Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện mường khương, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN DUY TÙNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN DUY TÙNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đàm Văn Vinh



THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Duy Tùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo Khoa Lâm Nghiệp, Phòng

Đào tạo bộ phận Quản lý Sau Đại học và lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Đối với địa phương, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của bà con các dân tộc tại các xã Tung Chung Phố, thị trấn Mường Khương
và xã Thanh Bình của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai nơi mà tác giả đã
đến thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối
với sự giúp đỡ quý báu đó.
Kết quả của luận văn này không thể tách rời sự chỉ dẫn của thầy, cô giáo
hướng dẫn khoa học là thầy TS. Đàm Văn Vinh, người đã nhiệt tình chỉ bảo
hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến thầy, cô hướng dẫn.
Xin được cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình cùng bạn bè và
đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong
quá trình thực hiện và hoàn thành công trình này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả

Trần Duy Tùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PCCR

: Phòng chống cháy rừng


RSX

: Rừng sản xuất

RPH

: Rừng phòng hộ

VLC

: Vật liệu cháy

UBND

:Ủy ban Nhân dân

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. .................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ..................................................... 2
3.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1.Trên thế giới ................................................................................................ 3
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 9
1.3 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Mường Khương. .............. 13
1.3.1 Điều kiện tự nhiên. ................................................................................. 13
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ..................................................................... 17
1.3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện khu vực nghiên cứu. ........... 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.3.1. Phương pháp thừa kế các số liệu có chọn lọc ...................................... 22
2.3.2. Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia(PRA) ........................ 22
2.3.3. Phương pháp điều tra trên OTC ............................................................ 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





v

2.3.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................... 25
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 26
3.1. Thực trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu ................................ 26
3.2 Thực trạng cháy rừng từ năm 2014 - 2018 tại các xã được điều tra ......... 30
3.3. Kết quả khảo sát một số nhân tố dẫn đến cháy rừng ................................. 34
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ ............................................................... 34
3.3.2 Đặc điểm các tầng cây bụi, thảm tươi và tầng cây tái sinh...................... 38
3.3.3 Đặc điểm của vật liệu cháy. .................................................................... 40
2.3.4. Diễn biến khí hậu thời tiết. ..................................................................... 44
3.4. Thực trạng công tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu giai đoạn
2014 -2018....................................................................................................... 44
3.4.1.Các công tác PCCCR chủ đạo. ............................................................... 44
3.5.Đề xuất các giải pháp quản lý cháy rừng huyện Mường Khương. ............ 52
3.5.1. Giải pháp về tổ chức- thể chế ................................................................ 52
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 53
3.5.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 56
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp của huyện .................... 26
Mường Khương ............................................................................................... 26
Bảng 4.2 diện tích rừng phân theo nguồn gốc mục đích sử dụng................... 27
Bảng 4.3.Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2014-2018. 30
Bảng 4.4a Đặc điểm tầng cây gỗ của khu vực nghiên cứu tại xã Tung............ 34
Chung Phố ....................................................................................................... 34
Bảng 4.4b Đặc điểm tầng cây gỗ của khu vực nghiên cứu tại Thị Trấn Mường
Khương ............................................................................................................ 36
Bảng 4.4c Đặc điểm tầng cây gỗ của khu vực nghiên cứu tại xã Thanh Bình . 37
Bảng 4.5 kết quả khảo sát tầng cây bụi, thảm tươi dưới tán các loại/trạng thái
rừng ở các xã được điều tra.............................................................................. 39
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát diễn biến VLC cành khô lá rụng .......................... 42
Bảng 4.7 Khí hậu của huyện Mường Khương ................................................ 45
Bảng 4.8.Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác PCCCR .................... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với đời sống con người, rừng
có vai trò quan trọng như giữ nước, giữ đất, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ
nguồn nước, tạo không khí trong lành cho đời sống con người... Trong những
năm vừa qua do các hoạt động phát triển kinh tế của con người như: Khai
thác, phát nương làm rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tràn lan,... đã làm

