Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN môn tâm lý học quản lý đề tài phong cách quản lý dân chủ đối với các nhà quản lý ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN
Môn Tâm lý học quản lý
Đề tài: Phong cách quản lý dân chủ đối
với các nhà quản lý ở Việt Nam hiện nay?

Giảng viên hướng dẫn: PSG. TS Ngô Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân

TP. Hồ Chí Minh, 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN
Môn Tâm lý học quản lý
Đề tài: Phong cách quản lý dân chủ đối với các
nhà quản lý ở Việt Nam hiện nay?

Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS Ngô Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân
MSSV: 2056130062

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


NHÂN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
I.

Khái quát về phong cách quản lý-phong cách quản lý dân chủ.....................2
1.Khái niệm về phong cách quản lý..................................................................2
2.Phong cách quản lý dân chủ...........................................................................3
II.

Nhà lãnh đạo có Phong cách quản lý dân chủ được nhiều người biết

tới tại
Việt Nam-ông Phạm Nhật Vượng.........................................................................5
1. Giới thiệu về ông Phạm Nhật Vượng............................................................5
2. Phong cách quản lý dân chủ của ông Phạm Nhật Vượng..............................6
Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc
của nhân
viên và kết quả hoạt động của cơ quan tổ chức.....................................................8
III.

IV. Phong cách quản lý nào nên được áp dụng phổ biến tại Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay........................................................................................................9
TỔNG KẾT........................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 11


LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi đất nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập thì việc đổi
mới và nâng cao hoạt động quản lí xã hội đã trở thành nhiệm vụ tất yếu. Hoạt động
quản lí đã trở thành một trọng những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với

việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Những yêu cầu trên đã đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu về tâm lí của những
người lãnh đạo và của các tổ chức. Bởi lẽ mỗi con người, mỗi tổ chức xã hội là một
thế giới tâm lí rất phức tạp và phong phú. Thế giới tâm lí này là động lực nội tâm
chi phối từ nhận thức đến hành vi của các chủ thể.
Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có những cái nhìn
thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ sẽ phải khai thác
được nhiều nhất tài ngun con người (tức năng lực, trí tuệ, lịng nhiệt tình...) xung
quanh họ. Để đạt được như vậy thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong
tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo. Phong cách
lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu
cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể
trong tổ chức. Chính vì nó có vai trị quan trọng như thế nên em quyết định chọn đề
tài về phong cách quản lý để nghiên cứu trong bài tiểu luận dưới đây.
Hoạt động quản lí là hoạt động rất phức tạp.Việc nghiên cứu những vấn đề tâm lí
của hoạt động quản lí là cơng việc khó khăn. Do vậy, những vấn đề được trình bày
trong bài tiểu luận này sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong
nhận được những lời góp ý, những lời chỉ dẫn của thầy để em có thể hiểu rõ hơn về
mơn học này.

1


I. Khái quát về phong cách quản lý-phong cách quản lý dân chủ
1. Khái niệm về phong cách quản lý
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của
người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi người
đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo. Phương pháp, cách
thức làm việc của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia hoạt động
chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung. Phương pháp, cách thực làm việc

