Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.74 KB, 95 trang )




1






Luận văn
Định canh, định cư với xoá đói
giảm nghèo ở Hà Giang



2

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Định canh định cư là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển
không những của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận
thức rõ vai trò của định canh định cư đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã
hội và xoá đói giảm nghèo ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm đề ra và thực
hiện chủ trương, chính sách định canh định cư.
Gần nửa thế kỷ qua, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP
về định canh định cư vào năm 1968, công tác định canh định cư đã đạt được
những kết quả quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc
thiểu số, vùng cao ổn định nơi ăn, chốn ở, ổn định địa bàn canh tác, sản xuất
nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng, quy hoạch dân cư, bảo vệ các nguồn tài


nguyên thiên nhiên vì sự ổn định về kinh tế - xã hội và phát triển bền vững
của các vùng và quốc gia. Thông qua công tác định canh định cư, đồng bào
các dân tộc được tiếp cận và tham gia vào phát triển kinh tế, xoá đói giảm
nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của mình.
Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với 22
dân tộc anh em trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số như: Mông 30% (dân số
toàn tỉnh), Tày 25%, Dao 15%, Nùng 9% không những thế do địa hình phức
tạp bị chia cắt, độ dốc lớn, miền núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Toàn tỉnh có
195 xã, phường, thị trấn nhưng trong đó có tới 115 xã thuộc diện xã đặc biệt
khó khăn theo phân loại của Uỷ ban dân tộc miền núi, tỷ lệ đói nghèo của xã
cao nhất là 86,3%. Chính vì thế đến nay một bộ phận không nhỏ dân cư của
tỉnh còn sống trong tình trạng định canh định cư chưa bền vững, trình độ phát
triển kinh tế thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Đặc biệt quá trình triển khai thực
hiện chính sách định canh định cư trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều vấn đề



3

bất cập, nhất là trong giải quyết vấn đề đất đai, việc làm, các điều kiện dân
sinh liên quan đến đời sống của các gia đình, cộng đồng và điểm định canh
định cư, nguồn thu nhập thiếu ổn định, tình trạng du canh du cư vẫn cú nguy
cơ tiếp diễn… Trước thực tiễn đó, Hà Giang quyết tâm thực hiện tốt công tác
định canh định cư bền vững, coi đây là việc làm vô cùng cần thiết nhằm phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa Hà Giang thoát khỏi tỉnh nghèo. Vì vậy, tác
giả đã chọn đề tài: "Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang
" để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Định canh định cư là một trong những nội dung quan trọng trong chính
sách phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam từ 1968 đến

nay. Cho nên vấn đề này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Cho đến nay đã có các công trình như:
- Uỷ ban Dân tộc - Viện Dân tộc: "Nghiên cứu về định canh, định cư ở
Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
- Cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới: "Di dân kinh tế mới, định
canh định cư - lịch sử và truyền thống", Nxb Nông nghiệp, năm 2001.
- TS. Đỗ Văn Hoà: "Định canh định cư và phát triển kinh tế - xã hội
miền núi".
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng quan định canh định cư
cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1998-2010.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Đề án tổng quan định canh định cư
tỉnh Hà Giang (giai đoạn 1999-2010), tháng 3/1999.
Các công trình trên đề cập đến công tác định canh định cư dưới các góc
độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có công trình nào đề cập
đến vấn đề Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang. Vì vậy,



4

đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với các công trình đã
công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận ăn
* Mục đích:
- Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết phải thực hiện công tác
định canh định cư gắn với xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, phân tích đánh giá
thực trạng công tác định canh định cư và xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang. Từ
đó đưa ra các giải pháp định canh định cư bền vững góp phần xoá đói giảm
nghèo ở Hà Giang. Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đề ra các
nhiệm vụ sau:

* Nhiệm vụ:
- Khái quát một số vấn đề lý luận về định canh định cư và vai trò của
công tác định canh định cư với việc xoá đói giảm nghèo ở nước ta.
- Tập trung phân tích thực trạng định canh định cư và xoá đói giảm
nghèo ở tỉnh Hà Giang và chỉ ra những nguyên nhân đạt được thành công và
nguyên nhân còn tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu cho việc thực hiện định canh định cư
bền vững gắn với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề định canh định cư và xoá đói giảm
nghèo dưới góc độ kinh tế chính trị, đồng thời tập trung nghiên cứu công tác
định canh định cư và xoá đói giảm nghèo của tỉnh từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
*Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về định
canh định cư, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và
của Đảng bộ tỉnh Hà Giang để nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu



5

Luận văn sử dụng phương pháp luận khoa học kinh tế chính trị và kết
hợp các phương pháp khác để nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, hệ thống
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về định canh định cư và vai trò
của nó trong xoá đói giảm nghèo dưới góc độ kinh tế chính trị.

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác định canh định cư và xoá đói
giảm nghèo ở tỉnh từ năm 2000 đến nay.
- Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch
định chính sách định canh định cư nhằm phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói
giảm nghèo ở Hà Giang.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vấn đề
định canh định cư ở các địa bàn tương tự như Hà Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.



