Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.85 KB, 49 trang )

Mục lục
Mục lục……………………………………………………………………1
A-Lời mở đầu….………………………………………………………….2
B-Nội dung……..........................................................................................4
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may…………………….4
1.Tổng quan về xuất khẩu………………………………………………....4
2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam…………………………………….5
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật
Bản của Việt Nam…………………………………………………………10
1.Tình hình nhập khẩu dệt may của Nhật Bản…………………………….10
2.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của Việt Nam qua các
năm………………………………………………………………………...16
3.Kết luận tình hình xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật
Bản………………………………………………………………………....26
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản……………………………………………………………30
1.Triển vọng hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản….30
2.Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản…………..36
3.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản………37
C-Kết Luận…………………………………………………………………47
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….48
11
A-Lời mở đầu
Từ khi đất nước ta tiến hành đổi mới ,chuyển từ kinh tế tập trung bao
cấp sang kinh tế thị trường, nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng các mối
quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia khác trên thế giới ngày càng
bức thiết. Xuất khẩu đã trở thành một trong ba chương trình chiến lược quốc
gia nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay như dầu mỏ,
giày dép, thủy sản,gạo, cà phê, sản phẩm gỗ… dệt may luôn nằm trong số
10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước. Ngành dệt may mỗi


năm đã đóng góp hàng tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta vẫn đang gặp phải những khó khăn, thử
thách từ phía môi trường kinh doanh. Ví dụ như áp lực cạnh tranh từ phía
các đối thủ cạnh tranh ngày càng cao, nền kinh tế thế giới gặp phải nhiều
biến động, tỷ giá hối đoái có nhiều biến động khó lường, sự khác biệt về
kinh tế-văn hóa-xã hội tại các thị trường xuất khẩu… Ngành dệt may nước
ta đang phải vượt lên những khó khăn, thử thách ấy để có thể mở rộng hơn
nữa thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, ngành dệt may Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đã và đang
dần khẳng định được chỗ đứng của mình. Thị trường Nhật Bản hiện đang là
thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam. Thị trường này
vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính trên thế giới. Khi ngành dệt may
nước ta có thể đứng vững trên thị trường Nhật thì chúng ta hoàn toàn có thể
tin tưởng vào khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Để có thể hình dung ra được những khó khăn, thách thức cũng như tìm
ra được các giải pháp tháo gỡ cho ngành dệt may nước ta, em xin trình bày
22
đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản” với các nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu dệt may
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường
Nhật
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản
Em xin chân thành cám ơn P.GS.TS Nguyễn Văn Tuấn đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
33
B- Nội dung
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may

1.Tổng quan về xuất khẩu
1.1.Khái niệm
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
nước thông qua hoạt động mua bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận.
Hoạt động trao đổi, mua bán này thường vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự
trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế, xã
hội, nó phản ánh sự phụ thuộc lấn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa
riêng biệt ở các quốc gia khác nhau. Xuất khẩu là một trong những nội dung
cơ bản của hoạt động ngoại thương hay thương mại quốc tế ở góc độ quốc
gia.
Xuất phát từ khái niệm chung về thương mại quốc tế, ta có thể hiểu xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ là quá trình đưa các hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia
này sang quốc gia khác nhằm mục đích thu lợi. Nếu xét ở góc độ kinh tế,
mục đích của việc xuất khẩu là thu lợi ích kinh tế, cụ thể là lợi nhuận. Nếu
xét ở góc độ xã hội, mục đích của xuất khẩu là nhằm thu được các lợi ích xã
hội như an sinh, việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống …
1.2.Vai trò của xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vai trò của xuất khẩu được thể hiện rõ ở các mặt sau:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
44
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản
xuất phát triển ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng

cao năng lực sản xuất trong nước. Nghĩa là xuất khẩu là phương tiện quan
trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam
nhằm hiện đại hóa kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Xuất khẩu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống người dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
2.1.Ưu điểm
Dệt may là ngành Việt Nam được đánh giá có lợi thế so sánh: lợi thế giá
nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào, đầu tư nước ngoài ngày
càng tăng… Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong những năm qua đã có
534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào ngành dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD.
Trong giai đoạn 1998-2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may
Việt Nam ngày càng tăng, ngành dệt may xuất khẩu luôn đạt trên 1 tỷ USD
và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Ngành dệt may Việt Nam
đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim
ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2007, kim
55
ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng 33,4% so với
năm 2006 và bằng khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007. Năm
2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta lên tới 9,12 tỷ USD, tăng gần
17% so với năm 2007. Ngành dệt may đã luôn nằm trong top 10 sản phấm
xuất khẩu nước ta đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, năm 1998 là 1,3 tỷ USD,
năm 2008 con số này là trên 9,1 tỷ USD. Đặc biệt, từ sau khi gia nhập WTO,
doanh nghiệp Việt Nam đã có thể xuất khẩu vào toàn bộ các nước thành viên
WTO với mức thuế ưu đãi ,thâm nhập được vào các thị trường trọng yếu

