Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ bền vững vườn quốc gia phia oắc phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 112 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH............................................................................ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .......................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................3
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...........................................................3
1.2. Quản lý tài nguyên rừng bền vững trên thế giới ..............................................5
1.3. Quản lý tài nguyên rừng bền vững ở Việt Nam.............................................12
1.3.1. Một số chương trình, hội nghị đánh giá cơng tác quản lý rừng bền vững 12
1.3.2. Nghiên cứu Quy định về quản lý rừng bền vững ở Việt Nam....................15
1.4. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu ..........20
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................20
1.4.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng .................................24
1.5. Các phân khu chức năng của VQG Phia Oắc - Phia Đén ..............................29
1.5.1. Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt ....................................................................29
1.5.2. Phân khu phục hồi sinh thái........................................................................32
1.5.3. Phân khu dịch vụ - hành chính ...................................................................36
1.5.4. Vùng đệm Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén .........................................38
Chương 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................41
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................41
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................41
2.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................41




ii
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................41
2.4.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu........................................41
2.4.2. Phương pháp kế thừa tài liệu ......................................................................42
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................42
2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu..........................................................46
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................47
3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý bảo vệ rừng bền vững tại VQG Phia Oắc Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ....................................................47
3.1.1. Giá trị về lịch sử văn hóa ...........................................................................47
3.1.2. Giá trị về cảnh quan ....................................................................................48
3.1.3. Giá trị về thực nghiệm khoa học và giáo dục môi trường ..........................49
3.1.4. Giá trị về cung ứng dịch vụ môi trường......................................................49
3.1.5. Hiện trạng rừng và các loại đất đai .............................................................51
3.1.6. Thảm thực vật và các hệ sinh thái...............................................................54
3.1.7. Các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật...................................57
3.1.8. Các giá trị về nguồn gen sinh vật................................................................60
3.2. Đánh giá các hoạt động quản lý bảo vệ và quy hoạch phát triển rừng
tại VQG Phia oắc - Phia Đén ................................................................................60
3.2.1. Đánh giá về công tác tổ chức......................................................................60
3.2.2. Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng.......................................................61
3.2.3. Đánh giá một số tác động của người dân đến VQG ...................................63
3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan trong công tác quản lý
bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu......................................................................65
3.2.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong QLBVR
tại khu vực nghiên cứu..........................................................................................69
3.2.6. Đánh giá về thực trạng đầu tư trong quản lý bảo vệ rừng...........................72
3.2.7. Một số dự báo ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng tại địa điểm
nghiên cứu ............................................................................................................76

3.2.8. Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển rừng đặc dụng Phia Oắc
- Phia Đén .............................................................................................................80


iii
3.3. Một số giải pháp chủ yếu quản lý bền vững VQG Phia Oắc - Phia Đén,
tỉnh Cao Bằng .......................................................................................................93
3.3.1. Giải pháp về tổ chức và quản lý .................................................................93
3.3.2. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng..................93
3.3.3. Giải pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ ............................95
3.3.4. Giải pháp về quản lý đất đai .......................................................................96
3.3.5. Giải pháp thu hút đầu tư .............................................................................97
3.3.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, liên kết vùng và hợp tác quốc tế .........97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................99
1. Kết luận.............................................................................................................99
2. Kiến nghị ........................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................101


iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BKHĐT

- Bộ Kế hoạch đầu tư

BTNMT

- Bộ Tài nguyên môi trường

BNN&PTNT


- Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

BTC

- Bộ Tài chính

BXD

- Bộ Xây dựng

BVNN

- Bảo vệ nghiêm ngặt

BQL

- Ban quản lý

CP

- Chính phủ

CT

- Chỉ thị

CSHT

- Cơ sở hạ tầng


CBD

- Cơng ước về Đa dạng sinh học

DLST

- Du lịch sinh thái

DVHC

- Dịch vụ hành chính

DVDL

- Dịch vụ du lịch

DVMTR

- Dịch vụ mơi trường rừng

GPS

- Máy định vị

HĐND

- Hội đồng nhân dân

IUCN


- Tổ Chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế

KTXH

- Kinh tế xã hội

KBTTN

- Khu bảo tồn thiên nhiên

KL

- Kiểm lâm



- Nghị định

NQ

- Nghị quyết

PCCCR

- Phòng cháy chữa cháy rừng

PHST

- Phục hồi sinh thái




- Quyết định


v
QL&BVR

- Quản lý và bảo vệ rừng

QLRBV

- Quản lý rừng bền vững

QH

- Quốc hội

RĐD

- Rừng đặc dụng

TT

- Thông tư

TTLT

- Thông tư liên tịch


TTg

- Thủ tướng Chính phủ

TV

- Thực vật

UBND

- Uỷ ban nhân dân

VQG

- Vườn quốc gia

VP

- Văn phịng

VHTT&DL

- Văn hóa thể thao và du lịch

WWF

- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc trưng cơ bản phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ......................................29
Bảng 1.2: Đặc trưng cơ bản phân khu phục hồi sinh thái .........................................32
Bảng 1.3: Đặc trưng cơ bản phân khu dịch vụ - hành chính.....................................36
Bảng 1.4: Đặc điểm cơ bản vùng đệm VQG Phia Oắc - Phia Đén...........................38
Bảng 3.1: Thống kê kinh phí thu được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng..............50
Bảng 3.2: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Phia Oắc - Phia Đén................51
Bảng 3.3: Hiện trạng trữ lượng rừng VQG Phia Oắc - Phia Đén .............................53
Bảng 3.4: Thành phần thực vật VQG Phia Oắc - Phia Đén......................................57
Bảng 3.5: Thành phần động vật VQG Phia Oắc - Phia Đén .....................................58
Bảng 3.6: Cấp nguy hiểm của động vật quý hiếm ....................................................59
Bảng 3.7. Hiện trạng cơ cấu tổ chức VQG Phia Oắc - Phia Đén..............................60
Bảng 3.8. Thống kê số vụ vi phạm luật BV&PTR đã xử lý .....................................63
Bảng 3.9. Thống kê các vụ vi phạm về PCCCR .......................................................63
Bảng 3.10: Thống kê tác động của người dân đến VQG ..........................................64
Bảng 3.11: Kết quả phân tích sơ đồ Venn ................................................................67
Bảng 3.12: Kết quả thực hiện so với Quy hoạch đã được phê duyệt ........................72
Bảng 3.13: Thống kê hoạt động hỗ trợ vùng đệm của VQG ....................................75
Bảng 3.14: Dự báo dân số thuộc vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia ..................76
Bảng 3.15: Thống kê hoạt động du lịch sinh thái, giai đoạn 2014 - 2019 ................79
Bảng 3.16: Khối lượng diện tích bảo vệ rừng...........................................................80
Bảng 3.17: Khối lượng diện tích khoanh ni tái sinh tự nhiên ...............................81
Bảng 3.18: Khối lượng diện tích trồng rừng.............................................................82
Bảng 3.19: Khối lượng hạng mục xây dựng hoàn thành đến năm 2030...................85
Bảng 3.20: Khối lượng xây dựng - mua trang thiết bị PCCCR ................................87
Bảng 3.21: Khối lượng xây dựng hệ thống đường tuần tra đến năm 2030 ...............88
Bảng 3.22: Đặc trưng sản phẩm dịch vụ, du lịch ......................................................89
Bảng 3.23: Đặc trưng các khu dịch vụ, du lịch trọng điểm ......................................90
Bảng 3.24: Khối lượng xây dựng hạ tầng dịch vụ, du lịch trọng điểm.....................92



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.......................................21
Hình 3.1: Sơ đồ Venn về ảnh hưởng các bên liên quan trong công tác quản lý
bảo vệ rừng tại VQG Phia Oắc - Phia Đén.................................................................65


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những thập kỷ qua, cùng với phát triển kinh tế xã hội, lồi người đã
có những tác động rất lớn đến thiên nhiên và chúng ta đang chịu những phản
hồi từ tự nhiên do chính những hoạt động của chúng ta tạo ra. Điều này thể hiện
qua việc hiện nay con người đã và đang phải đối mặt với những thách thức về
sự suy giảm chất lượng mơi trường, suy thối các nguồn tài ngun thiên nhiên
và đa dạng sinh học. Nhận thức được điều này rất nhiều quốc gia trên thế giới
đã và đang quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng sinh học nhằm tiến tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ở Việt Nam, với sự nỗ lực của các cấp các ngành, cùng với sự ủng hộ của
các quốc gia, các tổ chức trên thế giới, chúng ta đang cố gắng tiếp thu, học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm để cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp và có hiệu
quả nhất trong công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Những biện
pháp này cần đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tình hình và điều kiện của đất
nước, đồng thời đảm bảo sự hài hịa với những thơng lệ, tiêu chí bảo tồn thiên
nhiên của quốc tế. Quan trọng nhất chúng phải nâng cao được hiệu quả trong
việc bảo tồn thiên nhiên tại các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn trong
nước, để đạt được mục tiêu cao nhất là sự phát triển bền vững.
Hệ thống rừng đặc dụng có vai trị rất lớn trong bảo tồn các hệ sinh thái

rừng, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử,
mơi trường. Hiện nay, chúng ta đã thiết lập được hệ thống các khu rừng đặc
dụng chung cho toàn quốc. Các khu rừng đặc dụng trải dài trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng có các lồi đặc hữu,
nguy cấp, q hiếm đã được bảo tồn và nằm trong rừng đặc dụng. Thực tế trong
những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng đặc dụng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần
phải đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.


