Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

TIỂU LUẬN: Xung đột chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.93 KB, 29 trang )








TIỂU LUẬN

Xung đột chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ tại Việt Nam


1

XUNG ĐỘT CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Đồng Quang Nhật K09401
Nguyễn Thành Phúc K09401
Phạm Văn Được K09401
Phan Thanh Hồi K10401
Nguyễn Mạnh Tháp K08407B


1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Chính sách tài khóa
1.1.1 Mục tiêu
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Mục tiêu trong ngắn hạn, các chính sách kinh tế đều có cùng mục tiêu là ổn định


nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát
vừa phải.
1.1.2 Công cụ
- Thuế
- Chi tiêu ngân sách
1.1.3 Nguyên tắc thực hiện
2

Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp. Các hãng tư
nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm cho
tiêu dùng. Tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này, để mở rộng tổng cầu, chính phủ phải
tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Trong một
mô hình số nhân đầy đủ, việc chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng
tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khôi phục.
Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong tình trạng tăng trưởng nóng, lạm phát tăng
lên, chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế, nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi,
sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại.
1.1.4 Hạn chế
Về lý thuyết, chính sách tài khóa rất hiệu quả trong việc ổn định nền kinh tế.
Nhưng thực tế khi áp dụng, có những hạn chế làm giảm hiệu quả của chính sách tài
khóa như sau:
- Khó tính toán một cách chính xác liều lượng cần thiết của chính sách. Để tính
được liều lượng tăng, giảm chi tiêu và thuế một cách chính xác, trước hết cần xác
định được các số nhân chi tiêu và thuế trong thực tế. Đã có nhiều mô hình kinh tế
lượng hóa được đưa ra cho các kết quả rất khác nhau. Lý do ẩn nấp đằng sau
những bất đồng này là do: a) Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá và
nhìn nhận khác nhau trước các sự kiện kinh tế. b) Có sự không chắc chắn cố hữu
trong các quan hệ kinh tế.
- Áp dụng chính sách tài khóa mở rộng thì dễ dàng (tăng chi tiêu ngân sách, giảm
thuế), nhưng áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp thì rất khó khăn, nhiều cản trở

(do tăng thuế).
- Có độ trễ về thời gian trong quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của chính
sách tài khóa.
3

1.2 Chính sách tiền tệ
1.2.1 Mục tiêu
(1) Ổn định giá trị đồng tiền :
NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền
của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của
đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của
đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền
không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để
có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
(2) Tăng công ăn việc làm:
CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất
nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm
phát tăng lên. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kỹ
thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì
khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%.
Từ những điều trên cho thấy, vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này :tăng
cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng
trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.
(3) Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các
chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt
việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối
với Chính phủ.

Nhận xét: Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một
cách hài hoà.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời.
4

Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau
thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì
NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ
mô khác.
Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì các
NHTW phải chờ thời gian dài (một năm –khi kết thúc năm tài chính).
1.2.2 Công cụ
a. Nghiệp vụ thị trường mở:
Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên
thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó đIều tiết lượng tiền cung ứng.
Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiền tệ
tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị trường mở chỉ gồm
NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM
(R), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu
thông (C).
Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công
cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua (bán) tỷ
lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược
tình thế. Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào
các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần
phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
b) Dự Trữ Bắt Buộc
Khái niệm: Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW
quy định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông
thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm

bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số
nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.Mặt khác khi tăng
5

(giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi
suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng).
Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ
động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ
cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức
cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm ,
phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các
NHTM.
c. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM
Khái niệm: là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được
vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò
kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế
dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tiêu thụ…) sau
đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do
NHTW quy định .
Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng
tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có
quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM.
Đặc điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các
công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những
giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế. Song nhược điểm
của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ
vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của
NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế
tăng lên.

d. Quản lý lãi suất của các NHTM:
Khái niệm: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay
để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín
6

dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình.
Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung
ứng thay đổi theo.
Đặc điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu
của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác
dụng của các công cụ gián tiếp. Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong
nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ
chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều
chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của
mình.
e. Tỷ Giá Hối Đoái
Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị
giữa hai đồng tiền. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước
này được biểu hiện bằng một đơn vị tiền nước khác.
Cơ chế tác động: tác động đến hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến
sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa
Đặc điểm: NHTW có thể ấn định tỷ giá cố định hay thả nổi theo quan hệ cung cầu
ngoai tệ trên thị trường ngoại hối bện canh đó còn có tỷ gái cố định nhưng di động khi
cần thiết và tỷ giá thả nổi có quản lý. Khi vận dụng công cụ này không phải NHTW đẩy
tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp mà ổn định tỷ gái ở một mức độ hợp lí phù hợp
vói đặc điểm điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn để tác động chung cuộc
của nó là tốt nhất.
1.3 Xung đột giữa 2 chính sách
Từ đầu thế kỷ 20, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai công cụ quan