trên thế giới như Hoa Kỳ ,liên minh Châu Âu (EU) , Trung Quốc ,Nhật Bản
do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử.
Ngành dệt may nước ta có một số lượng lớn các doanh nghiệp với trên
50 doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, gần 2000 doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn và gần 500 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng trên 2,2 triệu lao động. Các doanh nghiệp có
quy mô lớn nhất trong ngành dệt may Việt nam lần lượt là Công ty Hưng
Ngiệp FORMOSA, công ty sợi TAIWAN, Tổng công ty Việt Tiến, Tổng
công ty Phong Phú, Tập đoàn Dệt May Vinatex, công ty may Nhà Bè…
Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may nước ta ngày càng được cải
thiện. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhiều
thương hiệu Việt Nam đã có thể vươn ra thị trường quốc tế, chinh phục được
nhiều thị trường khó tính yêu cầu cao cả về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng
sản phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản. Đây là ba thị trường xuất khẩu hàng dệt
may lớn nhất của Việt Nam.
Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng
phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những
ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng
66
thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may
để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
Các sản phẩm của ngành may mặc nước ta khá đa dạng, phong phú. Sản
phẩm của ngành may mặc không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản
phẩm quần áo, mà còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và
sinh hoạt như: lều, buồm, chăn, màn, rèm…Với ngành may mặc Việt Nam,
sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị
trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật Bản, là quần dài, quần short,
áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun…

2.2.Nhược điểm
Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may
là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở
tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn
hàng may xuất khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may
là trên 2 triệu lao động. Tuy ngành may đã thu hút được nhiều lao động,
nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao. Nguyên
nhân chính là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với
các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn mà với ngành may
Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn.
Mặc dù, trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay
đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động
thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới.
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện
các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có
77
khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều.
Do đó, sự khác biệt về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm Việt Nam so với nhiều
quốc gia khác vẫn chưa được thể hiện rõ nét. Điều này đã làm giảm đi giá trị
gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Na, dẫn đến lợi nhuận thu về
chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những
năm qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng
đến thị trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay (trên 80 triệu người năm
2008). Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại
nước ngoài thì lại được biết tới rất ít ở trong nước. Quần áo của Trung Quốc
với giá rẻ và mẫu mã đa dạng có thể được tìm thấy ở khắp các cửa hàng,
siêu thị, chợ của Việt Nam trong khi hàng Việt Nam thì hầu như vắng bóng.
Gần đây, hàng may mặc của Việt Nam đã nổi lên với một số thương hiệu
như May 10, Việt Tiến, Ninomax... dần được người tiêu dùng Việt Nam

chú ý hơn. Tuy nhiên, ở phân khúc thị trường hàng may mặc giá rẻ thì hàng
Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.
Một điểm yếu cực kỳ quan trọng là ngành may mặc của Việt Nam vẫn
bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá
nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm gần 60 – 80% giá trị nguyên phụ
liệu cần thiết để sản xuất. Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây
chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc
không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp
ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng, phía
nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các
doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên
liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn.
88
Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may
Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của
khu vực. Với trình độ như vây, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt
Nam bị giảm đi phần nào.
Bảng 1: Hiện trạng năng lực sản xuất doanh nghiệp dệt may (2005)
Sản phẩm Số doanh nghiệp Năng lực sản xuất hàng năm
Các loại sợi 102 260 ngàn tấn
Dệt 135 680 triệu mét vuông
Sản phẩm dệt kim 56 300 ngàn tấn
Vải 1050 2000 triệu đơn vị sản phẩm
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu
tư cải tiến về công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm chi phí, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngành dệt may trong nước là phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường
như Mỹ (chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu), EU (17%), Nhật (8%)...
(theo số liệu năm 2008 của Hiệp hội dệt may Việt Nam). Do vậy, ngành dệt