cho rừng suy giảm nghiêm trọng cả diện tích và chất lượng. Điều này góp
phần gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu kéo theo các hiện tượng khí hậu thời
tiết cực đoan như: nhiêt độ trái đất ngày càng tăng, lũ lụt, hạn hán, sa mạc
hóa….
Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm gần đây các cơ quan quản
lý nhà nước từ trung ương đến địa phương đã rất quan tâm đến công tác quản
lý, bảo vệ rừng đặc biệt là phòng cháy chữa cháy rừng, nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được
như mong muốn, cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra, đã gây nên những tổn
thất nhiều về kinh tế, môi trường và cả tính mạng con người. Những năm gần
đây, theo thống kế của Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam: năm 2011 diện
tích rừng bị cháy là 1.598 ha; diện tích rừng bị phá 1.917 ha. Năm 2016, diện
tích rừng bị cháy là 3.448 ha, diện tích rừng bị phá là 1.196 ha.
Mường Khương là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai có diện tích là
554km2. Tính đến năm 2018, tổng diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp
là 35.155,00 ha.Trong đó rừng tự nhiên là 17.357,56 ha, rừng trồng là
6.312,86 ha và đất chưa có rừng là 11.484,58 ha. Tỉ lệ che phủ rừng của
huyện mường khương là 42,7%. Trong những năm gần đây công tác PCCCR
của huyện đang rất được chú trọng, hàng năm thường xuyên tổ chức các hoạt
động tuyên truyền về bảo vệ rừng và PCCCR ở các cấp huyện, cấp xã và thôn
bản. Hằng năm trong huyện tổ chức ít nhất một lần diễn tập về công tác chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

cháy rừng. Trang thiết bị PCCCR đang được chú trọng đầu tư, cải tiến để đáp
ứng được công tác chống cháy rừng. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng cháy

rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Từ những thực tế trên cho thấy mặc dù đã được quan tâm thường
xuyên hơn nhưng cháy rừng vẫn xảy ra trên địa bànhuyện, xuất phát từ những
thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất
giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào
Cai”.Nhằm góp phần khắc phục những tồn tại trong công tác PCCCR tại địa
phương cũng như nâng cao hơn nữa công tác PCCCR trên địa bàn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng và công
tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng cháy
chữa cháy rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cáo hiệu quả của công tác
phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong
những năm tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Làm rõ được đặc điểm tài nguyên rừng và vật liệu cháy tại huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
- Xác định được một số luận cứ khoa học (các yếu tố tự nhiên và kinh
tế - xã hội) cho việc đề xuất các giải pháp PCCCR tại huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Đề xuất được các giải pháp PCCCR cho huyện Mường Khương, tỉnh
Lào Cai, trong đó xác định được các công việc ưu tiên và các giải pháp làm
giảm nguy cơ cháy rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhiều khi nó là những thảm họa khôn
lường, gây thiệt hại to lớn về người và tài nguyên rừng cũng như tài sản của
người dân sống gần rừng,... Vì vậy, nghiên cứu phòng cháy chữa cháy rừng
và giảm thiểu những thiệt hại do nó gây ra đã được đặt ra như một yêu cầu
cấp bách của thực tiễn với hoạt động nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu
về PCCCR đã được tiến hành từ nghiên cứu định tính đến định lượng, nhằm
tìm hiểu bản chất của hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố
gây ra cháy với nhau và với môi trường xung quanh, từ đó đề ra những giải
pháp PCCCR phù hợp. Tuy nhiên, với sự phức tạp và khác nhau về trạng thái
rừng cũng như các điều kiện tự nhiên khác mà quy luật ảnh hưởng của các
nhân tố đến cháy rừng và giải pháp PCCCR cũng không hoàn toàn giống nhau
ở các địa phương.Vì vậy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia thường phải tiến hành
nghiên cứu trong điều kiện cụ thể của mình để xây dựng được những giải
pháp PCCCR có hiệu quả nhất.Có thể điểm lại một số công trình nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài n như sau.
1.1.Trên thế giới
Những công trình nghiên cứu về cháy rừng đã có một số nhà khoa học
tiến hành từ những năm đầu thế kỉ XX, tại các nước có nền kinh tế và lâm
nghiệp phát triển như: Mỹ, Thụy Điển, Australia, Pháp, Cannada, Nga,
Đức,… sau đó hầu hết ở các nước có hoạt động lâm nghiệp. Các nhà khoa học
tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực về phòng cháy rừng: (1) - bản chất của
cháy rừng, (2) - phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, (3) - các công trình
phòng chống cháy rừng, (4) - các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm hạn chế
cháy rừng, (5) - phương tiện chữa cháy rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

