Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN môn đàm PHÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.15 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÀI THUYẾT TRÌNH
ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA CÁC HÌNH THỨC ĐÀM PHÁN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
MÔN HỌC: ĐÀM PHÁN KINH DOANH QUỐC TẾ

GVHD: TS. Nguyễn Văn Tiến

Mục lục

NĂM HỌC 2021 - 2022


I.

2


I.

Tổng quan về đàm phán thương mại quốc tế
1.

Khái niệm

Đàm phán thương mại là quá trình mặc cả và thuyết phục giữa bên mua và bên bán về
một loạt các nội dung liên quan đến giao dịch mua bán như số lượng, chất lượng, giá cả
sản phẩm, phương thức thanh tốn, … nhằm đạt được sự nhất trí để ký kết hợp đồng


thương mại quốc tế.
2.

Đặc điểm

Một là: Trong các bên tham gia đàm phán, ít nhất có 2 bên có quốc tịch khác nhau.
Từ sự khác nhau về quốc tịch giữa các bên đàm phán đi tới sự khác nhau về ngơn ngữ, về
luật pháp, về văn hóa …điều này làm tăng tình phức tạp của đàm phán thương mại quốc
tế.
Hai là: Sử dụng ngôn ngữ và thông tin là phương tiện chủ yếu trong đàm phán. Các
bên tham gia có quốc tịch khác nhau và thường sử dụng những ngơn ngữ phổ thơng khác
nhau. Do đó cần phải chọn 1 ngôn ngữ chung trong đàm phán thương mại quốc tế.
Ba là: Có sự gặp gỡ của các hệ thống luật pháp của các quốc gia khác nhau trong
quá trình đàm phán. Hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia phản ánh và bảo vệ lợi ích của
quốc gia đó. Một trong những điểm quan trọng trong đàm phán thương mại quốc tế là các
bên cần phải thỏa thuận và đi đến thống nhất việc chọn ra 1 hệ thống luật pháp để áp dụng
giải quyết các tranh chấp (nếu có).
Bốn là: Có sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa, các phong tục, tập quán khác nhau
trong đàm phán thương mại quốc tế.
3. Lợi ích của đàm phán:
-

Mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn.
Giảm các chi phí kinh doanh.
Mở ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp xây dựng, duy trì và củng cố các mối quan hệ hợp tác lâu dài.
3


4. Các hình thức đàm phán

Đàm phán có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong hoạt động kinh
doanh có ba phương thức đàm phán chủ yếu sau: Đàm phán trực tiếp, Đàm phán qua điện
thoại, Đàm phán bằng thư tín.
Đàm phán trực tiếp: là sự gặp gỡ mặt đối mặt giữa các bên để thỏa thuận các điều
khoản trong hợp đồng, đây là gặp mặt trực tiếp theo kiểu truyền thống. Do hiện nay công
nghệ bùng nổ nên cịn có các phương thức gặp mặt cầu trực tuyến, rất phù hợp với các
cuộc đàm phán ở xa và trong đại dịch covid hiện nay.
Đàm phán qua điện thoại: là hình thức qua đường dây điện thoại quốc tế, người
mua và người bán thực hiện giao dịch đàm phán với nhau để đi đến ký kết hợp đồng
ngoại thương.
Đàm phán bằng thư tín: là hình thức qua thư từ gởi bằng bưu điện, telex, fax,
hoặc email, người mua và người bán đàm phán thoả thuận với nhau những điều khoản cần
thiết của một hợp đồng.
Để đạt được thành cơng trong đàm phán kinh doanh thì các phương thức đàm phán
trên cần được sử dụng kết hợp và bổ sung cho nhau. Khi mở đầu quá trình giao tiếp thì
nhà đàm phán nên sử dụng phương thức thư tín. Khi cần xác nhận các chi tiết một cách
nhanh chóng và kịp thời thì chúng ta nên sử dụng phương thức đàm phán qua điện thoại,
điện tử. Còn khi muốn đạt được kết quả nhanh chóng dứt điểm cuộc đàm phán đã kéo dài
thì nên sử dụng phương thức đàm phán trực tiếp.
II. Phân tích ưu và hạn chế các hình thức đàm phán

1. Đàm phán trực tiếp
Đàm phán trực tiếp truyền thống là sự gặp gỡ mặt đối mặt với các bên để thỏa thuận các
điều khoản trong hợp đồng.
1.1.

