Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) quan điểm của triết học mác lênin về tri thức, vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.98 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tri thức, vai

trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên
cứu, học tập của sinh viên”

Họ và tên: Đặng Phương Anh
Mã số sinh viên:11217924
STT: 2
Lớp TC: LLNL1105, triết học Mác - Lênin(121)_24
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng

Hịa bình, ngày 05 tháng 12 năm 2021


Mục lục
Lời mở đầu……………………………………………………………..…1
I. Tri thức là gì? .........................................................................................1
II. Vai trị của tri thức? ...........................................................................3
a, Tri thức có vai trị gì trong nền kinh tế?......................................3
b, Vai trị của tri thức trong nền chính trị…………………….......6
c, Tri thức đối với nền văn hóa và giáo dục………………….........9

III. Vận dụng vào nghiên cứu học tập của sinh viên………..…......10
IV. Kết luận……………………………………………………….…........12
V. Tài liệu tham khảo……………………………………………...…....13



Lời mở đầu
Ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng
nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý
thức xã hội. Tóm lại “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới; về vị trí, vai trị của con người trong thế giới ấy” triết học
liên quan đến tri thức và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ khi mới ra đời,
triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức
về tất cả các lĩnh vực khơng có đối tượng riêng.
Không những thế trong thế kỷ 20, kinh tế vật chất chủ yếu là nông
nghiệp và sản xuất công nghiệp, dựa trên phát triển tài nguyên, sản xuất, chế
biến, lưu thông, sử dụng sản phẩm và dựa trên sản phẩm vật chất, từng bước
chuyển đổi sang kinh tế tri thức. Coi sản xuất, phổ biến và sử dụng tri thức là
hoạt động hàng đầu của mọi hoạt động kinh tế. Từ nay trở đi không phải trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất tạo ra giá trị kinh tế lớn nhất mà là các lĩnh
vực khoa học, công nghệ và dịch vụ. So với tiềm lực tri thức, tinh thần và văn
hóa, vai trị của tài ngun thiên nhiên và của cải vật chất sẵn có ngày càng
giảm. Nếu cách đây 30 năm, việc tiêu thụ vật chất và năng lượng khơng thể
kiểm sốt của nền văn minh công nghiệp truyền thống đã khiến các nhà kinh
tế của Câu lạc bộ thành Rome phải kêu gọi các chính phủ ngừng tăng trưởng
kinh tế. Kinh tế ngăn chặn thảm họa hủy diệt, cuộc cách mạng công nghệ
thông tin đã đảo lộn tình hình và đưa nhân loại tiến lên một nền văn minh
mới, cao hơn: nền văn minh trí tuệ, trong đó tăng trưởng khơng ơ nhiễm mơi
trường sống.
Vậy thì tri thức ở đây là gì? Từ khi con người xuất hiện, tại sao tri thức
lại đóng vai trị to lớn đến thế, có tri thức thì mới có triết học - đem lại những
cái nhìn tổng quan nhất về thế giới, tri thức ảnh hưởng thế nào tới việc học
tập và nghiên cứu của con người đặc biệt là sinh viên chúng ta, mà nhờ nó
con người ngày càng nhận thức được sự phát triển đúng đắn kéo theo một thời
đại văn minh ngày càng tiến bộ, một nền văn minh trí tuệ.


I.Tri thức là gì?
Để nói về nguồn gốc của tri thức bắt nguồn từ đâu, từ khi nào ta không
thể biết chắc chắn. Nhưng ta có thể khẳng định rằng khi con người xuất hiện,
có tư duy thì lúc đó có tri thức, trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử

1


ta mới thấy rằng tri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển của thế giới
ảnh hưởng nhiều đến như thế nào. Vậy ta biết rằng tri thức là gì hay khơng?
Từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm được đưa ra về tri thức nhưng
hiện nay khơng có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp
nhận.
Theo nhiều quan điểm thì “Tri thức bao gồm những kiến thức, thông
tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thơng qua giáo dục hay
tự học hỏi. Trong tiếng Việt, cả "tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết. Tri thức
có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó
có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường
minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều
mang tính hình thức hay có tính hệ thống”.
Nhưng theo quan điểm của triết học thì “tri thức là kết quả của quá
trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, là những hiểu biết của
nhân loại được đúc kết qua hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến
ngày nay, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của
thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngơn ngữ hoặc các hệ thống
ngơn ngữ khác”.
Tri thức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, xã hội, khoa
học, văn học, lịch sử, đời sống, con người. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau
như: Tri thức thơng thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi
cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngồi và rời rạc. Tri thức khoa