trọng để xây dựng sự ổn định kinh tế của một quốc gia. Với những ưu điểm riêng và tầm
ảnh hưởng sâu sắc của mỗi chính sách mà tác động và hiệu quả của nó luôn là vấn đề
tranh luận gay gắt không chỉ ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây mà đã xuất hiện từ rất
7

lâu trên thế giới. Từ hai chính sách này đã hình thành nên hai trường phái nổi tiếng.
Trường phái trọng tiền, khởi xướng là Milton Friedman và trường phái trọng cầu khởi
xướng là Keynes.
Để phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa hài hòa và thành công thì mỗi
chính sách cần phải xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu cần đạt được nhằm tạo cơ sở để
Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) xác thực các công cụ và thực thi điều hành nghiêm
ngặt, Bộ Tài Chính quản lí thu chi ngân sách hợp lí. Việc xác đinh rõ ràng mục tiêu của
mỗi chính sách là quan trọng, cần thiết. Thực tế trên thế giới như Mỹ, Tây Âu cho thấy
hai chính sách luôn có những mâu thuẫn và xung đột nhất định, tuy nhiên không phải lúc
nào cũng đối lập. Qua thời gian, nhìn lại hai chính sách này có những lúc đã hỗ trợ, phối
hợp nhau để vực dậy nền kinh tế, đó là thời điểm nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng
hoảng hoặc chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cùng mở rộng hoặc cùng thu hẹp.
Khi đó cần phải có sự điều hòa, cân bằng, giới hạn trong thực hiện mục tiêu lẫn tác động
của hai chính sách.
Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, hai chính sách này khó mà hài hòa
nhau. Vì sao vậy?
Đó là vì mục tiêu tối ưu nhất của hai chính sách theo đuổi trong giai đoạn này là
luôn khác nhau, thậm chí hai mục tiêu của cùng một chính sách cũng có mâu thuẫn. Bài
nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến những xung đột chính giữa hai chính sách.
Chính sách tiền tệ và tài khóa ít khi song hành mà trái lại thường xuyên xung đôt
và nối tiếp kìm hãm nhau. Khi chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả thì nó lại làm ảnh
hưởng đến mục tiêu của chính sách tài khóa và ngược lại khi chính sách tài khóa phát huy
hiệu quả thì chính tiền tệ không đạt được một trong các mục tiêu đã đề ra. Sau đây là một
số xung đột, mâu thuẫn tương đối của hai chính sách:
Khi chính sách tài khóa thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế (tăng sản lượng

hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, nhiều việc làm, tăng tiết kiệm, đầu tư…) gây áp lực lên lạm
8

phát, giá cả gia tăng… Lúc này, chính sách tiền tệ ưu tiên thực hiện chính sách ổn định
giá trị đồng tiền trong ngắn hạn cụ thể là kìm chế lạm phát bằng cách giảm lượng cung
tiền, tăng lãi suất… để giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Khi chính sách tiền tệ nới lỏng cung tiền, giảm lãi suất làm cho đầu tư tăng, kinh
tế phát triển nóng áp lực lên khủng hoảng. Khi đó Chính phủ thực hiện chính sách tài
khóa thu hẹp, giảm chi tiêu, tăng thuế. Điều này làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng
kinh tế của chính sách tài khóa, gây ra thất nghiệp, sản lượng thấp, thu nhập thấp.
Tình huống xấu hơn có thể xảy ra, trong cùng một lúc thì chính sách tiền tệ nới
lỏng còn chính sách tài khóa lại thu hẹp. Hai chính sách này trực tiếp xung đột nhau, hậu
quả là lạm phát và lãi suất đều tăng cao, nguy cơ của khủng hoảng kinh tế.
1.4 Các quan điểm, trường phái
Giữa những năm 50 của thế kỷ 19 chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa xung
đột gay gắt với những lập luận dẫn chứng thực tế của Keynes và Friedman. Với Friedman
in đậm lòng tin vào những chân lý kinh điển của các học thuyết kinh tế thị trường tự do.
Còn Keynes, lý thuyết của ông nói rằng không thể trông đợi vào thị trường tự do để cung
cấp đầy đủ việc làm, từ đó tạo ra cơ sở mới cho sự can thiệp sâu rộng hơn của chính phủ
vào nền kinh tế.
Keynes lập luận rằng trong điều kiện suy thoái, khi lãi suất rất thấp, thay đổi trong
lượng cung tiền có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế. Logic của vấn đề như sau: Khi lãi
suất là 4 đến 5%, không ai muốn ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi. Nhưng trong tình trạng
giống như năm 1935, khi lãi suất kỳ hạn 3 tháng của các loại trái phiếu của Bộ Tài chính
chỉ có 0.14%, có quá ít lợi ích để chấp nhận việc sử dụng đồng tiền rủi ro như thế. Ngân
hàng Trung ương có thể kích thích nền kinh tế bằng cách in thêm lượng lớn tiền, nhưng
nếu lãi suất đã rất thấp rồi thì tiền mặt có thêm vào có lẽ cũng sẽ héo úa trong nhà băng
hay trong chỗ cất giấu của người dân. Do vậy Keynes lập luận rằng chính sách tiền tệ -
dựa vào việc thay đổi lượng cung tiền để điều khiển nền kinh tế - sẽ không hiệu quả. Và
9