Ưu điểm:
4



-

Dễ dàng nắm bắt tâm lý đối phương: Trong quá trình đám phán trực tiếp thì các bên có
thể nắm bắt được tâm lý và phản ứng của nhau một cách trực tiếp thông qua cử chỉ, vẻ
mặt, điệu bộ. Qua đó các bên có thể tác động đến quan điểm và mong muốn của nhau
bằng cách thức cụ thể để đi đến sự thống nhất chung, tìm ra giải pháp dung hịa lợi ích

-

của các bên.
Phương thức đàm phán trực tiếp đẩy nhanh tốc độ giải quyết và nhiều khi là lối thoát duy
nhất cho những cuộc đàm phán qua thư tín, điện thoại điện tử đã kéo dài lâu mà vẫn chưa
đạt kết quả.
1.2. Hạn chế
+ Phương thức đàm phán trực tiếp địi hỏi chi phí cao cho các hoạt động đón tiếp, đi lại và
ăn ở của đối tác. Khi áp dụng phương thức này đòi hỏi nhà đàm phán phải nắm vững
nghiệp vụ, chuẩn bị đầy đủ các thơng tin cần thiết, có một kế hoạch đàm phán khoa học,
linh hoạt trong giải quyết các tình huống. Tổ chức đàm phán trực tiếp đòi hỏi phải lựa
chọn địa điểm đàm phán phù hợp và phải có phương án tổ chức đàm phán.
=> Phương thức này phải chịu chi phí cao cả về thời gian và tiền bạc, do đó nó áp dụng
cho đàm phán ký kết những hợp đồng lớn, phức tạp cần có sự thảo luận kỹ càng, thoả
thuận chi tiết giữa các bên trước khi đi đến kí kết chính thức.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ khoa học thì các nhà đàm phán vẫn có thể nhìn thấy
mọi hành vi của nhau, đối diện nhau nhưng không cần phải “bắt tay trong tay”. Đó chính
là hình thức đàm phán thơng qua cầu truyền hình trực tiếp. Nhiều cuộc đấu thầu quốc tế
lớn, đấu giá quốc tế dã được thực hiện qua cầu truyền hình, điện thoại vơ tuyến. phương
thức này là bước nhảy vọt trong giao dịch, đàm phán nhưng giá thành, chi phí cho cuộc
đàm phán khơng q cao.
1.3. Lưu ý khi đàm phán trực tiếp:
- Việc ký hợp đồng thường được tiến hành kịp thời khi đã có đủ các điều kiện ký

kết chín mùi, khơng nên tỏ ra nơn nóng trong việc ký kết dù khi thời gian đàm phán sắp
kết thúc. Vì nếu đơi bên đối tác nắm được ý định của ta muốn ký hợp đồng, đối tác sẽ có
nhiều lợi thế hơn chúng ta.
5


- Trong thực tế có những hợp đồng được ký kết khi tiễn khách ra sân bay, nhưng khơng nên

vì thế mà khơng ký ngay khi có điều kiện.
- Người tiến hành đàm phán cần biết sử dụng ngôn ngữ dùng để đàm phán, vì như vậy sẽ
chủ động linh hoạt, nâng cao tốc độ đàm phán.
- Khi cần dùng phiên dịch, người phiên dịch nên được chuẩn bị để nắm rõ nội dung cần

giao dịch trước khi tiến hành đàm phán. Việc này giúp cho người phiên dịch rất nhiều
trong việc hiểu và dịch được trung thành ý tứ của các bên.
- Khi đàm phán có đơng người tham dự nên thống nhất một người phát ngôn ngữ để tránh