6

Chương 1
Một số vấn đề lý luận chung về định canh định cư

1.1. Nhận thức chung về định canh định cư
1.1.1. Khái niệm du canh, du cư
- Du canh: là hình thức canh tác không ổn định với trình độ sản xuất
thấp, mang tính tự nhiên, bóc lột đất.
- Du cư: là hình thức cư trú không ổn định, nhà cửa tạm bợ, nay chỗ
này, mai chỗ khác.
- Du canh du cư: là hình thức canh tác và cư trú không ổn định, nguồn
sống chủ yếu dựa vào phát nương làm rẫy, sản xuất lương thực theo lối bóc
lột đất, tự cung tự cấp.
1.1.2. Tiêu chí xác định du canh, du cư
- Hộ du canh, du cư là hộ có ít hoặc không có đất canh tác ổn định. Nguồn
sống chủ yếu của hộ dựa vào thu nhập từ phá rừng để sản xuất nương rẫy du

canh (từ 50% trở lên). Chỗ ở không ổn định và thay đổi theo nương rẫy du canh.
- Thôn, bản du canh, du cư là thôn bản có từ 50% số hộ du canh, du cư
trở lên (so với tổng số hộ của thôn bản đó).
1.1.3. Định cư, du canh
1.1.3.1. Khái niệm định cư, du canh
* Định cư, du canh:
Là hình thức đã cư trú ổn định, đã có một phần đất đai canh tác ổn
định, nhưng sản xuất không đủ ăn, còn phải phá rừng làm nương rẫy. Muốn
xoỏ bỏ hiện trạng này cần phải tạo điều kiện về tư liệu sản xuất cho đồng bào
ổn định đời sống về vật chất.
1.1.3.2. Tiêu chí xác định định cư, du canh



7

- Hộ định cư, du canh là hộ đã có chỗ ở và có một phần đất đai canh tác
ổn định. Nguồn sống của hộ dựa vào thu nhập trên đất canh tác ổn định đạt từ
50% đến dưới 80% so với tổng thu nhập.
- Thôn, bản, xã định cư, du canh là thôn, bản, xã có từ 50% số hộ định
cư, du canh trở lên (so với tổng số hộ của thôn, bản, xã đó).
- Những thôn, bản, xã có dưới 50% số hộ định cư, du canh là thôn, bản,
xã có hộ định cư, du canh.
1.1.4. Định canh, định cư
1.1.4.1. Khái niệm định canh, định cư
Là hình thức canh tác và cư trú đã ổn định, không còn phá rừng làm
rẫy, không còn du cư, không còn đói giáp hạt. Trong đó, hộ định canh, định
cư có đủ tư liệu sản xuất ổn định và thôn, bản, xã định canh, định cư có đủ cơ
sở vật chất thiết yếu đảm bảo sản xuất và đời sống.
* Tư liệu sản xuất ổn định gồm:

- Ruộng nước, ruộng bậc thang, nương thâm canh sản xuất lương thực
ổn định lâu dài.
- Đất trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả có thu nhập.
- Bãi cỏ, ao hồ để phát triển chăn nuôi.
- Rừng và đất rừng được giao cho hộ kinh doanh, hoặc giao khoán bảo
vệ lâu dài.
- Đất ở và vườn hộ.
* Cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống bao gồm:
- Các công trình thủy lợi nhỏ và vừa phục vụ sản xuất thâm canh.
- Các tuyến đường giao thông nội vùng giữa các thôn, bản, xã phục vụ đi
lại sản xuất, lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho nhân dân trong vùng.
- Các công trình phúc lợi công cộng như trường, lớp học, trạm y tế, tủ
thuốc, các công trình nước sinh hoạt đảm bảo việc học hành, chữa bệnh và
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào định canh, định cư và đồng
bào dân tộc miền núi.



8

1.1.4.2. Tiêu chí xác định đối tượng định canh, định cư
- Thôn, bản hoặc xã có từ 50% số hộ bao gồm hộ du canh, du cư và hộ
định cư, du canh trở lên trong tổng số hộ ở thụn bản đú là thôn, bản, xã thuộc
đối tượng định canh, định cư.
- Thôn, bản, xã có dưới 50% số hộ bao gồm hộ du canh, du cư và hộ
định cư, du canh là thôn, bản, xã có hộ thuộc đối tượng định canh, định cư.
1.1.4.3. Đối tượng và các hình thức định canh, định cư
* Đối tượng của công tác định canh, định cư là hộ gia đình và thôn,
bản, các xã đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi vùng cao còn sống du canh,
du cư hoặc đã định cư nhưng còn du canh và cả những hộ đã định canh, định

cư để đảm bảo định canh, định cư bền vững.
* Các hình thức định canh, định cư
- Định canh, định cư tại chỗ là đồng bào sinh sống ở đâu thì vận động
họ định canh, định cư ở địa bàn đó.
Với hình thức này:
+ Về định canh: Trên cơ sở quy hoạch lại đất đai tiến hành hỗ trợ đồng
bào khai hoang ruộng nước bãi đất mầu, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản,
cây ăn quả, chăn nuôi
+ Về định cư: Xây dựng lại bản làng, làm nhà ở, làm đường giao thông,
xây dựng trường học, trạm y tế để đồng bào có điều kiện ổn định cư trú lâu dài.
- Định canh, định cư bằng cách chuyển chỗ là chuyển đồng bào từ nơi
đang sinh sống đến nơi khác để định canh, định cư.
Với hình thức này:
+ Về định canh: Cũng trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, phân chia đất
cho từng hộ gia đình, hỗ trợ đồng bào khai hoang, phục hoá ruộng nước, đất
mầu, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi



9

+ Về định cư: Hỗ trợ đồng bào di chuyển, làm nhà ở, xây dựng mới
hoặc mở rộng nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng và phúc lợi tập thể ở nơi
định canh, định cư.
- Định canh, định cư bằng cách "công nhân hoá" là đưa đồng bào vào
làm công tại các doanh nghiệp tại địa phương. Hình thức này được thực hiện
ở một số địa phương thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc từ khi hình thành các
công trường, lâm trường, trạm trại ở miền núi. Nó cũng được thực hiện có
kết quả khi thành lập các công trường, nông trường, lâm trường sản xuất lớn ở
các tỉnh miền núi phía Nam và Tây Nguyên.