học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực.
Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan và tri thức
còn là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất trong kết cấu của ý thức.
Ngày nay, vai trò động lực của tri thức đối với sự phát triển kinh tế xã
hội trở nên rõ ràng, nổi bật. Loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức - là
nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò
quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, đa số
các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học
và cơng nghệ, vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự
tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Tóm lại, ta có thể hiểu rằng tri thức là kết quả của quá trình nhận thức
của con người về thế giới thực, thông qua việc đúc kết sự hiểu biết từ xưa đến
nay và thể hiện nó qua ngơn ngữ hay bằng các hình thức khác.

2


Tri thức là vậy, vậy thì vai trị của nó thì sao, nó tồn tại từ rất lâu từ khi
có con người. Vậy thì nó đã, có thể, và sẽ đem lại những gì cho thế giới này
cho sự phát triển của xã hội lồi người.

II. Vai trị của tri thức
Phranxi Bêcơn (1561 - 1626) là nhà triết học Anh, sống vào thời kỳ tích
lũy tiền tư bản. Về lập trường chính trị, ơng là nhà tư tưởng của giai cấp tư
sản và tầng lớp quý tộc mới, là tầng lớp quan tâm đến sự phát triển của công
nghiệp và thương nghiệp. Bêcơn đặt cho triết học của mình nhiệm vụ tìm
kiếm con đường nhận thức sâu sắc giới tự nhiên. Ơng đặc biệt đề cao vai trị
của tri thức. Ông nói: “Tri thức là sức mạnh mà thiếu nó, con người không thể
chiếm lĩnh được của cải của giới tự nhiên”.
“Tri thức là sức mạnh” tại sao lại có thể khẳng định được như vậy. Ta

có thể lí giải đôi điều như sau: Con người càng am hiểu sâu rộng nhiều vấn
đề, lĩnh vực thì càng dễ thực hiện được các mục tiêu, ước nguyện của bản
thân. Một xã hội với nhiều con người có học vấn cao thì càng phát triển mạnh
mẽ cả về chất và lượng. Con người có tri thức, nhận thức tốt sẽ có khả năng
làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân và không ngừng học hỏi để đóng góp
cho xã hội. Khi con người có tri thức cuộc sống sẽ biết cách sống theo chuẩn
mực đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của thế hệ đi
trước để lại. Tri thức cộng đồng được hình thành chính là nhờ sự tiếp thu và
học hỏi qua bao thế hệ, tạo nên một xã hội phát triển và văn minh.
Hội nhập quốc tế, giao lưu, học hỏi kiến thức, sự sáng tạo và truyền
thống tốt đẹp của các quốc gia khác. Tri thức là công cụ giúp giải quyết cá
nhân, xã hội, đất nước vươn lên sánh ngang với các cường quốc năm châu
trên thế giới.
a, Tri thức có vai trị gì trong nền kinh tế?
Đặc biệt trong thời đại ngày nay một nền văn minh trí tuệ, Tri thức là
nền tảng, động lực để phát triển kinh tế, là nhân tố đóng vai trị quan trọng
trong việc tạo nên những thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của
nhân loại đi liền với nền kinh tế tri thức - nền kinh tế trong đó q trình thu
nhận truyền bá, sử dụng, khai thác, sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ
đạo trong quá trình tạo ra của cải.
Sự xuất hiện của các hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên tri thức
ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú, con người đang cố gắng vận dụng tri
thức một cách triệt để, hiệu quả nhất. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy
sản xuất và kinh doanh tri thức làm nội dung chủ yếu.Tương lai của bất cứ
3


doanh nghiệp nào cũng không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bạc,
nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và máy móc thiết bị… Mà cịn phụ thuộc vào
việc xử lý và sử dụng những thông tin nội bộ và thông tin từ môi trường kinh