sơ hở trong đối đáp, cũng nên tránh việc bàn bạc trao đổi ý kiến với nhau ngay trước mặt
khách hàng vì vừa khơng lịch sự, vừa khơng có lợi, đặc biệt khi khách hàng có thể hiểu
được ngơn ngữ của mình nói.
- Mỗi buổi đàm phán cần được ghi thành biên bản để theo dõi, vì việc theo dõi như vậy rất
có lợi cho việc tìm hiểu khách hàng một cách chu đáo hơn, có lợi cho việc rút kinh
nghiệm trong q trình đàm phán và sau này.
Ví dụ: Màn “gọi vốn online” của Tiến sĩ ngành Hóa Đinh Ngọc Hải – nhà sáng
lập Công ty Cổ phần Y học Tái sinh Việt Nhật (JVM). Đồng hành cùng anh tại Shark
Tank là chị Bùi Thị Thắm - quản lý dự án. JVM đến Shark Tank mùa 4 gọi vốn 20 tỷ cho
30% cổ phần để mở cơ sở tại TP.HCM, đồng thời tìm đối tác đồng hành tại Việt Nam để
phát triển quy mô công ty. Và màn gọi vốn này đã thành công kêu gọi được 20 tỷ cho
32% cổ phần từ Shark Việt. Có thể thấy đây là một thương vụ lớn với số tiền lên đến 20 tỷ
đồng. Hình thức đàm phán là “trực tiếp qua cầu truyền hình” giữa Shark Việt (VN) và TS.

Đinh Ngọc Hải (NB). Hình thức này cho phép cả 2 trao đổi trực tiếp một cách dễ dàng,
đẩy nhanh tốc độ và khơng tốn q nhiều chi phí so với một cuộc gặp trực tiếp truyền
thống.
2.

Đàm phán qua điện thoại
Ngày này, với sự phát triển không ngừng của công nghệ truyền thông, việc phương

thức giao tiếp qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu
qua những ưu và nhược điểm mà phương thức đàm phán này gặp phải

6


2.1. Ưu điểm:
-

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là tiết kiệm thời gian và giúp chúng ta có thể

-

nhanh chóng bắt cơ hội kinh doanh.
Hoạt động đàm phán diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và nguồn lực. hoạt

-

động diễn ra tương đối thuận lợi.
Việc đàm phán đảm bảo được thời gian diễn ra kịp thời, đúng thời điểm. Việc sử dụng

-


điện thoại cũng có lúc hiệu quả hơn so với đàm phán trực tiếp nhưng chỉ là ngẫu nhiên
2.2. Hạn chế:
Điều chúng ta muốn nói có tính hạn chế rất lớn, có thể dẫn đến việc hiểu lầm nghiêm

-

trọng. Từ đó đem lại những tổn thất to lớn.
Người gọi điện thoại thường gây bất lợi cho đối phương. Đàm phán qua điện thoại thường

-

bắt buộc phải nói ra quyết định.
Bạn phải chuẩn bị tốt cho tất cả các trường hợp xảy ra. Có rất nhiều vấn đề quan trọng

-

thường bị bỏ qua.
Bởi vấn đề thời gian, các cuộc đàm luận qua điện thoại, những công việc đơn giản sẽ trở

-

nên phức tạp.
Đàm phán qua điện thoại, bạn không thể nhận thấy phản ứng của đối phương. Khơng thể
nào kiểm tra những lời nói của đối phương. Trong khi gọi điện thoại thì bạn khơng thể nói

-

những việc khác.
Trao đổi qua điện là trao đổi miệng, khơng có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận,