- Nghiên cứu về bản chất của cháy rừng.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng, cháy rừng là hiện tượng ô xy
hoá các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xảy ra khi có mặt
đồng thời của 3 thành tố: Nguồn nhiệt, ô xy và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào
đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được hình thành, phát triển
hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown, 1979).
Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng như sau:
(1) - Cháy dưới tán cây hay cháy mặt đất rừng là trường hợp chỉ cháy
một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất.
(2) - Cháy tán rừng là trường hợp lửa lan tràn nhanh từ tán cây này
sang tán cây khác.
(3) - Cháy ngầm là trường hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới
mặt đất, trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy rừng có
thể xảy ra một hoặc đồng thời hai hoặc ba loại cháy trên, tùy theo từng loại
cháy rừng mà người ta đưa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau
(Brown A.A, 1979; Gromovist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993).
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt động
kinh tế - xã hội (KT - XH) của con người. Trong yêu tố thời tiết là lượng mưa
(Lm), nhiệt độ không khí (Tkk), độ ẩm không khí (Wkk) và tốc độ gió (Vg) ảnh
hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc) rừng, qua
đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Loại rừng ảnh
hưởng tới tính chất vật lý, hoá học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy

qua đó ảnh hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của
đám cháy và hoạt động KT - XH của con người, như: sản xuất nương rẫy, săn
bắn thú rừng và du lịch sinh thái,... đều có ảnh hưởng trực triếp đến mật độ và
phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy (Richmond R.R,1976).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

- Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện
thời tiết mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm vật liệu
cháy và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương pháp dự
báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hằng ngày của lượng
mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí (Chandler C, 1983; MiBbach K,
1972). Ở một số nước khi dự báo nguy cơ cháy rừng (DBNCCR) ngoài căn
cứ vào yếu tố khí tượng còn căn cứ vào một số yếu tố khác; chẳng hạn, ở Đức
và Mỹ sử dụng thêm độ ẩm của vật liệu cháy (Brown A.A, 1979), ở Pháp tính
thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm của vật liệu cháy, ở Trung
Quốc có bổ sung thêm cả tốc độ gió (Vg), số ngày không mưa và lượng bão
hòa (Lbh),… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí tượng
để DBNCCR; chẳng hạn: ở Thụy Điển và một số nước ở bán đảo Scandinavia
sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong
ngày; trong khi đó, ở Nga và một số nước khác lại dùng nhiệt độ không khí và
độ ẩm không khí lúc 13 giờ (Brown A.A, 1979) . Năm 1920, hệ thống cháy
rừng ở Mỹ được đưa ra sử dụng và cho đến nay, nó đã được cải tiến tương đối
hoàn chỉnh. Hệ thống này, căn cứ chủ yếu vào mối quan hệ giữa nhiệt độ
không khí, độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu cháy để dự báo khả năng cháy

rừng cho các loại vật liệu cháy khác nhau trên cơ sở phân loại vật liệu cháy ra
các nhóm chính và kết hợp quan sát điều kiện khí tượng, địa hình, độ ẩm vật
liệu cháy từ đó đưa ra mô hình dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng và quy
mô đám cháy (Brown A.A, 1979). Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc
đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các nhân tố ảnh hưởng đến NCCR,
trong đó có cả những yếu tố kinh tế - xã hội và NCCR được tính theo tổng số
điểm của các yếu tố (Asian Biodiversity, 2001). Mặc dù, có những nét giống
nhau nhưng đến nay, vẫn không có phương pháp DBNCCR chung cho cả thế
giới mà ở mỗi quốc gia, thậm chí ở mỗi địa phương người ta vẫn nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

xây dựng phương pháp riêng. Ngoài ra, vẫn còn rất ít phương pháp DBNCCR
có tính đến nhân tố kinh tế - xã hội và loại rừng. Đây có thể là một trong
những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả và hiệu lực của phòng cháy
rừng ngay cả ở những nước phát triển.
- Nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng.
Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại
băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy
rừng (Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993). Người ta đã nghiên cứu
tập đoàn cây trồng trên băng cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ
đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng. Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều
chuyên gia về lửa rừng ở một số nước Châu Âu đã nghiên cứu và bước đầu
đưa ra những ý kiến về xây dựng các băng xanh cản lửa và đai xanh phòng
cháy rừng trên đó có trồng các loài cây lá rộng; ở Nga đã thiết lập những băng
cây xanh chịu lửa khép kín với kết cấu nhiều loài cây, tạo thành nhiều tầng để

ngăn lửa cháy từ ngoài vào các khu rừng thông, bạch đàn, sồi,… Các nước
khác tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều công trình nhất
vẫn là Đức, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Canada, Nhật Bản và
Trung Quốc,… (Phạm Ngọc Hưng, 2001).
Nhìn chung, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của
nhiều kiểu công trình phòng cháy rừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đưa ra
được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Những
thông số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh theo ý
kiến của các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều
kiện địa lý, vật lý địa phương.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm hạn chế cháy rừng.
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là các các biện pháp kỹ thuật thông qua
công tác kinh doanh, quản lý rừng, như: thiết kế trồng rừng, chọn loài cây
trồng, phương thức trồng, các biện pháp lâm sinh tác động,... nhằm tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