doanh. Cách tốt nhất để tăng năng suất là tìm hiểu kiến thức chun mơn mà
hãng có được, sử dụng vì mục đích thương mại và những kiến thức này cần
được phát triển không ngừng. Nền kinh tế này ln địi hỏi nguồn tri thức
khoa học - công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao, và quan trọng nhất đó là
trí tuệ, chất xám của con người luôn sáng tạo và đổi mới thường xun, nền
kinh tế lấy thị trường tồn cầu là mơi trường hoạt động chính.
Tri thức hình thành nên các quy luật kinh tế. Ở giai đoạn đầu khi công
cụ lao động sản xuất xuất hiện, con người dần có của cải dư thừa, từ đó hình
thành nên thị trường trao đổi hàng hóa. Theo dịng thời gian, thị trường đó đã
phát triển lên thành thị trường mua bán và mỗi người trong xã hội đều tham
gia vào thị trường đó với những hành vi khác nhau. Và nhờ có tri thức đã
được tích lũy lại thì con người đã phát hiện ra những quy luật kinh tế và
đưa ra các học thuyết, giả thuyết.
Từ khi có tri thức con người trải quá các giai đoạn đúc kết được những
kinh nghiệm và đã đặt ra một số trong số những quy luật quan trọng trong
kinh tế đó là quy luật cung cầu (giá tăng thì lượng cầu giảm, lượng cung tăng
do người tiêu dùng và người sản xuất hướng tới các hành vi có lợi cho
mình…); phương pháp phân tích cận biên (lợi ích rịng sẽ đạt tối đa khi chi
phí cận biên bằng lợi ích cận biên, từ đó xác định xem nên mở rộng, thu hẹp
hay giữ nguyên quy mô sản xuất hiện tại); xác định được hệ số co giãn cung
cầu (khi giá thay đổi bao nhiêu phần trăm thì lượng cầu thay đổi tương ứng
bao nhiêu phần trăm, từ đó xác định được hệ số co giãn và biết được nên tăng
hay giảm giá để có tổng doanh thu đạt tối đa). Từ quy luật này con người biết
áp dụng vào trong thực tế điều chỉnh hành vi sản xuất, quy mô suản xuất, biết
lúc nào phải tăng giảm giá hay tăng giảm lượng cung lượng cầu sao cho đạt
được lợi nhuận, doanh thu tối đa, lợi ích tối đa, thị trường cân bằng.
Ví dụ: Ngày 20-4 (rạng sáng 21-4 giờ Việt Nam) đã trở thành ngày lịch
sử của ngành dầu mỏ thế giới, sau khi giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây
Texas, Mỹ) giao tháng 5 rơi xuống mức -37,63 USD/thùng, do chịu tác động
của đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, các công ty năng

lượng hết chỗ chứa dầu. Từ sự kiện này, trở lại câu chuyện những ngày qua,
khi đề xuất tạm ngưng nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) được đưa ra nhằm hỗ trợ tiêu thụ xăng dầu trong nước thu hút nhiều ý
kiến trái chiều.Trong đó, những ý kiến phản đối cho rằng, nên theo quy luật
4


thị trường, chỗ nào rẻ hơn thì doanh nghiệp mua hàng để tối ưu hóa hiệu quả
kinh doanh và nhập khẩu rẻ sẽ kéo theo giá xăng dầu bán lẻ trong nước giảm,
có lợi cho người tiêu dùng. Do đó, đứng ở góc độ người tiêu dùng thì khơng
nên tạm ngừng nhập khẩu xăng dầu. Ngồi ra, có ý kiến cho rằng, giá dầu thế
giới giảm mạnh là cơ hội thị trường, nên tranh thủ nhập khẩu càng nhiều càng
tốt về để dùng dần…
Tri thức trong khoa học có tác động trực tiếp đến tri thức trong kinh tế.
Trong khoảng thời gian xuất hiện những máy móc, động cơ thì con người lại
sử dụng chúng cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết
kiệm chi phí, nhân lực đạt được hiệu quả cao hơn, thu được lợi nhuân lớn
hơn. Còn ở thời điểm chiến tranh nổ ra, thì các nước lại chạy đua vũ trang để
sản xuất ra những vũ khí hạng nặng, có sức chiến đấu cao để chống lại các
nước kẻ thù, hoặc là bán lại cho các nước tham chiến giống như Mỹ. Sản xuất
tri thức, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu
biểu nhất và ln luôn biến đổi. Chu kỳ sống của sản phẩm, công nghệ rất
ngắn."Tri thức có giá trị nhất là tri thức mới, tri thức chưa biết".
Ngày nay, đối với nền kinh tế tri thức, tri thức là lực lượng sản xuất
trực tiếp tri thức là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò đầu tàu trong nền
kinh tế dựa vào tri thức. Tri thức phải được áp dụng vào sản xuất của cải vật
chất, là động lực phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy địi hỏi lực lượng lao
động có chất xám, kỹ thuật, tay nghề, được đào tạo bài bản ngày càng cao.
Nói cách khác, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy
móc, thành cơng cụ sản xuất và được người lao động sử dụng trong q trình