Với hình thức này:
+ Về định canh: là làm việc tại các doanh nghiệp, thu nhập bằng tiền
lương hoặc hiện vật do doanh nghiệp chi trả.
+ Về định cư: được doanh nghiệp phân phối đất làm nhà ở, được
hưởng các công trình phúc lợi tập thể do doanh nghiệp tạo ra.
1.1.4.4. Tiêu chí xác định cơ bản hoàn thành định canh, định cư
- Hộ cơ bản hoàn thành định canh, định cư là hộ không còn đói giáp
hạt, không phá rừng làm rẫy, không du cư và được xác định như sau:
+ Đạt 80% trở lên giá trị thu nhập đảm bảo đời sống của hộ thu được từ
sản xuất trên đất canh tác ổn định.
+ Có nước sinh hoạt bình thường.
+ Có nơi ở ổn định, có vườn hộ và có chăn nuôi.
- Thôn, bản, xã cơ bản hoàn thành định canh, định cư là thôn, bản, xã
sau khi thực hiện định canh, định cư đạt từ 85% số hộ trở lên cơ bản hoàn
thành định canh, định cư (so với tổng số hộ thuộc đối tượng định canh, định
cư của thôn, bản, xã đó).
- Những huyện, tỉnh cơ bản hoàn thành định canh, định cư là những
huyện, tỉnh sau khi thực hiện định canh, định cư đạt từ 85% số hộ trở lên cơ
bản hoàn thành định canh, định cư (so với tổng số hộ thuộc đối tượng định
canh, định cư của huyện, tỉnh đó).



10
- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển sản
xuất bằng các chương trình kinh tế - xã hội khác để định canh, định cư bền vững.
1.2. Vai trò của công tác định canh, định cư đối với xoá đói giảm nghèo
1.2.1. Sự cần thiết phải chuyển từ du canh, du cư sang định canh,
định cư
Du canh của một bộ phận dân tộc thiểu số vùng núi từ lâu được xem là

"tụt hậu" và không hiệu quả trong hoạt động và phát triển kinh tế, là tác nhân
chủ yếu gây ra nạn phá rừng. Vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm
xoá bỏ hiện tượng du canh. Bởi lẽ, chúng ta biết rằng du canh là hình thức
canh tác không ổn định ở một địa điểm, sản xuất trồng trọt ở nơi này một thời
gian sau lại chuyển hoạt động canh tác đến nơi khác, đây là lối canh tác
ngược với lối canh tác được gọi là thâm canh - tức là canh tác, chăm bón cây
trồng trên một địa điểm ổn định. Du canh là hoạt động kinh tế nông nghiệp
của một bộ phận dân tộc thiểu số vì lý do điều kiện canh tác đất đai hạn chế,
vì phong tục tập quán canh tác của họ trong một điều kiện tài nguyên rừng
và đất đai cho phép, vì sức ép kinh tế với năng suất trồng trọt thấp và mâu
thuẫn không đáp ứng nhu cầu đời sống của gia đình, cộng đồng ngày một
tăng theo thời gian.
Việt Nam là một nước có tới 2/3 tổng diện tích là miền núi. Có 53 dân
tộc, hơn 10 triệu người dân tộc thiểu số với nguồn gốc, ngôn ngữ và văn hoá
khác nhau, cư trú tập trung ở miền núi. Địa bàn và các nhóm dân tộc thiểu số
này từ lâu đã là đối tượng của các chính sách dân tộc nói chung và định
canh, định cư nói riêng. Chương trình định canh, định cư được thực hiện với
mục tiêu nhằm chấm dứt tình trạng du canh - một phương thức sản xuất
được đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta duy trì từ xa xưa mang tính lạc
hậu với đặc điểm:



11
+ Canh tác trên nương rẫy là chủ yếu, hoạt động theo chu kỳ: Đốt rừng
- tra hạt - thu hoạch - đốt rừng - tra hạt, Như vậy đó là sự vận động lấy khởi
điểm của chu kỳ là đốt rừng.
+ Hiệu quả canh tác thấp, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào điều kiện tự
nhiên như: mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, giá rét Vì bị lệ thuộc hoàn toàn vào

thiên nhiên nên sản xuất và đời sống của đồng bào hiện còn du canh, du cư rất
khó khăn. Du canh, du cư có xu hướng ngày càng tiến vào vùng sâu, vùng xa,
vùng hẻo lánh. Các hộ gia đình du canh, du cư ngày càng xa sinh hoạt cộng
đồng, càng xa các trung tâm văn hoá - xã hội của khu vực. Do đó, cuộc sống của
đồng bào du canh, du cư đã khó khăn lạc hậu lại càng khó khăn lạc hậu hơn.
+ Kiểu canh tác này không những không bồi bổ độ phì của đất mà
ngược lại huỷ hoại nghiêm trọng độ mầu mỡ, đất đai bị bào mòn, rửa trôi trở
thành bạc mậu, cằn cỗi. Vì mỗi khu rừng phát đốt đi chỉ gieo trồng cây lương
thực được một vài vụ, đất bị nước mưa rửa trôi, bạc mầu trở thành đất trống
đồi núi trọc, người canh tác lại phải tìm đến khu rừng khác tiếp tục phát đất,
cứ như thế du canh đến đâu tất nhiên phải du cư đến đó. Với những đặc điểm
ấy phương thức sản xuất này để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng cho cả
nước cũng như chính đồng bào miền núi. Trước hết, du canh, du cư khiến
người dân luôn phải thay đổi chỗ canh tác và chỗ ở đồng thời quy định nếp
nghĩ, cách sống tạm bợ theo thói quen ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào, từ
đó quy định số phận của họ.
Như vậy, du canh, du cư không chỉ gây mất ổn định về nhiều phương
diện mà nguy cơ lớn nhất do những người du canh gây ra làm cho rừng bị tàn
phá, vì muốn có đất canh tác họ phải khai thác trên diện tích lớn của rừng, đây
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các hiện tượng như lũ quét, hạn
hán đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng
con người.