may nước dễ bị tác động khi các thị trường trên gặp sự cố. Đặc biệt là vừa
qua tình hình khủng hoảng trên toàn thế giới, nhu cầu tiêu thụ hàng giảm
mạnh do người dân các thị trường lớn thắt chặt chi tiêu. Nhiều đơn đặt hàng
từ nước ngoài bị rút lại cũng đã gây ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất
khẩu dệt may của nước ta.
99
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang
thị trường Nhật Bản của Việt Nam
1.Tình hình nhập khẩu dệt may của Nhật Bản
Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - là một thị trường lớn với
dân số khoảng 128 triệu và có sức mua lớn. Những năm gần đây, kim ngạch
nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng: năm 2001 đạt 351 tỷ USD, năm
2004 đạt 454 tỷ USD và năm 2006 đạt 580 tỷ USD, năm 2007 đạt 621 tỷ
USD (tăng 7,2% so với năm 2006), trong đó: nông thủy sản, thực phẩm là 51
tỷ USD (chiếm 8,3% tổng kim ngạch nhập khẩu), hải sản là 14,6 tỷ USD
(chiếm 2,4%), may mặc là 30 tỷ USD (chiếm 4,9%)…
Thị trường Nhật Bản gần như là một thách thức lớn với các doanh
nghiệp Việt Nam, nhưng sự khắt khe đó lại được những tiềm lực và thế
mạnh của một số mặt hàng Việt Nam khắc phục, đó là những nhóm hàng dệt
may, nhóm hàng thủy sản, hàng thực phẩm, nhóm da giầy, gốm sứ và đồ đạc
gia đình...
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm.
Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo,
tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản hiện nay. Do
đó, hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật cần đáp ứng được cả về chất lượng
lẫn kiểu dáng.
1.1.Hàng rào thương mại của Nhật Bản đối với hàng dệt may
1.1.1.Hàng rào thuế quan
Nhìn chung, mức thuế suất nhập khẩu hàng dệt may thông thường là
14-16,8%, mức thuế đối với áo sơ mi thì thấp hơn: từ 9-11,2%. Nước được

áp dụng chế độ ưu đãi theo Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) thì mức thuế
thấp theo điều kiện phân bổ trước hoặc miễn thuế.
1010
Trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), các mức thuế ưu đãi
với hàng may mặc được quản lý như sau: Các mức thuế trần ưu đãi được xác
định cho mỗi năm tài chính và các mức thuế ưu đãi được phân bổ trước
thông qua việc nộp đơn xin. Người nhập khẩu xin được phân bổ thuế ưu đãi
trần bằng cách nộp đơn xin liên hệ phòng thuế quan, Vụ kinh tế quốc tế, Bộ
công thương hoặc văn phòng Thương mại quốc tế và công nghiệp khu vực.
Người nhập khẩu sẽ nộp giấy chứng nhận phân bổ cùng với giấy chứng nhận
ưu đãi do cơ quan chính thức của nước xuất xứ cấp, cho hải quan tại cảng
đến (thông tin chi tiết có thể liên hệ văn phòng thương mại quốc tế và công
nghiệp khu vực hoặc Hiệp hội nhập khẩu hàng dệt Nhật Bản).
1.1.2.Hàng rào phi thuế quan
Về hạn ngạch, một số mặt hàng có hạn ngạch tối đa cho từng nước xác
định vào đầu mỗi năm tài chính và phải qua kiểm tra hàng ngày, theo đó
nhập khẩu được tính toán hàng ngày và mức thuế tối huệ quốc (MFN) được
áp dụng 2 ngày sau khi mức hạn ngạch tối đa nói trên bị vượt quá.
Thứ hai là các quy định về luật liên quan đến nhập khẩu, nhìn chung,
hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào,
hay nói cách khác là được nhập tự do vào Nhật. Hàng dệt may có sử dụng
một phần da hay phụ kiện da phải tuân thủ theo công ước Washington.
Về nhãn hiệu hàng hoá, Luật hàng hoá đạt chất lượng tốt yêu cầu hàng
dệt may phải có nhãn hiệu với các thông tin sau:
- Loại sợi dệt, tỉ lệ sợi pha
- Cách giặt và sử dụng
- Loại da được sử dụng
- Nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể liên hệ.
1111
Tuy vậy, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vào Nhất cần quan tâm tới

