Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập nhóm thương mại 2 -Các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Sự khác biệt giữa thỏa thuận trọng tài vô hiệu và thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.12 KB, 16 trang )

Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………1
NỘI DUNG………………………………………………………………….1
1. Khái quát chung về thỏa thuận trọng tài………………………………....1
2. Các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thương mại………….2
3. Sự khác biệt giữa thỏa thuận trọng tài vô hiệu và thỏa thuận trọng tài không
thể thực hiện được…………………………………………………………...6
4. Nhận xét về hiệu lực của các thỏa thuận trọng tài……………………….8
KẾT LUẬN………………………………………………………………….14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..15

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

1


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại như thương lượng, hòa
giải và Tòa án thì trọng tài thương mại là một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu
quả, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Khi có tranh chấp xảy ra các bên
có thể thỏa thuận về việc lựa chọn cơ chế giải quyết bằng trọng tài thương mại.
Trong phạm vi bài nhóm tháng 2, nhóm em xin trình bày về “Các điều kiện có
hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện


hành. Sự khác biệt giữa thỏa thuận trọng tài vô hiệu và thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được”.

NỘI DUNG
1. Khái quát chung về thỏa thuận trọng tài thương mại
Về khái niệm trọng tài thương mại, trong các văn bản pháp luật liên quan
như Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc, Luật Trọng
tài thương mại Việt Nam 2010 đều có đưa ra định nghĩa về thoả thuận trọng tài.
Nhưng có thể đưa ra khái niệm về thoả thuận trọng tài một cách khái quát như
sau: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận bằng văn bản giữa các bên nhằm giải
quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh giữa các bên.
Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một
thoả thuận riêng.”
Thỏa thuận trọng tài thương mại là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết
bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt
động thương mại. Tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết tại trọng tài nếu
các bên có thỏa thuận và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực.
Theo pháp luật trọng tài của phần lớn các nước trên thế giới thì thoả thuận
trọng tài phải được lập bằng văn bản. Văn bản có thể là điều khoản trọng tài trong
hợp đồng thoả thuận trọng tài riêng biệt hoặc thoả thuận trọng tài được lập thông

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

2


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3


qua các hình thức trao đổi thư từ, công văn, qua các phương tiện thông tin điện tử
như Telex, Fax…
Trong thoả thuận trọng tài, một trong những nội dung cơ bản là các bên phải
thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết. Tên cơ quan trọng tài có thẩm
quyền giải quyết, luật áp dụng cho hợp đồng, luật áp dụng cho thủ thục tố tụng,
giá trị của phán quyết, chi phí trọng tài, địa điểm trọng tài, ngôn ngữ xét xử, thời
hiệu khởi kiện, nội dung tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài.
Thoả thuận trọng tài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài. Đó chính là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt toàn bộ hoạt động của
trong tài: từ lúc đưa tranh chấp ra trọng tài nào, chọn trọng tài viên ra sao... cho
đến cách thức thủ tục giải quyết tranh chấp. Thoả thuận trọng tài hoàn chỉnh sẽ
giúp các bên hạn chế tổn thất khi xảy ra tranh chấp. Sự chặt chẽ, cụ thể của thoả
thuận trọng tài sẽ phần nào hạn chế vi phạm thoả thuận trọng tài của các bên.
2. Các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thương mại.
Về điều kiện có hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Ở Việt Nam, vấn đề này
được quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại (LTTTM) năm 2010, theo
đó thoả thuận trọng tài vô hiệu khi:
“1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng
tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy
định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16
của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật”.