12
Khụng những thế, cuộc sống thiếu ổn định nay đõy mai đú, đời sống
vật chất khú khăn, đời sống tinh thần thiếu thốn, luụn tỡm nơi ở, nơi làm ăn
mới hỡnh thành một bộ phận dõn cư tự do khụng hoà đồng với một thể chế
kinh tế, chớnh trị, xó hội nhất định của đất nước. Mặt khỏc tạo ra những khe

hở phỏt sinh mặt trỏi về kinh tế, chớnh trị, xó hội mà những kẻ phỏ hoại,
chống đối, bọn xấu lợi dụng.
Tóm lại, hậu quả của du canh, du cư là không những đời sống của đồng
bào ngày càng khó khăn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy thoái đất
canh tác, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững ở miền núi. Di cư tự
do của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên cũng
là hậu quả của phương thức canh tác du canh, du cư khi diện tích rừng ở nơi
đang sinh sống không còn, người dân phải đi xa để tìm nơi có rừng phát
nương, làm rẫy.
Chính vì thế, định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở
miền núi nước ta nhằm hỗ trợ đồng bào tạo lập một cuộc sống ổn định hướng
tới phát triển bền vững đang là một vấn đề cấp bách hiện nay. Xuất phát từ
thực tiễn của tình trạng du canh, du cư để thấy rõ hơn sự cần thiết phải tiếp
tục chuyển từ du canh, du cư sang định canh, định cư:
Vào năm 1968, khi Chính phủ thực hiện chính sách định canh, định
cư đầu tiên, ước tính có khoảng 3,8 triệu người tiến hành du canh; đến
1990, Việt Nam có khoảng 482.000 hộ gia đình (2,8 triệu nhân khẩu) là
mục tiêu của chính sách định cư. Năm 1999, con số này lên tới 608.000 hộ
(3,7 triệu nhân khẩu) [19, tr.34-35]. Và một điều cần chú ý là trước năm
1968, phạm vi du canh, du cư chỉ diễn ra trên địa bàn hẹp, chủ yếu từ bản
này sang bản khác trong nội bộ xã hoặc từ xã này sang xã khác trong nội
bộ huyện, sau đó du canh, du cư diễn ra trên địa bàn rộng hơn như di
chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác. Đặc biệt là với các chương trình xây



13
dựng kinh tế mới nên hiện tượng người Kinh di cư lên miền núi tăng
nhanh, đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ người Kinh tại nhiều xã
miền núi đã lên tới 50% tổng số dân toàn xã. Do làn sóng di cư và tác động

của việc phân phối lại đất, rừng cho các lâm trường quốc doanh, các chính
sách xoá bỏ cây thuốc phiện người dân tộc thiểu số đã phải đối mặt với
nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt là sự suy giảm về diện tích canh tác do
việc du canh, hậu quả là, một số hộ gia đình trước đây không du canh, du
cư đã bắt buộc phải di chuyển tìm kiếm đất mới để canh tác. Việc này đã
dẫn tới sự gia tăng làn sóng di cư tự do của người dân tộc thiểu số, đặc biệt
là từ miền núi phía Bắc tới các vùng khác của cả nước.
Chẳng hạn theo Báo Nhân dân (Báo Điện tử) ngày 8/12/2004 thì "giai
đoạn 1991-1995 bình quân mỗi năm có hơn 16 vạn người di cư tự do, từ năm
1996 đến năm 2000 giảm xuống còn 9 vạn người/năm, 2 năm 2001 - 2002
còn hơn 4 vạn người".
Từ những năm gần đây, số lượng đồng bào thiểu số ở miền núi phía
Bắc di cư tự do vào Tây Nguyên sinh sống đã giảm nhưng đồng bào lại
thường di cư tự do vào các vùng rừng đầu nguồn xa xôi, hẻo lánh, khó kiểm
soát, để phát rừng làm rẫy. Hơn nữa, du canh, du cư không chỉ do tác nhân
kinh tế mà còn do các tác nhân xã hội và tôn giáo nữa. Bằng chứng là 248 hộ
người Mông ở thôn Noh Prông thuộc xã Hoà Phong, tỉnh Đắc Lắc đã di cư từ
huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang và Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang vào
sinh sống ở thụn này không chỉ vì thiếu đất canh tác mà còn vì những vấn đề
rắc rối trong quan hệ với họ hàng, láng giềng và chính quyền địa phương cũng
như di cư tự do vào Tây Nguyên để dễ thay đổi theo đạo Tin lành [19, tr.36].
Từ những lý do trên, cần phải thực hiện công tác định canh, định cư
đối với đồng bào còn du canh, du cư, xây dựng cơ sở định canh, định cư, ổn
định sản xuất và đời sống, đầu tư hỗ trợ cho đồng bào đã định canh nhưng còn



