Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ tại thành phố đồng hới tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.31 KB, 94 trang )

i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ..............................................................................viii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1
2. Mục tiêu và Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài...............................................................2
2.1. Mục tiêu....................................................................................................................2
2.2. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn......................................................................................2
2.2.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................2
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................3
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................4
1.1. Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ .........................................................4
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................4
1.1.2. Tài nguyên rừng ....................................................................................................4
1.1.3. Rừng phòng hộ ......................................................................................................5
1.1.4. Phục hồi rừng ........................................................................................................6
1.1.5. Tái sinh rừng..........................................................................................................6
1.2. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.............................................................6
1.2.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................6
1.2.2. Kết quả nghiên cứu trong nước ...........................................................................13
1.2.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................................21
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................23
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................23


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................23


ii

2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................23
2.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài.................................................................23
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..........................................................................25
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..............................................................28
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................29
3.1. Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ tại thành phố Đồng Hới ...........................................29
3.1.1. Diện tích đất đai và tình hình sử dụng đất tại thành phố Đồng Hới ....................29
3.1.2. Hiện trạng thực vật rừng......................................................................................37
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình ....................................................................................................38
3.1.4. Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng phịng hộ.............................................................42
3.1.5. Các chính sách trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ..................44
3.1.6. Thu nhập của người dân từ rừng phòng hộ .........................................................46
3.2. Đánh giá công tác khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng mới tại TP Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình....................................................................................................................47
3.3. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng phòng hộ ...................50
3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên .....................................................50
3.3.3. Ảnh hưởng về chính sách và tổ chức thực hiện ..................................................60
3.4. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình....................................61
3.5. Đề xuất một số biện pháp phát triển rừng phòng hộ tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình ...............................................................................................................................69
3.5.1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm
của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân .........................................................69

3.5.2. Giải pháp lâm nghiệp ..........................................................................................70
3.5.3. Giải pháp về tổ chức............................................................................................73
3.5.4. Giải pháp về Chính sách .....................................................................................73
3.5.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực .................................................................75
3.5.6. Giải pháp về Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng .............75
3.5.7. Giải pháp về khoa học công nghệ .......................................................................76


iii

3.5.8. Giải pháp về tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng .....................................................................................................76
3.5.9. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các
ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng ...................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................80


ivvi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BVMT:

Bảo vệ môi trường

2. DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước


3. DLST:

Du lịch sinh thái

4. ĐD:

Đặc dụng

5. FAO:

Tổ chức lương nông thế giới

6. GCNQSD:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

7. HGĐ:

Hộ gia đình

8. KTLS:

Kỹ thuật lâm sinh

9. LN:

Lâm nghiệp

10. NN&PTNT:


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11. PTNT:

Phát triển nơng thơn

12. PH :

Phịng hộ

13. QPN 14-92:

Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho

rừng sản xuất gỗ và tre nứa
14. QHSDĐLN:

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

15. RĐD:

Rừng đặc dụng

16. RSX:

Rừng sản xuất

17. RĐD:

Rừng đặc dụng


18. RSX:

Rừng sản xuất

19. RPHĐN:

Rừng phòng hộ đầu nguồn

20. SDĐLN:

Sử dụng đất lâm nghiệp

21. TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


v vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng phiếu điều tra cán bộ xã và hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu ..26
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thành phố Đồng Hới..............................29
Bảng 3.2. Diện tích rừng phịng hộ theo đơn vị hành chính..........................................31
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp diện tích rừng phịng hộ phân theo chủ quản lý ...................34
Bảng 3.4. Diện tích các loại rừng trong rừng phòng hộ ................................................35
Bảng 3.5. Trữ lượng rừng phòng hộ..............................................................................36
Bảng 3.6. Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng ...............................42
Bảng 3.7. Kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng và
Luật Lâm nghiệp từ năm 2017 – 2019 .........................................................43

Bảng 3.8. Chi trả DVMTR trên địa bàn tthành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.........45
Bảng 3.9. Phân tích SWOT trong bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình...................................................................................61
Bảng 3.10. Phân tích SO (maxi-maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thế để tạo ra cơ hội ...63
Bảng 3.11. Phân tích WO (mini-maxi) khắc phục điểm yếu để phát huy cơ hội ..........65
Bảng 3.12. Phân tích ST (maxi-mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ................66
Bảng 3.13. WT (mini-mini) giải quyết mọi giả định tiêu cực nhằm hạn chế những rủi ro
và ảnh hưởng tiêu cực ..................................................................................68
Bảng 3.14. Danh mục các lồi cây trồng chính .............................................................73


vivi

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Các bước nghiên cứu của đề tài ..........................................................24
Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích quy hoạch cho rừng phịng hộ .....................................30
Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình..................................32
Hình 3.3. Diện tích rừng phịng hộ theo đơn vị hành chính ................................32
Hình 3.4. Độ che phủ rừng tại các điểm nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình ..........................................................................34