đó làm cho mọi người đồn kết, khuyến khích họ nâng cao bồi dưỡng chun mơn.
Chính vì phong cách lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng như vậy, do đó có nhiều cơng
trình nghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra đặc trưng, biểu hiện, cũng như
lựa chọn một phong cách lãnh đạo thích hợp cho mình.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo:
Theo A.I.Panov định nghĩa: phong cách là hệ thống những biện pháp mà người ta
thường dùng trong hoạt động thường ngày. Những phẩm chất các nhân tố cần có
của những người lãnh đạo ảnh hướng lớn đên phong cách làm việc của người lãnh
đạo. Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và phương pháp lãnh
đạo.
Còn theo tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành vi
cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền
lực, tri thức và trách nhiệm được giao.
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, phong cách lãnh đạo đã được bàn
nhiều trong các cơng trình khoa học và thường khái niệm phong cách lãnh đạo được
hiểu theo các góc độ sau:
- Phong cách được coi là nhân tố quan trọng trong quản lý, nó gắn liền với kiểu
người quản lý, nghệ thuật quản lý và con người.
- Phong cách quản lý không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức quản lý mà cịn
thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động của người quản lý.
-Phong cách là cách thức làm việc của người quản lý, là phương pháp quản lý.
- Phong cách là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của người
quản lý được qui định bởi đặc điểm nhân cách của người đó.
-Phong cách là kết quả của mối quan hệ giữa người quản lý với mơi trường.
Nói tóm lại chúng ta có thể hiểu rằng: Phong cách quản lý là toàn bộ những định
hướng, lề lối, cách thức đặc thù của một người quản lý tác động vào đối tượng quản
lý, được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại, biện chứng giữa
các yếu tố tâm lý chủ quan của người quản lý và yếu tố khách quan trong hệ thống
quản lý.
2



2. Phong cách quản lý dân chủ
Theo Nghiên cứu của Kurt Lewin về phong cách quản lý dân chủ
Kurt Lewin cho rằng người lãnh đạo có phong cách quản lý dân chủ là người thu
hút được đông đảo người dưới quyền tham gia vào việc thảo luận, xây dựng và lựa
chọn các phương á quyết định cũng như giải quyết những nhiệm vụ của đơn vị.
Người quản lý có phong cách lãnh đạo này chỉ chỉ tập trung giải quyết những vấn
đề lớn, quan trọng, những vấn đề còn lại giao cho cấp dưới. Công việc được phân
công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể. Theo quan niệm
của dịng thơng tin thì phong cách dân chủ được thực hiện thơng qua dịng thông tin
hai chiều, từ trên xuống và từ dưới lên.
Lấy ví dụ từ thực tiễn có rất nhiều nhà lãnh đạo, quản lý nổi tiếng đã áp dụng phong
cách này và vơ cùng thành cơng trong cơng việc của mình như:
Indra Nooyi
Indra Nooyi – Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Pepsi Co, rất quý mến nhân
viên. Cô ấy quan tâm đến cuộc sống cá nhân của nhân viên và có tầm nhìn về tương
lai của cơng ty. Nooyi gây tin tức khi cô gửi thư cho phụ huynh của các báo cáo
trực tiếp để cho họ biết họ nên tự hào như thế nào về người lớn/ con cái điều hành
của họ.
Henry Ford
Henry Ford là một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất phong
cách lãnh đạo dân chủ. Với những triết lý của mình, ông gần như đã thay đổi hoàn
toàn về quan niệm lãnh đạo của giới tư bản trong những năm 20-30 của thế kỷ XX.
Đối với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận thu được, mà là mức độ hài
lòng của mỗi người. Sự phát triển của mỗi thành viên trong công ty cũng quan
trọng như các con số được ghi trên bản sao kê.
Steve Jobs
Steve Jobs ban đầu là một người theo phong cách dân chủ thuần túy. Ơng hồn tồn
trao quyền cho nhân viên quyết định. Thơng thường, ơng chỉ đóng vai trị dẫn dắt

và điều phối các buổi thuyết trình để lắng nghe mọi người chia sẻ ý tưởng mới về
sản phẩm.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo mang phong cách dân chủ là người cho phép khai thác những sáng
kiến, kinh nghiệm của những người dưới quyền, của tập thể người dưới quyền. Từ
đó rạo ra sự thỏa mãn lớn cho người dưới quyền, tạo cho họ có được cảm giác họ
được chấp nhận, được tham gia.
Những người lao động cảm thấy thỏa mãn vì họ được thực hiện những cơng việc
chính họ đề ra, thậm chi họ được tham gia đánh giá kết quả công việc.
3