đó là lý do Keynes và những người tiếp bước ông tin rằng chính sách tài khóa - đặc biệt,
một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ - là công cụ thiết yếu để kéo đất nước ra khỏi
cuộc Đại Suy thoái.
Với Friedman, chính sách tiền tệ là sự can thiệp có tính kỹ trị ở mức độ cao, gần
như phi chính trị của chính phủ vào nền kinh tế. Nếu Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
quyết định gia tăng lượng cung tiền, nó chỉ cần mua lại một số loại trái phiếu chính phủ
từ ngân hàng tư nhân, trả tiền mua trái phiếu bằng cách ghi thêm vào cột "có" trong các
tài khoản dự trữ của ngân hàng - thực tế, điều duy nhất FED phải làm là in thêm cơ số
tiền mặt. Ngược lại, chính sách tài khóa đòi hỏi chính phủ phải can thiệp sâu hơn vào nền
kinh tế, thường theo các phương cách nặng tính toán đánh giá "chủ quan" (value-laden
way): nếu các nhà chính trị quyết định phát triển những công trình công cộng để tạo ra
việc làm, họ cần quyết định sẽ xây gì và ở đâu. Các nhà kinh tế ủng hộ khuynh hướng thị
trường tự do thì thiên về tin tưởng rằng chính sách tiền tệ là tất cả những gì cần đến; còn
những người mong muốn vai trò tích cực hơn của chính phủ thì có khuynh hướng tin
rằng chính sách tài khóa là thiết yếu.
Nhìn chung, qua việc trình bày lí thuyết cũng như dẫn chứng cụ thể, ta thấy rằng
mỗi chính sách có những ưu nhược điểm riêng. Mỗi chính sách sẽ phù hợp trong những
thời kì khác nhau, chính sách nào cũng có hiệu quả và tác động riêng. Trong xu thế ngày
nay, chính sách tiền tệ được áp dụng rông rãi, phổ biến và linh hoạt hơn. Tuy nhiên chính
sách tài khóa vẫn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu để ổn định kinh tế đất nước. Vì thế hai
chính sách trên đều rất cần thiết trong quản lí kinh tế, vấn đề đặt ra là sẽ kết hợp hai chính
sách này như thế nào, điều khiển mức độ tác động của mỗi chính sách sao cho hợp lí để
đạt mục tiêu chung là cân bằng, ổn đinh nền kinh tế.



10

2. THỰC TIỄN

2.1 Mỹ
Fed luôn va chạm với quốc hội theo cách mà có lẽ sẽ tránh được. Có thể va chạm sẽ
tiếp tục xảy ra, mặc dù chính quốc hội đã lập ra Fed. Luôn có một cuộc xung đột mang
tính cố hữu giữa mục tiêu dài hạn của Fed và nhu cầu ngắn hạn của hầu hết các nhà
chính trị muốn làm hài lòng cử tri.
Fed luôn bị “tấn công” bởi các nhà chính trị muốn thúc đẩy tăng trưởng và không
lo ngại gì đến lạm phát. Dưới chính quyền của Bush, chủ tịch ủy ban Ngân hàng Thượng
viện Alffonse D’Amato của New York hiếm khi bỏ lỡ cơ hội tấn công Fed: “Ngoài kia
dân chúng đang đói, vậy mà các ông còn lo lắng về lạm phát”.
(Trích cuốn “Kỷ Nguyên Hỗn Loạn” -Alan Greenspan)
Trong lịch sử kinh tế Mỹ, FED và chính phủ đã nhiều lần phối hợp cùng nhau để giải
quyết các vấn đề kinh tế nhưng cũng nhiều lần xung đột vì các mục tiêu của riêng mình.
Với tính độc lập cao của mình, FED tỏ ra rất quyết liệt và mạnh tay với các chính sách
của mình, hạ lãi suất, tăng lãi suất, dù là gì thì các chính sách của FED tác động rất lớn
đến nền kinh tế, ảnh hưởng rất nhiều đến Phố Wall. Lấy ví dụ một số sự kiện sau (trích từ
cuốn “Kỷ Nguyên Hỗn Loạn”:
+ Sự kiện: Suy thoái và cú sốc dầu lửa OPEC 1973
Diễn biến: Suy thoái 1970: Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6%, lạm phát tăng lên mức 5,7%
(lập luận theo mô hình Keynes đã thất bại). CPI tăng nhanh: 1974, lạm phát 2 con số,
11%. Thất nghiệp 5.6%. 8/8/1974, Nixon từ chức.
Nguyên nhân: Lệnh cấm vận dầu lửa của các nước Ả Rập vào 10/1973 đã làm tình
trạng lạm phát và thất nghiệp tồi tệ hơn, tổn hại niềm tin và lòng tự trọng của Mỹ. 1974,
tiêu dùng thực tế đã đóng băng, khiến cho lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn → khủng
hoảng tồn kho.
11