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% tổng diện tích trái đất trên
thế giới với khoảng 4 tỷ ha, phân bố trên 3 vùng khí hậu: Bắc cực, ơn đới và nhiệt đới,
trong đó có khoảng 93% là rừng tự nhiên và 7% là rừng trồng, các nước có diện tích

rừng lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc, Canada, Mỹ, Nga và Brazil, diện tích rừng
chia đầu người khoảng 0,6 ha/người (FAO, 2010).
Trên thế giới có khoảng 1,6 tỷ người tham gia vào các hoạt động liên quan đến
rừng và là môi trường sống của hơn 2/3 động thực vật được xác định trên toàn Thế giới.
Đặc biệt, rừng là bể hấp thụ CO2 lớn, ước tính 650 tỷ tấn Cacbon trong toàn hệ sinh thái,
chiếm 44% tổng sinh khối, lưu giữ khoảng 298 Gt (Giga tấn) CO2 trong sinh khối. Ước
tính giá trị khai thác từ rừng mỗi năm 122 tỷ USD (FAO, 1990).
Việt Nam có tổng diện tích rừng tự nhiên là 10.292.434 ha; rừng trồng: 4.316.786
ha, độ che phủ rừng 41,89%. Phân bố diện tích cho 3 loại rừng như sau: Rừng đặc dụng
2.161.661 ha, chiếm 14,79%; rừng phòng hộ 4.646.138 ha, chiếm 31,8%; rừng sản xuất
7.801.421 ha, chiếm 53,41% (BNN&PTNT, 2020)
Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình ở vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam. Với diện tích tự nhiên 15.570,56 ha (chiếm 1,93 % diện tích tồn tỉnh), diện tích
đất lâm nghiệp của thành phố Đồng Hới là 5.900,75 ha chiếm 37,90% diện tích đất tự
nhiên tồn thành phố, trong đó rừng sản xuất 1.831,22 ha; rừng phòng hộ 4.069,53ha;
rừng tự nhiên có 2.494,80ha; rừng trồng tổng diện tích hiện có 1.978,69 ha; đất chưa
có rừng 1.427,26 ha (bao gồm cả đất trống và diện tích rừng trồng chưa thành rừng);
dân số 121.340 người, trong đó thành thị 83.952 người, nơng thơn nơng thơn 37.388
người.
Rừng phịng hộ của thành phố Đồng Hới bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn giữ
vai trò điều hòa nguồn nước, chống lũ quét, chống sạt lở đất, cung cấp nước sinh hoạt
và nước sản xuất cho toàn thành phố; rừng phòng hộ ven biển chống cát bay, cát chảy,
chống sạt lở đất, chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường, đồng thời là cảnh quan tạo nên
khu du lịch biển Nhật lệ, biển Bảo Ninh tuyệt đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự phát triển đô thị hóa thành phố, diện


2

tích rừng phịng hộ chuyển sang đất khác xây dựng các cơng trình cơng cộng để phục

vụ phát triển du lịch. Bên cạnh đó hiện tượng người dân lấn chiếm đất rừng ngày càng
gia tăng, hiện tượng chặt phá rừng vẫn cịn xảy ra làm cho diện tích rừng ngày càng bị
thu hẹp, chất lượng rừng ngày càng bị suy giảm. Chính sách về quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng phòng hộ chưa được đáp ứng, sự quan tâm của các cấp các ngành đối với công tác
phát triển tài nguyên rừng còn thiếu thường xuyên, cơ cấu giống cây trồng lâm nghiệp
đã có sự đổi mới nhưng chưa phù hợp.
Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là yêu cầu cấp thiết, cần được sự quan tâm
của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý và sản xuất lâm nghiệp và sự nỗ
lực cố gắng của mỗi người dân trên địa bàn thành phố. Với lý do nêu trên, tôi lựa chọn
đề tài "Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng phịng hộ
tại thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình
đào tạo Thạc sĩ Lâm học.
2. Mục tiêu và Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng; hiện trạng công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng phòng hộ tại thành phố Đồng Hới.
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng phịng hộ, phân tích
được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quản lý
bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ tại thành phố Đồng Hới từ đó đề xuất các giải pháp
quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
2.2. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
2.2.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại
thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình, rút ra được ưu, nhược điểm cũng như bài học
kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng.
Xây dựng được một số luận cứ cho việc đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ tại thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.



3

Góp phần bổ sung thơng tin về cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đánh giá một
cách đầy đủ các chỉ tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các giải pháp đề xuất là thơng tin quan trọng cho chính quyền địa phương tham
khảo trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại thành phố Đồng Hới - tỉnh
Quảng Bình.
- Từng bước làm cho người dân hiểu rõ thêm về tầm quan trọng của rừng phòng
hộ từ đó tham gia bảo vệ phát triển rừng phịng hộ bền vững.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ
1.1.1. Khái niệm
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối quan hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
khơng gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất
và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong
đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá
trình phát triển của của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với
hồn cảnh bên ngồi. Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản
của sinh quyển địa cầu (Dẫn theo Vương Thị Thu Hà, 2017).
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi
sinh vật, đất rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc
một số lồi cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật
trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích

liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên (Luật Lâm nghiệp, 2017).
1.1.2. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái
tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thối khơng thể
tái tạo lại. Tài ngun rừng có vai trị rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa
màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng
giúp điều hịa nhiệt độ, nguồn nước và khơng khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên
thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài ngun rừng cũng khác nhau.


5

1.1.3. Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống
xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu,
góp phần bảo vệ mơi trường, quốc phịng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng
hộ biên giới; rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển
(Luật Lâm nghiệp, 2017)
1.1.3.1. Rừng phòng hộ đầu nguồn
Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được xác lập nhằm tăng cường khả năng điều
tiết nguồn nước của các dòng chảy, hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo
vệ đất, hạn chế bồi lấp các lịng sơng, lịng hồ.
Diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp do cơ
quan có thẩm quyền quy hoạch để phát triển rừng phịng hộ.
Quy mơ của rừng phịng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực sông, hồ
và việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với công tác quản lý tổng hợp lưu vực
sông, hồ.

Rừng phòng hộ đầu nguồn được phân ra cấp xung yếu và rất xung yếu, xác lập
dựa trên các tiêu chí và chỉ số về: lượng mưa, độ dốc, độ cao tương đối, thành phần cơ
giới, độ dày tầng đất và quy mơ diện tích (Bộ Lâm nghiệp, 1991).
1.1.3.2. Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay
Rừng phịng hộ chắn gió chắn cát bay là rừng phòng hộ được xác lập nhằm chắn
cát bay, giảm cường độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ khu
dân cư, khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác.
Diện tích rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng và đất lâm
nghiệp do cơ quan có thẩm quyền quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục
đích chủ yếu bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay (Bộ Lâm nghiệp,
1991).