Phong cách lãnh đạo dân chủ khuyến khích tham gia vào công việc chung bằng
cách nuôi dưỡng sự gắn kết và hịa nhập, các thành viên trong nhóm cảm thấy mình
quan trọng hơn.
Mở rộng góc nhìn và quan điểm: nhiều kinh nghiệm và ý kiến hơn đồng nghĩa với
nhiều thông tin đầu vào hơn cho quá trình ra quyết định. Từ đó, cấp quản lý nói
riêng và tồn bộ nhóm nói chung có thể cân nhắc và đưa ra kế hoạch hành động
toàn diện, khách quan hơn.
Giải quyết vấn đề hiệu quả hơn: nhiều người góp ý hơn đồng nghĩa với việc số
lượng các giải pháp tiềm năng sẽ nhiều hơn. Nhưng quyết định cuối cùng đưa ra, sẽ
được thông qua một quy trình đánh giá nghiêm ngặt hơn nhờ đó , cấp lãnh đạo có
thể xác định các hạn chế , rủi ro tiềm ẩn và điều chỉnh sớm.
Hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp: khi ý tưởng đưa ra được lắng nghe, thảo luận
và có khả năng được đưa vơ thực hiện, thật khó để bạn khơng cảm thấy gắn kết với
nhóm. Đây sẽ là nền tảng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực và lành mạnh, gia
tăng mức độ cam kết và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.

Thích hợp với nhiều môi trường doanh nghiệp: mỗi phong cách lãnh đạo phát huy
trong một số mơi trường nhất định. Trong khi đó, lợi điểm của lãnh đạo dân chủ là

có thể thích hợp được với đa dạng môi trường làm việc.
Nhược điểm
Tuy được đánh giá là một trong những xu hướng quản lý hiệu quả nhất nhưng
phong cách này vẫn bộc lộ một số nhược điểm như sau:
Trì hỗn ra quyết định: bạn có thể đã từng nhận thấy hạn chế của phong cách này
trong trường hợp vai trò các thành viên trong nhóm khơng được xác định rõ ràng,
dẫn đến việc trì hỗn việc đưa ra quyết định. Khi đó, việc quản lý quá “tự do” có
thể dẫn tới giao tiếp nội bộ kém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục
tiêu như mong đợi.
Nguy cơ giải pháp kém chất lượng: phong cách quản lý dân chủ cũng thường tỏ ra
kém hiệu quả nếu các thành viên nhóm khơng đủ kiến thức hoặc năng lực nghề
nghiệp, năng lực chuyên mơn cần thiết để đóng góp vào q trình ra quyết định.
Trong trường hợp này, huấn luyện và đào tạo là cần thiết để trang bị kiến thức cần
thiết cho nhân viên của bạn.
Bất động quan điểm: đây là rủi ro khơng thể tránh khỏi khi có nhiều luồng ý kiến
được đưa ra thảo luận. Một số nhân viên có thể đặt câu hỏi liệu cấp lãnh đạo có
thực sự đủ năng lực khi cần đến họ góp ý khơng. Tệ hơn, nếu ý kiến cá nhân đưa ra
không được chấp nhận, mọi người có thể cho rằng ý tưởng của họ khơng được tơn
trọng. Từ đó, dẫn tới suy giảm tinh thần và sự hài lòng nhân viên.
Để trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi người đứng đầu phải có một nghệ thuật lãnh
đạo cho riêng mình, với phong cách lãnh đạo phù hợp với tính chất của tổ chức
mình làm việc. Nếu khơng xây dựng một phong cách lãnh đạo đúng đắn, nhà lãnh
4


đạo có thể bị chìm trong những lời chỉ trích và sự quay lưng đến từ những cấp dưới
– lẽ ra sẽ trở thành những cánh tay đắc lực, và đối mặt với sự thất bại. Sau đây
chúng ta hãy cũng tìm hiểu về phong cách lãnh đạo của một doanh nhân được xem
là tỷ phú giàu nhất Việt Nam để hiểu lý do vì sao ơng có được một sự nghiệp thành
công rực rỡ như vậy