một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến
việc tiêu thụ hàng hóa:
Luật trách nhiệm sản phẩm:Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối
với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này
được ban hành vào tháng 7-1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy
định nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người hoặc
thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường cho các
thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các quan hệ nhân
quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.
Quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản-JIS:Tiêu chuẩn công nghiệp
Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật.
Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp" được ban hành
vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận
tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào
việc mở rộng tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật
Bản. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công
nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn
chuyên ngành như dược phẩm, phân hóa học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các
sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong Luật về tiêu chuẩn hóa và
dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS). Do đó khi kiểm tra các sản
phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất
lượng của chúng.
1212
Nhật Bản không áp đặt quy định và luật nào về giá cả và phương thức
thanh toán. Nhà xuất khẩu có thể báo giá bằng Đô la Mỹ, Yên Nhật hoặc bất
cứ loại tiền nào, tuy nhiên tốt nhất nên báo giá bằng đồng Yên Nhật hoặc Đô
la Mỹ . Cách thức báo giá, thanh toán tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa, số
lượng và quan hệ giữa hai bên.
Thứ hai là hệ thống kênh phân phố của Nhật cũng tạo thành một rào cản
với các doanh nghiệp xuất khẩu hang dệt may.Cụ thể, hàng may mặc nhập

khẩu từ nước ngoài luôn đi qua hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty
thương mại tổng hợp hoặc công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán
buôn, những người bán lẻ, cuối cùng là người tiêu dùng. Hoặc, khâu nhập
khẩu sẽ do chi nhánh các công ty thương mại tại nước xuất xứ tiến hành, sau
đó hàng sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho các hãng
may hoặc cửa hàng bán lẻ.
Ngày nay, một hình thức phân phối mới ngày càng phổ biến là các khâu
nhập khẩu sẽ do chi nhánh các công ty thương mại tại nước xuất xứ tiến
hành, sau đó hàng sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho
các hãng may hoặc cửa hàng bán lẻ.
1.2.Chủng loại hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật Bản chia làm 4 nhóm:
-Hàng thời trang cao cấp: loại hàng này mang tính thời trang từ màu sắc,
mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng và thường được nhập từ châu Âu và Mỹ
-Hàng từ nguyên liệu thô: ít có ở Nhật, ví dụ hàng Casomia, angora,
mohair
-Sản phẩm dùng nhiều sức lao động: những sản phẩm làm bằng tay được
sản xuất ở các nước có mức tiền lương thấp
-Sản phẩm thủ công truyền thống
1313
Từ năm 1997 do thuế tiêu thụ tăng, đồng yên mất giá nên mức tiêu dùng
bị giảm, rõ nhất là hàng may mặc của nam giới và trẻ em. Trước tình hình
đó, các nhà kinh doanh hàng dệt may Nhật bản đã nhanh chóng thay đổi cơ
cấu kinh doanh, thu hẹp qui mô sản xuất, đặc biệt tập trung nghiên cứu các
sản phẩm mang tính thời trang, vòng đời ngắn. Hiện nay, hình thức kinh
doanh theo kiểu người sản xuất đảm nhận luôn khâu bán hàng đã trở nên
thông dụng ở Nhật.
1.3.Xu hướng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và nhập khẩu dệt
may hàng đầu, Nhật Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá và
dịch vụ của thế giới. Cụ thể hơn, Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ

chốt và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại quốc gia này không thể
phủ nhận. Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo và nhu cầu về
bông.
Nhập khẩu hàng may mặc vào Nhật năm 1999 đạt 681,529 tấn (tăng
20% so với năm trước) và đạt 1.622 tỷ yên (giảm 3,7% về giá trị). Hàng may
mặc nhập khẩu vào Nhật tăng rất nhanh vào những năm 80 và tiếp tục tăng
với tốc độ khá vào những năm 90. Năm 1997, khi đồng yên mất giá và tiêu
dùng giảm, hàng nhập khẩu chứng lại và giảm dần. Xu hướng này vẫn tiếp
tục vào năm 1998. Sau đó, với những biện pháp tăng cường tiếp thị tới tận
tay người tiêu dùng và các cửa hàng tăng cường giảm giá đối với những mặt
hàng có nhu cầu thấp để kích thích người mua hàng, từ năm 1999 đến nay
thị trường hàng nhập khẩu có xu hướng phục hồi. Hiện Nhật Bản là thị
trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường
thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng
thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD.
1414
Một vài thập kỷ gần đây, hàng nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong
tổng doanh số bán lẻ và tiêu dùng hàng may mặc tại Nhật. Nhập khẩu quần
áo tăng trung bình 7,5% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Khi quần áo nhập
khẩu chiếm phần lớn trong doanh thu bán lẻ quần áo ngày càng tăng của
Nhật thì thị phần của quốc gia xuất khẩu quần áo lớn nhất, Trung Quốc sẽ
tăng. Vào cuối những năm 1980 thị phần của Trung Quốc tại thị trường nhập
khẩu quần áo của Nhật Bản thấp hơn 40% nhưng đến năm 2007 con số này
đã là 92%. Điều này là do quần áo của Trung Quốc có giá trung bình tương
đương hoặc thấp hơn giá của các nước khác.
Thị phần của bông tại thị trường quần áo Nhật Bản đã có sự tăng trưởng
đáng kể trong một thập kỷ qua, điều này phản ánh vai trò dẫn đầu của Nhật
trong xu hướng thời trang toàn cầu. Giá trị nhập khẩu tính bằng đồng Yên
của quần áo làm bằng chất liệu bông tại Nhật tăng nhanh hơn là giá trị nhập
khẩu quần áo nói chung. Điều này chứng tỏ rằng người tiêu dùng của Nhật