6

1.1.3.3. Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường
Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường được xác lập nhằm điều hồ khí hậu, chống
ơ nhiễm mơi trường ở khu dân cư, đô thị và khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch,
nghỉ ngơi.
Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về
diện tích, các yếu tố mơi trường, ơ nhiễm, độc hại do hoạt động kinh tế, xã hội trong khu
vực tạo nên hoặc yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
Diện tích rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp
do cơ quan có thẩm quyền quy hoạch để phát triển rừng phòng hộ (Bộ Lâm nghiệp,
1991).
1.1.4. Phục hồi rừng
Quá trình hình thành nên rừng thứ sinh (Secondary forest) do diễn thế thứ sinh
(Secondary succession) ở những nơi đã bị mất rừng là phục hồi rừng.
Theo Trần Đình Lý (1995), phục hồi rừng là một quá trình sinh địa phức tạp gồm
nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ (hoặc tre nứa)

bắt đầu khép tán. Nói một cách khác, phục hồi rừng là quá trình tái tạo lại một hệ sinh
thái, một quần xã sinh vật mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu, nó chi phối
các q trình biến đổi tiếp theo.
1.1.5. Tái sinh rừng
Tái sinh rừng, được hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của cả hệ sinh thái rừng.
Tái sinh rừng, hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng
(Phùng Ngọc Lan, 1986).
1.2. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Các kết quả nghiên cứu về tổ chức quản lý rừng phịng hộ
Các chính sách Tổ chức, quản lý rừng phịng hộ


7

Phương thức Quản lý rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu
tiên ở Ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp
trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan, Philippin, ...).
Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học cũng đã
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý rừng như: Các nhà lâm
học Đức (Heyer, 1883) đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loài
đồng tuổi (Dẫn theo Phùng Ngọc Lan, 1986).
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan
ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác
với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch.
Lợi ích của cộng đồng khi tham gia.
Quản lý tài nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hằng năm sẽ được
đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
Các biện pháp quản lý rừng
Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương thức hợp

tác quản lý với cộng đồng dân cư dựa trên hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người
dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình cịn chính quyền và Ban quản
lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác đã
đóng góp rất tích cực cho việc thực hiện quản lý rừng tại Vườn quốc (Ngơ Đình Quế và cs,
2001).
Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trị
quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề về sở hữu, sử dụng tài nguyên. Thông
qua các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, chính phủ các nước đã đưa ra các chương trình
quan trọng như “Lâm nghiệp cộng đồng”, các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên
và đều chú trọng đến sự tham gia của người dân, sự phân cấp và chuyển giao trách nhiệm
quản lý tài nguyên sang các cộng đồng địa phương và các nhóm sử dụng (Dẫn theo
Nguyễn Văn Hùng, 2002).
Như vậy, có thể thấy rằng người dân đóng một vai trị hết sức quan trọng trong
sử dụng đất bền vững và là nhân tố quyết định tới việc quản lý bảo vệ, phục hồi rừng


8

phịng hộ. Ở Trung Quốc, Chính phủ khuyến khích sự tham gia của người dân thông
qua hệ thống hợp đồng quản lý đất (dẫn theo Vũ Long, 2002).
Ngồi ra, thơng qua các chính sách đất đai cũng đã giải quyết được vấn đề như
thúc đẩy kinh tế, bình đẳng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền
vững (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002). Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ
chức, các chính sách về đất đai, dựa trên những mục tiêu củng cố vai trò của người dân
địa phương, trong đó việc xác định rõ quyền sở hữu, sử dụng đất đai được coi như là cơ
bản cho việc sử dụng đất hiệu quả, bền vững và bảo vệ tài nguyên.
Sự tham gia của HGĐ trong phục hồi RPHĐN
Trong những năm 1970 trở lại đây, nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về
quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
“nền lâm nghiệp cộng đồng” đã trở thành một chương trình quan trọng nhất về Lâm

nghiệp được Chính phủ các nước thực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Phần
lớn các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được ban hành đều chú trọng đến sự
tham gia của người dân, trong đó việc phân cấp và chuyển giao trách nhiệm quản lý tài
nguyên từ các cơ quan thuộc Chính phủ sang các cộng đồng địa phương, các nhóm sử
dụng và HGĐ được xem là một trong những việc làm quan trọng nhất.
Việc thực hiện hình thức quản lý lâm nghiệp nhà nước đã khơng mang lại hiệu
quả như mong muốn và hình thức quản lý rừng cộng đồng trở thành một hướng đi mới
đầy triển vọng. Thực tế cho thấy, nơi nào mà vai trò làm chủ của người dân đối với rừng
được khẳng định, có cơ chế hưởng lợi rõ ràng thì nơi đó rừng được giữ tốt và ngược lại.
Vai trò của HGĐ trong phục hồi rừng được khẳng định rõ ràng khi hầu hết các quốc gia
trên thế giới hiện nay đều rất chú trọng tới giao rừng, bao gồm cả RPH cho các HGĐ
bảo vệ, khai thác sử dụng và phát triển, có thể kể tới như:
- Ở Thụy Điển 50% diện tích rừng và đất rừng được giao cho các HGĐ, cá nhân
quản lý, sử dụng. Nhà nước và các công ty lớn chỉ quản lý 50% diện tích cịn lại (dẫn
theo Lâm Phúc Cố, 1994).
- Ở Nhật Bản các công ty và HGĐ, cá nhân sở hữu tới 14,6 triệu ha rừng và đất
lâm nghiệp, chiếm 58,1% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp cả nước, trong đó có tới
88% chủ rừng là các HGĐ tư nhân. Chính phủ có chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ cho