sản xuất, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều kiện để tri thức khoa
học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã được C. Mác khẳng định như
sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi
nền đại cơng nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các
môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện
có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc
biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp
tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích”.
Đất nước có nền kinh tế phát triển hay không hầu như tất cả đều phụ
thuộc vào vốn tri thức của con người. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ lao
động có trình độ thấp thiếu hiểu biết, cách sản xuất cịn thơ sơ đơn giản tốn
nhiều thời gian và sức lao động sang lao động có trình độ cao hơn, trình độ

5


mà ở đó tri thức được biến đổi trở thành ý tưởng, sáng tạo, đổi mới khơng
ngừng nhờ có trí tuệ.
Điển hình như là Việt Nam nước ta, mặc dù là khu vực có nguồn tài
nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, nằm trong khu vực có vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nền kinh tế phần lớn là kém phát triển
và còn phải nhờ vào sự viện trợ của các nước phát triển. Điều này là do tri
thức ở đây trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, tỉ lệ người mù chữ cịn cao
khiến cơng tác khai thác tài ngun thiên nhiên gặp nhiều khó khăn, khơng
những thế do tri thức kém người dân cịn khơng nhận thức được tầm quan
trọng của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí dẫn đến việc
khai thác bừa bãi gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng đối với Nhật Bản
thì ngược lại Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, thường xuyên xảy ra
những thiên tai nguy hiểm hằng năm, nhưng bù lại con người Nhật Bản lại vô
cùng tài giỏi, sáng tạo và đặc biệt họ ln có tính học hỏi nâng cao trình độ,

vốn tri thức của mình, từ những hiểu biết và nguồn lao động có kỹ năng cao
khiến cho Nhật Bản ngày càng phát triển, nền kinh tế đi đầu và vẫn đang
khơng ngừng phát triển.
Vì vậy vấn đề ở đây không phải dựa vào nguồn tài nguyên dồi dào hay
điều kiện thuận lợi, mà là do con người có tri thức biết vận dụng tối đa những
điều kiện dù ít hay nhiều mới tạo nên được một nền kinh tế vững chắc và
ngày càng phát triển.
Như vậy, ta đã khẳng định được phần nào tầm quan trọng của tri thức
trong nền kinh tế ngày càng biến đổi như hiện nay, nó khơng chỉ đem lại sự
thay đổi lớn cho riêng chỉ trong kinh tế mà còn trong cả nền chính trị cũng vơ
cùng cần thiết. Một nền chính trị ổn định, một đất nước hịa bình, độc lập tự
chủ, vững vàng ln cần phải có những con người trí thức, đó mới chính là
nhân tố mấu chốt cho một nền chính trị quốc gia.
b, Vai trị của tri thức trong nền chính trị
để tạo nên một nền chính trị vững vàng, ổn định và phát triển thì khơng
thể nói đó là một điều dễ dàng. Nhưng ta phải biết rằng tri thức đem lại cho
con người những sự hiểu biết, kiến thức khiến con người trí thức có tư duy, có
ý thức. Người có tri thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn
cao về lĩnh vực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo,
truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có
giá trị đối với xã hội. có khả năng tư duy lý luận, khả năng phân tích tiếp cận
vấn đề một cách sát thực, đúng đắn. Điều này rất quan trọng, một đất nước rất
cần những con người như vậy để điều hành cơng việc chính trị .Vì vậy, trong
6


lý luận mác xít về trí thức, việc xác định vai trò đặc biệt to lớn của tầng lớp
này đối với đời sống chính trị chiếm một vị trí quan trọng và thu hút sự quan
tâm của các nhà kinh điển.
Vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng định, “để điều hành bộ máy hành chính