những khu rừng khó cháy hoặc hạn chế sự lan tràn của đám cháy (Bế Minh
Châu, 2001). Đây là biện pháp phòng cháy rừng tích cực và chủ động, dễ thực
hiện và mang lại hiệu quả tổng hợp lớn và có thể điểm qua một số biện pháp
kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng như sau:
- Trồng rừng hỗn giao nhiều loài để hạn chế khả năng cháy của cây
rừng cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây bụi, thảm tươi; do rừng
trồng thuần loài dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm nên nhiều nước trên thế
giới đã quan tâm nghiên cứu nhằm tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài
bằng nhiều loài cây khác nhau. Các công trình nghiên cứu về rừng trồng hỗn

loài đã được một số nước ở Châu Âu tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ
XIX. Năm 1995, các tác giả Ball, Wormald và Russo đã nghiên cứu quá trình
điều chỉnh một số lâm phần hỗn giao theo quá trình sinh trưởng của mô hình
thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây tạo điều kiện để
chúng cùng sinh trưởng phát triển tốt.
- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô hoặc cuối mùa
mưa khi chúng còn ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng hoặc đốt
theo hướng ngược với hướng lan tràn để cô lập đám cháy. Các công trình
nghiên cứu về đốt trước làm giảm vật liệu cháy đã được nhiều nước áp dụng
ngay từ đầu thế kỷ XX. Đối tượng rừng được đưa vào đốt trước làm giảm vật
liệu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Thường các chủ rừng đốt theo đám ở
những diện tích rừng có nhiều vật liệu cháy, có nguy cơ cháy cao vào thời
gian trước mùa cháy, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng cháy lan đến
những khu rừng lân cận (Brown A.A,1979; Gromovist R., Juvelius M.,
Heikkila T., 1993) . Năm 1968, Stoddard - một trong những người đầu tiên đề
xuất ý kiến đốt rừng có kế hoạch nhằm giảm nguy cơ cháy, tăng sản lượng gỗ
và chim thú. Năm 1968, Morris đã cho thấy, việc đốt cỏ gà Cynodon dadyion
vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân có tác dụng như bón phân làm tăng sản
lượng sinh khối. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, có một số nước đi đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

trong lĩnh vực lửa rừng của thế giới, như: Australia, Mỹ, Nga, Canada,
Indonexia, Thái Lan,... đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra được những quy
trình đốt trước cho các khu rừng trồng thuần loài có nguy cơ cháy cao. Biện
pháp đốt trước có điều khiển đã được sử dụng tương đối phổ biến và được coi

là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý lửa rừng ở những nước này.
Năm 1993, có một số tác giả người Phần Lan đã đưa ra các vấn đề về khối
lượng, độ ẩm vật liệu cháy, thời tiết, diện tích, địa hình và các vấn đề về kinh
phí, tổ chức lực lượng một cách khá toàn diện trong đốt trước có điều khiển
cho các vùng rừng trọng điểm cháy dựa trên nghiên cứu về đặc điểm nguồn
vật liệu cháy và việc đốt thử trên những diện tích rộng lớn (Gromovist R,
Juvelius M, Heikkila T, (1993).
Nhìn chung các nghiên cứu về vấn đề này, thường được tiến hành nhiều
ở các nước phát triển, như: Đức, Mỹ, Nga, Úc, Canada, Trung Quốc,... còn
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu, áp
dụng những công trình này, để phù hợp với điều kiện mỗi nước. Vì vậy, cần
có những nghiên cứu thực tế áp dụng cho công tác PCCCR ở mỗi quốc gia và
mỗi địa phương.
- Phương tiện phòng chống cháy
Những phương tiện phòng chống cháy rừng đã được quan tâm nghiên
cứu trong những năm gần đây, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám
cháy, thông tin về cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy.
Các phương pháp dự báo đã được mô hình hoá và xây dựng thành
những phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của dự báo
nguy cơ cháy rừng. Việc ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS đã cho
phép phân tích được những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính
xác khả năng xuất hiện cháy rừng, phát hiện sớm đám cháy trên những vùng
rộng lớn.
Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơ cháy rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9