-

quyết định trong trao đổi.
Chi phí gọi điện cho cuộc đàm phán thường rất cao nên chỉ sử dụng trong trường hợp cần
thiết, thật khẩn trương, sợ lỡ thời cơ hoặc trong những trường hợp mà mọi điều kiện đã
thoả thuận xong, chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết v.v...
=> Đàm phán qua điện thoại thường sử dụng để thỏa thuận các chi tiết nhỏ trong hợp
đồng, hoặc hợp đồng kinh doanh đơn giản với quy mơ nhỏ.
Ví dụ: Vì khó có thể dàn xếp một cuộc gặp gỡ trực tiếp, ngày 7 tháng 12 hai nhà
đồng cấp tổng thống Putin của Nga và tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc đàm phán
trao đổi qua điện thoại. Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài 2 tiếng vào tối 7.12 giữa ông
Putin và Biden cũng đề cập đến vấn đề an ninh mạng và mã độc tống tiền, cũng như cuộc
khủng hoảng đang diễn ra trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nga. Giới quan sát cho
rằng hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga đều thể hiện sự kiềm chế và cam kết giảm leo thang. Cuộc
7


gặp trực tuyến lần này được cho là mở ra các kênh liên lạc và là bước khởi đầu cho hy
vọng sẽ có thêm tiến triển theo hướng tích cực trong tương lai. Theo phát ngôn viên Điện
Kremlin, ông Peskov khẳng định hình thức điện đàm bằng điện thoại này không khác
nhiều so về nguyên tắc so với điện đàm hay gặp gỡ trực tiếp. Nó cho phép hai nhà lãnh
đạo đề cập đến những chủ đề kín nhất, phức tạp nhất.
3.

Đàm phán qua thư tín

Phương thức đàm phán qua thư đã tạo ra được một nề nếp tốt trong quan hệ bạn hàng, vì
vậy nó thường là bước khởi đầu trong đàm phán nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài.
3.1. Ưu điểm:

-

Cùng một thời gian, người viết có thể giao dịch đàm phán bằng thư với nhiều bạn
hàng khác nhau : Vì cơng việc được tiến hành thơng qua việc viết thư: chào hàng, báo
giá, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận…và gửi đi cho nhiều người nhận nên phương thức này
cho phép đàm phán được nhiều bạn hàng. Thay vì tốn nhiều thời gian cho việc đàm phán
với nhiều đối tác thì việc đàm phán cùng lúc với nhiều bạn hàng sẽ góp phần giúp rút

-

ngắn được thời gian cho doanh nghiệp.
Có thời gian và điều kiện để cân nhắc, tham khảo ý kiến: trong quá trình đàm phán
bằng thư từ, các bên sẽ có thời gian để chuẩn bị cũng như cân nhắc, bàn bạc với người
khác, hay với cả một tập thể lớn để đưa ra các quyết định quan trọng, nhờ vậy mà các
quyết định khi đưa ra sẽ trở nên chắc chắn hơn. Thuận lợi cho quá trình đàm phán cũng

-

như việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Ít tốn kém: Khơng như phương thức đàm phán trực tiếp tốn kém nhiều tiền bạc vào các
khoản như ăn ở, đi lại,...thì việc đàm phán qua thư từ sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vì các

-

đối tác chỉ làm việc với nhau qua thư từ.
3.2. Hạn chế:
Khó kiểm sốt được ý đồ của đối tác: vì khơng thể hiện qua lời nói mà chỉ thể hiện qua
văn bản nên việc kiểm soát cũng như hiểu rõ ý đồ của đối phương sẽ rất khó khăn, thậm
chí hiểu sai ý của đối tác cũng có thể xảy ra và điều này sẽ phần nào gây bất lợi trong quá