và tồn bộ nền sản xuất xã hội, hồn tồn khơng cần những lời nói sng, mà
cần những trí thức vững vàng” và hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ nói chung
đối với tiến trình phát triển và nhất là đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, V.I.Lênin cho rằng, “trí thức bao hàm khơng những chỉ các nhà trước
tác mà thơi, mà cịn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của
những người tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc”.
Tuyển chọn những người học rộng tài cao, đức độ trung thành với mục
tiêu xã hội chủ nghĩa, thuộc các lĩnh vực, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho họ
những tri thức còn thiếu và yếu để bố trí vào các cơ quan tham mưu hoạch
định đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước với những qui
định cụ thể về chế độ trách nhiệm quyền hạn và lợi ích đó là điều vô cùng
quan trọng và cần thiết cho một đất nước.
trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, việc
tạo ra một tầng lớp trí thức mới là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết đáp ứng sự
nghiệp đổi mới xây dựng, quản lý đất nước và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, địi hỏi phải có nhiều người có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật,
năng lực quản lý cao
Nói đến trí thức là nói đến lao động sáng tạo khoa học không ngừng,
biết làm giàu tri thức của mình bằng tất cả những tri thức nhân loại tạo ra,
nhất là khi trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy; thì càng phải có tầm trí
tuệ cao, V.I.Lênin đòi hỏi: “Người lãnh đạo cơ quan nhà nước cần phải có ở
mức độ cao, khả năng lơi cuốn mọi người và có đủ trình độ kiến thức khoa
học kỹ thuật, vững vàng để kiểm tra công tác của họ. Đó là điều cơ bản khơng
thể thiếu, khơng như thế thì cơng tác khơng thể đúng đắn được”.
Sự nhìn nhận với tư cách là Đảng lãnh đạo, vấn đề trí thức Việt Nam đã
được thể hiện với tư duy mới trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Cương lĩnh năm 1991): “Đào tạo, bồi dưỡng
và phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và
nhân tài cho đất nước” Trong Văn kiện Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ,

vai trị của giới trí thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai
trị giới trí thức càng quan trọng”. Đúng như vậy việc đào tạo một đội ngũ tri
7


thức là một việc vô cùng cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng như là
các hình thức xã hội khác của thế giới.
Sau thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917,
V.I.Lênin bắt tay ngay vào việc xây dựng đất nước và bảo vệ nhà nước Xô
Viết non trẻ, thực hiện cương lĩnh quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ
một nước Nga còn nghèo nàn lạc hậu, khi chủ nghĩa tư bản mới chỉ phát triển
không cao ở khu vực thành thị và nền sản xuất tiểu nông gia trưởng vẫn cịn
tràn ngập khắp các vùng nơng thơn cịn nghèo nàn lạc hậu. Sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ nhà nước XHCN đòi hỏi nhân dân phải tiến hành hàng loạt
lao động sáng tạo lịch sử. Trong sự nghiệp vĩ đại đó khơng thể khơng có sự
tham gia của tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa; vì theo V.I.Lênin nếu “Khơng
có sự chỉ đạo của các chun gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và
có kinh nghiệm thì khơng thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được”. Chủ
nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến cao về ý thức và có tính quần chúng, để
tạo ra một năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động của phương
thức sản xuất xã hội tư bản chủ nghĩa; dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ
nghĩa tư bản đã đạt được.
Như vậy, ta thấy được để xây dựng một nền xã hội chủ nghĩa hay nói
cách khác là tạo ra bước ngoặt mới cho một đất nước nào đó đều cần phải có
những nguồn nhân lực dồi dào tri thức, họ am hiểu sau sắc và biết sử dụng tri
thức vào những cuộc cách mạng đổi mới cho nền chính trị
Ví dụ điển hình như ở nước ta: sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911 nếu
khơng có sự kiện này trong lịch sử thì chắc rằng nước Việt Nam ta đã khơng
có như ngày hơm nay – ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Trước hoàn
cảnh Việt Nam thuộc quyền thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi

nghĩa nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại, vì biết rõ được hồn cảnh nước ta cần
có sự khai sáng, đổi mới Bác Hồ đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Bác
lên đường trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả để học hỏi những điều mà Bác
cho là “tinh hoa và tiến bộ” từ các nước phương Tây nhằm thực hiện cơng
cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp. Sau 30 năm
bôn ba nước ngoài, ngày 28 tháng 1 năm 1941, Bác trở về nước và với vốn tri
thức, học thuyết cách mạng mà Bác đã tiếp thu và nghiên cứu khi hoạt động ở
nước ngoài, Bác đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và giành thắng lợi
hồn tồn. Từ đó ta có thể thấy tri thức có vai trị quan trọng như thế nào đối
với chính trị.
Do vậy, tóm lại khi con người biết vận dụng tri thức vào trong cuộc
sống, vào trong mọi tình huống xảy ra của tình hình đất nước, thế giới đầy
8