14
du canh xây dựng cơ sở định canh ổn định, vận động đồng bào đã định cư mở
rộng và củng cố cơ sở định canh để đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất,

chấm dứt tình trạng khai phá nương rẫy hàng năm hoặc đi phát nương xa theo
lối một chốn đôi quê.
1.2.2. Định canh, định cư có ý nghĩa quan trọng đối với xoá đói
giảm nghèo
Trong những năm qua nhờ sự đầu tư nhiều mặt của Nhà nước, miền núi
đã đạt được những tiến bộ về phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đến nay vẫn
là khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao. Mức sống thấp là hiện tượng phổ biến ở cư
dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng thuộc diện vận động định canh, định
cư. Sự chênh lệch về tỷ lệ đói nghèo giữa các nhóm dân tộc cũng khá lớn, cao
nhất là trong các dân tộc sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn: đồng bào
Mông ở Hà Giang; Ơ Du ở Nghệ An; Rác Glây ở Ninh Thuận
Từ thực trạng đói nghèo tại các vùng định canh, định cư nói chung cho
thấy tại các vùng này:
Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp. Hiệu quả sản
xuất nông nghiệp thấp, nguyên nhân trước hết là do địa hình chia cắt mạnh,
độ dốc lớn, đất đai bị xói mòn, năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Hai là, trình
độ dân trí thấp, thiếu vốn và công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nông nghiệp cho miền núi cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng cao,
vùng sâu, vùng xa.
Tình trạng phá rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra và gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư bảo vệ và phát triển vốn
rừng, nhưng nhiều khu vực có rừng tự nhiên và rừng phòng hộ tập trung vẫn
tiếp tục giảm sút, một trong những nguyên nhân chính do mở rộng đất canh
tác nông nghiệp và tình trạng du canh.



15
Cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi nói chung và vùng định canh, định
cư nói riêng còn yếu kém, nhất là vùng sâu, vùng xa. Vì ở miền núi do địa

hình phức tạp, khả năng ngân sách lại hạn hẹp cho nên đường giao thông đi
lại không thuận lợi, ở nhiều xã phần lớn đường chỉ đi được vào mùa khô. Các
cơ sở hạ tầng khác như y tế, giáo dục, nước sạch cũng rất yếu kém. Số lượng
trẻ em trong độ tuổi đi học bị thất học ở một số nhóm dân tộc thiểu số cao như
Mông, Sinh Mun, Khơ Mú. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô là
phổ biến ở vùng cao, nhiều nơi đồng bào phải đi bộ lấy nước sinh hoạt xa đến
5-10 km như vùng cao Đồng Văn (Hà Giang), lục khu Hà Quảng (Cao Bằng).
Cơ sở hạ tầng kém đã trở thành yếu tố quan trọng chi phối khả năng phát triển
kinh tế hàng hoá và sự nghiệp phát triển văn hoá và nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác
định canh, định cư có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, thực
hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo ở miền núi, đồng thời xõy dựng, tạo
ra một cộng đồng dõn tộc với bước phỏt triển mới hoà nhập với bước phỏt
triển của đất nước. Bởi lẽ, mục đích của công tác định canh, định cư là tạo
điều kiện cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi còn du cư phá
rừng hoặc đã định cư, nhưng còn du canh, đời sống quá khó khăn lạc hậu, để
đồng bào các vùng này từ bỏ được lối sống cũ chuyển sang cuộc sống mới: có
nhà ở, có đất đai canh tác, hoặc việc làm ổn định, giảm dần đói nghèo, định
canh, định cư bền vững, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.
Không những thế, thông qua kết quả thực hiện công tác định canh,
định cư thời gian qua ở nước ta, có thể thấy rõ định canh, định cư có vai trò
không nhỏ trong xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở miền
núi. Cụ thể là:



16
Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đầu tư công tác
định canh, định cư và sự hưởng ứng của đồng bào các dân tộc miền núi, đến

nay các chương trình định canh, định cư đã đóng góp vào mục tiêu xoá đói
giảm nghèo rất tích cực ở vùng nông thôn miền núi. Bởi vì, nội dung chính
của công tác định canh, định cư là tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc
nhất về sản xuất và đời sống như đất trồng trọt, nước sản xuất và sinh hoạt
của bộ phận đồng bào dân tộc thuộc diện khó khăn nhất ở miền núi. Tính từ
1990 đến nay, chương trình định canh, định cư đã hỗ trợ khai hoang: 31 nghìn
ha; cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng bậc thang, nương xếp đá: 8 nghìn ha;
xây dựng bể nước, giếng nước: 8 nghìn cái Cũng thông qua cuộc vận động
định canh, định cư, đồng bào dân tộc đã học được cách làm ăn mới khắc phục
được tập quán quảng canh, chuyển sang thâm canh. Đã có nhiều mô hình
thành công về thực hiện công tác định canh, định cư: mô hình định canh, định
cư gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên; mô hình định canh, định cư gắn với cơ sở các nông, lâm trường quốc
doanh ở khu vực Tây Nguyên, mô hình định canh, định cư gắn với xây dựng
vùng kinh tế mới như mô hình Mò Cổng (Sơn La), Viễn Sơn (Yên Bái), Khe
Cạn (Thái Nguyên) Đến nay ở khu vực miền núi tỷ lệ nghèo đã giảm, chấm
dứt tình trạng đói kinh niên, nhiều hộ đồng bào nhờ phát triển kinh tế hộ đã
trở nên giầu.
Kết quả của công tác định canh, định cư còn góp phần hình thành
những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn như cà phê ở Tây Nguyên, vùng
cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả ở miền Đông
Nam Bộ, vùng chè ở Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Giang, Lâm
Đồng ; vùng quế ở Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam; vùng cây
ăn quả Bắc Giang, Lạng Sơn ; vùng chuyên doanh rừng ở Thanh Hoá, Nghệ
An, Sơn La Các vùng chuyên canh định canh, định cư đã có sản phẩm hàng