-

trình đàm phán. Ảnh hưởng đến việc kinhh doanh
Thời gian đàm phán kéo dài, do đó dễ mất cơ hội kinh doanh: Viêc gửi thư qua lại có
thể sẽ diễn ra nhiều lần mới đạt được kết quả cuối cùng, thậm chí q trình chờ nhận phản
8


hồi thư cũng mất khá nhiều thời gian. Cho nên việc này sẽ khiến cho các doanh nghiệp sẽ
-

có nguy cơ mất đi cơ hội làm ăn. Đây là một tổn thất khá lớn trong kinh doanh.
Đàm phán bằng thư thường được áp dụng cho các hợp đồng đơn giản, có quy mơ
vừa và nhỏ: Vì một vài điểm hạn chế của việc đàm phán qua thư cho nên thông thường
các hợp đồng lớn sẽ dùng hình thức đàm phán khác ( chả hạn như đàm phán trực tiếp),
cịn hình thức thư tín chỉ phù hợp với các hợp đồng đơn giản và có quy mơ nhỏ.
3.3. Những lưu ý khi đàm phán qua thư tín:

-

Khi sử dụng thư tín để giao dịch đàm phán, cần phải hết sức thận trọng trong khi viết,
phải đảm bảo yêu cầu lịch sự, chính xác, kiên nhẫn.

-

Nơi dung phải được trình bày chính xác, mọi lý lẽ được diễn đạt đầy đủ nhưng không
rườm rà, tránh những lỗi không đáng, dễ gây hiểu lầm do trình bày khơng rõ ràng, hoặc
do sử dụng những từ ngữ khơng chính xác.

-


Giấy viết thư cần được chuẩn bị chu đáo: tiêu đề ghi rõ ràng: tên, địa chỉ, số điện toại, số
fax…
- Thư chỉ viết trên một mặt, mỗi thư chỉ nên đề cập một vấn đề kinh doanh.

-

Lời lẽ trong thư cần lịch sự, đúng mực, phù hợp với cách xưng hô, chào hỏi của mỗi
nước, mỗi thứ tiếng, tránh cộc lốc và cũng tránh cầu kỳ.

-

Xu hướng hiện nay là thư cần được viết ngắn gọn, rõ ràng, ngôn ngữ được dùng là thứ
tiếng khách hàng quen dùng để gây thiện cảm và thu hút được sự chú ý của khách đối với
mình.

-

Nên kiên trì viết thư nhiều lần nếu mục đích của q trình đàm phán chưa đạt. Ưu tiên
đeo đuổi viết thư cho các bạn hàng cũ đã có quan hệ bn bán từ trước đến nay.
Ví dụ: Cơng ty TNHH may Hai có 1 hợp đồng làm ăn đầu tiên và có quy mơ khá
lớn với Cơng ty cổ phần TM Xakutara của Nhật. May Hai xuất khẩu sang đó 1 lơ hàng áo
khốc mùa đơng bao gồm 3000 chiếc cho Nam và 3000 chiếc cho Nữ. Trước đó, bà
Nguyễn Thanh Thủy, đại diện phòng Kinh doanh củaMay Hai đã gửi thư cho ông Yamaha
Tsukishiro phụ trách Thương mại quốc tế của cty Xakutara, có đính kèm bản hợp đồng đã
đc soạn thảo sẵn cùng với một số Catalogue về sản phẩm của Lacotimex để chào hàng.
Trong thư bà Thanh Thủy đã nói rõ về một số điều khoản của hợp đồng. sau khi nhận
được email từ Lacotimex, ông Yamaha nhận thấy cịn có những điểm về giá cả và chất
9



liệu khiến cho bên cty của ơng chưa hài lịng, và ông ấy đã gửi thư lại cho đối tác bày tỏ ý
kiến của mình về những vấn đề ấy và yêu cầu bên Lacotimex xem xét lại
III. Lựa chọn hình thức đàm phán phù hợp với xu hướng
1. Diễn biến tình hình chung