biến động, bằng những tư duy, tri thức tích lũy được con người có thể dự đốn
trước, ứng phó được với những rủi ro khơng đáng có thì đó là một điều vơ
cùng quan trọng đối với một nền chính trị và để làm được điều đó thì rất cần
có tri thức và tầng lớp trí thức ngày càng phải tăng lên và ngày càng lớn mạnh
hơn nữa.
Tri thức đã gắn với nền kinh tế, nền chính trị và ắt hẳn cũng tác động
rất lớn đối với nền văn hóa, giáo dục và xã hội. Tri thức có vai trị rất lớn đến
văn hoá - giáo dục của một quốc gia.
c, Tri thức đối với nền văn hóa và giáo dục
Tri thức luôn dẫn con người ta theo một con đường hoàn mỹ cả về nhân
cách, phẩm chất cho đến hành động tư duy. Nó giúp con người có được khả
năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức mới, tư duy rộng hơn và ý thức của
con người được nâng cao.Và do đó nền văn hố ngày càng lành mạnh. Có
những hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục. Và đặc biệt mới tạo nên một
thế giới hoàn hảo, phát triển và đa dạng hơn.

Tri thức có vai trị rất lớn đến Văn hóa - Giáo dục của một quốc
gia. Giáo dục là nền tảng của xã hội. Một xã hội phát triển là xã hội ở đó con
người được hoàn thiện bản thân ở các lĩnh vực, đặc biệt là đóng góp cho nền
giáo dục ngày càng phát triển, cải tiến trên mọi phương diện. Tri thức là
“nguồn tài nguyên” vô giá của nhân loại. Chúng ta phải có tri thức để hiểu
biết về văn hóa các nước và tạo nên nền văn hóa ngày càng lành mạnh. Mỗi
con người chúng ta phải có những hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục,
biết về nội dung, phương pháp giáo dục của các nước khác để ngày một cải
thiện nền văn hóa- giáo dục của Việt Nam.
Qua những mặt yếu kém của nền giáo dục Việt Nam, có tri thức giúp
chúng ta có sự hiểu biết để đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục của nước
ta vừa theo kịp nền tri thức của nhân loại lại vừa giữ gìn bản sắc văn hóa tốt
của dân tộc Việt Nam.
Theo giáo sư Phạm Xn m: “Văn hố theo tơi hiểu là cả một tiến
trình để đạt tới chân thiện mỹ, nó bàng bạc bao trùm mọi suy tư, hành động,
ngôn từ, giao tiếp của con người cho đáng là người. Văn hóa chỉ có thể thăng
hoa khi được xây dựng trên một nền tảng giáo dục cởi mở, không độc tôn,
theo những tiêu chuẩn phổ quát tiến bộ của thế giới để dẫn đường người học
trở nên công dân trung thực, đạo đức, có kiến thức đủ khả năng tự lập để suy
xét và hành động”. Ta mới nói rằng từ khi có tri thức con người nhận thức
9


được đâu là văn hóa, đâu là cách hình thành nên văn hóa và phải được gìn
giữ, phát triển như thế nào và chỉ bằng một cách duy nhất đó là giáo dục. Tri
thức hình thành nên giáo dục và giáo dục được sử dụng để truyền đạt lại văn
hóa, để tạo nên những con người trí thức, có đạo đức, có phẩm chất tốt và có
đủ kiến thức để nghiên cứu sáng tạo, tối đa hóa được mọi luồng tri thức, từ đó
lại quay trở lại hình thành nên nhiều yếu tố khác cho một thế giới hồn thiện
hơn.

Vì vậy, đối với văn hóa và giáo dục, tri thức luôn là điều cốt lõi không
thể bỏ qua, không thể đánh mất và luôn phải được vận dụng và phát huy. Văn
hóa, giáo dục là điều khơng thể thiếu để tạo nên những con người và xã hội
văn minh, phát triển và ở đó tri thức ln được coi trọng hàng đầu để tạo nên
tất cả.
Tri thức là vậy nó đem lại tất cả mọi thứ cho con người nếu như biết
vận dụng triệt để vào những điều đúng đắn, khơng đầu tư tri thức vào lối đi
sai thì đó mới chính là điều cần nhận ra và phân tích rõ, đâu là điều chúng ta
phải vận dụng tri thức vào. Để làm được điều đó chúng ta phải được giáo dục
từ khi được sinh ra, phải biết rằng tri thức quan trọng tới cỡ nào và ta phải
làm gì để phát huy nó. Vấn đề đó ln ln quan trọng đối với mỗi con người
đặc biệt là với tầng lớp trí thức như sinh viên chúng ta.