17
hoá, thực sự góp phần quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu nông lâm sản

của cả nước, đem lại nguồn thu nhập ổn định, cải thiện một bước đời sống
nhân dân các dân tộc vùng dự án.
Chương trình định canh, định cư cùng với các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở các xã vùng cao thuộc
địa bàn miền núi. Kết quả đến nay ở khu vực miền núi có 94% số xã định
canh, định cư có đường giao thông đến trung tâm cụm xã, 84% số xã có
trường tiểu học, 64% số đồng bào dân tộc thiểu số dùng điện lưới sinh hoạt,
60% số xã có trạm truyền thanh, góp phần giảm tỷ lệ nghèo cả nước từ 20%
xuống còn 11% hiện nay. Công tác định canh, định cư cũng góp phần vào
việc bảo vệ rừng, đến nay độ che phủ rừng cả nước đã tăng lên 36% [18,
tr.254]. Những kết quả lớn nhất của việc đầu tư cho công tác định canh, định
cư đã đạt được trong những năm qua là tạo ra tư liệu sản xuất là đất trồng trọt
ổn định, hỗ trợ nước sinh hoạt và xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ đã
thực sự góp phần ổn định sản xuất và đời sống, thực sự góp phần xoá đói
giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng cao.
Chính vì vai trò của định canh, định cư đối với xoá đói giảm nghèo như
đã phân tích trên đây. Công tác định canh, định cư trong những năm gần đây
đã có bước chuyển biến mới. Tập trung vào nội dung xoá đói giảm nghèo,
trước mắt là xoá đói kinh niên, đói giáp hạt. Từ nguyên nhân sinh ra đói
nghèo ở các vùng thuộc đối tượng định canh, định cư tìm ra các giải pháp hữu
hiệu để họ bảo vệ được tài nguyên rừng mà còn nâng cao được đời sống của
người dân, xoá được đói, giảm được nghèo. Do đó, tại Nghị quyết số 112
ngày 21/11/1997 của Chính phủ ra Quyết định số 05 ngày 14/1/1998 của Thủ
tướng Chính phủ đã quy định: Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo bao
gồm cả công tác định canh, định cư; đặt công tác định canh, định cư trong
chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo. Và ngược lại, mục tiêu của công



18

tác định canh, định cư cũng bao gồm cả nội dung xoá đói giảm nghèo. Cụ thể
mục tiêu bao trùm của công tác định canh, định cư được xác định theo Quyết
định 140/1999/QĐ-BNN-định canh, định cư bao gồm:
1. Xoá bỏ du canh, du cư và định cư các nhóm dân tộc.
2. Góp phần xoá đói giảm nghèo.
3. Góp phần giảm hiện tượng phá rừng và bảo vệ môi trường.
Tóm lại, định canh, định cư không chỉ có ý nghĩa đối với công tác xoá
đói giảm nghèo mà định canh, định cư còn có mối quan hệ biện chứng với
xoá đói giảm nghèo: Thực hiện định canh, định cư bền vững sẽ là điều kiện,
tiền đề cho xoá đói giảm nghèo thực hiện được các nội dung của chương trình
đề ra đạt được hiệu quả. Mặt khác, xoá đói giảm nghèo cũng là điều kiện để
củng cố định canh, định cư ngày càng vững chắc, đồng bào yên tâm tích cực
phát triển sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật mới
rộng rãi, kinh tế được tăng trưởng, đời sống ổn định.
Sự kết hợp đú cú ý nghĩa to lớn trong việc chuẩn bị điều kiện, mụi
trường kinh tế- xó hội để thực thi cụng nghiệp hoỏ nụng nghiệp nụng thụn cú
hiệu quả, đặc biệt là nụng thụn miềi nỳi (vựng dõn tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn).
1.3. Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác định
canh, định cư
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), văn bản
chính thức đầu tiên của Đảng đề cập đến vấn đề du canh được đề ra tại Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương năm 1948. Vấn đề du canh đã
được đề cập trong phần về "cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân", sự cần thiết phải "khuyến khích việc xoá bỏ du canh và giúp đỡ trong
việc cải thiện cung cấp các trang thiết bị, cây giống, phân bón, khai thác đất 2
vụ".



19

Nhằm hướng tới mục tiêu định canh, định cư, chính sách đầu tiên thể
hiện trong Nghị quyết 71/TW ngày 23/3/1963. Trong nghị quyết trên, Bộ
Chính trị đã chính thức nêu lên vấn đề định canh, định cư và giải quyết vấn
đề này.
Tiếp sau đó, xuất phát từ tập quán canh tác lạc hậu, phá rừng làm rẫy,
đất đai ngày càng bạc mầu, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên
cạn kiệt, môi trường sinh thái bị phá vỡ, hạn hán lũ lụt thường xuyên xẩy ra.
Trước thực trạng đó, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 38/CP ngày 12/03/1968
về công tác vận động định canh, định cư. Nghị quyết 38/CP đã nêu rõ phương
hướng nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế miền núi, đồng thời yêu cầu các
cấp, các ngành phải coi trọng công tác định canh, định cư để tạo điều kiện
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào còn du canh, du cư;
Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền
núi; Quyết định 327/HĐBT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven
biển và mặt nước; Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ ban
hành văn bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số
20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại
miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; Chỉ thị 393/TTg ngày 10/6/1996
của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp
xếp sản xuất ở vùng dân tộc và miền núi; Quyết định số 202/TTg ngày
2/5/1994 quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng
rừng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/QĐ-TTg ngày 13/1/1997
phê duyệt chương trình xây dựng cụm xã miền núi, vùng cao; Quyết định của