Trong thời đại 4.0 ngày nay, cơng nghệ thông tin ngày càng phổ biến và phát triển,
áp dụng nhiều trong đời sống. Trong đó, các hình thức đàm phán thông thường như đàm
phán trực tiếp, đàm phán thư tín cũng đang dần dần bị thay thế bởi một hình thức đàm
phán mới, kết hợp giữa 2 hình thức gặp mặt trực tiếp và nói chuyện điện thoại. Đó là đàm
phán trực tuyến.
Như chúng ta đã biết trong 2 năm gần đây thì dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại cho
các hoạt động kinh doanh thương mại. Các nước đều đang trong tình trạng đóng cửa, cơ
quan chức năng hạn chế nhập cảnh, đi lại, tạm dừng các hoạt động xã hội, tụ tập đơng
người. Và vì điều đó mà các nhà đàm phán mong muốn tìm kiếm một hình thức đàm phán
nhanh chóng, dứt điểm, khơng để cuộc đàm phán kéo dài. Bên cạnh đó cịn phải phù hợp
với bối cảnh dịch Covid-19. Bởi tất cả lẽ đó mà các hoạt động trao đổi, đàm phán trực
tuyến ngày càng phổ biến hơn.
Vậy sau khi hết dịch thì những cuộc đàm phán trực tuyến có cịn phổ biến hay
khơng? Câu trả lời vẫn là có. Thử tưởng tượng, bạn có một cuộc đàm phán với những
thành viên ở nhiều quốc gia khác nhau. Để mọi người cùng nhau ngồi lại bàn họp thì tốn
khá nhiều thời gian và chi phí di chuyển. Vì vậy, họp trực tuyến là giải pháp khắc phục
mọi khuyết điểm của các hình thức đàm phán truyền thống.
2. Lợi ích của hình thức đàm phán trực tuyến

Áp dụng công nghệ thông tin vào các cuộc họp, dạy học hay cụ thể là các buổi đàm
phán kinh doanh đã trở nên vô cùng phổ biến. Mọi sự bất tiện do những chính sách đóng
cửa của các quốc gia được chuyển hóa thành những tiện lợi mà trước đó chưa được tận
dụng.
10



Dẫn lời Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối
ngoại (QLN&TCĐN) tờ Thời Báo Tài Chính Việt đã có trích dẫn những phát biểu về tính
hiệu quả và khả thi mà các cuộc đàm phán nào áp dụng hình thức trực tuyến này như sau
“Mục tiêu đặt ra là đàm phán trực tuyến hay đàm phán trực tiếp thì cũng phải đạt được kết
quả. Tức là các yêu cầu, mục tiêu về quản lý, các quy định pháp luật của Việt Nam, cũng
như lợi ích mà Việt Nam phải đạt được thì đó là mục tiêu cao nhất dù cho đàm phán bằng
hình thức nào. Cũng theo lời cục trưởng, việc ứng dụng CNTT trong các khâu trong việc
thực hiện và tổ chức các cuộc đàm phán đã làm giảm bớt chi phí, mang lại hiệu quả thiết
thực trong đàm phán quốc tế, bởi vì bất kể lúc nào, thời gian nào chúng ta muốn có cuộc
trao đổi trực tiếp với phía nước ngồi thì chúng ta có thể thực hiện ngay. Trước đây chúng
ta phải nhiều thời gian chờ đợi, lập đoàn đàm phán, chuẩn bị các cuộc họp để tiếp và làm
việc với các đoàn nước ngoài vào, hoặc ra nước ngồi để đàm phán. Và hiệu quả mà nó
mang lại là vô cùng lớn chả hạn như: (i) Hiệu quả đạt được có thể kể đến là tiết kiệm về
thời gian, chi phí cũng như là hiệu quả mang lại trực tiếp của các cuộc đàm phán. Chúng
ta biết rằng, việc đàm phán trực tuyến sẽ không mất thời gian đi lại, khoảng cách địa lý,
không mất thời gian sắp xếp lịch trình cả buổi, cả ngày cho một việc.Thơng qua hình thức
này, chúng ta có thể đàm phán bất kỳ lúc nào, có thể đàm phán ở diện rộng, diện hẹp,
thậm chí là "1 với 1", (ii) Hiệu quả đạt được tiếp theo đó là tính phù hợp, sát với thực tế.
Bởi khi chúng ta đàm phán càng nhanh, càng linh hoạt bao nhiêu thì thơng tin cập nhật
càng nhiều bấy nhiêu, các quyết định được đưa ra trên nền thơng tin hiện hữu.
Đó là những sự tiện lợi, hiệu quả khi ta áp dụng CNTT cụ thể hình thức đàm phán
trực tuyến vào trong các cuộc đàm phán trong nước và cả quốc tế.
3. Xu hướng trong tương lai