và biện pháp phòng chống cháy rừng hiện nay được truyền qua nhiều kênh
khác nhau đến các lực lượng phòng chống cháy rừng và cộng đồng dân cư
như hệ thống biển báo, thư tín, đài phát thanh, báo địa phương và trung ương,
vô tuyến truyền hình, các mạng máy tính v.v…
Những phương tiện dập tắt các đám cháy được nghiên cứu theo cả
hướng phát triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các
loại phương tiện cơ giới như cưa xăng, máy kéo, máy gạt đất, máy đào rãnh,
máy phun nước, máy phun bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất
chống cháy và bom dập lửa v.v…
1.2. Ở Việt Nam
Công tác dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được bắt đầu từ năm
1981. Tuy nhiên, trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo
của V.G. Nesterop (Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng,
1988). Đây là phương pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng được xác
định theo giá trị khí tượng tổng hợp (P) bằng tổng của tích số giữa nhiệt độ và
độ chênh lệch bão hòa của không khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối
cùng có lượng mưa dưới 3mm.
Năm 1988, Phạm Ngọc Hưng đã áp dụng phương pháp của V.G
Nesterov trên cơ sở nghiên cứu cải tiến, điều chỉnh hệ số K theo lượng mưa
ngày để tính toán và xây dựng phương pháp dự báo cháy rừng cho đối tượng
rừng thông tỉnh Quảng Ninh theo các chỉ tiêu được xác định trên cơ sở sử
dụng công thức chỉ tiêu tổng hợp của V.G Nesterov và dãy quan trắc các yếu
tố khí tượng gồm nhiệt độ không khí lúc 13 giờ, độ chênh lệch bão hòa lúc 13
giờ và lượng mưa ngày của tỉnh Quảng Ninh trong 10 năm (1975 - 1985), tác
giả tính chỉ tiêu khí tượng tổng hợp P cho từng ngày ở Quảng Ninh, công thức
tính như sau:
n

P  K  til 3.dil 3


(1.7)

i l

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

Trong đó

P: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng

K: Hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày, K có giá trị bằng l khi lượng
mưa ngày nhỏ hơn 5mm, K có giá trị bằng 0 khi lượng mưa ngày vượt quá 5mm.
n: Số ngày không mưa hoặc có lượng mưa ngày nhỏ hơn 5mm kể từ
ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 5mm.
til3: Nhiệt độ không khí lúc 13 giờ (o0)
dil3: Độ chênh lệch bão hòa của không khí lúc 13 giờ (mb)
Phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp của V.G
Nestreov được áp dụng rộng rãi trên quy mô cả nước. Nó có ưu điểm đơn
giản, dễ thực hiện với các thiết bị đơn giản và ít tốn công sức. Tuy nhiên,
phương pháp này lại có nhược điểm là chỉ căn cứ vào những nhân tố khí
tượng là chính, chưa tính đến được ảnh hưởng của một số nhân tố khác như
khối lượng vật liệu cháy, đặc điểm của nguồn lửa, điều kiện địa hình… Vì
vậy, việc áp dụng phương pháp này trên toàn lãnh thổ mà không có những hệ
số điều chỉnh thích hợp có thể dẫn đến những sai số nhất định.

Từ năm 1989 - 1992, tổ chức UNDP đã hỗ trợ “Dự án tăng cường khả
năng phòng cháy, chữa cháy cho Việt Nam”. A.N Cooper chuyên gia đánh
giá mức độ nguy hiểm cháy rừng của FAO đã cúng các chuyên gia Việt Nam
nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự báo cháy rừng.A.N Cooper cho rằng
ngoài các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của đám cháy.
Do vậy, ông đề nghị sử dụng phương pháp của V.G Nesterov nhưng phải tính
đến tốc độ gió. Tốc độ gió được xác định vào thời điểm 13 giờ ở độ cáo 1012m so với mặt đất. Công thức dự báo do ông đề xuất như sau:
Pc=P.(WF)

(1.8)