Biện pháp, chính sách: Để chống lại suy thoái và giảm ý định đánh thêm thuế thu
nhập. Fed đã cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào nền kinh tế. Chính quyền Nixon thúc đẩy
phong trào kiểm soát lương và giá. Chính sách phân phối xăng của chính của tổng thống
Nixon. 1/1975, Ford chỉ thị xây dựng kế hoạch ôn hòa: giải quyết khủng hoảng năng

lượng, hạn chế tăng ngân sách liên bang, hoàn thuế thu nhập một lần để thúc đẩy chi tiêu
gia đình → Quốc hội đã tăng mức giảm thuế gần 50%, khoảng 125 đô la trung bình cho
mỗi hộ gia đình.
Kết quả, đánh giá: Chính sách cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào nền kinh tế của Fed
đã giúp GNP tăng trở lại nhưng tiếp tục thúc đẩy lạm phát. Việc kiểm soát lương và giá
khiến giá các mặt hàng công nghiệp tăng cao. Chính sách phân phối xăng của chính của
tổng thống Nixon gây ra tình trạng xếp hàng dài mua xăng tại một số khu vực tại Mỹ
(chính sách này kém hiệu quả). 10/1975, các chính sách của Ford phát huy tác dụng,
GNP tăng vụt, nền kinh tế tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất trong 25 năm qua, lạm phát và
thất nghiệp bắt đầu giảm.

+ Sự kiện: Khủng hoảng thị trường chứng khoán 1987
Diễn biến: Ngày thứ hai đen tối, tháng 9/1987, đà sụt giảm chưa từng có 22,5% trên
chỉ số Dow Jones là phát súng báo hiệu thời kỳ suy thoái tồi tệ nước Mỹ. Chỉ trong ba
năm, sự sụp đổ của thị trường tín dụng, và cho vay đã đe dọa tiền tiết kiệm của hàng triệu
người dân. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ như Canada, Australia,
Nhật, hay Anh cũng bị cuốn theo vòng xoáy suy thoái. Dù thị trường chứng khoán hồi
phục khá nhanh nhưng thị trường bất động sản, lao động, giá năng lượng, cán cân thương
mại và GDP của Mỹ và một số quốc gia khác vẫn đi xuống cho tới 2 năm sau khủng
hoảng. Không chỉ gây ảnh hưởng về kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao khiến các vẫn đề xã hội
trong những năm suy thoái, dưới thời Tổng thống George Bush "cha", như nghiện rượu,
ma túy cũng tăng theo. → tâm lý lo lắng của nhà đầu tư tràn lan.
12

Nguyên nhân: Siêu lạm phát thời Reagan làm cho khoản nợ chính phủ tăng gấp 3 lần.
Khi Reagan nhậm chức là 700 tỷ đô la. Cuối năm tài chính 1988 đã là 2000 tỷ đô la.
Đồng thời đô la Mỹ rớt giá, người dân lo ngại Mỹ sẽ mất lợi thế cạnh tranh, đe dọa từ sức
mạnh kinh tế của Nhật. 1986: CPI tăng có 1,9%. 1987: CPI tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ lạm
phát 3.6% nhưng lo lắng sẽ tăng nhanh.
Biện pháp, chính sách: Fed tăng lãi suất từ 5.5% lên 6%. Để giảm mức lạm phát,