9

các hoạt động lâm sinh, xây dựng đường lâm nghiệp thơng qua Hội các chủ rừng, ngồi
ra các chủ rừng còn được ưu tiên vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, đồng
thời còn được giảm thuế đất lâm nghiệp (dẫn theo Lâm Phúc Cố, 1994).
- Ở Pháp, rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha và rừng nhà nước chỉ chiếm
khoảng 4 triệu ha. Trong 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nửa diện tích thuộc về 1,5
triệu tiểu chủ (dẫn theo Lâm Phúc Cố, 1994).
- Ở Thái Lan nhằm hạn chế tốc độ mất rừng đầu nguồn, từ năm 1968 chính phủ
đã có chính sách khuyến khích người dân định canh, định cư trên các vùng đất đã bị tàn

phá nặng nề do đốt nương làm rẫy và khai thác gỗ. Năm 1985 chính sách lâm nghiệp
nước này đã chỉ rõ: Chính phủ khuyến khích mọi hoạt động lâm nghiệp cộng đồng,
khuyến khích trồng rừng bao gồm cả RPHĐN do các HGĐ và cá nhân đảm nhận đồng
thời Nhà nước sẽ phát triển các chương trình khuyến lâm để nâng cao nhận thức và hỗ
trợ người dân phát triển lâm nghiệp (Hudson,1981).
- Ở Phần Lan các HGĐ có vai trị đặc biệt quan trọng trong quản lý, sử dụng và
phát triển rừng, có tới 2/3 diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của tư nhân và có
khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha (Hudson, 1981).
1.2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật kinh doanh rừng phòng hộ
Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn
Tái sinh rừng là một giải pháp quan trọng và hiệu quả để phục hồi tài nguyên
rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. Những nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới
được đề cập tới từ những năm 1930 với vấn đề được quan tâm là thế hệ cây tái sinh có
tổ thành giống nhau hay khác biệt với tổ thành tầng cây cao.
Tiếp đó một số vấn đề về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đã được nghiên cứu như
hiệu quả của các phương thức xử lý lâm sinh đến tái sinh các lồi cây mục đích trong
các kiểu rừng); phương thức chặt dần tái sinh ở dưới tán, phương thức chặt dần nhiệt
đới; phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann, phương thức chặt rừng đều
tuổi ở Malaysia, phương thức đồng hoá tầng trên (Dẫn theo Vương Thị Thu Hà, 2017).
Đây là những nghiên cứu có hệ thống nhằm điều tiết tổ thành cây tái sinh tạo nên những
lâm phần rừng có cấu trúc hỗn lồi, nhiều tầng, khác tuổi và bền vững.


10

Về xây dựng hệ thống rừng phòng hộ: Khi nghiên cứu các biện pháp tác động
nhằm nâng cao chất lượng rừng phòng hộ Gyenge J.et all (2009) cho rằng: Cây bản địa
sử dụng ít nước hơn cây ngoại lai, Sun G.et all (2005) cho rằng: Rừng rụng lá sử dụng
ít nước hơn rừng thường xanh khoảng 20%. Chính vì vậy, khi xây dựng rừng phòng hộ
cần ưu tiên phát triển rừng bằng các loài cây bản địa.

Biện pháp kỹ thuật trồng RPHĐN
Khi nghiên cứu về cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài tác giả Hudson H.W
(1971) thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh
trưởng và tính hợp quần của các loài cây trong lâm phần. Nghiên cứu này cho thấy, để
tạo lập được rừng phịng hộ đầu nguồn có cấu trúc hỗn lồi, đa tầng có tác dụng phịng
hộ cao thì việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của từng loài và mối quan hệ giữa các loài
khi phối trí với nhau có tính quyết định tới sự thành công.
Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật điều chỉnh các lâm phần rừng trồng hỗn
lồi theo q trình sinh trưởng tác giả Gyenge J.et all. (2009) đã tiến hành tác động vào
các lâm phần rừng trồng hỗn lồi thơng qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài
cây. Kết quả cho thấy sau khi tác động các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa các lồi cây mục
đích đã được tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Nghiên cứu này
rất có ý nghĩa trong trồng RPHĐN, trong giai đoạn đầu khi trồng RPHĐN có thể áp
dụng biện pháp trồng với mật độ dày để rừng mau khép tán, nhanh phát huy tác dụng
phòng hộ nhưng sau đó có thể tỉa thưa một số cây sinh trưởng chậm, giảm bớt mật độ
để tạo điều kiện cho những cây còn lại phát triển tốt đồng thời góp phần tăng thu nhập
cho người dân.
Ngồi việc xác định được lồi cây phù trợ thích hợp thì việc nghiên cứu về đặc
điểm sinh thái của các loài cây cũng là vấn đề rất quan trọng khi xây dựng mô hình trồng
rừng phịng hộ đầu nguồn hỗn lồi.
Biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh RPHĐN
Một số biện pháp KTLS đảm bảo tính hiệu quả và rẻ tiền thường được sử dụng
trong phục hồi rừng ở các nước trên thế giới là tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự
nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung và làm giàu rừng (Van Dijk,
2004). Kèm theo nó là hàng loạt các phương thức xử lý lâm sinh khác nhau nhằm đạt


11

được mục tiêu phục hồi như: Chặt gieo giống, xử lý tầng cây trên, xử lý tầng lâm hạ, ...