II. Nhà lãnh đạo có Phong cách quản lý dân chủ được nhiều người biết
tới tại Việt Nam-ông Phạm Nhật Vượng
1. Giới thiệu về ông Phạm Nhật Vượng
Ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đồn của
Vingroup. Ơng được coi là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam
kể từ ngày 7 tháng 3 năm 2011, với giá trị tài sản ròng xấp xỉ 21,2 nghìn tỷ đồng,
tương đương 1 tỷ đơ la Mỹ vào thời điểm đó.

Hình 1: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Trước đó, ơng Phạm Nhật Vượng có khối tài sản gần 15,8 nghìn tỷ đồng trên sàn
chứng khốn Việt Nam vào năm 2010 và là người giàu thứ 2 Việt Nam vào các năm
2007 và 2008 (xếp theo thứ tự trên sàn chứng khốn). Ơng Vượng đạt được vị trí
này vào năm 2007 khi Cơng ty Vinpearl thuộc Tập đồn Vincom niêm yết 100 triệu
cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên đứng thứ 974 trong danh sách Tỷ phú toàn cầu của
Forbes là vào năm 2013 và có khối tài sản 1,5 tỷ USD và 2,1 tỷ USD vào năm
2016. Vào tháng 6/2021, theo báo Dân trí, tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng
giảm khoảng 50.975,2 tỷ đồng do biến động giá cổ phiếu VIC. Tuy nhiên, ông vẫn
giữ vị trí là người giàu nhất Việt Nam với tài sản rịng 8,1 tỷ USD, xếp ơng thứ 322
trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Tài sản của Phạm Nhật Vượng là
8,3 tỷ USD, xếp thứ 344 trong số các tỷ phú thế giới tính theo thời gian thực.
5


2.
a)

Phong cách quản lý dân chủ của ông Phạm Nhật Vượng


Nguyên tắc làm việc cá nhân

Ông Vượng được đánh giá là một người có nguyên tắc làm việc rất nghiêm
túc và kỉ luật ngay cả khi chưa là một nhà tỷ phú nổi tiếng. Bên cạnh là một người
có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời ơng cịn là một người lãnh đạo rất siêng năng và
biết quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Ông là một người rất bận rộn, theo các giám đốc điều hành tại tập đoàn
Vingroup chia sẻ ơng Vượng thường chỉ có 3-5 phút cho mỗi đơn vị báo cáo chính
vì thế mà họ khơng có đủ để trình bày tồn bộ ý tưởng của mình. Một số giám đốc
điều hành phải đợi cả tiếng đồng hồ ngồi hành lang để đợi ơng Vượng, trong khi
những người khác sử dụng khoảng thời gian nghỉ để nghỉ ngơi thì ơng Vượng vẫn
chọn lắng nghe nhân viên để họ có thể trình bày được những ý tưởng của mình.
b) Ngun tắc làm việc với nhân viên
Ơng Vượng là một nhà lãnh đạo có nghệ thuật đối nhân. Để có thể hiểu rõ
sâu sát với tình hình thực tế của công ty, hiểu rõ những điều nhân viên muốn hướng
tới, ơng chọn cách lắng nghe thay vì áp đặt họ. Đó cũng là lý do mà doanh nghiệp
của ơng ln duy trì những bữa cơm trưa chung cho tồn công ty hay việc chơi thể
theo cùng nhân viên với mục đích là có thể tiếp xúc với họ nhiều hơn, ông chọn
cách lắng nghe những câu chuyện thường ngày và ý kiến của nhân viên tại nơi làm
việc, trao đổi với nhân viên.
Ngược lại, nhân viên của ông cũng cảm thấy được sự ấm áp từ đó thì khoảng
cách giữa người quản lý và nhân viên đã thu hẹp lại, họ sẽ cảm thấy tự tin và yêu công
việc của mình hơn, cống hiến nhiều hơn. Ơng Vượng ln tự nhủ rằng nếu muốn nghe
được những chia sẻ thật lịng của nhân viên, thì ơng cần phải có một thái độ ân cần,
thái độ ghi nhận, tập trung, và tơn trọng những mong muốn của họ.