ngày càng yêu thích chất liệu bông. Trong vòng 1 thập kỷ qua, thị phần của
quần áo có chất liệu bông đã tăng từ 40-48%. Điều này cũng giống như xu
hướng tại Mỹ.
Về hàng dệt thoi, thị phần của quần áo làm từ bông tăng ổn định từ 40%
của năm 1996 lên 45% năm 2007, chủ yếu là sự tăng mạnh ở các loại quần
như quần jean, và trang phục dành cho phụ nữ và các em bé gái. Về hàng dệt
kim, thị phần quần áo làm từ bông tăng từ 37% năm 1998 lên 50% năm
2007, chủ yếu tăng ở nhóm quần áo ngủ (tăng 234% trong 10 năm
qua).Trong cuộc điều tra về xu hướng tiêu dùng người Nhật được thực hiện
bởi công ty Cotton Incorporated’s Global Lifestyle Monitor™, khi được hỏi
về loại xơ nào mà họ muốn dùng làm chất liệu trong trang phục hiện nay,
51% chọn bông, tăng 5,6% so với năm 1999.
1515
Từ đầu những năm 1990, người tiêu dùng Nhật Bản cũng như người Mỹ
đều thích sự thoải mái, co giãn tốt của hàng dệt kim hơn là dệt thoi. Thị phần
của hàng dệt kim trên thị trường quần áo chất liệu bông nhập khẩu tăng từ
48% (1990) lên 55% (2007). Tại Mỹ, thị phần của dệt kim cũng theo xu
hướng trên, tăng từ 37% lên 50%. Mặc dù cả quần áo dệt kim lẫn dệt thoi
nhập khẩu vào Nhật đều tăng trong giai đoạn này nhưng nhu cầu hàng dệt
kim tăng rõ ràng hơn cả. Tại cả thị trường Nhật lẫn Mỹ, sự phát triển mạnh
của chất liệu bông trong quần áo dệt kim được thể hiện trong doanh số bán
lẻ và khối lượng nhập khẩu.
1.4.Thị phần nhập khẩu và xuất xứ hàng dệt may ở thị trường Nhật
Từ năm 1987 trở lại đây, hàng nhập khẩu luôn chiếm tới 60% tính về giá
trị và trên 60% tính về số lượng trên thị trường Nhật. Trung quốc đứng đầu
danh sách xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật bản, chiếm 60-80%. Hiện nay,
nhập khẩu từ Hàn quốc, Đài loan, Hongkong giảm dần trong khi nhập khẩu
từ Việt nam, Thái lan, Indonexia, và các nước ASEAN khác ngày một gia
tăng. Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may của Nhật Bản rất lớn. Trung
bình mỗi năm, Nhật nhập khẩu hàng dệt may nhiều nhất là Trung Quốc với