(Phạm Xuân Hoàn và Hoàng Kim Ngũ, 2003). Các biện pháp kỹ thuật này được ứng
dụng rất rộng rãi trong phục hồi RPHĐN bị suy thoái là rừng tự nhiên tại rất nhiều nước
trên thế giới.
Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng (2002) phục hồi rừng bằng khoanh ni là q trình
thúc đẩy diễn thế đi lên của HSTR, nâng cao mức độ ĐDSH, điều chỉnh cấu trúc, sản
lượng của chúng thông qua việc bảo vệ không tác động hoặc sử dụng các biện pháp KTLS
như: Xúc tiến tái sinh; xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, làm giàu rừng, … Nghiên
cứu này được ứng dụng rất rộng rãi trong việc phục hồi RPHĐN ở các nước trên thế giới,
tùy thuộc vào hiện trạng rừng, mức độ suy thoái, mật độ cây tái sinh có triển vọng đủ hay
khơng đủ, cây tái sinh phân bố đều hay không đều, tầng cây cao có cây mẹ gieo giống hay
khơng mà nhà lâm nghiệp quyết định biện pháp áp dụng cho phù hợp, ít tốn kém nhất.
Nghiên cứu về khả năng bảo vệ đất, điều tiết nước và thủy văn rừng
Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt mưa,
cường độ mưa, phân bố mưa tới xói mòn đất: Nghiên cứu của Hudson HW (1981),
G.Fiebige (1993) xác nhận rằng, nguy cơ xói mịn đất dưới tầng cây gỗ có thể tăng lên
do giọt mưa dưới tán rừng có kích thước lớn hơn.
Ngồi ra, các nhân tố khác gây ảnh hưởng tới xói mịn đất như độ dốc, chiều dài
sườn dốc, loại đất, lớp phủ thực vật, ... cũng được nghiên cứu sâu, rộng: Smith D.D (1941)
đã xác định lượng đất xói mịn cho phép và lần đầu tiên đã đánh giá ảnh hưởng của các
nhân tố cây trồng (C), cũng như việc áp dụng các biện pháp bảo vệ đất (P) ở các mức độ
khác nhau đến xói mịn đất bằng các cơng trình nhân tạo. Tiếp đó, nhiều phương trình dự
báo xói mịn đã được nghiên cứu và cơng bố, trong đó phương trình của Wischmeier W.H
- Smith D.D được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi (Wischmeier W.H (1966; 1971), Ching
J.G. (1978), Bennet K., (1958),... (Dẫn theo Võ Đại Hải - 1996).
Nghiên cứu của Black và Kelliher (1989) cho thấy, lượng nước bốc hơi từ vật rơi
rụng của các kiểu rừng khác nhau chiếm khoảng 3 -21% tổng lượng nước bốc hơi trên
bề mặt đất rừng. Schaap và Bouten (1997) đã sử dụng thiết bị đo lường Lysimeter để
xác định lượng nước bốc hơi của vật rơi rụng và sự khác biệt của nhiệt độ khơng khí
trên bề mặt của nó đến độ cao 1 mét (Dẫn theo Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên (2001).



12

Hiệu quả thấm nước và giữ nước của đất rừng đã được Dunne T (1978) nghiên cứu, tác
giả cho rằng đất rừng có tốc độ thấm nước lớn hơn so với dưới các thảm thực vật khác,
tốc độ thấm nước ổn định của đất rừng có thể đạt 800 mm/giờ trở lên.
Các cơng trình nghiên cứu thủy văn rừng trên thế giới thường tập trung chủ yếu vào
việc đánh giá vai trò điều tiết nước của rừng như khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng,
lượng nước phân chia thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, lượng nước chảy men thân
cây, … Nổi bật nhất là cơng trình của Lutshev A.A (1940), Morozop G.F (1949), Moltranov
A.A (1960, 1973), Matveev P.N (1973) (Dẫn theo Võ Đại Hải - 1996).
Xây dựng các mơ hình hố trong nghiên cứu thuỷ văn rừng cũng được nhiều tác
giả quan tâm như: Richard A., et all., (2000), Van Dijk et all (2004), Yong G. Lai (2009),
... FAO (1995) cho rằng, rừng có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy,
giảm lưu lượng nước bề mặt, góp phần làm giảm lũ lụt. Đối với lưu vực nhỏ, thấy rằng
độ che phủ của rừng có thể làm giảm thiểu lượng nước lúc chảy xuống hạ lưu (Dẫn theo
Vũ Tấn Phương - 2009) .
1.2.1.3. Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội - mơi trường rừng phịng hộ
Các chính sách về kinh tế - xã hội liên quan đến phục hồi rừng phịng hộ
Vai trị của chính sách Nhà nước đối với hiệu quả sử dụng đất đã được nhiều tác
giả trên thế giới đề cập đến. Thông qua các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, chính phủ
các nước đã đưa ra các chương trình quan trọng như “Lâm nghiệp cộng đồng”, các chính
sách quản lý tài nguyên thiên nhiên và đều chú trọng đến sự tham gia của người dân, sự
phân cấp và chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên sang các cộng đồng địa phương
và các nhóm sử dụng.
Mặt khác, để giải quyết mâu thuẫn này và khuyến khích sử dụng đất hiệu quả,
các nhà khoa học cho rằng người dân có vai trị trọng yếu trong quản lý sử dụng đất bền
vững. Ngồi ra, thơng qua các chính sách đất đai cũng đã giải quyết được vấn đề như
thúc đẩy kinh tế, bình đẳng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền
vững (Nguyễn Văn Hùng, 2002).

Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức, các chính sách về đất đai, dựa
trên những mục tiêu củng cố vai trị của người dân địa phương, trong đó việc xác định


13

rõ quyền sở hữu/sử dụng đất đai được coi như là cơ bản cho việc sử dụng đất hiệu quả,
bền vững và bảo vệ tài nguyên.
Nghiên cứu các biện pháp kinh tế - xã hội trong phục hồi RPHĐN
Chất lượng phục hồi của hệ sinh thái rừng bị thối hóa mang đến nhiều phúc lợi xã
hội cho cộng đồng sống trong và gần rừng. Theo tác giả có 3 nhóm giải pháp tổng thể biểu
hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và các biện pháp Kinh tế xã
hội có thể được ứng dụng để giám sát và đánh giá xu hướng vận động của phục hồi rừng
là: (i) Sự ổn định; (ii) Hiệu quả của hoạt động phục hồi rừng; và (iii) Sự linh hoạt.
Chất lượng phục hồi của Hệ sinh thái rừng thường đề cập đến quy mơ tái thiết của
tồn bộ Hệ sinh thái, bao gồm: Khả năng tái sản xuất của khu hệ động thực vật, Đa dạng
sinh học, hiệu quả sinh thái và chức năng phòng hộ của rừng được cải thiện. Trong khi đó,
phúc lợi xã hội lại đề cập đến những mục tiêu đầy tham vọng, nhưng lại thiết thực với nhu
cầu của con người, không chỉ là những lợi ích của các sản phẩm lâm sản có giá trị trực tiếp
mà cịn bao gồm các giá trị gián tiếp của dịch vụ môi trường rừng như: Bảo vệ và điều tiết
nguồn nước, hấp thụ Cacbon và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Vì vậy, khi những mục tiêu
của phúc lợi xã hội được quan tâm thì sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng.
1.2.2. Kết quả nghiên cứu trong nước
Theo số liệu cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2019 (ban hành kèm theo
Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2020), tính đến 31/12/2019, tổng diện
tích đất có rừng tồn quốc 14.609.220 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 10.292.434 ha; rừng
trồng 4.316.786 ha.
Phân theo mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng 2.161.661 ha, chiếm 14,79%; rừng
phòng hộ 4.646.138 ha, chiếm 31,8%; rừng sản xuất 7.801.421 ha, chiếm 53,41%.

Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13.864.223,
tỉ lệ che phủ 41,89%.
1.2.2.1. Các kết quả nghiên cứu về tổ chức quản lý rừng phịng hộ
Các chính sách Tổ chức, quản lý rừng phịng hộ


14

Việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ đã được quy định cụ thể trong nhiều các văn
bản pháp quy của Nhà nước như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Quy chế
quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của
Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của
Chính phủ về thí hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định 17/2015/QĐ-TTg,
ngày 09/6/2015 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế quản lý rừng phịng hộ, …
Đặc biệt, năm 2019 là năm Luật Lâm nghiệp chính thức có hiệu lực thi hành, các
Nghị định, Thơng tư hướng dẫn cũng đã được ban hành kịp thời để việc triển khai được
thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Theo đó, quy định về tổ chức, quản lý rừng
phịng hộ đã được cụ thể hóa trong Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, tạo cơ
sở pháp lý trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phịng hộ tồn quốc.
Rừng phịng hộ nói chung và rừng phịng hộ Bảo vệ mơi trường nói riêng được
Nhà nước thống nhất quản lý xác lập thành hệ thống các khu rừng phòng hộ quốc gia
do Bộ NN & PTNT trực tiếp quản lý. Mỗi khu rừng phòng hộ được xác lập, tổ chức
quản lý theo mục đích sử dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ quản lý. Chủ rừng
được giáo quản lý rừng và quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, xây
dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật và không được trái
với Quy chế Quản rừng phòng hộ, Luật Lâm nghiệp.
Các biện pháp quản lý rừng
Ở nước ta vấn đề quản lý rừng cũng có sự phát triển cùng với giai đoạn phát triển
của đất nước. Trước những năm 1945, diện tích rừng của chúng ta cịn lớn, dân số cịn
ít, nhu cầu của con người đối với các sản vật từ rừng còn được đáp ứng đầy đủ do vậy

mà vấn đề quản lý rừng chưa được quan tâm chú trọng. Thời kỳ từ 1946 - 1990 cùng
với sự ra đời của ngành lâm nghiệp thì vấn đề quản lý rừng cũng có nhiều chuyển biến,
sau khi hịa bình lập lại tồn bộ diện tích rừng được giao cho 2 nhóm đơn vị quản lý chủ
yếu là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã, trong giai đoạn này việc quản lý rừng chủ
yếu chỉ nhằm khai thác gỗ theo chỉ tiêu được giao mà khơng có sự quan tâm phát triển
vốn rừng, do vậy giai đoạn này tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng.
Giai đoạn 1991 tới nay, ngành lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực,
ngành lâm nghiệp nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm


15

nghiệp xã hội, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng,
các biện pháp nhằm quản lý rừng đa mục đích, quản lý rừng bền vững, hợp tác quản lý
trong quản lý rừng, mơ hình lâm nghiệp xã hội,… ngày càng được thực hiện đầy đủ phát
huy tối đa các lợi ích tổng hợp mà rừng mang lại nhằm đạt được bền vững không chỉ về
mặt kinh tế mà còn cả các mặt xã hội và môi trường sinh thái.
Việc xác định cơ chế chia sẻ lợi ích, gắn chặt quyền và nghĩa vụ của người dân
đối với rừng rất được nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua và đã được thể chế hóa
thơng qua hệ thống văn bản chính sách, có thể thống kê một số vấn đề liên quan tới rừng
phòng hộ như:
- Giao rừng và đất rừng phịng hộ
Cơng tác xây dựng và quản lý, bảo vệ rừng được thể hiện trong Luật Đất đai năm
(1993, 1998 và 2003) và nay là Luật đất đai năm 2013; Luật bảo vệ phát triển rừng 2004
(nay là Luật Lâm nghiệp năm 2017). Đối tượng giao đất rừng là Ban quản lý rừng phòng
hộ, các tổ chức của Nhà nước, lực lượng vũ trang; một số rừng phịng hộ đầu nguồn ít
xung yếu, đất khu phịng hộ đầu nguồn phân tán khơng đủ điều kiện để thành lập Ban
Quản lý rừng thì giao cho các tổ chức khác, chi cục kiểm lâm, hộ gia đình, cá nhân, ...
theo hướng dẫn của Bộ NN & PTNT. Hạn mức và thời hạn giao đất theo quy định của
Nhà nước (Ban quản lý, tổ chức nhà nước, giao lâu dài; các thành phần kinh tế khác giao