Ơng Vượng cho rằng mỗi nhân viên đều là một đại sứ
Trong cuộc giao lưu với cán bộ của Tập đoàn Viettel cuối năm 2016, trả lời câu hỏi
của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel: “Nhân viên bảo vệ
vốn là nhân viên cấp thấp nhất, thường là lương thấp nhất, bị nhiều đè nén nhất

trong cấp quản lý mà ở Vingroup, không chỉ cấp trên mà ngay cả những nhân viên
ở cấp bậc thấp nhất này luôn nở nụ cười tươi cả ngày, với nụ cười thật lịng chứ
khơng phải cười gượng gạo cho qua. Làm được điều quan trọng như vậy, liệu
Vingroup có bí quyết gì?”

6


Hình 2: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giao lưu với cán bộ Tập đoàn Viettel cuối năm 2016. Nguồn ảnh: internet

Ơng Vượng cho biết: “Đối với Vingroup, hình ảnh thương hiệu là yếu tố
quan trọng tạo nên thành công. Khen thưởng hay kỷ luật cũng diễn ra rất nhanh ở
Vingroup. Bộ phận truyền thơng của Vingroup có trách nhiệm xem xét các phản hồi
về công ty từ các mạng xã hội như Facebook, Zalo. Để xử lý ngay lập tức. Tập đồn
Vingroup có phong trào“ Mỗi nhân viên là một đại sứ của Tập đoàn Vingroup ”,
nghĩa là người lao động phải thể hiện bản thân mọi lúc, mọi nơi khi đang làm việc
trong cơng ty. Tồn bộ nhân viên và các nhà lãnh đạo thấm nhuần tinh thần này, họ
cần phải nhận thức được điều đó và thực hiện tốt cơng việc hàng ngày của mình. ".
Một trong 10 nguyên tắc làm việc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là“ Nếu không đạt
được mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi (chứ không phạt), làm tốt thưởng ngay”
c) Tầm nhìn xa về chiến lược phát triển
Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có tầm nhìn. Tầm nhìn sẽ là nguồn động
lực thúc đẩy, truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người cùng tiến lên để đạt
được mục tiêu chung. Người ta có thể dùng tầm nhìn để đánh giá và nhìn nhận xem
một người có phù hợp hay xứng đáng với vị trí lãnh đạo của một tổ chức hay
không.
Đối với ông Vượng ngay từ những bước đầu đi vào lĩnh vực kinh doanh
thay vì hài lịng với việc kinh doanh một nhà hàng nhỏ ở Ukraina, chấp nhận rủi ro,
ơng Vượng đặt cược mọi thứ mình có, chấp nhận vay tiền với lãi suất cao 8%/
tháng để mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam đến với

người Ukraine qua những gói mỳ. Bằng chiếnlược thị trường hợp lý, sản phẩm rẻ
và hợp khẩu vị, những sản phẩm mỳ ăn liềncủa ông đã nhanh chong nổi tiếng, được
người dân ưa chuộng. Doanh nghiệpcủa ơng nhanh chóng trở thành doanh nghiệp
dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm ăn nhanh tại Ukraine.
Lúc ông Vượng chuyển sang kinh doanh và phát triển lĩnh vực xe điện VinFast
mọi người cho rằng đó là ý tưởng khơng mới mẻ và thiếu tính bức phá vì trên thế giới
đã có nhiều hãng xe điện nổi tiếng khác. Đi sau nhưng hồn tồn có thể về trước vì đi
trước cũng có vấn đề của nó. Ngược lại với số đông ông không cho
7


rằng việc đầu tư vào phát triển xe điện là một ý tưởng “ điên rồ’’ thay vào đó ơng
đầu tư trung trung phát triển các sản phẩm xe điện của mình.