2
Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa phận các xã Thành Công,
Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng. VQG Phia Oắc - Phia Đén nổi tiếng với nhiều cảnh quan
thiên nhiên đẹp, mang đậm nét hoang sơ, nơi đây cịn lưu giữ nhiều lồi động,
thực vật q, hiếm rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và
giáo dục mơi trường. Bên cạnh đó, VQG Phia Oắc - Phia Đén còn được coi như
“lá phổi xanh”, là nóc nhà phía Tây của tỉnh Cao Bằng, có tác dụng to lớn trong
việc điều hịa khí hậu, hấp thụ các bon, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất đai
chống xói mịn, rửa trơi, xạt lở đất, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững
trong khu vực.
VQG Phia Oắc - Phia Đén có nhiều địa danh nổi tiếng như đỉnh Phia Oắc
cao 1.931 m nơi đặt cột phát thanh truyền hình đài tiếng nói Việt Nam, đèo
Colea, nhà đỏ Taslom, Tài Soỏng, miếu cổ Vọng Tiên Cung... Những danh
thắng này tạo nên một quần thể cảnh quan kỳ vĩ cùng với nhiều bản sắc văn
hóa dân tộc nên từ xa xưa người Pháp đã chọn nơi đây là nơi nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian các chương trình, dự án về bảo tồn và phát
triển bền vững chưa được thực hiện, những tác động bất lợi tới rừng, chặt phá
rừng diễn ra ngày một mạnh hơn, đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm cả
về số và chất lượng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu đang đứng

trước nguy cơ tuyệt chủng. Rừng đã nghèo về trữ lượng và tổ thành thực vật,
khu hệ động vật đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng trong thời gian dài.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài luận văn“Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề
xuất giải pháp quản lý bảo vệ bền vững vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” được thực hiện nhằm nghiên cứu các cơ
sở khoa học áp dụng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Cao Bằng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý bảo vệ bền vững
tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.


3
- Đánh giá các hoạt động quản lý, bảo vệ bền vững và quy hoạch phát triển
rừng tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, bảo vệ bền vững tại VQG Phia Oắc - Phia Đén.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã cung cấp các cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giải pháp quản
lý bảo vệ bền vững tại VQG Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng nhằm xác định các giải
pháp quản lý bảo vệ bền vững tại VQG Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.
Đặc biệt, một số kết quả có thể được áp dụng ngay để hạn chế thấp nhất những
bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành

một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu


4
chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới. Hiện tại có hai định nghĩa đang
được sử dụng ở Việt Nam.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), QLRBV là quá trình quản lý
những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu
quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những
sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di
truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không
mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội (Cẩm nang ngành lâm
nghiệp, 2006).
Theo Tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo
cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả
năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình
thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng
ở cấp địa phương, cấp quốc gia và tồn cầu và khơng gây ra những tác hại đối
với hệ sinh thái khác (Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006)
Theo các định nghĩa trên, thì QLRBV được hiểu là hoạt động nhằm ngăn
chặn được tình trạng mất rừng, mà trong đó việc khai thác, lợi dụng rừng khơng
mâu thuẫn với việc duy trì diện tích và chức năng đầy đủ của rừng (sản xuất gỗ
nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngồi gỗ...; phịng hộ mơi trường, bảo vệ đầu
nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
vệ di tích lịch sử danh lam thắng cảnh...). Quản lý rừng bền vững nhằm phát
huy đồng thời những giá trị về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của rừng,
cụ thể;
Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng
suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và
phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng

năng suất rừng) (Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006).


5
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật
pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và
quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương
(Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006).
Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả
năng phịng hộ mơi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng
thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác (Cẩm nang ngành lâm
nghiệp, 2006).
Đồng thời hiệu quả về mơi trường của rừng hồn tồn có thể xác định
được bằng giá trị kinh tế. Bởi vì, thực chất việc nâng cao giá trị về môi trường
sinh thái của rừng sẽ góp phần làm giảm những chi phí cần thiết để phục hồi và
ổn định mơi trường sống. Như vậy, quản lý sử dụng rừng bền vững đã trở thành
một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn tại lâu dài của xã
hội loài người và thiên nhiên (Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006).
1.2. Quản lý tài nguyên rừng bền vững trên thế giới
Hệ sinh thái rừng rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngồi.
Do đó, các tiêu chí để quản lý rừng bền vững phải liên tục thay đổi để thích
nghi với hồn cảnh mới. Các tiêu chí này phải phản ánh bối cảnh của quốc gia
và các điều kiện sinh thái, môi trường cụ thể cũng như các khía cạnh xã hội,
kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần (Internationak Union for Conservation
of Nature, 2008).
Thách thức đối với hệ thống chứng nhận rừng toàn cầu là việc xây dựng
một cách tiếp cận đủ linh hoạt để phản ánh các hoàn cảnh cụ thể của từng quốc
gia, nhưng cũng cần phải phù hợp với các yêu cầu của quốc tế. Cách tiếp cận
này cần đảm bảo các yêu cầu thực tiễn và các tiêu chí thực tế để quản lý rừng
bền vững trên phạm vi toàn cầu và cần được cập nhật liên tục để kết hợp các

kiến thức mới cũng như thay đổi theo mong đợi (Internationak Union for
Conservation of Nature, 2008).