Hiện nay với công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, các hình thức đàm phán vì vậy
mà cũng phát triển theo từng ngày, đặc biệt hơn cả chính là hình thức đàm phán trực
tuyến. Đối với hình thức này về cơ bản là giống với đàm phán trực tiếp theo kiểu truyền
thống, tức là vẫn có thể nhìn thấy mọi hành vi của nhau, đối diện nhau nhưng không cần

phải “bắt tay trong tay”, nó được thực hiện thơng qua cầu truyền hình trực tiếp. Hình thức
này được cho rằng sẽ trở thành xu hướng trong tương lai bởi nó có nhiều ưu điểm vượt
11


trội. Không chỉ riêng trong bối cảnh Covid-19 mà trong tương lai hình thức trực tuyến
này được dự đốn sẽ càng phổ biến và phát triển hơn nữa. Bởi vì các lý do như sau:


Cải thiện các nhược điểm của các hình thức đàm phán khác
Nếu hình thức đàm phán thư tín có hạn chế là sẽ khó nắm bắt ý đồ đối phương

cũng như thời gian đàm phán kéo dài dễ mất cơ hội kinh doanh. Hay hình thức đàm phán
qua điện thoại nhà đàm phán không truyền đạt được hết ý cũng như đưa ra những bằng
chứng tài liệu liên quan để thuyết phục đối phương. Hoặc hình thức đàm phán trực tiếp
thơng thường thì tốn khá nhiều chi phí cũng như thời gian sắp xếp địi hỏi chi phí cao cho
các hoạt động đón tiếp, kèm với đó là phải lựa chọn địa điểm đàm phán phù hợp và phải
có phương án tổ chức thì đối với đàm phán trực tuyến lại tiết kiệm được cả thời gian lẫn
chi phí thực hiện do sẽ khơng mất thời gian đi lại giữa các địa điểm cũng như không cần
phải tốn quá tiền bạc cho việc đi lại, ăn ở, càng khơng phải cất cơng sắp xếp lịch trình.Có
thể thấy hình thức đàm phán trực tuyến khắc phục được hầu hết những hạn chế của ba
hình thức đàm phán trên


Mặt hạn chế của đàm phán trực tiếp càng được cải thiện
Những nhà đàm phán thường e ngại về độ bảo mật của các công cụ điện đàm khi

sử dụng đàm phán trực tuyến. Tuy nhiên với sự phát triển khơng ngừng của cơng nghệ
càng có nhiều lớp bảo mật được tạo ra nhằm để bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng.
Ví dụ : Google Meet tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật của Lực lượng chuyên trách kỹ

thuật Internet (IETF) đối với Giao thức bảo mật tầng truyền tải gói thơng tin (DTLS) và
Giao thức truyền tải bảo mật theo thời gian thực (SRTP), Zoom Metting đạt các chứng chỉ
toàn cầu liên quan đến bảo mật như SOC 2 Type II, CSA STAR Level 2 Attestation,
International Association of Privacy Professionals (IAPP),... Người dùng hồn tồn có thể
n tâm về vấn đề bảo mật khi đàm phán trực tuyến thơng qua các nền tảng lớn và uy tín.
Ví dụ như Zoom (phần mềm tạo cuộc họp trực tuyến) bị chỉ trích với những “lỗ hổng bảo
mật và thiết kế không hợp lý” vào tháng tháng 3 năm 2020. CEO Yuan của phần mềm
Zoom đã lên tiếng xin lỗi về những vấn đề bảo mật và bắt đầu điều chỉnh phần mềm. Cụ
thể vào tháng 4 năm 2020 công ty phát hành Zoom 5.0 giải quyết một số vấn đề bảo mật
và riêng tư. Phiên bản này mặc định bật mật khẩu, cải thiện mã hóa, và một biểu tượng
12