50 năm), rừng phòng hộ đầu nguồn, giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng phòng hộ
kết hợp với mục đích khác giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,…
- Cho thuê, giao khoán đất và thu hồi rừng phịng hộ
Các tổ chức kinh tế có thể th đất kết hợp với các mục đích khác, người thuê có
quyền lợi và nghĩa vụ như trường hợp giao rừng phịng hộ (Nghị định 163/1999/NĐCP). Giao khốn đất rừng phịng hộ với các quy định cụ thể, bên giao khoán thực hiện
theo quy hoạch hoặc luận chứng kinh tế, kỹ thuật và cấp vốn đã được phê duyệt, thời
hạn 50 năm, diện tích tối thiểu 5 ha. Bên nhận khốn là các cá nhân, các tổ chức có
nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các nội dung ghi trong hợp đồng khốn đã phê duyệt. Ngồi
ra, bên nhận khốn được nhận tiền theo hợp đồng, khai thác sản phẩm theo quy định,
chuyển quyền nhận khoán, ... (Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995; Quyết định số 202/QĐTTg ngày 2/5/1994; Quyết định số 175/1998/QĐ/BNN- KHCN ngày 4/11/1998).


16

Nghiệm thu được thực hiện theo Quyết định số 162/1999/QĐ/BNN/ PTLN ngày
10/12/1999 của Bộ NN&PTNT. Đất và rừng có thể bị thu hồi trong các trường hợp như
sử dụng vào mục đích của quốc gia, chủ rừng tự nguyện trả lại hoặc không thực hiện
theo hợp đồng, rừng hết thời hạn giao, ...
- Chính sách đầu tư và tín dụng
Chính phủ và các tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho hộ gia đình tham
gia bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ. Cấp tiền trồng rừng, bảo vệ rừng, vay vốn không
lãi, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, hỗ trợ cho hộ gia đình tự bỏ vốn
trồng rừng (từ 50.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/ha), suất đầu tư là 2,5; 4; 6; 10 triệu
đồng/ha (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng), ... Ngoài ra, đầu tư nước ngoài cũng được
ưu đãi (Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000), đầu tư khoa học công nghệ và môi
trường trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật,... (Quyết định 225/1999/QĐTTg, ngày 10/12/1999). Tín dụng ưu đãi đầu tư, thương mại và khuyến khích tiêu thụ
sản phẩm thể hiện ở các hình thức khác nhau như cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín
dụng với mức vay và lãi suất ưu đãi khi có đảm bảo tiền vay của các cấp có thẩm quyền
hoặc phương án sản xuất hiệu quả. Đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và
thuế thu nhập là các hoạt động kinh doanh, bn chuyến các loại hàng hố là nơng, lâm

sản chưa qua chế biến, khuyến khích các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh
nghiệp với người sản xuất (Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000, Thông tư
số 91/2000/TT/BTC ngày 06/9/2000).
Trong thời gian trở lại đây, chính sách hỗ trợ đầu tư tiếp tục được hoàn thiện và
quy định tại Luật Lâm nghiệp và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, một số
chính sách đã mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng tham gia vào hoạt động quản
lý bảo vệ và phát triển rừng như Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của
Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg
ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ,
phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các
cơng ty nơng, lâm nghiệp; Chính sách khốn bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình,


17

cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày
27/12/2016 của Chính phủ quy định về khốn rừng, vườn cây và diện tích mặt nước
trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước; Chính sách tăng cường cơng tác bảo vệ
rừng thực hiện theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng
Chính phủ,…
- Khai thác rừng phịng hộ và hưởng lợi
Trong thời gian qua có khá nhiều các văn bản pháp lý quy định việc khai thác
lâm sản trong rừng phòng hộ đầu nguồn, các văn bản này quy định khá chặt chẽ về
phạm vi, đối tượng và thủ tục khai thác. Ngồi các chính sách của nhà nước cịn có các
cơng trình nghiên cứu về chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến rừng phòng hộ đầu
nguồn. Cơng trình của Nguyễn Văn Sản và Don Gilmour (1999) cho thấy, các chính

sách phát triển rừng từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và sự phát triển trong những
năm đầu của cơ chế thị trường thông qua nhiều chương trình (327, dự án 661, dự án
định canh định cư), một số nguyên nhân chính trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra mất rừng
như: Tình trạng dân số gia tăng, nạn khai thác gỗ củi, cháy rừng,… nghèo đói ở các
vùng nơng thơn miền núi, thiếu đất canh tác, năng lực hạn chế và cơ cấu của các đơn
vị khơng phù hợp. Nghiên cứu chính sách khuyến khích tham gia phục hồi rừng, cho
thấy các chính sách chưa đồng bộ, khi đi vào thực tiễn cịn có khoảng cách nhất định
(Hoàng Ngọc Tống, 1999).
Khi nghiên cứu các chính sách lâm nghiệp về bảo vệ rừng đầu nguồn, lâm sản
ngồi gỗ và xố đói giảm nghèo ở miền núi Bắc Bộ, tác giả Vũ Long cho rằng cần phải
giao đất lâm nghiệp và quyền sử dụng đất cho người dân và cộng đồng vùng đầu nguồn
theo nguyện vọng của người dân, vì cộng đồng thơn bản có vị trí, vai trị quan trọng
trong việc tham gia quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (Vũ Long, 2002, 2005). Tuy
nhiên, người dân còn thiếu kiến thức và năng lực quản lý, Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ; chuyển giao kỹ thuật, vốn đầu tư, vật tư, … để người dân chủ động tham gia
quản lý, đồng thời đây là mơ hình quản lý rừng phù hợp với mục tiêu xây dựng rừng
phòng hộ cần được nhân rộng.