6
Trên thực tế, nhiều khu rừng, miền rừng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, vẫn còn thiếu sự quản lý bền vững. Bên cạnh đó, một số quốc gia vẫn
cịn thiếu các chính sách về lâm nghiệp, khung thể chế, luật pháp và các biện
pháp khuyến khích để thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Trong khi một số quốc
gia khác lại thiếu kinh phí và năng lực kỹ thuật về quản lý rừng (Nguyễn Hồng
Nhung, 2017).
Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các nước có nền kinh
tế phát triển như: Thụy Điển, Nhật Bản, Pháp,… quan tâm từ rất sớm. Chính
phủ các nước này đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển
quỹ rừng của quốc gia như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển lâm
nghiệp, hỗ trợ các hoạt động lâm sinh, cho vay vốn với lãi suất thấp,… Tuy
nhiên, hiện nay tài nguyên rừng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng,
đang ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của tổ
chức FAO, trong vài chục năm gần đây, trên thế giới đã mất đi khoảng trên 200
triệu ha rừng tự nhiên, đồng thời nhiều diện tích rừng cịn lại trong tình trạng
thối hóa nghiêm trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái (Võ Đại
Hải, 2005).
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng tập
trung đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển.
Trong giai đoạn này, vai trị của cộng đồng trong quản lý rừng ít được quan
tâm. Vì vậy, họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai để
canh tác nông nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng
khai thác quá mức tài nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị
suy thoái nghiêm trọng. Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức,
các nhà lâm học Đức (G.L.Hartig -1840; Heyer-1883; Hundeshagen - 1926,

dẫn theo Lê Thiên Vinh, 2007) cũng đã nghiên cứu và đề xuất nguyên tắc lợi
dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đều tuổi; các nhà lâm học Pháp (Gournand
- 1922) và Thuỵ Sỹ (H.Biolley - 1922) đã nghiên cứu và đề ra phương pháp


7
kiểm tra điều chỉnh sản lượng với rừng khai thác chọn khác tuổi (Lê Thiên
Vinh, 2007).
Tại châu Âu, Phần Lan là quốc gia có diện tích rừng che phủ lớn nhất,
86% diện tích đất là rừng, theo Hiệp hội rừng Phần Lan. Rừng đóng vai trị vơ
cùng quan trọng đối với quốc gia này bởi nó cung cấp gỗ, thực phẩm (nấm, các
loại quả) và khơng khí trong lành. Đồng thời rừng là nhà của nhiều loại thực
vật, động vật, côn trùng, vi sinh vật (Robert Munroe, 2013).
Người dân Phần Lan đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rừng bền vững
vì tầm quan trọng và sự cần thiết của rừng trong cuộc sống của họ. Vào thế kỷ
19, Đạo luật Rừng đầu tiên đã được Chính phủ Phần Lan thơng qua vào năm
1886, trong đó có điều luật cấm phá rừng (Robert Munroe, 2013).
Ngày nay, quyền sở hữu rừng được pháp luật bảo vệ và chứng nhận tự
nguyện. Điều này có nghĩa là chủ rừng phải đảm bảo rằng sau khi khai thác thì
một khu rừng mới sẽ được trồng thay thế rừng đã chặt. Hầu hết các khu rừng
thương mại trong cả nước đều được chứng nhận PEFC (Chương trình tiêu
chuẩn chứng nhận rừng) và tiêu chuẩn FSC (Hội đồng quản lý rừng) với tỷ lệ
tương ứng mỗi loại là 90% và 6%. Chứng nhận xác lập tiêu chuẩn về lâm sinh
và giúp nâng cao sự đa dạng sinh học rừng của Phần Lan. Theo số liệu của Hiệp
hội Lâm nghiệp Phần Lan năm 2016, diện tích rừng được bảo vệ ở Phần Lan
đã tăng gấp 3 lần trong suốt 35 năm qua (Robert Munroe, 2013).
Việc sử dụng gỗ từ các nguồn được chứng nhận giúp các công ty đảm bảo
rằng tất cả gỗ đều được khai thác một cách hợp pháp và có thể truy nguyên lại
môi trường tự nhiên của chúng, ngăn chặn việc xuất - nhập gỗ, bột giấy bất hợp
pháp.