buộc phải giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cho phí vay tiền → các NH lần
lượt tăng lãi suất. Fed đã tấn công khủng hoảng trên 2 mặt: thuyết phục những công ty
kinh doanh khổng lồ và các NH đầu tư ko rút khỏi cuộc chơi. Fed gợi ý hỗ trợ các NH
với mong đợi, tới lượt mình, các NH cũng sẽ hỗ trợ các công ty tài chính. FOMC yêu cầu
những nhà kinh doanh tại Fed NewYork mua hàng tỷ đô la trái phiếu chính phủ tại thị
trường mở → khiến cho nhiều tiền được đưa vào lưu thông hơn, làm giảm tỷ lệ lãi suất
ngắn hạn. Fed nới lỏng lãi suất để giúp nền kinh tế tiếp tục vận hành.
Kết quả, đánh giá: Việc tăng lãi suất làm giá cả cổ phiếu tụt dốc. Trái với lo sợ của
mọi người, nền kinh tế giữ vững và thực tế đã tăng trưởng 2% qúy đầu năm 1988 và lên
tới 5% quý hai. Đó là minh chứng sớm cho khả năng phục hồi của nền kinh tế. Áp lực
lạm phát đang tăng và bùng nổ thời kỳ Reagan đạt đỉnh điểm: nhả máy hoạt động hết
công suất, thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong vòng 8 năm → FOMC tăng lãi suất cơ
bản.
2.2 Việt Nam
Chúng ta có thể thấy được tình trạng nền kinh tế Việt Nam trong thời gian từ khi
cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính toàn cầu bừng nổ, đó là tình lạm phát tăng cao và
không ổn định, bên cạnh đó là sự suy thoái của nền kinh tế.
Lạm phát tăng cao đã trở thành nổi ám ảnh thường trực của Chính Phủ và người
dân, điều đáng nói là lạm phát lại tăng cao nhất vào những giai đoạn nền kinh tế khó khăn
nhất, đó là giai đoạn 2008-2009 và giai đoạn hiện nay. Tạo nên khó khăn gấp bội cho các
13

nhà làm chính sách, ưu tiên giải quyết lạm phát, tăng trưởng, hay giải quyết thâm hụt
ngân sách đang ở mức cao? Đó là một câu hỏi lớn và bất thiết đặt ra cho Chính Phủ.
Chính Phủ đã ưu tiên kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng
đầu. Khi đó chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong kìm chế lạm phát, chính sách
tiền tệ thường tập trung ưu tiên vào mục tiêu kìm chế lạm phát và khi ổn định được lạm
phát, mục tiêu của chính sách này lại thường kết hợp với mục tiêu tăng trưởng. Các công
cụ của chính sách tiền tệ như chính sách lãi suất tái chiết khấu, chính sách dự trữ bắt
buộc, nghiệp vụ thị trường mở và hạn mức tín dụng có tác động nhanh chóng trong việc

kiểm soát lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến lạm phát, và vì vậy, chính phủ đã cố
gằn sử dụng tối đa các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát về ngắn
hạn thông qua Ngân Hàng Nhà Nước; nhưng nếu chỉ có chính sách tiền tệ, lạm phát khó
có thể được kiểm soát về dài hạn, đặc biệt đối với các nước lạm phát cơ cấu như của Việt
Nam. Vì vậy các nhà làm chính sách đã tìm cách phối hợp chính sách tiền tệ với chính
sách tài khóa để thực hiện mục tiêu của mình.









14

3. GIẢI PHÁP
3.1 Đánh giá giải pháp của Việt Nam hiện nay
Biể ởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các
nước châu Á đang phát triển và Việt Nam
-8.00%
-6.00%
-4.00%
-2.00%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%

10.00%
12.00%
14.00%
1992-
2001
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thế giới Mỹ Khu vực EURO Nhật Bản Developing Asia Việt Nam

Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2010
Mặc dù bối cảnh kinh tế quốc tế không mấy sáng sủa, năm 2008- 2009 nền kinh tế
thế giới chìm sâu trong khủng hoảng. Nền kinh tế kinh tế Việt Nam cũng không trách
khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức
thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á năm 1997. Năm 2009 tăng trưởng
đạt 5,32% và lạm phát bùng phát vượt ngưỡng 20% trong năm 2008 và tiếp tục tái diễn
trong năm nay (năm 2011). Trong bức tranh ảm đạm đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đạt
được những thành tựu đáng khích lệ. Trong năm 2010, Việt Nam vẫn đạt được mục tiêu
tăng trưởng (6,78%) và là một trong số quốc gia có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong khu
vực. Hệ thống ngân hàng - tài chính giữ được ổn định, các công cụ điều hành mang tính
hành chính trong giai đoạn chống suy giảm kinh tế dần dần được dỡ bỏ, các công cụ thị
15

trường đang dần tái sử dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hồi phục và phát triển
sau tác động của khủng hoảng kinh tế và tài chính trên thế giới. Có được kết quả trên,
nhờ vào việc chỉ đạo quyết liệt, cùng với phương pháp điều hành chính sách vĩ mô nhanh
nhạy, linh hoạt và thận trọng của Chính phủ, trong đó chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa - tài chính đóng vai trò quan trọng có quyết định tới ổn định kinh tế vĩ mô và thúc
đẩy tăng trưởng.
Thế nhưng, trong năm 2010, mặc dù đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, song lạm
phát đã vượt mục tiêu gần 2 điểm phần trăm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả
không mong muốn này, trong đó sự phối hợp chưa thực sự nhịp nhàng giữa chính sách tài