Trong đó Pc: Chỉ tiêu khí tượng tổng hợp theo đề nghị của Cooper
P: Chỉ tiêu khí tượng tổng hợp tính theo công thức của V.G Nesterov
trên cơ sở điều chỉnh hệ số K theo lượng mưa ngày của Phạm Ngọc HưngWF:
Hệ số hiệu chỉnh có giá trị phụ thuộc vào tốc độ gió. Trong quá trình nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

tác giả đã đưa thêm nhân tố gió vào khi dự báo nguy cơ cháy rừng. Điều này
làm tăng độ chính xác của chỉ số nhất là đối với các vùng gió có vận tốc lớn
vào mùa khô. Nhưng biện pháp này chưa khắc phục được nhược điểm chính
của V.G Nesterov là khi không có mưa nhiều ngày liên tục thì chỉ số Pc cứ
tăng lên vô hạn trong lúc đó cấp dự báo chỉ có cấp IV. Do đó dự báo không
còn ý nghĩa nữa.
Khi nghiên cứu quan hệ giữa chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterov với số
ngày khô hạn liên tục H (số ngày liên tục không mưa hoặc có mưa nhưng

lượng mưa nhỏ hơn 5mm). Phạm Ngọc Hưng kết luận chỉ số P có liên hệ rất
chặt chẽ với H, hệ số tương quan giữa chúng đạt 0,81. Điều đó nói lên rằng số
ngày khô hạn liên tục càng tăng thì khả năng xuất hiện cháy rừng càng lơn.
Từ kết quả phân tích tương quan của P và H tác giả đã xây dựng một phương
pháp căn cứ vào H để dự báo nguy cơ cháy rừng ngắn hạn và dài hạn cho
từng vùng sinh thái khác nhau. Công thức được áp dụng để dự báo như sau:
+ Dự báo hàng ngày: Hi=K.(Hi-1+1)
+ Dự báo nhiều ngày: Hi=K.(Hi-1+n)
Trong đó:
Hi: Số ngày khô hạn liên tục
Hi-1: Số ngày khô hạn liên tục tính đến tr ngày dự báo
K: Hệ số điều chỉnh lượng mưa. Nếu lượng mùa ngày a nhỏ hơn hoặc
bàng 5mm thì K=1, nếu lượng mưa lớn hơn 5mm thì k=0.
N: Số ngày khô hạn, không mưa liên tục của đợt dự báo tiếp theo.
Sau khi tính được H, sẽ tiến hành xác định khả năng cháy rừng theo
biểu tra lập sẵn cho địa phương trong 6 tháng mùa cháy.
Phương pháp này tính toán rất đơn giản, tiện lợi trong sử dụng (vì tính
toán đơn giản chỉ cần tính số ngày không mưa hoặc có mưa nhỏ hơn 5mm).
Tuy vậy, phương pháp này vẫn còn có một số hạn chế giống như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

phương pháp chỉ tiêu tổng hợp, độ chính xác của phương pháp này còn thấp
hơn do mới chỉ căn cứ vào một nhân tố là lượng mưa.
Từ năm 1991 - 1993 áp dụng phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ
tiêu tổng hợp P cải tiến cho Việt Nam và chỉ số khô hạn của Phạm Ngọc

Hưng, Võ Đình Tiến đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo
chỉ tiêu tổng hợp cho Việt Nam và chỉ số khô hạn liên tục của Phạm Ngọc
Hưng, khi áp dụng phương pháp dự báo này ở Bình Thuận, Võ Đình Tiến và
những nhà quản lý cháy rừng nhận thấy rằng hai phương pháp này tỏ ra
không phù hợp. Do đặc thù riêng, khí hậu của Bình Thuận được phân ra hai
mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 11 năm tr đến tháng 4 năm sau,
mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa khô hầu như
không có mưa trên 5mm, do vậy ngay từ tháng 1 cấp dự báo cháy rừng
thường tăng vọt lên cấp V và cứ thế kéo dài cho đến hết mùa cháy thì tính
thuyết phục không cao. Mặc khác, nguyên nhân cháy còn phụ thuộc rất lớn
vào yếu tố con người do đó đây là yếu tố cần quan tâm
Từ những bất cập sau 3 năm thực hiện hai biện pháp dự báo cháy rừng
trên ở Bình Thuận. Võ Đình Tiến cùng các cộng tác viên đã đưa ra công thức
xác định chỉ tiêu nguy hiểm đối với cháy rừng ở Bình Thuận như sau:
Xi 

Di  Vi  Li  Ci
Ai  Wi

(1.11)

Trong đó:
Xi: Chỉ tiêu tổng hợp về cháy rừng ở Bình Thuận tháng i
Di: Nhiệt độ không khí trung bình tháng i
Li: Lượng người vào rừng trung bình tháng i
Ci: Số vụ cháy rừng trung bình tháng i
Ai: Lượng mưa trung bình tháng i
Wi: Độ ẩm không khí trung bình tháng i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