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2


3


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

Như vậy, có thể xem xét về hiệu lực của thoả thuận trọng tài qua các điều kiện
sau:
Một là, Đối tượng của thoả thuận trọng tài.
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữa
các bên, khác với toà án, trọng tài là một thiết chế tài phán tư. Mặt khác, trọng tài
là tổ chức phi Chính phủ, không phải là cơ quan xét xử của nhà nước, không
mang quyền lực Nhà nước. Vì vậy, thẩm quyền của trọng tài hạn chế hơn so với
toà án, trọng tài không thể giải quyết tất cả các loại tranh chấp mà chỉ giải quyết
những vụ tranh chấp pháp luật quy định. Điều 2 LTTTM đã quy định rõ những
tranh chấp thuộc thẩm quyền của trọng tài là:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
Trọng tài”.
Như vậy, thoả thuận trọng tài của các bên sẽ không có ý nghĩa khi tranh chấp
thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết không thuộc thẩm quyền của trong tài theo
quy định của pháp luật. Hiệu lực của thoả thuận trọng tài sẽ phụ thuộc rất lớn vào
đối tượng của thoả thuận trọng tài. Vì thế, việc thoả thuận giải quyết bằng trọng
tài những tranh chấp nằm ngoài thẩm quyền của trọng tài là một trong những
trường hợp vô hiệu của thoả thuận trọng tài.
Hai là, thẩm quyền kí kết thoả thuận trọng tài.

Một trong những điều kiện để thoả thuận trọng tài có hiệu lực là người ký kết
thoả thuận trọng tại đó phải có thẩm quyền ký kết. Người ký thoả thuận trọng tài
phải là người có quyền quyết định phương thức giải quyết tranh chấp hoặc là
người được uỷ quyền. Do đó, nếu người xác lập thoả thuận trọng tài không có
thẩm quyền ký kết thì thoả thuận trọng tài bị vô hiệu.
Đối với tranh chấp xảy ra giữa cá nhân với cá nhân thì các cá nhân đó chính là
người có thẩm quyền ký kết thoả thuận trọng tài. Các cá nhân này có thể uỷ
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

4


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

quyền cho người khác ký kết. Việc uỷ quyền này phải tuân theo quy định của
BLDS 2005 về đại diện theo uỷ quyền. Theo đó, người đại diện theo uỷ quyền sẽ
có thẩm quyền ký kết thoả thuận trọng tài trên cơ sở văn bản uỷ quyền với người
được đại diện.
Đối với tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân. Trong trường hợp
này, người có thẩm quyền ký kết thoả thuận trọng tài là đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân. Khoản 3 Điều 86 BLDS 2005 quy
định: “người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp
nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”. Khoản 4 Điều 141 cũng có
quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau: “người đứng
đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Khoản 1 Điều 143 BLDS quy định: “cá
nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người
khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

cũng được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005, tuỳ thuộc vào từng loại hình
doanh nghiệp. Trong thực tế, mọi trường hợp người ký kết hợp đồng trọng tài
không được uỷ quyền hoặc việc uỷ quyền không tuân thủ theo quy định của pháp
luật…đều làm cho thoả thuận trọng tài bị vô hiệu.
Ba là, năng lực kí kết thoả thuận trọng tài.
Chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài phải có năng lực hành vi dân sự. Theo
khoản 3 Điều 18 LTTTM quy định thoả thuận sẽ vô hiệu khi “người xác lập
thoả thuận trọng tài thương mại không có năng lực hành vi dân sự theo quy định
của Bộ luật dân sự”. “Người xác lập” ở đây được hiểu là cá nhân trực tiếp ký
thoả thuận trọng tài hoặc cũng có thể chính là pháp nhân mà cá nhân đó đại diện.
Theo quy định tại BLDS 2005 “năng lực pháp luật dân sự là khả năng của cá
nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”, “năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Tại Điều 86 của Luật này cũng quy định về năng lực pháp luật