khóa và chính sách tiền tệ cũng đã ảnh hưởng tới kết quả kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
trong thời gian qua. Sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa hai chính sách vĩ mô quan trọng
và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn là do:
Thứ nhất: Chủ trương duy trì tăng trưởng cao trong thời gian dài, đặc biệt ngay cả
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới đã đè nặng lên chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Với mô hình tăng trưởng chủ yếu nhờ vào tăng lượng
đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước hiện tại hoạt động kém hiệu quả làm chủ đạo và
nhờ vào việc bán tài nguyên, gia công trình độ thấp dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Điều
này được minh chứng qua số đơn vị cần thiết để tạo ra một điểm phần trăm tăng trưởng
GDP (hệ số ICOR) vào khoảng 6 trong những năm gần đây, dẫn đến quyết định về chính
sách là để tăng trưởng cao, để thoát khỏi khủng hoảng thì phải cần gia tăng đầu tư, gia
tăng đầu tư nhưng đầu tư không hiệu quả làm tăng áp lực đối với lạm phát. Kết quả là bội
chi ngân sách tăng cao vượt quá 5%GDP mà Chính phủ đã nổ lực kìm chế trong những
năm trước đó.
Biểu đồ 2: Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển,
các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam ( )

16

-5.00%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%

1992-
2001
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Các nước phát triển Các nước mới nổi và đang phát triển
Các nước đang phát triển châu Á Việt Nam

Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2010


Thứ hai: Kết cục của mô hình tăng trưởng này dẫn đến Chính phủ có điều chỉnh tổng
mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu. Có dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 3 - 4 lần,
riêng phần vốn trái phiếu Chính phủ một số dự án điều chỉnh tới trên chục lần, qua tổng
17

hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng mức đầu tư điều chỉnh từ các bộ, ngành, địa phương
đã lên tới 558.654 tỷ đồng (tăng 226%). Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tổng
mức đầu tư các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn này đã “tăng quá cao so với khả
năng cân đối của ngân sách, ảnh hưởng đến khả năng vay và trả nợ”
i
. Trong khi cơ chế
điều hành, quản lý nguồn vốn chưa hợp lý số lượng dự án hoàn thành còn quá ít, ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ ba: Chinh sách tài khóa với chi tiêu công quá mạnh trong khu vực đầu tư, làm
tăng tỷ lệ đầu tư/GDP ở mức 44,2% năm 2010 - cao nhì châu Á, sau Trung Quốc. Do nền
kinh tế kém hiệu quả nên các khoản đầu tư công cũng không mấy hiệu quả đã tạo ra sự
mất cân đối giữa lượng hàng hóa với số lượng tiền trong nền kinh tế và kết quả tất yếu
phải xảy ra là lạm phát. Chi tiêu công và nợ công tăng cao trong những năm gần đây đã
tạo ra sức ép nặng nề lên giá cả hàng hóa. Điều này cũng giải thích tại sao chính sách tiền
tệ đã kiểm soát tăng trưởng tín dụng (28%) và gia tăng tổng phương tiện thanh toán
(25%) khá tốt năm 2010 nhưng lạm phát vẫn ở mức 2 chữ số. Đây cũng chính là nguyên

nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam trong nhiều năm qua.









18

Biể : Tăng
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
5.00%
6.00%
7.00%
8.00%
9.00%
10.00%
11.00%
12.00%
13.00%

14.00%
15.00%
M2 (trái) Tăng trưng tn dng (trái) Tăng trưng GDP (phải)

Nguồn: NHNN; Key Indicators for Asia and the Pacific 2010, ADB

Thứ tư: Một minh chứng khác cho việc thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ là trong nhiều thời điểm, trong khi chính sách tiền tệ đang
vận hành theo hướng thắt chặt tiền tệ để ổn định giá cả, Chính phủ lại điều chỉnh tăng giá
một số mặt hàng như xăng dầu, giá điện. Sự không nhất quán này đã phần nào làm giảm
hiệu lực của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian
qua. Ngay trong tháng 12 năm 2010, chính sách tiền tệ đã bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt
thông qua việc tăng lãi suất cơ bản nhưng chính sách tài khóa dù có dấu hiệu thắt chặt
hơn nhưng nhìn chung, vẫn theo hướng nới lỏng.