13

Ở công thức xác định chỉ tiêu nguy hiểm cháy rừng trên, các tác giả đã
tính tới hầu hết các yếu tố khí tượng và tác động của xã hội có liên quan đến
nguyên nhân xuất hiện nguồn lửa trong rừng. Tuy nhiên, phương pháp này
còn hạn chế là chưa tính đến yếu tố vật liệu trong công thức đều là các giá trị
trung bình nên có ảnh hưởng lớn đến kết quả dự báo.
Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến độ ẩm và
khả năng cháy của vật liệu cháy dưới rừng thông tại một số vùng trọng điểm
thông ở miền Bắc Việt Nam [1], Bế Minh Châu đưa ra được là biểu phân cấp
cháy rừng theo độ ẩm vật liệu cháy.
1.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Mường Khương.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý của huyện Mường Khương
Mường Khương là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc của
tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 50 km, có toạ độ địa lý:
22o32’40” đến 22o50’30” vĩ độ Bắc, 104o00’55” đến 104o14’50” độ kinh
Đông. Có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14


- Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);
- Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng của tỉnh Lào Cai;
- Phía Đông giáp huyện Bắc Hà, Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai và tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc).
Là nơi có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc với chiều dài là
73,6km lên huyện Mường Khương là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng về an
ninh quốc phòng, cũng như việc trao đổi giao lưu giữa kinh tế - văn hóa của 2
nước Việt Nam Và Trung Quốc.
* Địa hình
Mường Khương có địa hình được kiến tạo bởi cao nguyên cổ Bắc Hà,
thuộc dãy núi Tây Côn Lĩnh, hiện tượng Karster (Các-xtơ) xảy ra tạo thành
các hố sâu, các khe suối nước ngầm. Có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh,
có nhiều núi cao vực sâu chia cắt xen kẽ các dải thung lũng hẹp, độ dốc lớn.
Đỉnh có độ cao tuyệt đối cao nhất là 1.159 m, điểm thấp nhất là 160 m. Độ
cao tuyệt đối trung bình 950 m, độ dốc trung bình 250 - 350. Với địa hình như
trên đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt cũng như công tác quản lý
và sử dụng đất đai của huyện.
* Khí hậu
Mường Khương là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Một năm có hai mùa nhưng không có ranh giới rõ rệt. Mùa đông lạnh nhiệt độ
kéo dài bình quân 15-160C (tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống
đến 60C). Mùa hè mát mẻ, nhiệt độ trung bình 32-330C, cao nhất là 350C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.991mm, cao nhất là 2.402 mm, thấp
nhất là 1.358 mm. Do lượng mưa khá lớn nhưng phân bố không đều giữa các
tháng trong năm, cộng với địa hình cao, dốc, độ che phủ của rừng thấp nên
mùa mưa nước tập trung nhanh gây ra lũ ống, lũ quét làm sạt lở đất gây khó
khăn cho sản xuất và giao thông. Ngược lại về mùa đông lạnh, lượng mưa ít,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





15

các suối cạn kiệt gây nên khô hạn, thiếu nước sinh hoạt, khó khăn cho sản
xuất nông lâm nghiệp.
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 510 mm, tháng cao nhất (tháng
7, 8) là 850-900 mm, tháng thấp nhất (tháng 10, 11) là 400 mm.
Độ ẩm không khí biến động từ 60-80%. Về mùa đông các xã vùng cao
thường có sương muối, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá phức tạp,
hình thành 2 vùng tiểu khí hậu khác biệt:
- Vùng thấp: Gồm các xã (Lùng Vai, Bản Lầu, Bản Xen) đây là vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa không điển hình, nhiệt độ trung bình năm khoảng
210C; chia thành 2 mùa tương đối rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có
nền nhiệt độ cao, có khi lên đến 350C, kèm theo mưa nhiều, cường độ mưa
cao, bức xạ năng lượng mặt trời mạnh; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau; nhiệt độ xuống thấp, có khi đến 100C; độ ẩm không khí trung bình
85%, thỉnh thoảng có sương mù và mưa đá. Tiểu vùng khí hậu này phù hợp
với sinh trưởng và phát triển của các loài cây lâṃc nghiên cứu giai đoạn
2014 -2018

3.4.1.Các công tác PCCCR chủ đạo.