tỷ trọng 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, Mỹ 2,5%, Đài Loan 1,3%, ASEAN
chiếm 7,5% và Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối
ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối
ASEAN, chiếm gần 3% thị phần tại Nhật.
2.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của Việt Nam qua
các năm (từ 1998 tới nay)
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, quan hệ thương
mại Việt-Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Nhật luôn duy trì vị trí là một
trong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam sau Mỹ và EU. Trong
1616
quan hệ thương mại với Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong
những năm gần đây luôn đạt tốc độ phát triển khá cao, tăng trung bình từ
15-20% so với năm trước. Trong cán cân thương mại, Việt Nam luôn là
nước xuất siêu.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, mặt hàng dệt may là mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản từ trước tới
nay.Điển hình trong năm 2005,hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu cao
nhất trong 10 mặt hàng xuất khẩu sang Nhật (theo số liệu được thương vụ
Việt Nam tại Nhật Bản tổng kết): Hàng may mặc (đạt 721,7 triệu USD, tăng
8,6% so với năm 2004) cao nhất về giá trị kim ngạch xuất khẩu; Hải sản kể
cả tôm (đạt 614 triệu USD, tăng 1,9%, trong đó tôm đông lạnh đạt 452 triệu
USD, tăng 0,5%); Dầu thô (đạt 585 triệu USD, tăng 58,6% do giá dầu thô
trên thế giới trong năm 2005 tăng đột biến); Hàng dệt thoi (đạt 466 triệu
USD, tăng 7,8%);Dây cáp điện (đạt 450 triệu USD, tăng 35,4%); Than đá
(đạt 207,6 triệu USD, tăng 51,8%); Đồ gỗ (184,3 triệu USD, tăng 21,0%);
Hàng dệt kim (đạt 122,5 triệu USD, tăng 16,1%); Linh kiện điện tử mạch in
(đạt 119 triệu USD, tăng 7,2%).
2.1.Đánh giá tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật của nước ta tuy có
tăng trong những năm gần đây song vẫn chưa thực sự khởi sắc, chưa đúng

với tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.Dựa vào các số liệu ở bảng
2 ta thấy: từ năm 1998 tới năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt
Nam sang Nhật Bản đã tăng gấp 2,5 lần từ 321 triệu USD lên 820 triệu
USD; trong khi đó thì hàng dệt may nước ta trên thị trường Mỹ từ 21 triệu
USD tới 5,1 tỷ USD còn thị trường EU từ 521 triệu USD lên 1,7 tỷ
USD.Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu dệt may bình quân nước ta trong giai
đoạn này sang thị trường Nhật là 570 triệu USD, sang EU là 865 triệu USD
1717
và Mỹ là 1,895 tỷ USD (gấp 3,5 lần kim ngạch xuất khẩu dệt may bình quan
sang thị trường Nhật). Do đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật
của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với Mỹ, EU ,mặc dù thị trường Nhật là
thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam. Điều này vẫn chưa
tương xứng với quan hệ linh tế thương mại Việt Nam-Nhật Bản từ khi 2
nước thiết lập quan hệ song phương tới nay.
Bảng 2: Bảng thể hiện tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam sang
thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản (đơn vị: triệu USD)
Năm
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
KN XK dệt may
sang Nhật
321 417 620 588 521 514 531 604 636 700 820
KNXK dệt may
sang Mỹ
26 34 50 45 951 1973 2474 2603 3186 4400 5100
KNXK dệt may
sang EU
521 555 609 599 579 580 762 882 1225 1500 1700
KN XK dệt may
cả nước
1351 1747 1892 1962 2752 3654 4368 4838 5927 7780 9130

Nguồn : www.vietnamtextile.org
Bên cạnh đó, dựa vào Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu dệt may
Việt Nam sang Nhật Bản từ 1998 tới nay, và ước tính năm 2009, 2010, 2015
ta có thể thấy được xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang Nhật cũng có
nhiều biến động, cụ thể là tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng giảm thất
thường qua các năm. Trong giai đoạn 1998-2000, kim ngạch xuất khẩu dệt
may tăng mạnh từ 321 triệu USD năm 1998 tới năm 2000 kim ngạch xuất
khẩu dệt may sang Nhật đạt 620 triệu USD. Nhưng sau đó lại giảm đi chỉ
còn 514 triệu USD năm 2003; từ năm 2003 tới năm 2008 kim ngạch xuất
1818
khẩu mới tăng lên mức 820 triệu vào năm 2008.Như vậy, kim ngạch xuất
khẩu dệt may sang Nhật mới chỉ gấp 1,6 lần trong 5 năm trở lại đây. Theo
thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản ước đạt 440 triệu USD,
tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các mặt hàng áo thun, áo sơ
mi, đồ lót... đều tăng mạnh.
Biểu đồ 1: kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản
từ 1998 tới nay, và ước tính năm 2009, 2010, 2015 (đơn vị: triệu USD)
Nguồn : www.vietnamtextile.org
Năm 2009, hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản không
phải chịu thuế nhập khẩu, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho hàng dệt
may xuất khẩu của nước ta. Dự báo, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 20% so với năm 2008. Và trong
tương lai kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sang thị trường Nhật
1919

×