19

Bảng 1. Hệ số ICOR của Việt Nam (2006 - 2010)
Năm
20
06
20
07
20
08
20
09

2010
ước tính
ICOR
5
4,
75
6,
95
8,
23
6,18
Nợ công (%, so với GDP)
42
,9
45
,6
43
,9
52
,6
56,7
Nợ nước ngoài (tỉ USD, tính đến
cuối năm)
19
,1
23
,2
29
,4
36

,6
41,7
Đầu tư (%, so với GDP)
40
,96
40
,4
43
,1
42
,s8
44,2
Tính toán dựa trên nguồn từ Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 4: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia châu Á

20


Thứ năm: Trong khi chính sách tiền tệ đang điều hành theo hướng giảm lãi suất thị
trường để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với chi phí thấp thì để huy động
vốn cho gia tăng đầu tư công, Chính phủ phải tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ
với lãi suất ở một số thời điểm lên tới 11 - 12%/năm, cao hơn lãi suất huy động vốn của
các tổ chức tín dụng, sau một thời gian, mức lãi suất huy động trái phiếu đã giảm xuống
9,6% năm, nhưng vẫn cao hơn so với mức rủi ro của công cụ tài chính này. Các ngân
hàng thương mại với động cơ tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, họ đã sử dụng
vốn huy động được trên thị trường mua trái phiếu chính phủ hấp dẫn hơn là cho các
doanh nghiệp vay và mức lãi suất này vô hình trung đã đẩy mức lãi suất huy động trên thị
trường lên cao. Đây là một biểu hiện của sự chưa ăn khớp giữa vận hành của chính sách
tài khóa với chính sách tiền tệ trong thời gian qua.
Thứ sáu: Sự thiếu phối hợp, trao đổi thông tin trong điều hành chính sách tiền tệ và

chính sách tài khóa cũng đã ảnh hưởng tới việc điều hành của chính sách sách tiền tệ về
ngắn hạn. Điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi có hệ thống thông tin tài chính đầy đủ, cập
nhật và chính xác, thế nhưng trong một số trường hợp các thông tin, báo cáo về các vấn
đề tài chính công, đặc biệt về chi tiêu và đầu tư công lệch pha về thời gian với yêu cầu
điều hành chính sách tiền tệ.







21

Biểu đồ 5: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
40700
48500
56500
66200
115900
117200
120000
4.85%
5%
5%
4.95%
6.90%
5.80%
5.50%
0

20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (F)
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%
8.00%
Thâm ht ngân sách (tỉ đ.) % GDP

Nguồn: Bộ Tài chính

Biểu đồ 6: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam và một số nước chấu Á (2005 - 2009)

22

3.2 Giải pháp của nhóm
3.2.1 Giải pháp tình thế cho giai đoạn hiện nay
Hiện nay, Chính phủ đã nhận ra việc kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Hàng
loạt các thông tư, nghị định được ban hành trong năm 2011 đều nhấn mạnh rất rõ mục
tiêu ấy. Các chính sách tiền tệ mà Ngân Hàng Nhà Nước ban hành và các chính sách tài

khóa mà Bộ Tài Chính ban hành đều cùng nhau hướng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Đây là bước đi rất đúng của chính phủ. Qua nhiều lần rút kinh nghiệm từ thực tiễn,
Chính phủ đã kịp nhận ra nền kinh tế Việt Nam và năng lực quản lý của Chính phủ không
đủ sức để cùng lúc theo đuổi nhiều mục tiêu, và rằng phát triển bền vững, ưu tiên giải
quyết lạm phát là ưu tiên quan trọng nhất cho bây giờ và sau này.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hiện nay đang phối hợp rất ăn ý.
Về chính sách tài khóa, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã thực hiện cắt giảm
đầu tư nhà nước, cắt giảm chi tiêu ngân sách, giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên,
nguyên nhân sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư nhà nước còn thấp.
Còn mở rộng tài khóa, làm tăng tổng cầu là một trong những nguyên nhân trực tiếp. Vì
vậy, nếu chỉ cắt giảm đầu tư mà chưa có những giải pháp đổi mới quản lý, cơ cấu lại và
nâng cao hiệu quả đầu tư thì mới chỉ giải quyết được nguyên nhân trước mắt mà chưa
khắc phục được nguyên nhân cơ bản của nó. Vì vậy, đồng thời với việc rà soát, cắt giảm
đầu tư như hiện nay đang làm ở các bộ, ngành và các địa phương thì Chính phủ cần đồng
thời nghiên cứu, xây dựng để trong một hai năm tới đây sẽ thực hiện một cơ chế mới về
phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư nhà nước, trong đó mục tiêu cơ bản là nâng cao
hiệu quả của đầu tư nhà nước nói chung và của từng dự án nói riêng.
Về chính sách tiền tệ, Theo chúng tôi, thắt chặt tiền tệ thôi chưa đủ. Điều quan
trọng nhất là Chính phủ cần tìm ra giải pháp khai thông thế bế tắc trong niềm tin của
người tiêu dùng và nhà đầu tư. Chính phủ cần mạnh mẽ thực hiện quyết liệt và khẳng
định rõ ràng các chính sách của mình, tạo cho thị trường niềm tin vào các chính sách của
Chính phủ. Niềm tin vào chính sách của Chính phủ quan trọng hơn rất nhiều bản thân
chính sách đó.
23