Hình 3.4: Hình ảnh lực lượng tham gia tập huấn chữa cháy rừng
3.4.1.1. Tổ chức lực lượng cán bộ PCCCR.
Với hơn 24 nghìn ha đất có rừng, với nhiều diện tích rừng tiềm ẩn nguy
cơ cháy rừng cao tập chung ở các xã như Thanh Bình, Tung Chung Phố, Bản
Lầu, Bản Sen...Vì vậy công tác PCCCR Luôn được đặc biệt chú trọng. Song

song với việc tăng cường lực lượng trực ở các chốt đồng thời tổ chứ các đội
tuần tra tại các nơi trọng điểm dễ sảy ra cháy rừng. Đẩy mạnh hướng dẫn,
khuyến khích người dân phát đường băng cản lửa. Chủ động, kịp thời triển
khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy giảm thiểu các vụ cháy rừng và
thiệt hại do các vụ cháy gây ra.
Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến chủ trương của nhà nước về các biện
pháp PCCCR tới các cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện nhằm nang
cao trách nhiệm, ý thức của mọi người về công tác PCCCR. Ngoài ra sau khi
học tập còn tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR không sảy ra tình
trạng cháy rừng ở khu vực địa bàn mình quản lý.
Tiến hành lắp đặt các bảng tin tuyên truyền, các biển cảnh báo, biển
báo cấm lửa, mức độ nguy hiểm cháy rừng. Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




45
chữa cháy cho lực lượng cơ động, đồng thời khuyến khích người dân chuẩn bị
những dụng cụ thô sơ để khi sảy ra cháy rừng còn kịp thời chữa cháy.
3.4.1.2. Sự phối kết hợp với các tổ chức trong công tác PCCCR.
Việc PCCCR không phải là công việc riêng của một cơ quan tổ chức đơn
lẻ nào là có thể hoàn thành được mà nó cần có nhiều các tổ chức khác nhau để
hoàn thành. Vì vậy việc phối kết hợp với các tổ chức trong công tác PCCCR
là rất quan trọng và nó được thể hiện trong bảng 3.8:
Bảng 3.8. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác PCCCR
Chức năng
- Là lược lượng tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời
các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật về rừng nhằm ngăn
chặn và phối kết hợp với các cơ quan pháp luật sử lý

nghiêm minh, kịp thời đối với các vi phạm về quy định
PCCCR
- Kết hợp với cơ quan phòng cháy chữa cháy thường xuyên
kiểm tra công tác PCCCR trên địa bàn định kỳ.
- Là lực lương tham mưu cho ban chỉ huy trong công tác
xây dụng phương án bảo vệ rừng và PCCCR. Tuyên truyền,
phổ biến những quy định về rừng, đưa ra các cảnh bảo, dự
báo để đảm bảo cho việc chủ động về kiểm soát cháy rừng.
Công an, quân sự
- Công an có nhiệm vụ phối kết hợp với lực lượng kiểm
huyện
lâm điều tra, làm rõ nguyên nhân cháy rừng cũng như như
lý vi phạm trong PCCCR. Huy động các lực lượng công an
địa bàn cùng tham gia khi sảy ra cháy rừng.
- Quân sự có nhiệm vụ triệu tập, huy động tối đa lực lượng
quân sự, dân quân tự vệ để phối kết hợp với các cơ quan tổ
chức khác tham gia dập lửa khi có cháy rừng.
Phòng văn hóa
- Là cơ quan tuyên truyền, khuyến cáo người dân trong
Thông tin,đài phát công tác bảo vệ và PCCCR nhằm nâng cao ý thức, nhận
thanh -truyền hình
thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình
trọng việc bảo vệ rừng và PCCCR.
- Nhanh chóng cập nhật, chuyền tải thông tin,dự báo đồng
thời cảnh báo về tình hình nguy cơ cháy rừng và cháy rừng
trên địa bàn để mọi người nắm bắt tình hình. thường xuyên
nêu các tấm gương để cho mọi người học tập.
Các ban ngành đoàn - quản lý tuyên truyền cho các hội viên của hội về ý thức
thể có liên quan
bảo vệ và PCCCR, truyền đạt cụ thể các quy định về bảo vệ

và PCCCr để cho hội viên của mình và nhân dân lắm rõ để
đảm bảo tránh các việc làm gây hại đến rừng cũng như gây
Cơ quan/tổ chức
Hạt kiểm lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




46

cháy rừng...

Mỗi cơ quan tổ chức có một nhiệm vụ, chức năng khác nhau chỉ, muốn
hoàn thành tốt công tác PCCCR thì các cơ quan, tổ chức cần phải hoàn thành
tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Cần phải có sự gắn kết giữa các cơ quan,
tổ chức để việc thực hiện đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Nếu đám cháy có mức độ vượt quá tầm kiểm soát của BCH PCCCR
cấp huyện, xã thì có sự chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng hỗ trợ chủ rừng
chữa cháy rừng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×