Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

''Lãi suất cho vay đang có dấu hiệu tăng lên'' ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.22 KB, 3 trang )

'Lãi suất cho vay đang có dấu hiệu
tăng lên'
"Do nhu cầu huy động vốn cao nên lãi suất huy động tăng và vì thế lãi suất
cho vay cũng đang bị ngân hàng đẩy lên. Thêm vào đó là lo ngại nợ xấu nên
các ngân hàng lại càng siết chặt điều kiện cho vay. Vì vậy, khả năng tiếp cận
vốn ngân hàng của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn", bà Xuân cảnh báo.
Bà Xuân cũng chỉ ra khó khăn của doanh nghiệp hiện nay tập trung vào chi
phí đầu vào quá cao, thiếu vốn lưu động và đầu tư, hàng tồn kho cao, thị
trường tiêu thụ bị thu hẹp…
Ngoài ra, theo bà Xuân các đơn vị này không đáp ứng các điều kiện cho vay
của ngân hàng như: không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, không
còn tài sản để thế chấp, đang có nợ xấu, nợ quá hạn cao; không có khả năng
tiếp tục hoạt động… Từ thực trạng này, các ngân hàng thương mại không
thể cho vay dưới chuẩn vì bài học cho vay dưới chuẩn của Mỹ những năm
trước đã cho thấy về lâu dài không chỉ hệ thống nhà băng, mà cả nền kinh tế
đều sẽ phải trả giá.
Theo bà Xuân, trong điều kiện ngân hàng không thể hạ thấp tiêu chuẩn tín
dụng thì nên chủ động tiếp cận khách hàng, tư vấn cho họ xây dựng các
phương án kinh doanh có hiệu quả phù hợp với khả năng tài chính của
doanh nghiệp để lãi vay không trở thành gánh nặng. Muốn vậy, cán bộ ngân
hàng phải có đức, có tâm, có tầm, có tài.
Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam tại TP HCM cũng cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 35.500
doanh nghiệp giải thể; những đơn vị đang tồn tại phải thu hẹp sản xuất, giảm
việc làm
Theo ông Liêm, hiện nay các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được vốn vay
do đa số không đảm bảo đủ điều kiện về tài sản thế chấp, trong khi các ngân
hàng thừa tiền nhưng không thể cho vay. Điều này không có gì khó hiểu, bởi
các ngân hàng thương mại, cổ phần hoạt động như một doanh nghiệp, tự
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Do đó, các ngân hàng
thương mại không thể cho vay, khi nguồn vốn phát vay không đảm bảo an


toàn.
Ông Liêm cho rằng, để giải quyết được vấn đề khơi thông nguồn vốn tự thân
các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp khó có thể giải quyết mà phải
cần các chủ trương chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Chia sẻ vấn đề này, Tiến sĩ Trần Du Lịch kiến nghị, Chính phủ nên mở rộng
quỹ bảo lãnh tín dụng để cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, chứ không nên
nới rộng chính sách tiền tệ một cách tổng thể.
Đánh giá tình hình từ nay đến cuối năm, ông Lịch cho rằng cơ bản Chính
phủ vẫn điều hành kinh tế vĩ mô như tinh thần Nghị quyết 13 áp dụng từ đầu
quý II năm nay; sẽ không có sự đột biến về chính sách. Lãi suất khó có thể
giảm sâu hơn, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Kế hoạch tăng dư nợ
tín dụng cả năm từ 8-10% như Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố trước đây
khó có thể đạt được.
Tình trạng nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải nhất trong vấn đề kinh tế vĩ mô
hiện nay, nên khả năng hấp thụ tín dụng của doanh nghiệp là rất hạn chế.
Trừ khi Chính phủ có chủ trương “khoanh nợ” cho một số ngành và lĩnh vực
mới có cơ hội để tăng tín dụng cho nền kinh tế.

×