Hình 2: VinFast Lux SA2. 0

Bằng chứng cho tầm nhìn chiến lược của ơng Vượng là số lượng ơ tô VinFast
bán ra thị trường đã vượt mốc 50.000 chiếc, một con số kỷ lục đối với một hãng xe
mới tại thị trường Việt Nam. VinFast Lux SA2. 0, Lux A2. 0 và Fadil cũng được
bình chọn là Xe được u thích nhất phân khúc trong chương trình “Xe của năm
2021” do Otofun và Otosaigon tổ chức. Trong thời gian sắp tới khi thị trường giá
dầu thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ thì xe điện ViFast của ông
Vượng sẽ là sự lựa chọn thay thế hàng đầu và còn vươn xa hơn ở thị trường trong
nước và cả quốc tế.
III. Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của
nhân viên và kết quả hoạt động của cơ quan tổ chức
Trong mọi thời đại và bối cảnh xã hội nhà lãnh đạo luôn đóng vai trị to lớn trong
việc xác định mục tiêu, chiến lược, văn hóa tổ chức và kết quả hoạt động doanh sản
xuất. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mọi người đều được tiếp cận nhiều
phong cách lãnh đạo khác nhau thì nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh được

rằng phong cách lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của nhân
viên trong và kết quả hoạt động của tổ chức.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát của Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Mai
Lâm Ái về đề tài “Ảnh hưởng của phong cách lãng đạo đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp” được đăng cơng khai trên tạp chí khoa học kinh tế số 7(01)-2019
Trong bài báo nghiên cứu khi đề cập đến sự tin tưởng, Nguyễn Thị Thúy Hằng
(2019) tìm thấy vai trị quan trọng của nó trong cả lý thuyết và thực tiễn hay trong
nghiên cứu của Nguyên, Hiệp và Hằng (2018) tìm thấy nhiều liên kết giữa lãnh đạo,
văn hóa tổ chức và kết quả hoạt động doanh nghiệp, trong đó nghiên cứu khẳng
định mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân lãnh đạo tiếp cận phong cách lãnh đạo
chuyển đổi của Burns (1978) và Bass (1985) trong nhiều kết quả nghiên cứu của
các học giả trên quốc gia khác nhau.
Thông qua kết quả nghiên cứu và kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thúy Hằng cho
thấy rằng mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
8


doanh nghiệp, ở yếu tố như ảnh hưởng thần tượng hóa, kích thích trí lực và thấu
hiểu cá nhân.
Thơng qua nhiều nghiên cứu trên các quốc gia khác nhau, các kết quả nghiên cứu
đều khẳng định nhà lãnh đạo có vai trò to lớn trong việc thấu hiểu cá nhân, thấu
hiểu cá nhân có tác động đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Thấu hiểu cá nhân là
cơ sở để phối hợp, tạo bầu văn hóa chung cho tổ chức thành công. Như vậy, để tăng
cường Thấu hiểu cá nhân, các chuỗi hành động sau cần được giám sát từ các cổ
đông và nhân viên đối với nhà lãnh đạo, quản lý như đối xử với cấp dưới như một
cá nhân thay vì chỉ là thành viên của nhóm quan tâm đến nhân viên có sự khác biệt
về nhu cầu, khả năng và khát vọng của họ
Từ các kết quả nghiên cứu chúng ta có thể rút ra được kết luận rằng để hoạt động
quản lý có hiệu quả thì phong cách quản lý là một yếu tố quan trọng hàng đầu, và
việc lựa chọn phong cách quản lý cũng là một yếu tố không thể thiếu.