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

5


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

của pháp nhân như sau: “Năng lực dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp
nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình”.
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là khác
nhau, phát sinh ở các thời điểm khác nhau. Còn đối với pháp nhân, năng lực pháp
luật và năng lực hành vi cua pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng
cùng với thời điểm thành lập và đình chỉ pháp nhân. Nói tóm lại, khi ký kết thoả

thuận trọng tài các bên cần chú ý tới điều kiện này để đảm bảo thoả thuận không
bị vô hiệu.
Bốn là, hình thức của thoả thuận trọng tài.
Thoả thuận của trọng tài tồn tại dưới hai dạng, có thể là điều khoản trong hợp
đồng hoặc là một thoả thuận riêng biệt. Hình thức là sự thể hiện ra bên ngoài ý
chí của các bên, khẳng định sự tồn tại của thoả thuận trọng tài trên thực tế và
cũng là căn cứ chứng minh cho sự tồn tại của nó. Vì vậy, dù tồn tại ở dạng nào
thì thoả thuận trọng tài đều phải tuân theo đúng hình thức do pháp luật quy định.
Thoả thuận trọng tài phải được thể hiện ở hình thức nhất định bảo đảm thể hiện
rõ nét và trung thực nhất ý chí của các bên tranh chấp. Tại điều 16 LTTTM 2010
đã quy định như sau: “Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn
bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn
bản:
“a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex,
thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các
bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi
chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận
trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự
khác;

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

6


Bài tập nhóm thương mại 2


Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của
thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận”.
Như vậy, thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản hoặc các hình thức
khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
Năm là, ý chí của các bên khi kí kết thoả thuận trọng tài.
Thoả thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí giữa các bên trong việc lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp. Một khi đã là thoả thuận thì vần phải có sự tự
nguyện của các bên trong quá trình xác lập. Do vậy, điều kiện về ý chí của các
chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho thoả thuận có hiệu lực.
Theo đó, LTTTM 2010 có quy định tại khoản 5 Điều 18 như sau: “Một trong
các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài
và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu”. Như vậy, có thể thấy
ý chí của chủ thể được tôn trọng, trong trường hợp này thoả thuận trọng tài chỉ bị
vô hiệu khi có bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và chính bên đó yêu cầu tuyên bố
thoả thuận trọng tài vô hiệu. Tuy nhiên, theo Điều 43 của LTTTM đã quy định
trước khi xem xét vụ tranh chấp Hội đồng trọng tài phải xem xét về hiệu lực của
thoả thuận trọng tài. Do đó, việc xem xét thoả thuận trọng tài có vô hiệu hay
không hiện đã là trách nhiệm của Hội đồng trọng tài, không nhất thiết phải có yêu
cầu của các bên nữa.
Sáu là, vi phạm điều cấm của pháp luật.
Điều kiện này được ghi nhận tại khoản 6 Điều 18 của LTTTM 2010. Theo đó,
nếu thoả thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật thì sẽ bị vô hiệu. Do đó,
để thoả thuận trọng tài đảm bảo có hiệu lực cần phải chú ý nội điều kiện này. Vi
phạm điều cấm của pháp luật theo Điều 128 BLDS 2005 được hiểu như sau:
“điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ
thể thực hiện những hành vi nhất định”. Tuy nhiên, cách quy định như vậy lại rất
chung chung, khó xác định và dẫn đến việc xác định hiệu lực của thoả thuận
trọng tài.


LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

7


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

3. Sự khác biệt giữa thỏa thuận trọng tài vô hiệu và thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được.
Tiêu chí
Các trường
hợp

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài không

Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu.

thể thực hiện được
Thỏa thuận trọng tài không

1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực thể thực hiện được là thỏa
không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy thuận trọng tài có đầy đủ các
định tại Điều 2 của Luật này.

đặc điểm pháp lý của thỏa


2. Người xác lập thoả thuận trọng tài thuận trọng tài, nhưng không
không có thẩm quyền theo quy định của thể thực hiện do thỏa thuận có
pháp luật.

sự mâu thuẫn. Ví dụ như các

3. Người xác lập thoả thuận trọng tài bên thỏa thuận lựa chọn hình
không có năng lực hành vi dân sự theo quy thức giải quyết tranh chấp là
định của Bộ luật dân sự.

trọng tài vụ việc, lựa chọn

4. Hình thức của thoả thuận trọng tài đích danh một tọng tài viên
không phù hợp với quy định tại Điều 16 duy nhất, nhưng trọng tài viên
của Luật này.