III. vận dụng vào nghiên cứu, học tập của sinh viên
Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh
vực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và
làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối
với xã hội. Ở đây, khái niệm về học vấn bao gồm những người được đào tạo
có bằng cấp và và những người tự học, tự đào tạo và trong tầng lớp trí thức ắt
hẳn có sinh viên và nằm giữ vai trị quan trọng tạo tiền đề phát triển thành bộ
ba tầng lớp chính chất lượng cao của xã hội hiện nay.
trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, việc
tạo ra một tầng lớp trí thức mới là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết đáp ứng sự
nghiệp đổi mới xây dựng, quản lý đất nước và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, địi hỏi phải có nhiều người có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật,
năng lực quản lý cao, cho nên khi bàn về nhiệm vụ đoàn thanh niên V.I.Lênin
đã chỉ ra “việc điện khí hóa khơng thể do những người mù chữ thực hiện
được, mà chỉ biết chữ khơng thơi thì cũng khơng đủ… Họ phải hiểu rằng điều
đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ
khơng có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng

10


mà thôi”. Cũng theo V.I.Lênin: “Muốn đổi mới bộ máy nhà nước của chúng
ta, phải cố hết sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây: một là học tập, hai là
học tập, ba là học tập mãi, và ở nước ta khơng nằm trên giấy hoặc là một lời
nói theo mốt nữa, phải làm sao cho học thức thực sự ăn sâu vào trí não, hồn
tồn và thực tế trở thành một bộ phận khắng khít của cuộc sống của chúng ta”
sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là
một lời nói theo mốt nữa, phải làm sao cho học thức thực sự ăn sâu vào trí
não, hồn tồn và thực tế trở thành một bộ phận khắng khít của cuộc sống của
chúng ta”
Từ những khẳng định trên ta có thể biết được rằng tầng lớp trí thức vơ
cùng quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước và một trong số đó là
tầng lớp sinh viên là tiền đề cho sự hình thành phát triển của các tầng lớp trí
thức cao hơn.
Cũng theo Người, V.I.Lênin quan niệm về nhiệm vụ của đồn thanh
niên nói chung và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn bằng một từ đó
là “ học tập ”.
Như vậy điều quan trọng thiết yếu nhất bây giờ của sinh viên chúng ta
đó là học tập không ngừng. Học tập và rèn luyện ln là điều mấu chốt để có
thể vận dụng tốt nhất tất cả nguồn tri thức và sử dụng triệt để nguồn sức mạnh
của tri thức.
Có thể nói rõ ràng q trình học tập là q trình tích lũy kiến thức. Học
tập dựa trên các nguyên tắc của tất cả các kiến thức. Dưới góc độ khái niệm
và chức năng của tri thức đã học ở phần trước, tri thức là sản phẩm của hoạt
động học tập và nghiên cứu của học sinh. Bản chất của quá trình nghiên cứu
và học tập của sinh viên là sinh viên tích lũy kiến thức chuyên môn, kiến thức
xã hội đa dạng và các kỹ năng cần thiết để sau này có thể áp dụng vào các q
trình làm việc khác, giúp ích cho mục đích thực tế của sự phát triển kinh tế và

xã hội. Khơng có tri thức thì q trình nghiên cứu và học tập của sinh viên sẽ
khơng có nội dung, mục đích và ý nghĩa.
Kiến thức ở khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập
và học hỏi. Học sinh có thể học và tìm hiểu kiến thức từ sách thu thập và ghi
chép hay trong thời đại kỹ thuật số hiện đại ngày nay, tri thức luôn tồn tại và
xuất hiện với số lượng lớn trên các trang mạng xã hội, Internet,… nơi có tất
cả những gì có thể phục vụ cho q trình nghiên cứu và học tập của sinh viên.
Học viên được học hỏi và rút kinh nghiệm từ sự truyền bá kiến thức của các
giảng viên, những người đi trước, đàn em, những người có kinh nghiệm-một
trong những phương pháp truyền bá kiến thức. Sinh viên được học tập và tìm
11


hiểu từ thực tế cuộc sống xã hội, bởi đó là nguồn tri thức thiết thực nhất, vô
tận, rất gần gũi với chúng ta. Biến kiến thức thành dòng kiến thức có thể thu
nhận được theo những cách khác thú vị, đa dạng và phong phú hơn.
Tóm lại, học tập là vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên chúng ta, ai
cũng phải luôn cố gắng, nỗ lực học tập. Và điều quan trọng hơn nữa đó là từ
quá trình học tập phải tích lũy được thật nhiều tri thức để vận dụng vào trong
cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau.