18

Nguyễn Bá Ngãi (2001) đã nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch
phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng Trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, tác giả
đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến phát triển
lâm nông nghiệp làm cơ sở đề xuất quy hoạch. Nguyễn Bá Ngãi (2005) , Nguyễn Bá
Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng,
các tác giả đã đưa ra một số mơ hình quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả, xây dựng đề
xuất về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng. Một số nghiên cứu
khác cũng đã đề cập đến tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng thuộc
các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên như: Nguyễn Thị Phương (2003), Ngô

Ngọc Tuyên (2007), Trần Ngọc Thể (2009), …
Trong những năm gần đây, giá trị sinh thái, phòng hộ của rừng phòng hộ ngày
càng được quan tâm và làm rõ. Vũ Tấn Phương và cs (2006; 2009) cho biết giá trị
phịng hộ của rừng có vai trị quan trọng hàng đầu thông qua các giá trị bảo vệ cố định
đất, bảo vệ độ phì đất, phịng chống lũ lụt, tăng nguồn nước, ... Ngồi ra, rừng cịn bảo
tồn đa dạng sinh học, cố định, hấp thụ các bon và điều hồ khí hậu, du lịch và cảnh
quan,…
Sự tham gia của HGĐ trong phục hồi RPHĐN
Vai trò của chủ rừng trong phục hồi RPHĐN càng được khẳng định thông qua số
lượng HGĐ tham gia vào công tác phục hồi rừng ở các chương trình lớn như: Chương
trình 327, Dự án 661. Trong chương trình 327, mục tiêu chính của chương trình này là
xây dựng RPH và đối tượng HGĐ được coi làm lực lượng thực thi chủ lực, Ban quản lý
dự án 327 chỉ có vai trị như bà đỡ, giúp đỡ các HGĐ tổ chức triển khai thực hiện. Theo
báo cáo tổng kết dự án 661, tính tới năm 2010 đã có 1.249.602 HGĐ với 4.657.211 nhân
khẩu tham gia các hoạt động của dự án, trong đó một số lượng rất lớn HGĐ thamgia vào
hoạt động phục hồi RPHĐN.
1.2.2.2. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật kinh doanh rừng phòng hộ
Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phịng hộ đầu nguồn
Ở Việt Nam hiện nay có 2 giải pháp kỹ thuật chủ yếu để phục hồi và phát triển
rừng phịng hộ, đó là trồng rừng và khoanh ni xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung. Vấn
đề khoanh nuôi phục hồi rừng ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, vào khoảng những


19

năm 1950 sau khi miền Bắc được giải phóng, vấn đề này được đề cập đến trong thuật
ngữ “khoanh núi ni rừng”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong một thời gian rất dài
sau đó người ta chỉ chú ý đến khai thác rừng tự nhiên là chính. Mãi đến những năm
1990, “khoanh núi nuôi rừng” mới được định hình và phát triển theo cụm thuật ngữ
“phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”. Điều này được thể hiện trong 2

quy phạm ngành QPN 14-92 và QPN 21-98. Hệ thống kỹ thuật khoanh ni có ưu điểm
là phù hợp với nhiệm vụ phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn mà chủ yếu là rừng ở những
nơi xa xôi, hẻo lánh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cịn nhiều khó khăn, chưa có điều
kiện để trồng rừng. Mặt khác, trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn
thì việc đầu tư một khoản tiền lớn cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là một việc khó
thực hiện. Trong những năm qua, hàng ngàn ha rừng phịng hộ đầu nguồn đang được
khơi phục từ các biện pháp này.
Các nghiên cứu về khoanh nuôi phục hồi rừng cũng rất được quan tâm. Có thể kể
đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc
Việt Nam (Trần Ngũ Phương, 1964, 1990), Nghiên cứu khả năng phục hồi lại rừng
phòng hộ đầu nguồn ở Mù Căng Chải - Yên Bái trên đất nương rẫy (Lâm Phúc Cố,
1994) Nghiên cứu xây dựng mơ hình canh tác rẫy rút ngắn thời gian bỏ hoá theo hướng
sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc (Ngơ Đình Quế và Cs, 2001). Cơng trình nghiên cứu
của Phùng Ngọc Lan (1964), Nguyễn Anh Dũng (2001)…, các tác giả đã nghiên cứu
quá trình tái sinh và ảnh hưởng của một số nhân tố đến từng giai đoạn tái sinh, từ đó các
tác giả đề nghị một số nguyên tắc chính trong khai thác, xúc tiến tái sinh, bảo vệ, nuôi
dưỡng cây tái sinh, đồng thời đề ra một số biện pháp kỹ thuật về xử lý hạt giống, gieo
trồng một số lồi cây bản địa có giá trị.
Trồng rừng phòng hộ là giải pháp quan trọng để khôi phục rừng trên những vùng
đất trống, đồi núi trọc, đất rừng đã bị thối hóa. Các kết quả nghiên cứu cũng như quy
định về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ nước ta cũng khá chặt chẽ và hiệu quả. Tiêu chuẩn
định hình rừng phịng hộ đầu nguồn được khẳng định lần đầu tiên trong Quy chế quản
lý, sử dụng rừng phòng hộ ban hành kèm theo quyết định số 1171, ngày 30 tháng 12
năm 1986 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN&PTNT và văn bản pháp lý có
hiệu lực cao nhất là Luật Lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019).


×