bảo mật cho các cuộc họp. Tháng 9 năm 2020, Zoom mở rộng hỗ trợ xác thực hai yếu tố
từ phiên bản web cho các ứng dụng máy tính và điện thoại.
Vì thế có thể thấy càng ngày những mặt hạn chế của hình thức trực tuyến càng được cải
thiện và phát triển hơn nữa trong tương lai


Có thể sử dụng thêm những công cụ hỗ trợ:
Khi tham gia đàm phán trực tuyến, nhà đàm phán có thể sử dụng thêm những cơng

cụ như ghi chép, phiên dịch,... hồn tồn nhờ cơng nghệ, khơng cần phải tốn thêm nhân
lực. Ngồi ra cịn có thể ghi lại bằng chứng cuộc họp bằng các chức năng ghi hình được
tích hợp sẵn trên nền tảng họp mặt trực tuyến.


Nhiều tính năng được phát triển
Với sự phát triển và bùng nổ công nghệ, nhiều tính năng được ra đời đáp ứng được


tất cả mục đích sử dụng. Điển hình như những phần mềm tạo cuộc gọi trực tuyến như
Google Meet hay Zoom. Cụ thể Zoom lúc trước các phần mềm chỉ dừng lại cuộc gọi
thơng thường, thì ngày nay càng mở rộng ra nhiều tính năng mới như người dùng có thể
chọn một phơng nền ảo, việc gọi video miễn phí giới hạn số người trong một cuộc họp là
100. Các tính năng bảo mật của Zoom bao gồm cuộc họp cần mật khẩu, xác thực người
dùng, phịng chờ, cuộc họp kín, vơ hiệu hóa chia sẻ màn hình, ID tạo ngẫu nhiên, và khả
năng đuổi người tham gia. Zoom cũng cung cấp dịch vụ phiên âm sử dụng phần mềm
Otter.ai, cho phép doanh nghiệp lưu trữ các bản ghi cuộc họp Zoom trực tuyến và tìm
kiếm chúng, đồng thời có thể phân loại và dán nhãn những người nói khác nhau
Tóm lại, những nhược điểm mà đàm phán trực tiếp gặp phải là khơng đáng kể và cũng
khơng thể ngăn cản hình thức này ngày càng phát triển trong tương lai và trở thành xu
hướng. Mọi nhược điểm đều có thể được khắc phục nhờ vào công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Điều quan trọng hơn chính là những lợi ích cũng như ưu thế vượt trội mà hình thức này
đem lại, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay khiến cho hình
thức đàm phán trực tiếp trở nên bất lợi hơn cả. Dù cho là tình hình nào đi nữa, ngay cả
sau khi hết dịch thì những lợi thế nêu trên sẽ khiến cho đàm phán trực tiếp ngày càng trở
nên thông dụng và phổ biến, và tin chắc rằng trong tương lai nó sẽ là một xu thế mới.
13


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các kiểu đàm phán trong kinh doanh. (2021). From Dân Kinh Tế:

/>2. Khánh Huyền. (2020, 04 29). Triển khai hiệu quả mơ hình họp trực tuyến trong

đàm phán quốc tế. From Thời báo tài chính Việt Nam:
/>3. Nguyễn Nam Hoài. (2021, 06 13). Các phương thức đàm phán kinh doanh. From


vndoc: />4. Nguyễn Thị Như Hằng. (2021, 06). Phân tích các hình thức đàm phán trong kinh

doanh . From 123docz.net: />5. Ths.Phan Thị Thu Hiền. (2012). Đàm phán thương mại quốc tế. From ISUU:

/>ng

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×