đó từ chối giải quyết tranh

5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, chấp vì không đủ kiến thức
cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả chuyên môn, …
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả
thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm
Hậu quả

của pháp luật.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu ở những thời Thỏa thuận trọng tài đáp ứng

pháp lý


điểm khác nhau gây nên hậu quả khác điều kiện có hiệu lực, các bên
nhau nhưng nhìn chung thỏa thuận trọng thỏa thuận trọng tài giải quyết
tài vô hiệu ở bất kỳ thời điểm nào đều làm nhưng tranh chấp không thể
cho trọng tài không còn thẩm quyền giải thực hiện được, do đó sẽ có
quyết tranh chấp nữa và tòa án hoàn toàn nhiều vụ tranh chấp phát sinh

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

8


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

có thẩm quyền nếu các bên không có thỏa nhưng không được cơ quan
Hủy quyết

thuận khác.
nào giải quyết.
Là một trong các căn cứ để Tòa án hủy Không phải là căn cứ để Tòa

định trọng tài quyết định trọng tài (điểm a khoản 2 Điều án hủy quyết định trọng tài
Luật điều

68 LTTTM 2010)
Luật trọng tài thương mại năm 2010

chỉnh


Không được pháp luật điều
chỉnh

4. Nhận xét về hiệu lực của các thỏa thuận trọng tài
4.1. Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Toà án
nhân dân quận Hai Bà Trưng hoặc Trung tâm trọng tài thương mại Hà Nội.
Thỏa thuận này vẫn có hiệu lực vì:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 317 LTM 2005 thì tranh chấp trong thương
mại được giải quyết tại trọng tài hoặc Tòa án. Điều 17 LTTTM 2010 quy định về
quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng: “Đối với
các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù
điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp
hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu
dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp.
Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được
người tiêu dùng chấp thuận.”. Như vậy, thì các tranh chấp phát sinh khi đã có
thỏa thuận trọng tài vẫn có thể lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp là tòa án,
trường hợp này là ở Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng.
Tuy nhiên, ta có thể nhận xét là thỏa thuận này khó có thể thực hiện được vì:
pháp luật không qui định khi mà hai bên thỏa thuận mà có hai phương án để lựa
chọn giải quyết tranh chấp thì sẽ ưu tiên tòa án hay trung tâm trọng tài sẽ giải
quyết, do đó trong việc thỏa thuận này không thể thực hiện được. Hơn nữa trọng
tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại, nhưng
tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

9



Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

tài này có hiệu lực. Nếu thuộc một trong hai điều kiện trên, vụ việc sẽ không
thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Nếu các bên có thỏa thuận
trọng tài những tranh chấp phát sinh không phải là tranh chấp thương mại thì thỏa
thuận trọng tài sẽ vô hiệu và như vậy trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết
hoặc khi các bên không thỏa thuận trọng tài.
Như vậy trong tình huống trên hai bên thỏa thuận nếu có tranh chấp thì sẽ được
giải quyết tại tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng hoặc trung tâm trọng tài
thương mại Hà Nội, theo đó thì hai bên không thống nhất là sẽ lựa chọn giải
quyết bằng trọng tài ngay từ đầu, vậy đến khi có tranh chấp hai bên lại chọn một
người chọn tòa án một người chọn trọng tài thì giải quyết thế nào, hơn nữa luật
không quy là ưu tiên cái nào, do đó khi vào thực tế thì thỏa thuận này không thực
hiện được mặc dù là thỏa thuận đó có hiệu lực.
4.2. Trừ trường hợp có thoả thuận khác tại thời điểm xảy ra tranh chấp,
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa này của các bên sẽ
được giải quyết tại một Trung tâm trọng tài tại Hà Nội.
Trọng tài là một thiết chế tài phán tư, trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu
giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, phải
có một thỏa thuận trọng tài cụ thể, rõ ràng và theo đúng quy định của Pháp luật
và Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài (TTTT). Vì thẩm quyền của
trọng tài phụ thuộc rất lớn vào thỏa thuận trọng tài do đó thỏa thuận trọng tài đòi
hỏi sự rõ ràng về ý chí của các bên là muốn giải quyết tranh chấp bằng phương
thức trọng tài chứ không phải thương lượng, hòa giải hay đưa tranh chấp ra tòa
án giải quyết.
Khi xác lập thỏa thuận Trọng tài, các bên nên thỏa thuận rõ ràng về đối
tượng tranh chấp hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện

thấy có vấn đề chưa rõ ràng hoặc sai lệch thì phải thỏa thuận bổ sung nếu không
thì thỏa thuận có thể bị xem là vô hiệu và/ hoặc Trọng tài không có thẩm quyền
xét xử. Theo đó, các bên không nên thỏa thuận chung chung như “nếu có tranh
chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết” hoặc ghi sai tên của TTTT. Cho dù,
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

10


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

trên thực tế việc xác định thỏa thuận trọng tài tùy thuộc vào quan điểm của các
TTTT/ Tòa án. Các bên khi thỏa thuận điều khoản chọn TTTT không nên để rơi
vào tình trạng ghi sai tên hoặc ghi không rõ ràng tên TTTT, để tránh rắc rối phát
sinh.
Trong trường hợp trên, có thể khẳng định đây là một thỏa thuận trọng tài mà
hai bên đã không nêu rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp
“Trừ trường hợp có thoả thuận khác tại thời điểm xảy ra tranh chấp, tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa này của các bên sẽ được giải quyết tại
một Trung tâm trọng tài tại Hà Nội.” Thỏa thuận trọng tài này chưa giúp các
bên xác định một tổ chức trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền để giải quyết tranh
chấp phát sinh.
Điều 18 Luật TTTM năm 2010 quy định về Thoả thuận trọng tài vô hiệu có 6
điều kiện và nếu vi phạm một trong các điều kiện đó thì thỏa thuận trọng tài sẽ vô
hiệu. Có thể thấy so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, trong các
quy định về những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu của LTTTM năm
2010 đã không còn trường hợp trọng tài vô hiệu khi thỏa thuận trọng tài không
quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm

quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của các bên, tại khoản 5, Điều 43 Luật có quy
định thêm: “Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ
hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi
có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức
trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa
chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo
yêu cầu của nguyên đơn”.
Như vậy, theo các quy định mới của LTTTM 2010, thỏa thuận “Trừ trường
hợp có thoả thuận khác tại thời điểm xảy ra tranh chấp, tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng mua bán hàng hóa này của các bên sẽ được giải quyết tại một Trung
tâm trọng tài tại Hà Nội” sẽ không bị coi là vô hiệu giống như quy định của
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

11


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

Pháp lệnh trọng tài 2003 nữa. Tuy nhiên, luật mới cũng quy định các bên phải
tiến hành thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để
giải quyết tranh chấp. Còn nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình
thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của
nguyên đơn.
4.3. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng đại lý mua bán hàng
hóa này giữa các bên sẽ được tiến hành tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt
Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng trọng tài do các bên xây dựng.
Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo sự lựa chọn