IV. Phong cách quản lý nào nên được áp dụng phổ biến tại Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều phong cách quản lý đã và đang được áp dụng từ
trước đến nay như: phong cách lãnh đạo hỗ trợ, phong cách lãnh đạo tự do, phong
cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ. Vậy phong cách lãnh đạo
nào sẽ thực sự phù hợp và áp dụng được một cách có hiệu quả tại Việt Nam.
Trong một cơng trình nghíên cứu của GS. Hiroshi Mannari ông đã lựa ra một kiểu
phong cách quản lý phù hợp với nền văn hố phương Đơng, mà đặc trưng của
phong cách này là phong cách quản lý của các nhà quản trị kinh doanh Nhật Bản
đang áp dụng. Phong cách quản lý này đặc điểm nổi bật nhất của nó là khác với
phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo phương Tây trong việc xây dựng và duy
trì những mối quan hệ tết đẹp, hài hoà giữa những người dưới quyền và phát huy
tinh thần đoàn kết thân ái với nhau.
Phong cách quản lý Nhật Bản được thừa nhận là độc đáo ở chỗ: Người lãnh đạo
luôn ý thức rằng, họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với những người
dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hồ, sự thiện cảm và đồng
cảm ở người dưới quyền. Đối với các nhà quản lý Nhật Bản, quan hệ gần gũi, thân
mật với người dưới quyền khơng phải là mục đích tự thân mà là một nhiệm vụ để
qua đó tạo được bầu khơng khí cởi mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau trong tập thể.
Hơn thế nữa, nó là động lực khuyến khích mọi người đóng góp trí tuệ, tài năng, sức
lực vào công việc chung. Phong cách quản lý Nhật Bản còn độc đáo ở cách thức
khen thưởng và kỷ luật.
Qua quá trình tìm hiểu về phong cách lãnh đạo theo cá nhân tôi việc áp dụng một
kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản lý khơng đơn giản là áp
dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn mà địi hỏi người
quản lý phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh
đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Một
9



phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù củaViệt Nam sẽ là phong
cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đốn thể hiệnqua các
phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết
định kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra
được nhiều điềukiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng
tạo, lịng nhiệt tình vào cơngviệc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn
định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
TỔNG KẾT
Một khi tìm hiểu phong cách quản lý chúng ra sẽ nhận thấy rằng khơng có một
phong cách nào là chuẩn cho người quản lý. Phong cách quản lý luôn thay đổi tùy
theo sự thay đổi nhiệm vụ và điều kiện thực hiện nhiệm vụ. Chính vì thế mà một
nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo phải biết dung hòa và lựa những phong cách
quản lý với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy hoạt động của mình và đạt
được những mục tiêu đề ra. Việc áp dụng và vận dụng được các phong cách lãnh
đạo sẽ tạo ra những người như ông Phạm Nhật Vượng, Henry Ford hay Steve Jobs
và càng ngày sẽ có nhiều nhà lãnh đạo tài giỏi hơn.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lê Thị Hoa (2009). Giáo trình Tâm lý học quản lý. NXB Đại học Quốc gia
TP.HCM
2. PSG. TSKH Bùi Loan Thùy. Giáo trình Thơng tin phục vụ lãnh đạo và quản lý.
NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM
3. Nguyễn Thị Thúy Hằng- Trần Mai Lâm Ái (2019)- Ảnh hưởng của phong cách
lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tạp chí Khoa học Kinh tế-số
1(01)

4. TS. Phan Quốc Tuấn- Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi, sự gắn
kết cơng việc và tình trạng hạnh phúc đến kết quả công việc của nhân viên ngành
Sản xuất vật liệu xây dựng khu vực miền Nam- Tạp chí Cơng thương
5. Phạm Nhật Vượng: Từ đại gia bất động sản hạng sang Việt Nam đến tỷ phú thế
giới. Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam

11



×