Nhìn chung các chính sách điều chỉnh quyết liệt của Chính Phủ tại những thời điểm
nền kinh tế lạm phát cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đem lại những hiệu quả
tích cực. Tuy nhiên, mãi lo kìm chế lạm phát mà Chính Phủ đã lãng quên một điều, đó là
vấn đề thâm hụt ngân sách, nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua. Đặt
biệt là nợ nước ngoài chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu nợ của Việt Nam (số liệu ở bảng

phía trên) có thể dẫn đến nguy cơ đổ vở nền kinh tế, mất kiểm soát và phụ thuộc lớn vào
nền kinh tế bên ngoài. Cuộc khủng hoảng nợ bùng phát tại Châu Âu và Mỹ trong thời
gian vừa qua là hồi chuông cảnh báo đối với Việt Nam. Với yêu cầu của nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam, cùng với những diễn biến phức tạp và khó lường của kinh tế thế
giới thì trong thời gian tới, có thể nền kinh tế vẫn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt
kéo dài và luôn ở mức cao. Vì vậy Chính Phủ cần có những biện pháp quyết liệt nhằm
giải quyết tình trạng lạm phát và cả thâm hụt trong dài hạn.

3.2.2 Giải pháp dài hạn
3.2.2.1 Thống nhất mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn kinh tế cụ thể:
Như ta đã thấy, cái mâu thuẫn tạo nên xung đột của chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ nằm ở mức độ ưu tiên của từng chính sách. Vì vậy, chính phủ cần thống nhất
mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong từng giai đoạn để hai chính sách này có thể cùng chung
chí hướng mà phối hợp được nhịp nhàng.
3.2.2.2 Thay đổi tư duy kinh tế trong hệ thống chính trị:
Đây là vấn đề cấp bách và nhạy cảm. Các lãnh đạo chính phủ và Nhà nước cần mau
chóng hoàn thiện thể chế, hoàn thiện tư duy kinh tế. Các chính sách kinh tế cần được thực
hiện độc lập và chỉ hướng đến các mục tiêu kinh tế chứ không bị ảnh hưởng bởi các mục
tiêu chính trị như căn bệnh thành tích, thi đua. Các mục tiêu chính trị nên nhường bước
cho các mục tiêu kinh tế để dễ dàng đưa ra và thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ gắn
với mục tiêu phát triển dài hạn, bền vững. Để đạt được điều này, Ngân Hàng Nhà Nước
cần được tăng thêm tính độc lập trong việc ra các chính sách tiền tệ, tránh bị các cơ quan
chính phủ gây ảnh hưởng đến mục tiêu của chính sách tiền tệ.
24

3.2.2.3 Kiểm soát tham vọng tài khóa:
Kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) rồi đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Những cái mốc ấy tuy cho thấy quyết tâm của Chính Phủ
trong nhiệm vụ phát triển kinh tế nhưng theo tôi, đó là con dao hai lưỡi. Vì với những
mốc cụ thể như vậy, khi mà áp lực lạm phát hạ nhiệt vào những năm 2017 – 2019 (theo

tôi dự báo) thì mầm mống lạm phát sẽ bắt đầu hình thành ngay tư trong trứng nước vì đó
là chặng đường nước rút để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH -
HĐH) đất nước. Hàng loạt các dự án, công trình trọng điểm sẽ được xây dựng vào những
năm 2017 – 2019 để biến Việt Nam cơ bản trở thành nước CNH – HĐH. Nợ công của
Việt Nam năm 2010 xếp hạng thứ 42 trên thế giới: 56,7% GDP
1
.
Theo như biểu đồ 5, 6 trong bài viết, nhiều năm qua Việt Nam đã để thâm hụt ngân
sách rất lớn, thậm chí còn đứng nhất trong khu vực. Khủng hoảng nợ công Châu Âu và
thâm hụt ngân sách tại Mỹ là hồi chuông cảnh báo cho Việt Nam, chúng ta cần có những
biện pháp quyết liệt để phòng ngừa ngay từ bây giờ cho dù các chỉ số nợ công vẫn chưa
thực sự nghiêm trọng.
Nhiều dự án, công trình trọng điểm có mức đầu tư hơn 10000 tỷ đồng và nhiều
chương trình mục tiêu quốc gia ra đời.
Bảng 2. Mức đầu tư của những dự án, công trình trọng điểm
Dự án, công trình
Quyết
toán
Dự toán
Khí-Điện-Đạm Cà Mau
2,2 tỷ
USD

Khí-Điện-Đạm Bà Rịa - Vũng Tàu

6 tỷ USD
Lọc dầu Dung Quất
3,1 tỷ
USD
2,5 tỷ USD

Thủy điện Sơn La

1,5 tỷ USD
Đường Hồ Chí Minh

2,5 tỷ USD
Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

24000 tỷ đồng, khởi công
2009
Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

18884 tỷ đồng, khởi công


1
https://www/cia/gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2186rank.html

×