20

Thủ tướng Chính phủ số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23/7/1998 về phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 -
2000; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 135/1998/QĐ-TTg ngày
31/7/1998 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg
ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hợp nhất dự án định
canh, định cư và chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Trong quyết định này, phần xây dựng cơ
sở hạ tầng của dự án định canh, định cư thuộc các xã Chương trình 135 được
đưa vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135. Tuy nhiên, do
còn có các xã thuộc diện vận động định canh, định cư nằm ngoài địa bàn thực
hiện Chương trình 135, vì vậy, tại Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày
27/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình mục
tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005" đã đưa
dự án định canh, định cư là một trong những dự án thực hiện chương trình
xoá đói giảm nghèo và được phân bổ nguồn vốn thực hiện riêng.
Trong thời gian gần đây, để tiếp tục hỗ trợ đồng bào các dân tộc thực
hiện việc định canh, định cư, Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho
vùng và hộ gia đình để đất sản xuất, ổn định đời sống xoá đói giảm nghèo:
Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một
số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt giúp hộ
đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống và xoá đói giảm nghèo; Quyết
định số 186/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6
tỉnh đặc biệt khó khăn (Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu)
tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của 6 tỉnh về đói nghèo, du
canh, du cư, ổn định đời sống, tái trồng cây thuốc phiện và chăm sóc sức



21

khoẻ. Trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khai hoang, giống cây
trồng, vật nuôi, trồng rừng ; Quyết định 120/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên
giới Việt Trung. Mục tiêu quyết định này nhằm đưa vùng này thoát khỏi
đói nghèo và củng cố an ninh quốc phòng ở tuyến biên giới. Trong quyết
định này có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình về khai
hoang, về nhà ở và di chuyển dân đến các xã biên giới với mức cao hơn các
vùng khác; nhận thức Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng và là
những tỉnh có tỷ lệ đói nghèo cao, Chính phủ đã có một số chính sách hỗ
trợ: Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và đồng bào thuộc diện
chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua nhà trả chậm; Quyết định số
132/2002/QĐ-TTg "chính sách giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên".
1.4. Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước về định canh, định

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế
* ở Lào
Lào là quốc gia có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao (khoảng 40% dân
số) phần đông trong số này sinh sống ở các khu vực miền núi, vùng cao và
chủ yếu sống dựa vào du canh.
Kể từ khi nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập (1975)
và đặc biệt từ Đại hội Đảng lần thứ tư (1986), việc giảm tình trạng du canh là
một trong các chương trình ưu tiên của Lào nhằm ổn định các cộng đồng,
nâng cao năng suất, cải thiện môi trường kinh tế - xã hội và giảm thiểu sự suy
thoái của tài nguyên thiên nhiên.



22

Chương trình chính để tiến tới xoá bỏ du canh bao gồm các chính sách
nhằm cung cấp các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho cư dân vùng
cao thông qua việc tái định cư để đưa họ vào các "vùng trọng điểm".
Bên cạnh việc tái định cư, Lào cũng thực hiện chính sách xoá bỏ du
canh thông qua việc ban hành một loạt các nghị định và hướng dẫn về quản lý
đất nông nghiệp và lâm nghiệp được ban hành nhằm hỗ trợ cho quy hoạch sử
dụng đất của quốc gia và chương trình phân phối lại đất đai. Phân phối lại đất
đai được xem là một bước tiến và giúp cho việc xoá bỏ du canh. Quá trình cải
cách ruộng đất được mong đợi là sẽ định hướng lại hệ thống canh tác thông
qua việc ban hành chứng chỉ sử dụng đất dài hạn cho một diện tích đất có giới
hạn, trong khi đó các vùng khác sẽ được quy hoạch lại thành vùng lâm nghiệp
hoặc rừng đầu nguồn. Bởi vì, thông qua việc giảm diện tích đất dành cho
nông nghiệp, nông dân sẽ phải tăng cường thâm canh các loại cây trồng mang
tính hàng hoá và các loại cây trồng mang tính thị trường, nhằm phát triển
nông thôn, đưa các thôn bản gần với các loại hình dịch vụ.
Tuy nhiên, do chính sách cải cách ruộng đất và tái định cư chỉ tập trung
vào việc giới hạn sử dụng đất, mà không đầu tư vào thâm canh sử dụng đất
nên đã tạo ra cho người nông dân nhiều khó khăn nhất định, sau một năm cải
cách ruộng đất, diện tích đất nông nghiệp bình quân giảm xuống 1/3 từ 3,9 ha
xuống 2,7 ha/hộ [19, tr.73]. Việc giảm diện tích canh tác kèm theo việc nhu
cầu lương thực ngày càng tăng đã dẫn đến hiện tượng người nông dân phải rút
ngắn thời gian bỏ hoá, kéo dài, thời gian canh tác và tăng cường sử dụng lao
động nhằm duy trì an ninh lương thực thay thế diện tích đất đã bị mất đi do
chính sách cải cách ruộng đất mới. Kết quả chung của sự thay đổi đó đã làm
giảm năng suất của đất, làm xấu đi điều kiện làm việc, tăng suy thoái đất đai
và xói mòn đất - trái ngược với mục tiêu của chính sách. Thêm vào đó, chính
sách cải cách ruộng đất đã dẫn đến sự di cư tự do không kiểm soát được của




