Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Công ty tài chính có thể sáp nhập với ngân hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.01 KB, 3 trang )

Công ty tài chính có thể sáp nhập với
ngân hàng
Phạm vi điều chỉnh theo dự thảo thông tư là điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại
Việt Nam. Việc tổ chức lại tổ chức tín dụng được hướng dẫn tại dự thảo
thông tư chỉ bao gồm việc sáp nhập, hợp nhất, thay đổi hình thức pháp lý
của tổ chức tín dụng.
Theo đó, các hình thức sáp nhập tổ chức tín dụng được xác định ở 5 trường
hợp gồm: ngân hàng, công ty tài chính sáp nhập vào một ngân hàng; công ty
tài chính sáp nhập vào một công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính sáp
nhập vào một công ty cho thuê tài chính; quỹ tín dụng nhân dân sáp nhập
vào một quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức tài chính vi mô sáp nhập vào một tổ
chức tài chính vi mô.
Các hình thức hợp nhất tổ chức tín dụng được xác định ở 5 trường hợp:
ngân hàng hợp nhất với ngân hàng, công ty tài chính thành một ngân hàng;
các công ty tài chính hợp nhất thành một công ty tài chính; các công ty cho
thuê tài chính hợp nhất thành một công ty cho thuê tài chính; các quỹ tín
dụng nhân dân hợp nhất thành một quỹ tín dụng nhân dân; các tổ chức tài
chính vi mô hợp nhất thành một tổ chức tài chính vi mô.
Ngoài ra dự thảo cũng xác định cụ thể nhiều trường hợp và hướng dẫn chi
tiết vực thực hiện các hình thức chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín
dụng.
Đối với việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng, dự thảo thông tư xác định
là chỉ được thực hiện sáp nhập, hợp nhất giữa các tổ chức tín dụng có cùng
hình thức pháp lý; trừ trường hợp ngân hàng được sáp nhập, hợp nhất với
công ty tài chính, tổ chức tín dụng chỉ được sáp nhập, hợp nhất với các tổ
chức tín dụng cùng loại hình hoạt động.
NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; phù
hợp với nội dung quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp
đồng thời tránh được những rắc rối pháp lý có thể phát sinh từ việc sáp nhập,
hợp nhất giữa các tổ chức tín dụng có loại hình hoạt động khác nhau.


Việc tổ chức lại tổ chức tín dụng được hướng dẫn tại Thông tư này (dự kiến
sau khi được ban hành) là dựa trên nguyên tắc tự nguyện đối với các bên có
liên quan. Đối với việc sáp nhập, hợp nhất bắt buộc đối với các tổ chức tín
dụng được kiểm soát đặc biệt sẽ thực hiện theo quy định riêng của Ngân
hàng Nhà nước.
Với tài sản bảo đảm là thiết bị máy móc, rủi ro lớn nhất là sự giảm giá trị
ngay sau khi sử dụng, bởi vậy, để an toàn, các ngân hàng thường chỉ cho vay
tối đa số tiền bằng 50% giá trị thiết bị được ngân hàng định giá. Tuy nhiên,
điều này cũng không ngăn được rủi ro khác như bị đánh cắp, chi phí vận
hành bảo quản quá lớn, hết niên hạn sử dụng hay bị cấm sử dụng bởi cơ
quan chức năng.
Rủi ro lớn nhất nằm ở năng lực thẩm định phương án kinh doanh của khách
hàng. Trong các trường hợp trên, ngân hàng đã đánh giá không đúng về
phương án kinh doanh của khách hàng và cơ cấu khoản vay không hợp lý.
Điều này đẩy cả DN và ngân hàng vào thế bí. Tuy nhiên, để thẩm định
phương án của khách hàng đòi hỏi nhân viên thẩm định phải am hiểu thiết bị
máy móc, khả năng ứng dụng và khả năng khai thác nguồn thu…
Khi thị trường khó khăn, kinh tế đi xuống, giới chủ vốn là những kỹ sư đầy
nhiệt huyết song thiếu nhạy cảm kinh doanh, không trả được nợ. Ngân hàng
tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thu hồi khoản vay. Khi xử lý hệ thống thiết
bị mới phát hiện ra trong danh mục thiết bị thiếu một thiết bị quan trọng: nồi
hơi. Không có nồi hơi ra thì toàn bộ hệ thống thiết bị kia chẳng khác gì sắt
vụn. Bán không được, cũng không thể sử dụng cho mục đích sản xuất, ngân
hàng đành ôm đống sắt vụn và ghi thêm vào nợ xấu hàng chục tỷ đồng.

×