Đối với mỗi cây được thu hoạch sẽ có 4 cây con mới được trồng thay thế.
Tính bền vững trong quản lý rừng hàm ý rằng hầu hết các phần của mỗi cây sẽ
được sử dụng cho những mục đích phù hợp nhất, giúp giảm lượng chất thải
trong tồn bộ q trình. Ví dụ, thân chính được sử dụng cho mục đích xây dựng,


8
các phần nhỏ hơn của thân cây sẽ được dùng làm bột giấy, các phần khác như
cành cây sẽ trở thành nguồn cung nguyên liệu cho lĩnh vực năng lượng sinh
học (Robert Munroe, 2013).
Một quốc gia châu Âu khác có độ phủ xanh xếp thứ 15 thế giới đó là Thụy
Điển (69,2% diện tích đất là rừng). Ở Thụy Điển, tính bền vững được xác
định trên các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, sinh học và tính bền vững được tuyên
bố là nền tảng phát triển lâm nghiệp của quốc gia này (Robert Munroe, 2013).
Sự bền vững về kinh tế có nghĩa là sản xuất gỗ lâu dài có lợi nhuận đủ để
đảm bảo cho các hoạt động lâm nghiệp và công tác quản lý. Sự bền vững xã
hội bao gồm các vấn đề như dân số địa phương, quyền lợi của người lao động,
các vấn đề liên quan đến giải trí, các cơ hội cho người dân ở cả địa phương và
toàn quốc để tồn tại lâu dài dựa vào lâm nghiệp. Tính bền vững sinh học đề cập
đến năng lực sản xuất lâu dài của đất đai, việc bảo tồn các quá trình sinh thái
tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học (Robert Munroe, 2013).
Tại Thụy Điển, việc quản lý rừng bền vững phải tuân thủ các quy định
pháp luật. Tất cả các khu rừng sau khi thu hoạch phải được tái sinh, trồng rừng
mới theo kế hoạch. Ngoài Luật về lâm nghiệp, Thụy Điển cũng áp dụng hệ
thống các chứng nhận quốc tế tự nguyện FSC và PEFC. Khoảng 2/3 diện tích
đất lâm nghiệp của Thụy Điển đã được chứng nhận theo các quy tắc này (Robert
Munroe, 2013).
Chính phủ Thụy Điển ln đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài
nguyên vô hạn là rừng, khi được quản lý đúng cách. Trong quá trình phát triển,
cây xanh hấp thụ CO2 từ khí quyển. Trong suốt vịng đời, các sản phẩm gỗ tiếp

tục hấp thụ và cô lập CO2. Trong một năm điển hình, sự kết hợp giữ việc thu
hoạch rừng của Thụy Điển và tổng lượng CO2 hấp thu đã vượt hơn lượng phát
thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong vận tải (Robert Munroe, 2013).


9
Thông qua sự kết hợp giữa quản lý rừng và sử dụng dư lượng gỗ đã khai
thác để sản xuất năng lượng và các sản phẩm từ gỗ, Thụy Điển có thể giảm
đáng kể lượng khí thải CO2.
Kinh nghiệm quản lý rừng bền vững của Thụy Điển kích thích tăng trưởng
ròng, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học. Đây có thể được xem như một mơ
hình quan trọng để giảm tác động của khí hậu trên tồn thế giới.
Canada nắm giữ 9% diện tích rừng trên thế giới. Một hệ thống rừng sinh
trưởng và phát triển khỏe mạnh sẽ đóng góp khơng nhỏ vào sức khỏe của hệ
sinh thái toàn cầu. Quản lý rừng bền vững rất quan trọng đối với Canada, không
chỉ giúp cân bằng sự cạnh tranh trong ngắn hạn mà còn bảo đảm các thế hệ sau
có thể hưởng lợi từ rừng (Nguyễn Hồng Nhung, 2017).
Quản lý rừng bền vững ở Canada được hỗ trợ bởi luật pháp, các quy định,
chính sách, quy trình lập kế hoạch quản lý rừng nghiêm ngặt và cách tiếp cận
dựa vào khoa học để đưa ra quyết định (Nguyễn Hồng Nhung, 2017).
Năm 1992, Canada thông qua các nguyên tắc quản lý rừng bền vững trên
toàn quốc. Cho đến nay, Canada là nước đứng đầu thế giới về quản lý rừng bền
vững, áp dụng trên khoảng 94% diện tích đất lâm nghiệp của quốc gia này
(Nguyễn Hồng Nhung, 2017).
Một khuôn khổ lớn về luật, quy định, chính sách liên bang và hướng dẫn
thực hành quản lý rừng bền vững đã được áp dụng rộng rãi ở Canada. Luật và
chính sách được thực hiện trong sự cởi mở và hợp tác tham vấn rộng rãi của
công chúng. Người dân Canada mong muốn tham gia vào quá trình ra quyết
định và cân bằng các lợi ích (Nguyễn Hồng Nhung, 2017).
Các cơng ty lâm nghiệp của Canada muốn khai thác trên đất công phải xây

dựng kế hoạch quản lý rừng phù hợp với luật về rừng, phù hợp với các nguyên
tắc quản lý rừng bền vững. Các công ty này cũng cần tham khảo ý kiến từ công
chúng và các chuyên gia trong ngành để đảm bảo rằng kế hoạch phát triển của
mình khơng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng (Nguyễn Hồng Nhung, 2017).


