
khác thực hiện những cơng việc nhân danh mình, khi mà mình khơng hồn
tồn tin tưởng người đó vào thực hiện cơng việc lại khơng vì lợi ích của mình.
Đây cũng chính là một trong những căn cứ cơ bản để việc tòa án quyết định
cử người giám hộ, cử người đại diện theo pháp luật. Ý chí của chủ thể trong
đại diện sẽ thể hiện rõ mục đích hướng tới của chủ thể khi tham gia quan hệ
đại diện. Mục đích này có thể là vật chất và cũng có thể là phi vật chất, nhưng
bao giờ cũng được thể hiện khi các bên tham gia vào quan hệ đại diện.
Yếu tố ý chí chủ thể này trong đại diện giữa vợ và chồng này ln
được đảm bảo về mặt hình thức chính bởi mối quan hệ đặc biệt hôn nhân.
Như đã phân tích ở trên về ý chí của người đại diện và người được đại diện
trong quan hệ vợ chồng thường là được thống nhất. Sự thống nhất này có thể
do vợ chồng thống nhất thỏa thuận với nhau hoặc sự phân chia trách nhiệm

24


trong gia đình. Có những hoạt động liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
khi một người đại diện thực hiện cơng việc thì ý chí của người kia được mặc

nhiên coi là đã có sự đồng thuận. Về lý luận thì việc chồng hoặc vợ thực hiện
bất cứ hành vi nào liên quan đến tài sản chung đều vì mục đích và lợi ích
chung của gia đình nên khi một trong hai người thực hiện một giao dịch nào
đó thì coi như đại diện gia đình thực hiện công việc, trừ một số trường hợp
khác. Hơn nữa khi vợ chồng thực hiện hành vi đại diện cho nhau thì lịng tin
giữa hai người đại diện hầu như khơng cần đề cập đến vì hai vợ chồng sẽ ln
là người tin cậy nhau. Bên cạnh đó vợ chồng khi đại diện cho nhau để thực
hiện một giao dịch nào đó thì yếu tố vì lợi ích của người được đại diện ln
được đảm bảo vì khi đó lợi ích của người được đại diện nhiều khi là thống
nhất với lợi ích của người đại diện, và trong một số trường hợp là trùng khít
với nhau về lợi ích. Và như vậy khi lợi ích của hai bên khơng có mâu thuẫn
thì việc thực hiện giao dịch sẽ thuận lợi hơn, và bên thứ ba cũng yên tâm hơn
khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Bên cạnh những đặc biệt từ quan hệ vợ chồng đem lại thì bản thân vợ
chồng cũng là hai cá thể riêng biệt, cũng sẽ có những hoạt động riêng biệt mang
tính cá nhân khơng liên quan đến tư cách vợ chồng hay gia đình trong giao dịch,
bởi vậy việc phân biệt đại diện giữa vợ và chồng liên quan đến tài sản riêng của
mỗi người sẽ là cần thiết. Điều này sẽ trở nên phức tạp đối với bên thứ ba khi
tham gia giao dịch, vì vậy lưu ý nhỏ này sẽ là cần thiết trong trường hợp vợ
chồng đại diện cho nhau khi giao dịch liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng,
và việc áp dụng cơ chế pháp lý cho việc bồi thường thiệt hại là khác nhau (sẽ
khơng có việc áp dụng liên đới chịu trách nhiệm của vợ và chồng nữa).
Trong đại diện theo pháp luật thì việc tham gia vào quan hệ đại diện
nhiều khi là do nghĩa vụ bắt buộc nên việc các bên thể hiện mục đích hướng
tới của mình khi tham gia giao dịch là các hành vi buộc phải làm. Khi đó việc
quy định yếu tố ý chí, lịng tin khơng phải lúc nào cũng cần thiết bởi đó là

25



×