của các bên, tức là giữa các bên có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp lựa chọn
Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc. Khi chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp
các đương sự có quyền tự chọn cho mình trọng tài, trọng tài viên, thời gian, địa
điểm, ngôn ngữ, và thậm chí cả quy chế pháp lý để giải quyết.
Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, tổ chức
và cá nhân kinh doanh phải có thỏa thuận với nhau một điều khoản về chọn
Trọng tài, chọn trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên của trung tâm trọng tài để
giải quyết.
Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi
trong hợp đồng; thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký
Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Thời điểm thỏa
thuận về giải quyết trọng tài là rất thoáng và linh hoạt cho các bên khi lựa chọn,
cho nên các bên chỉ cần quan tâm vấn đề là nội dung của điều khoản này là như
thế nào cho đúng quy định thì việc giải quyết sẽ được thực hiện tại trung tâm
trọng tài đó.
4.4 Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa này sẽ được giải
quyết theo phương thức trọng tài vụ việc; trừ trường hợp hợp đồng này
chấm dứt hiệu lực.

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

12


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

Nhìn vào thỏa thuận trọng tài trên chúng ta có thể thấy đây là một điều khoản
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quy định về phương thức giải quyết tranh chấp

mà hai bên đã thỏa thuận và ký kết với nhau.
Căn cứ Điều 317 LTM thì hình thức giải quyết tranh chấp mà các bên có thể
lựa chọn là: Thương lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; giải
quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Như vậy các bên trong hợp đồng mua bán hàng
hóa hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Căn cứ LTTTM 2010 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài
thương mại như sau:
“Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
Trọng tài.”
Trong tình huống đề bài thì đây là thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng
hóa là một hoạt động thương mại thuần túy nằm trong thẩm quyền giải quyết của
Trọng tài thương mại.
Tại Điều 18 quy định về Thoả thuận trọng tài vô hiệu như sau:
“1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng
tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy
định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16
của Luật này.

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

13



Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”
Thỏa thuận trọng tài được đưa ra trong đề bài không thuộc một trong các
trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Tuy nhiên, với thỏa thuận “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng
hóa này sẽ được giải quyết theo phương thức trọng tài vụ việc; trừ trường hợp
hợp đồng này chấm dứt hiệu lực” là không đúng với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 19 LTTTM 2010 thì: “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn
độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu
hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng
tài”. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 4, 5 Điều 424 BLDS năm 2005 về chấm
dứt hợp đồng dân sự thì hợp đồng dân sự chấm dứt trong trường hợp:
“…4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và
các bên có thể thay thê đối tượng khác hoặc bồi thương thiệt hại…”.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng của hợp đồng dân sự vì thế hợp
đồng chấm dứt khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 424 BLDS. Vì vậy, nếu hợp
đồng mua bán hàng hóa chấm dứt trong 2 trường hợp đã nêu ở trên (Khoản 4, 5
Điều 424 BLDS) thì thỏa thuận trọng tài mà đề bài nêu ra là không mặc nhiên
chấm dứt.
Vì thế, thỏa thuận trọng tài “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng
hóa này sẽ được giải quyết theo phương thức trọng tài vụ việc; trừ trường hợp
hợp đồng này chấm dứt hiệu lực” là không hợp lí.


LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

14


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

KẾT LUẬN
Có thể nói, trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiệu
quả, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tranh chấp, tạo môi trường kinh doanh
lành mạnh, tránh sự xung đột lợi ích không đáng có khi phải đưa tranh chấp ra
Tòa án để giải quyết. Tranh chấp thương mại chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải
quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận
trọng tài có hiệu lực.

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

15


Bài tập nhóm thương mại 2

Lớp N03 – TL3 – Nhóm 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.


Giáo trình Luật thương mại, tập 2, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB

Công an nhân dân, năm 2006;
2.

Luật trọng tài thương mại năm 2010;

3.

Bộ luật dân sự năm 2005;

4.

Luật thương mại năm 2005;

5.

Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003;

6.

Các trang web:

-

/>
bang-Trong-tai-thuong-mai-Viet-Nam-3851.html;
-

/>

-

/>
bang-trong-tai-thuong-mai-tai-Viet-nam#ixzz2Oq2JPqNf

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MODULE 2

16



×