23
những người đã định cư. Rất nhiều người dân đã quay lại nơi cũ khi họ không
có đủ đất canh tác, và thiếu lương thực.
* ở Thái Lan:
Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các cộng đồng người dân tộc
thiểu số đang sinh sống tại phía Bắc, những cộng đồng được coi là các "bộ
lạc". Dân số của các bộ lạc này khoảng chừng 600.000 đến 700.000 người. Từ
lâu, Chính phủ Thái Lan đã cấm việc du canh trong cộng đồng các dân tộc
vùng cao này. Quân đội đã tiến hành chính sách tái định cư bắt buộc từ năm
1967 đến 1973, nhằm di chuyển các "bộ lạc" này về vùng đồng bằng.
Các đạo luật cấm sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp cũng được
ban hành. Chính phủ đã tạo ra 87 công viên quốc gia, 65 công viên rừng, 46
khu bảo tồn thiên nhiên, 44 vùng cấm săn bắn, 15 vườn thực vật học và 53
khu vườn phục vụ nghiên cứu khoa học mà rất nhiều khu trong số đó trước
đây thuộc phạm vi sử dụng của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy
việc di chuyển bắt buộc các bộ lạc này ra khỏi các khu bảo tồn được Chính
phủ ủng hộ. Đồng thời, Chính phủ cũng có nhiều chương trình tài trợ nhằm
định cư các bộ lạc thiểu số tại các khu làng định cư, trồng các loại hoa mầu và
các sản phẩm có giá trị cao trên thị trường để thay thế cho việc du canh. Tuy
nhiên, tại các vùng này họ lại cần một lượng lớn nước và thuốc trừ sâu, dẫn
đến người dân ở vùng đồng bào không đủ nước và những nguồn nước từ vùng
cao chẩy xuống chứa rất nhiều thuốc trừ sâu, tạo nên một số xung đột nhỏ
giữa người dân miền núi và đồng bằng [19, tr.77].
* ở Inđônêxia:
Chính phủ Inđônêxia từ lâu cũng đã tiến hành xoá bỏ việc du canh và
tiến hành định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua một chương
trình có tên là "Chương trình phát triển các cộng đồng vùng sâu vùng xa".
Các dự án định canh, định cư chính đã được thực hiện bao gồm việc
xây dựng "các khu định cư xã hội", nơi các thành viên của các nhóm đối




24
tượng được tập trung lại và trao quyền làm chủ các dự án phát triển, từ việc
xây dựng các trường học đến khuyến nông, khuyến lâm. Các khu định cư xã
hội do Chính phủ xây dựng bao gồm các ngôi nhà giống hệt nhau, mỗi hộ
được cấp 2 ha đất, bếp và các công cụ làm vườn, 3 tháng lương thực, quần
áo Hơn nữa, khu định cư còn có cả nhà thờ để phục vụ các nghi lễ tôn giáo,
một nhà hội họ cộng đồng, trường học và sân bóng đá. Những người đến định
cư tại đây phải từ bỏ việc du canh nên họ được cấp đất, giống, súc vật nuôi,
các công cụ phục vụ sản xuất và đào tạo kỹ thuật.
Tuy nhiên, chương trình vẫn còn những hạn chế đó là, đất đai cấp cho
các khu vực này thường có độ mầu mẫu thấp vì quỹ đất ngày một hạn hẹp.
Một vấn đề nữa là nạn tham nhũng tại các địa phương đã làm thất thoát một
lượng lớn số tiền tài trợ cho các khu vực định cư xã hội này.
Một chính sách quan trọng trong công tác định canh, định cư của
Inđônêxia là đã di cư được một số người Java từ vùng thấp lên vùng cao để
giải quyết các vấn đề về đất nông nghiệp và giới thiệu những kỹ thuật canh
tác mới đến vùng cao. Chương trình này được biết đến như là một trong
những chương trình định canh, định cư cấp Chính phủ được đầu tư nhiều nhất
về tiền bạc cũng như thời gian. Tuy nhiên, chính những người di cư lại là
nguyên nhân chính của nạn phá rừng do phương pháp canh tác không phù hợp
và chương trình đi dân này phải dừng lại.
* ở Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia với rất nhiều dân tộc thiểu số đang sinh
sống. Việc định canh, định cư các cộng đồng người dân tộc thiểu số đã trở
thành một chính sách chính thức.
Điển hình do chương trình định canh, định cư do dân bản mà Chính
phủ cho vùng họ đang sống tại những môi trường khó có thể cư trú và khó
tiếp cận được với các dịch vụ (vùng sâu, vùng xa như khu vực núi cao hiểm




25
trở tại vùng Tây Nam). Rất nhiều trường hợp người dân được di chuyển một
khoảng cách khá xa đến một vùng thời tiết, khí hậu, sinh thái, hệ thống sản
xuất và những yếu tố về văn hoá xã hội hoàn toàn khác lạ. Do tính chất của
việc định canh, định cư của Trung Quốc như vậy, làm cho người dân cảm
thấy rất khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới, đó cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo, nên nhiều địa phương đã yêu cầu Chính
phủ trả những người này trở về địa điểm cũ, nơi họ đã ra đi.
Gần đây Trung Quốc đang cố gắng tạo ra những khu tự trị vùng và địa
phương cho các cộng đồng người dân tộc thiểu số, cho phép họ tự quyết định
việc sử dụng đất.
* Nhận xét và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam: Như
trên đã nêu, có rất nhiều loại hình chương trình định canh, định cư và tái định
canh, định cư; một số chương trình cũng tương tự như các chương trình đã
thực hiện tại Việt Nam và một số chương trình khác biệt. Điểm quan trọng
cần lưu ý đó là các chương trình định canh, định cư đều có thể có những ảnh
hưởng rất sâu sắc đến sinh kế, thu nhập và những khả năng xã hội. Việt Nam
có thể học hỏi rất nhiều từ các chương trình của các nước trong công tác định
canh, định cư và rút ra những bài học kinh nghiệm cho nước ta đó là:
- Chương trình định canh, định cư muốn thực hiện được phải có sự
tham gia của cộng đồng, nơi nào không có sự đồng thuận giữa người dân với
Chính phủ sẽ dẫn đến những cuộc phản đổi (Thái Lan, Lào).
- Tại những nơi mà các chương trình đã cố gắng bắt buộc các cộng
đồng này phải từ bỏ việc du canh và không có những đầu tư thay thế đầy đủ
thì vấn đề an ninh lương thực sẽ bị đe dọa nghiêm trọng (Lào). Chính vì vậy,
việc quy hoạch sử dụng đất mà làm giảm diện tích canh tác du canh mà không
cung cấp những lựa chọn thay thế phù hợp thì hầu hết là không thành công.

Các chương trình nâng cao sản xuất nông nghiệp phải đi cùng với công tác

×