10
Một điểm mạnh của kế hoạch quản lý rừng để đạt được mục tiêu phát triển
bền vững đó là nó có thể được điều chỉnh để đáp ứng các tình huống thay đổi.
Những tiến bộ về khoa học, kỳ vọng của cơng chúng và hồn cảnh thị trường
mới liên tục làm ảnh hưởng đến việc xem xét và đưa ra quyết định. Bằng cách
này, các nhà quản lý rừng có thể áp dụng những thích ứng cho kế hoạch dài hạn
cũng như hoạt động ra quyết định hàng ngày.
Canada đóng vai trò lãnh đạo trong việc hợp tác với các quốc gia khác để
xây dựng một khuôn khổ các tiêu chí và chỉ số theo dõi và báo cáo tiến độ quản
lý rừng bền vững. Các tiêu chí mơ tả các giá trị xã hội, kinh tế và môi trường
cơ bản mà người dân Canada muốn duy trì hoặc bảo tồn đối với hệ sinh thái
rừng (Nguyễn Hồng Nhung, 2017).
Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có đến 68,6% diện tích đất là rừng che
phủ, đứng thứ 17 trên thế giới. Cách đây hơn 300 năm, quốc gia này đã phải
trải qua giai đoạn rừng bị tàn phá nghiêm trọng, biến cảnh quan thành những
vùng đất hoang hóa. Việc quản lý rừng cộng đồng của các địa phương đã khởi
đầu cho một kỷ nguyên mới trong phục hồi rừng và phát triển lâm nghiệp của
Nhật Bản (Oli Krishna Prasad et al,1999).
Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức về mơi trường bằng những
phương pháp tích cực từ việc sử dụng rừng không bền vững trở nên bền vững
hơn bắt đầu từ những năm 1670. Các cộng đồng địa phương đóng vai trị trung
tâm của các hoạt động xúc tác và tăng cường mối quan hệ phản hồi tích cực,
tạo thuận lợi cho các quá trình xã hội được thực hiện (Oli Krishna Prasad et
al,1999)

Trong thời đại công nghệ, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát triển
những hệ thống quản lý rừng giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch quản lý và
tái tạo rừng. Hệ thống này hoạt động như một công cụ hỗ trợ cho cơng tác quản
lý và lập kế hoạch lâm nghiệp. Ví dụ, hệ thống này có thể đề xuất kỹ thuật trong
việc tỉa cây hay phục hồi rừng theo điều kiện thực tế (Oli Krishna Prasad et al,
1999)


11
Nhật Bản cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng dựa trên các
thông số về điều kiện rừng hiện tại, chi phí vận chuyển gỗ và phát triển các kỹ
thuật để dự báo tăng trưởng rừng và xác định hiệu quả quản lý (Oli Krishna
Prasad et al, 1999).
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn
ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức,
tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát
triển rừng trong đó có Chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991),
Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng
nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển
(UNCED tại Rio de Janeiro năm 1992), Công ước quốc tế về bn bán các lồi
động thực vật q hiếm (CITES), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD, 1992),
Cơng ước về thay đổi khí hậu tồn cầu (CGCC, 1994), Cơng ước về chống sa
mạc hố (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997) (Lê
Thiên Vinh, 2007).
Với mong muốn tái lập một lâm phận sản xuất ổn định của các nước sản
xuất các sản phẩm gỗ nhiệt đới, đồng thời các khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ
nhiệt đới lại có mong muốn các nhà sản xuất phải điều tiết việc khai thác rừng
sao cho đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu, từ đó đã thúc đẩy sự hình
thành hệ thống QLRBV. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh
giá QLRBV và Hội đồng quản trị rừng thế giới đã được thành lập để xét công

nhận tư cách của các tổ chức xét và cấp chứng chỉ rừng (Tổ công tác quốc gia
quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, 2002).
Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được
thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc
quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra
để áp dụng quản lý rừng bền vững. Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi
Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên


12
cứu giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên giữa Ban quản lý vườn và cộng đồng dân cư.
Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của
Madagascar, để thực hiện quản lý rừng bền vững, Chính phủ đảm bảo cho người
dân được quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử
dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể
giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Ngược lại, người dân phải đảm bảo tham
gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực.
Tại Khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững,
cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số bên liên quan
trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng
đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch
hằng năm sẽ được đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
của cộng đồng (Oli Krishna Prasad et al,1999).
1.3. Quản lý tài nguyên rừng bền vững ở Việt Nam
1.3.1. Một số chương trình, hội nghị đánh giá cơng tác quản lý rừng bền vững
Tại Việt Nam, hàng triệu người sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng. Những
cộng đồng này thường là những người am hiểu rừng nhất và do đó, chính là
những đối tác quan trọng giúp tìm ra cách bảo vệ rừng tốt nhất cho các thế hệ
tương lai.

Sự mở rộng một cách thiếu bền vững của hình thức độc canh, thường với
mục đích trồng cây cao su hoặc cây keo, là một trong những nguyên nhân chính
dẫn tới nạn phá rừng ở Việt Nam hiện nay. WWF đang tập trung thay đổi vấn
đề này bằng cách vận động chuỗi cung ứng - từ các công ty quốc tế chuyên
phân loại nguyên liệu cho tới các nông dân sản xuất - cùng tạo ra một thị trường
bền vững hơn cho các sản phẩm khơng đóng góp vào phá rừng và suy thoái
rừng (WWF - Việt Nam).
Nhằm làm giảm động cơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, WWF đang
giúp các hộ trồng cây keo ở Việt Nam đạt được chứng chỉ FSC, một chứng chỉ


13
quốc tế cấp cho các sản phẩm từ rừng để chứng nhận sản phẩm đó đã đảm bảo
trách nhiệm mơi trường và lợi ích xã hội trong q trình sản xuất. WWF -Việt
Nam cũng hỗ trợ các chủ rừng nhỏ thành lập hợp tác xã đồng sở hữu, là nơi họ
có thể bán gỗ có chứng chỉ. Mơ hình hợp tác xã cho phép họ trở thành những
chủ thể kinh doanh hợp pháp có khả năng tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn, tạo
ra các chu kỳ thu hoạch dài hơn và an tồn hơn về tài chính cho cộng đồng. Do
được quản lý bền vững hơn, rừng sản xuất sẽ cho năng suất cao hơn và giúp
giảm động cơ lấn sang đất rừng tự nhiên (WWF Việt Nam).
Ngày 1/12/2017, Hội nghị công tác quản lý rừng đặc dụng và phịng hộ
tồn quốc diễn ra tại Thừa Thiên - Huế, nhằm tìm những giải pháp quản lý tốt
hơn hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ Việt Nam.
Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 14 đã thơng qua Luật
Lâm nghiệp. Đây là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự nỗ lực của Ngành Lâm
nghiệp được ghi nhận coi Lâm nghiệp là ngành Kinh tế kỹ thuật liên kết theo
chuỗi giá trị sản phẩm Lâm nghiệp từ quản lý bảo vệ phát triển đến sử dụng
rừng, chế biến và thương mại lâm sản (Luật Lâm Nghiệp 2017).
Năm 2017, là năm đầu thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng tại Quyết định số 886

(ngày 16/6/2017), trong đó mục tiêu đến năm 2020 giá trị sản xuất lâm nghiệp
đạt từ 5,5 đến 6,0%/năm; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng
các loại đạt 14,4tr ha.
Ngày 10/5/2017, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản
lý hệ thống khu bảo tồn và Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn linh trưởng
tại Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030…
Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 11 năm 2018, tại Thành phố Đồng Hới,
Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức
Hội nghị công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2018. Tại hội nghị,
đại diện lãnh đạo Vụ quản lý rừng đặc dụng (RĐD), phòng hộ đã báo cáo kết


14
quả cơng tác quản lý RĐD và phịng hộ năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm năm
2019. Trong năm các khu rừng đặc dụng đã phát hiện và xử lý 1.075 vụ vi
phạm, có 10 vụ chống người thi hành cơng vụ (giảm 66% so với năm 2017); có
97 đề tài nghiên cứu (tăng 31% so với năm 2017). Rừng phòng hộ xảy ra 288
vụ vi phạm. Trong tổng số 164 khu RĐD, có 61 khu có tổ chức các hoạt động
du lịch sinh thái. Tính đến tháng 11 năm 2018, các khu RĐD đã đón tiếp trên
1,5 triệu lượt khách; ước cả năm đạt hơn 1,86 triệu lượt khách (tăng 18,7%);
doanh thu dự kiến là 175 tỷ đồng (tăng khoảng 28% so với năm 2017). Riêng
số lượng khách đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đạt 771.711 lượt (tăng 6,85%
so cùng kỳ năm 2017), tổng doanh thu đạt hơn 223,1 tỷ đồng (tăng 10,55% so
cùng kỳ), chiếm tới 30% tổng số du khách đến các VQG, khu dự trữ thiên nhiên
trong cả nước. Hội nghị đã có 12 báo cáo chuyên đề về công tác bảo vệ rừng,
bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng năm 2018 và nhiệm vụ năm 2019; nội dung triển khai
Luật Lâm nghiệp năm 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan đến hệ thống
rừng đặc dụng, phịng hộ; chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm;
nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn nguồn gen; phát triển du lịch sinh thái;

ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý bảo vệ rừng; ứng dụng phần mềm
SMART, báo cáo trực tuyến… Hội nghị đã chia thành các nhóm thảo luận
chuyên đề sâu về: (i) Cơ chế tài chính bền vững; (ii) Quản lý, bảo vệ rừng và
bảo tồn đa dạng sinh học; (iii) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ...
nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh
học (Tổng cục lâm nghiệp, 2018).
Hội nghị xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 là: Tiếp tục triển
khai Luật Lâm nghiệp và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật khi có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2019; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý
bảo vệ và phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ; Triển khai
hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc


15
dụng, phòng hộ; Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
(Tổng cục lâm nghiệp 2018).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị số 1788/CTBNN-TCLN về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho
thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về
bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ. Đến nay, đã thành lập 395 khu
rừng đặc dụng, phòng hộ quản lý 6,75 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp tập trung
ở khu vực có hệ sinh thái đặc trưng trên cạn, trên biển, đất ngập nước giữ vai
trò hết sức quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơng
tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, đã từng bước phát huy giá trị
môi trường, cảnh quan thông qua các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, du
lịch sinh thái (DLST) góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân.
Tuy vậy, công tác quản lý rừng đặc dụng, phịng hộ vẫn cịn những tồn tại
tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật. Cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị chưa được chú ý đúng mức. Đầu tư chưa tương xứng với mục tiêu và nhiệm

vụ; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế môi trường rừng bền vững để tạo
nguồn tài chính đầu tư lại rừng, chủ yếu hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn vẫn
phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước ( />1.3.2. Nghiên cứu Quy định về quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
1.3.2.1. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
Theo Điều 5, Thông tư Số: 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm
2018 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định về nội dung
phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng:


16
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh
quan:
a) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, rừng, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh
học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng; đánh giá
điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng và
kinh tế - xã hội theo số liệu thống kê;
b) Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu
người/năm theo Mẫu số 01 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông theo Mẫu số
02 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
d) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả
thống kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất với năm xây dựng phương
án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục VII kèm theo Thông tư
này;
đ) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều tra,
kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm
theo Thơng tư này;
e) Đánh giá đa dạng lồi thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định
các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh

sống của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực
cảnh quan cần được bảo vệ và tổng hợp danh mục các loài thực vật rừng, động
vật rừng theo các Mẫu số 06, 07, 08 và 09 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực
hiện phương án:
a) Về mơi trường: Xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ
của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh
học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được


17
bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi
phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Về xã hội: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn
định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý
rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: Xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, th mơi trường
rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các - bon rừng.
3. Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần
phục hồi và bảo tồn:
a) Diện tích rừng bị suy thối cần được phục hồi và bảo tồn gồm diện tích
rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt và diện tích rừng chưa có trữ lượng;
b) Phân chia các trạng thái rừng theo trữ lượng để xác định diện tích rừng
bị suy thối cần được phục hồi và bảo tồn trên cơ sở kết quả điều tra, kiểm kê,
theo dõi diễn biến rừng.
4. Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng:
a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng từ kế hoạch sử dụng đất
cấp xã theo Mẫu số 10 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

b) Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng theo
quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp
kế hoạch bảo vệ rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Điều 38
của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và xác định khu rừng có giá trị bảo
tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;
d) Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại
Điều 39 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;


18
đ) Xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại
Điều 40 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng; áp dụng quy trình sử
dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật an tồn và bảo vệ mơi trường;
e) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: Xác định địa điểm, diện tích, lồi
cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng đặc dụng theo quy
định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm
sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo
Thông tư này;
g) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy
định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
h) Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù
hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5
Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
i) Xác định vùng đệm và kế hoạch ổn định đời sống dân cư sống trong
rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 54 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản
lý rừng;
k) Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển

rừng theo quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và
tổng hợp theo Mẫu số 13 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
l) Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng dân cư và người
dân địa phương về giống, kỹ thuật, đào tạo, tập huấn bảo vệ và phát triển rừng,
quản lý rừng bền vững và hạ tầng;
m) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo
vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững;
n) Xây dựng kế hoạch thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê mơi
trường rừng;
o) Xây dựng kế hoạch khốn bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định hiện hành của Nhà nước;


×