IV. Kết luận
Từ đây, ta biết được rằng tri thức là gì? tri thức là kết quả của quá trình
nhận thức của con người về thế giới hiện thực, là những hiểu biết của nhân
loại được đúc kết qua hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay.
Tri thức xuất hiện con người có tư duy có trí thơng minh, trải qua nhiều giai
đoạn dần dần con người biết vận dụng triệt sức mạnh của tri thức và biết được
tầm quan trọng của tri thức.
Tri thức với những vai trị vơ cùng to lớn cho một thế giới hồn mỹ. Có
tri thức mới đem lại một nền kinh tế phát triển, nền kinh tế mà ở đó con người

sử dụng chất xám để tạo ra nhiều của cải vật chất hơn bằng những máy móc
hiện đại, cơng nghệ tiên tiến, tạo ra nhưng bước ngoặt to lớn trong công cuộc
xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Có tri thức mới đem lại cho ta một nền
chính trị ổn định, hịa bình, vững mạnh, nhờ có những con người trí thức vận
dụng tri thức của mình vào những hồn cảnh khó lường của sự biến đổi của
thế giới và đưa ra những hướng đi đúng đắn cho nền chính trị nước nhà ngày
càng vững mạnh, phát triển hơn. Có tri thức đem lại cho ta một nền văn hóagiáo dục đa dạng phong phú, ở đó con người được phát huy hết khả năng của
mình, giúp con người tiếp cận được nhiều điều mới mẻ, ngày càng phát triển,
hồn thiện bản thân mình hơn.
Đối với quá trình học tập, nghiên cứu của mỗi chúng ta nói chung và
sinh viên nói riêng. Q trình học tập là q trình tích lũy tri thức. Tri thức
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mọi thứ trong xã hội ta đang sống và kiến thức
trên thế giới và tận dụng những tri thức của mình một cách tồn diện vào
trong cuộc sống, giúp cho bản thân và xã hội ngày càng phát triển và hoàn
thiện hơn.

12


V. Tài liệu tham khảo
1. PGS. TS. Vũ Tình PGS.TS. Trần Văn Thụy GS, TS. Nguyễn Hữu Vui
GS, TS. Nguyễn Ngọc Long TS. Vương Tất Đạt TS. Dương Văn Thịnh
PGS, TS. Đoàn Quang Thọ TS. Nguyễn Như Hải PGS, TS. Trương
Giang Long PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu TS. Phạm Văn Sinh Th.S. Vũ
Thanh Bình CN. Nguyễn Đăng Quang > Giáo trình Triết học mác –
lênin > Bộ giáo dục và đào tạo
2. Chungta.com > Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ ::
Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com (chungta.com) > Chủ Nhât• - 09
Tháng Hai, 2003 > 06/12/2021
3. Hoasen.edu.vn > Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một


nền văn hóa khai phóng | (hoasen.edu.vn) > 19/09/2017 > 06/12/2021
4. vass.gov.vn > Phát huy vai trị của trí thức, bộ phận quan trọng của

nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
(vass.gov.vn) > 15/05/2018
5. Nguyễn Năng Nam, Trịnh Vương Cường > QUAN ĐIỂM CỦA V.I.
LÊNIN VỀ TRÍ THỨC VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ
THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
6. Tiểu luận triết học : Vai trị của tri thức trong đời sơng-xã hội
7. Ngọc Linh Trần > Tiểu luận triết học Ý thức và vai trò của tri thức
trong đời sống xã hội > Hà Nội > 2021
8. Trần Thị Diệp > Vai trị của tri thức, tình cảm, ý chí trong nghiên
cứu, học tập của sinh viên > Hà Nội > 2020
9. Thủy Vũ > Thuyết trình về chủ đề "Tri thức là sức mạnh của con
người". Gồm khái niệm tri thức, phân loại, ảnh hưởng và vận dụng
> Hà Nội > 2021



×